XU HƢỚNG TỪ RIÊNG ĐẾN CHUNG HÓA

Một phần của tài liệu từ ngữ xưng gọi trong thơ tố hữu (Trang 91 - 99)

7. BỐ CỤC LUẬN VĂN

3.3. XU HƢỚNG TỪ RIÊNG ĐẾN CHUNG HÓA

Cuộc đời hiến dâng cho cách mạng và cho thơ, ở Tố Hữu là sự kết hợp nhuần nhụy giữa cái riêng cá nhân và cái chung của dân tộc. Trong cả một chặng đƣờng dài làm thơ, “thơ Tố Hữu ngay từ dòng đầu đã nhập đƣợc với cuộc đời chung. Cái tôi trữ tình ấy trên hành trình thơ không qua một chặng đƣờng nào đơn độc, kể cả những ngày tù đày phải trải qua những phút cô đơn, xa cách cuộc đời” [24;269].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chặng đƣờng thơ của Tố Hữu là chặng đƣờng hòa nhập giữa cái riêng và cuộc đời chung. Khi ông viết về mình, viết cho mình cũng chính là viết về cuộc đời. Những dòng thơ của Tố Hữu có cái riêng hòa dần vào cái chung và ngƣợc lại có cái chung là điểm để bộc lộ cái riêng. Thực tế thì trong thơ Tố Hữu cái riêng chỉ có chỗ đứng hết sức khiêm tốn. Nhà thơ ít động đến những kỉ niệm riêng tƣ. Khi ông tự xƣng mình, tự lấy mình làm đại diện thì cách xƣng gọi của nhà thơ vẫn là cách nói của một cá nhân đại diện cho quần chúng. Trong thơ, Tố Hữu luôn thu mình lại, nén mình đi, có khi lại nhƣ muốn xóa mờ mình, ông sợ sự phô trƣơng, sự cƣờng điệu. Bởi vậy, cách nói, cách xƣng, cách gọi dẫu đƣợc nhà thơ bộc lộ nhƣng vẫn là sự ẩn mình cho cái chung đƣợc lộ diện. Ở đời thực và cả ở trong thơ, ông chỉ muốn cuộc sống, tấm lòng không trang sức mà tự lộ ra. Nhƣng thực ra cái riêng và cái chung ở Tố Hữu hòa vào nhau nhuần nhị. Nhiều bài thơ của ông mang tính khái quát, tổng kết là vì cái riêng biết hòa vào trong cái chung. Bởi vậy, khi xƣng gọi trong thơ, Tố Hữu có sử dụng một số lƣợng lớn các từ ngữ mang ý nghĩa riêng – chung hay nói cách khác đấy là các từ ngữ mang ý nghĩa chỉ gộp bao gồm cả ngƣời nói và ngƣời đối thoại. Thể hiện tiêu biểu cho xu hƣớng này, trong thơ Tố Hữu có các từ ngữ: ta (401 lƣợt sử dụng), tôi (259 lƣợt sử dụng),

anh (291 lƣợt sử dụng), em (205 lƣợt sử dụng), mình (38 lƣợt sử dụng), chúng ta (26 lƣợt sử dụng), chúng tôi (24 lƣợt sử dụng)... Đây là những từ ngữ xƣng gọi có khả năng kiêm vai, chỉ gộp không chỉ mang ý nghĩa chỉ một cá nhân cụ thể mà còn còn có khả năng chỉ chung cho một lớp ngƣời, một thế hệ ngƣời và rộng hơn là cả dân tộc. Bởi vậy mà, ở mỗi cách sử dụng từ ngữ trong những hoàn cảnh cụ thể, thơ Tố Hữu lại bộc lộ rõ quá trình chuyển biến từ sự nhận thức cá nhân đến sự hòa mình vào quần chúng, nhập mình vào cuộc đời chung và từ nỗi niềm chung trở về với những tâm sự riêng của đời mình trong sự chiêm nghiệm, trải nghiệm cuộc sống. Tuy nhiên không phải ở chặng đƣờng thơ nào Tố Hữu cũng nhất quán một cách thể hiện mặc dù trong các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sáng tác của ông luôn thống nhất một nội dung phản ánh về quần chúng, cách mạng và dân tộc. Ở giai đoạn đầu sáng tác, trong thơ Tố Hữu đậm nét là hình ảnh một chàng thanh niên bƣớc đầu nhập cuộc. Bởi vậy, ngay ở cách xƣng gọi nhà thơ cũng đã bộc lộ sự rụt rè, non nớt dẫu có cái quyết tâm ngất trời của tuổi trẻ.

Tôi chiều nay giam cấm hận trong lòng Chỉ là một giữa loài ngƣời đau khổ

Tôi chỉ một con chim non bé nhỏ Vứt trong lồng con giữa một lồng to Chuyển đời quay theo tiếng gọi tự do

Tôi chỉ một giữa muôn ngƣời chiến đấu Vẫn đứng thẳng trên đƣờng đầy lửa máu Chân kiêu căng không thoái bộ bao giờ!

(Tâm tư trong tù) Hay:

Ta nện gót giày trên đƣờng phố Huế Dửng dƣng không một cảm tình chi

(Dửng dưng)

Đến những giai đoạn sau, cùng với độ chín của một cây bút thơ, thơ Tố Hữu có những chuyển biến mạnh mẽ trong tƣ tƣởng và trong cả cách xƣng gọi. Vẫn là cách tự xƣng mình nhƣng là mình hòa trong mọi ngƣời. Xƣng mình nhƣng tuyệt nhiên không nói về cái của riêng mình mà nói về những tâm sự, chí khí của cả thế hệ mình. Nhà thơ giã từ suy nghĩ của một chàng trẻ tuổi hăng say “kiếm lẽ yêu đời” để đến với những tƣ tƣởng già dặn của một ngƣời nghiệm đời, trải đời. Dòng thơ Tố Hữu trong những giai đoạn sau này có sự thay đổi sâu sắc. Vẫn là sự hòa quện nhuần nhị giữa nỗi niềm riêng chung nhƣng cái riêng ở đây không còn là cái riêng của một cá nhân đơn lẻ mà là cái riêng của từng ngƣời, từng quần chúng và cái chung là sự góp nhặt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

từ những cái rất riêng của cuộc đời. Bƣớc chuyển biến trong thơ cũng chính là bƣớc chuyển mình của thi sĩ để nhập cuộc một cách trọn vẹn.

Ban đầu là cách tự xƣng tôi – cá nhân:

Nếu mai đây có chết một thân tôi

Hai mƣơi tuổi, tim đang dào dạt máu Hai mƣơi tuổi, hồn quay trong gió bão Gân đang săn và thớ thịt căng da Đời mặn nồng hứa hẹn biết bao hoa

(Trăng trối)

Về sau là tự xƣng ta để thể hiện sự chuyển mình, hóa chuyển cái riêng cá nhân thành cái riêng chung của muôn ngƣời:

Buồn ta là của muôn đời Buồn ta không chảy thành đôi lệ hèn

Buồn ta ấy lửa đang nhen Buồn ta ấy rƣợu lên men say nồng.

(Cảm thông)

Và ông lựa chọn cặp xƣng gọi ta - mình – những đại từ bao gộp có khả năng kiêm vai để thể hiện sự hòa mình một cách trọn vẹn vào đời sống chung của dân tộc. Ta, mình không chỉ là cá nhân ngƣời nói và ngƣời nghe mà còn là tất cả những ngƣời ở lại và ngƣời ra đi:

Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trƣớc mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nƣớc nghĩa tình bấy nhiêu (Việt Bắc)

Trong một lần nói chuyện nhà thơ Tố Hữu đã từng chia sẻ: “trong tâm trí cũng nhƣ trong thơ tôi, vấn đề riêng chung thƣờng hòa nhập và không có ranh giới... Tôi viết về cuộc đời cũng chính là viết về mình, viết cho mình”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

[24;756]. Quả thực vậy, trên bƣớc đƣờng chuyển vào thực tế quần chúng, Tố Hữu ít nói đến mình. Nhƣng khi tìm cách tả cho đúng, cho thực hình ảnh anh bộ đội, bà mẹ chiến sĩ, em bé giao liên... thì Tố Hữu đã tự tạo đƣợc cái điệu thơ riêng, cái cá tính riêng. Trong khi ông nói đến những con ngƣời khác mà ta nghe đƣợc rõ những điều không nói ra trong tâm hồn ông. Ông đã tự xƣng và tự thấy mình khi đi vào cuộc sống xung quanh để hòa mình trong nỗi niềm riêng chung của dân tộc:

Tìm chi đây giữa đống gạch vôi Hoang tàn đổ nát?

Ta đi trên đƣờng đá rát Đông lạnh ghê ngƣời Chiếc lá vèo rơi xuống cỏ Tƣờng xiêu loét đỏ

Mái gãy sƣờn đen

Mảng buồng son kính vỡ rêu lên Ô của mắt tròn thăm thẳm

Ai lên tiền tuyến đƣờng muôn dặm? (Giữa thành phố trụi)

Trong thơ Tố Hữu, cái tôi mà nhà thơ thể hiện không lúc nào là một cá nhân tự quay vào mình, tự đóng của tâm hồn mình để soi gƣơng mà đó là một tâm hồn đang muốn nghĩ suy, ca hát, căm giận cùng những cảnh, những ngƣời.

Đối với thế hệ những nhà thơ trƣởng thành cùng cuộc kháng chiến của dân tộc thì cái lí tƣởng chung là cái lẽ sống riêng lớn nhất của đời mình. Bởi vậy, cái riêng trong thơ Tố Hữu bao hàm hàng trăm nghìn chiến sĩ cộng sản chứ không cá nhân cô đơn nhƣng đồng thời nó lại mang cảm xúc rất sâu, rất sắc của nhà thơ cách mạng tự biểu hiện mình, tâm hồn mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhƣng chƣa hề một bữa nhƣ hôm nay

Tôi đã nghe ran nóng máu hăng say Run cơ thể khắp đầu tay ngọn tóc Nhƣng chƣa biết có bao giờ lại mọc Ở trong tôi, một núi lửa hơi đầy Thét vang trời ghê gớm nhƣ hôm nay

(Tranh đấu)

Tố Hữu đã không co mình trong đời sống cá nhân chật hẹp. Ông sống vì một lẽ lớn, gắn đời mình với tất cả mọi cuộc đời khốn khổ. Dẫu khi xƣng gọi trong thơ, Tố Hữu tự xƣng mình là tôi với ý nghĩa ngang hàng nhƣng ông lại nguyện là con, là anh, là em trong ngôi nhà chung Tổ quốc. Nhà thơ đã nén mình lại, đặt mình trong mọi ngƣời:

Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm cù bất cù bơ (Từ ấy)

Tố Hữu từng tâm sự rằng: “thế hệ chúng tôi có mang nhiều nỗi buồn nhƣng căn nguyên chính là ở cuộc đời chung” [24;754]. Bởi vậy, cái tôi cá nhân nhà thơ thu mình lại, tự biến thành cái khung để tôn lên nhân vật trung tâm của cuộc kháng chiến là anh bộ đội, nhân dân, lãnh tụ... Vì lẽ đó, trong cách xƣng gọi của nhà thơ cũng thể hiện sự “khiêm xƣng”. Nhà thơ đặt mình ở vị trí thấp hơn để tôn anh chiến sĩ lên trên mình. Cặp xƣng gọi tôi – anh đã thể hiện rõ ý đồ thể hiện vị thế của nhà thơ khi viết về anh chiến sĩ Vệ quốc:

Tôi nhích lại gần anh

Ngƣời bạn đƣờng anh dũng

Anh chiến sĩ hiền lành Tỳ tay trên mũi súng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Cá nước)

Từ đó, Tố Hữu đã xây dựng nên hình tƣợng một nhà thơ kiểu mới, một nhà thơ giữa mọi ngƣời – một con ngƣời giữa muôn ngƣời.

Tôi chỉ một giữa muôn ngƣời đau khổ

Tôi chỉ một giữa muôn ngƣời chiến đấu (Tâm tư trong tù)

Điểm mạnh của Tố Hữu so với các nhà thơ khác là ở chỗ, trong thơ, ông đã đem cái tôi của mình đan vào các sự kiện, đem cái hiện thực của đời mình trộn vào hiện thực bên ngoài. Khi Tố Hữu phản ánh cái tôi của mình thì chính là ông đã nói đến cái tôi của từng ngƣời khác trong quần chúng. Và sự thành công của ông khi phản ánh cái chung là đã để “hết mình” vào cũng nhƣ khi nói đến cái riêng là đã triệt tiêu đƣợc cái cá nhân chủ nghĩa. So sánh Tố Hữu với các nhà thơ cùng thời nhƣ Xuân Diệu, Huy Cận rõ ràng ta thấy sự biểu hiện của ông có sự khác biệt rõ nét. Nếu các nhà thơ cùng thời với ông biểu hiện cái riêng, cái chung trong địa hạt nhỏ, riêng cá nhân, chƣa đi ra cái rộng, cái lớn của cuộc đời thì ở Tố Hữu cái riêng không phải là của cá nhân mà là của cả một thế hệ những ngƣời cùng thời. Ông dám thể hiện cái riêng, cái chung trong sự bao quát. Bởi vậy, ngay ở cách xƣng gọi Tố Hữu đã thể hiện rõ vị thế, tâm thế của những con ngƣời làm chủ thời đại. Nó khác xa tâm thế rụt rè của các nhà thơ mới.

Vị thế của Tố Hữu là vị thế của ngƣời lãnh đạo. Nhƣng trong thơ ông vị thế này ít đƣợc biểu hiện. Trong mối quan hệ với quần chúng, ông luôn hạ mình xuống ở vị trí ngang hàng. Vì lẽ đó, trong thơ, dù xƣng gọi với đối tƣợng nào, trong những hoàn cảnh nào, ở Tố Hữu vẫn một cách thể hiện, một cách xƣng gọi: giản dị, khiêm xƣng. Bởi vậy mà, cùng một từ xƣng gọi ta

nhƣng trong một đoạn thơ lại thể hiện hai ý nghĩa: ta vừa là mọi ngƣời và ta

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chừ đây Huế, Huế ơi! Xiềng gông đã gãy Hãy bay lên sông núi của ta rồi!

Nƣớc mắt ta trào, híp mí, tràn môi Cổ ta ré, trăm trận cƣời, trận khóc!

Ta ôm nhau, hôn nhau từng mái tóc Hả hê chƣa, ai bịt đƣợc mồm ta?

Ta hát luyên thuyên, ta chạy khắp nhà Ai dám cấm ta say, say thần thánh

(Huế tháng Tám)

Và ngay cả khi ông nhìn cá nhân thì số phận của cá nhân cũng đƣợc đặt theo số phận chung của Tổ quốc. Mặc dù trong các đoạn thơ của Tố Hữu đối tƣợng xƣng gọi em nhƣng không phải là em - cá thể, cụ thể mà là em – ngƣời đại diện cho cả một thế hệ thanh niên đang hi sinh thân mình vì đất nƣớc:

Em đã sống, bởi vì em đã thắng

Cả Nƣớc bên em, quanh giƣờng nệm trắng Hát cho em nhƣ tiếng mẹ ngày xƣa

Sông Thu Bồn giọng hát đò đƣa... Cả nƣớc cho em cho em tất cả Máu tiếp máu, cho lại hồng đôi má Cho mái tóc em xanh lại ngày xuân Cho thịt da em lại nở trắng ngần

(Người con gái Việt Nam)

Cảm nhận nỗi đau mất mát, đoạn thơ Tố Hữu sử dụng từ ngữ xƣng gọi thân tộc em. Với cách dùng từ ngữ xƣng gọi chỉ mối quan hệ trong gia đình này, nhà thơ cơ hồ nhƣ xác lập mối quan hệ giữa mình với ngƣời ngƣời con gái đã hi sinh – ngƣời em nhỏ. Và khi xóa hết mọi khoảng cách, mối quan hệ của Tố Hữu với ngƣời con gái ấy là mối quan hệ ngƣời nhà. Nỗi đau nhà thơ thể hiện vừa là nỗi đau riêng của một ngƣời mất đi ngƣời ruột thịt vừa là nỗi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đau chung của dân tộc khi mất đi những ngƣời con anh dũng, trung kiên. Cái tình đọng ngay trong cách gọi.

Ở thời đại Tố Hữu, thấm đẫm trong tƣ tƣởng những con ngƣời trƣởng thành cùng cuộc kháng chiến của dân tộc là tinh thần “tất cả cho Tổ quốc quyết sinh”. Bởi vậy trong thơ Tố Hữu nói nhiều đến sự hòa nhập vào cuộc đời chung của dân tộc cũng là một điều thật dễ hiểu. Nói nhƣ vậy không có nghĩa là khẳng định thơ ông không có những nỗi niềm riêng. Trong thơ, Tố Hữu cũng bộc bạch nhiều nỗi suy tƣ cá nhân. Nhƣng nếu các tác giả thơ mới nhƣ Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên nói về cái riêng trong sự cô đơn không thể san sẻ, muốn thoát khỏi cuộc đời thực trong sự phiêu du vào một cõi khác thì cái riêng của Tố Hữu khác hẳn. Tố Hữu cũng nói đến những tâm sự riêng nhƣng rõ ràng trong cái riêng của ông có cái chung. Khi ông nói đến những băn khoăn của cá nhân mình thì cũng đồng thời nó là tiếng nói của cả quần chúng. Hơn thế nữa, cái riêng của Tố Hữu không bao giờ tách rời khỏi cái chung. Ông nói về cái riêng nhƣng thực chất đang nói về những vấn đề chung. Và đặc biệt hơn, để thể hiện những nỗi niềm riêng chung ấy, Tố Hữu đã tận dụng triệt để tác dụng của từ ngữ xƣng gọi. Vì lẽ đó, các từ ngữ xƣng gọi khi đi vào thơ Tố Hữu độc đáo không phải ở cách sử dụng chuẩn xác, đúng chỗ, đúng câu mà bằng sự sáng tạo bậc thầy, từ ngữ ông sử dụng đã thật sự “nở hoa”, phản ánh đƣợc rõ nét hiện thực đời sống sinh động, tái hiện đƣợc vị thế, mối quan hệ của những con ngƣời trong cuộc kháng chiến. Bởi vậy mà, những dòng thơ của Tố Hữu luôn đƣợc đánh giá là dòng thơ “đi về phía cuộc đời”. Thơ ông có cuộc đời chung rộng lớn trong đó cái riêng tƣ chỉ là những mảng nhỏ hẹp đƣợc hé lộ.

Một phần của tài liệu từ ngữ xưng gọi trong thơ tố hữu (Trang 91 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)