Sự nghiệp sáng tác

Một phần của tài liệu từ ngữ xưng gọi trong thơ tố hữu (Trang 37 - 131)

7. BỐ CỤC LUẬN VĂN

1.4.2. Sự nghiệp sáng tác

Trên bầu trời của nền văn học Việt Nam hiện đại, Tố Hữu luôn đƣợc đánh giá là ngƣời mở đƣờng tiêu biểu cho nên thơ ca cách mạng. Chặng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đƣờng sáng tác của ông gắn liền với chặng đƣờng phát triển của lịch sử dân tộc. Với Tố Hữu, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, chúng ta có một kiểu nhà thơ hoàn toàn mới – nhà thơchiến sĩ, nhà thơ của giai cấp vô sản, dâng hiến đời mình và thơ mình cho sự nghiệp đấu tranh vĩ đại của dân tộc. Hơn nửa thế kỉ nay, thơ Tố Hữu đã trở thành tấm gƣơng lớn của những lẽ sống lớn của thời đại, “mang cánh lửa” “đốt cháy trái tim con ngƣời vào ngọn lửa thần của Đại Nghĩa” (Xuân Diệu).

Suốt cuộc đời sáng tạo nghệ thuật, Tố Hữu đã hiến dâng trọn vẹn đời mình. Trong men say lí tƣởng, ông đã sáng tạo hết mình và để lại cho đời một sự nghiệp thơ ca đồ sộ với 7 tập thơ, ghi lại trung thực chặng đƣờng cách mạng đầy gian khổ hi sinh nhƣng cũng đầy vinh quang của dân tộc.

Tập thơ Từ ấy (1937 – 1946) là tập thơ đầu lòng, là mƣời năm thơ của mƣời năm hoạt động cách mạng, đánh dấu bƣớc trƣởng thành của ngƣời thanh niên khi bắt gặp lí tƣởng cộng sản. Tập thơ gồm bảy mƣơi mốt bài và đƣợc chia làm ba phần: Máu lửa, Xiềng xíchGiải phóng, là công trình sáng tác kết tinh quá trình đấu tranh, hoạt động cách mạng của nhà thơ. Máu lửa, viết vào khoảng cuối năm 1937 đến đầu năm 1939, trong thời kì đấu tranh công khai theo cƣơng lĩnh Mặt trận Dân chủ. Máu lửa là tiếng ca reo vui, là lòng nhiệt thành, hăm hở của ngƣời thanh niên khi bắt gặp lí tƣởng cách mạng, là niềm xót thƣơng cho những kiếp ngƣời, kiếp đời cơ cực (em bé mồ côi, lão đầy tớ, ngƣời đi ở, cô gái giang hồ…), đồng thời là niềm tin bền chặt vào tƣơng lai của cách mạng, của dân tộc. Xiềng xích, viết khoảng từ những năm 1939 đến năm 1942, thời gian nhà thơ bị giam giữ ở các nhà lao, là phần thơ ghi lại bƣớc đƣờng lƣu ly của ngƣời đảng viên kiên trung trên bƣớc đƣờng thử thách gian khổ, giữa mũi súng, lƣỡi lê, xiềng xích của kẻ thù. Là thơ của ngƣời chiến sĩ lòng dặn lòng quyết không bao giờ nản chí, khuất phục trƣớc quân thù. Là khát khao tự do, khát khao trở về với tổ chức, hòa mình vào cuộc tranh đấu sinh tử cùng với đồng chí mình, dân tộc mình. Giải phóng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

viết vào khoảng những năm từ 1942 đến 1946 khi nhà thơ vƣợt ngục trở lại với hoạt động và phong trào, sống trong không khí sục sôi cách mạng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Thơ trong giai đoạn này của Tố Hữu là tiếng thét căm thù đối với sự áp bức của hai đế quốc Pháp - Nhật (bài Tiếng hát trên đê, Đói! Đói! Đói!); là sự dự cảm tin lành chiến thắng (bài Xuân đến); là niềm say sƣa ca hát, niềm vui bất tuyệt trƣớc độc lập, tự do (bài Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt) …

Tập thơ Việt Bắc (1947 – 1954) là tập hùng ca của kháng chiến toàn dân tám năm ròng rã chống bọn xâm lăng. Tập thơ gồm hai mƣơi tƣ bài, phản ánh đầy đủ con đƣờng chiến đấu gian lao và sự trƣởng thành của dân tộc Việt Nam qua những dấu ấn, hình ảnh về cuộc kháng chiến. Với tình yêu nƣớc thiết tha, tiếng thơ là tiếng lòng của thi sĩ hƣớng về quần chúng – những con ngƣời anh dũng đã làm nên lịch sử (anh bộ đội cụ Hồ, bà mẹ nông dân, chị phụ nữ, em bé liên lạc…), về Đảng quang vinh, về Bác Hồ kính yêu… Nhiều tình cảm lớn đƣợc thể hiện sâu đậm trong suốt chặng đƣờng thơ nhƣ: tình quân dân “cá nƣớc”, cán bộ với quần chúng, tiền tuyến với hậu phƣơng, miền xuôi với miền ngƣợc, tình yêu thiên nhiên đất nƣớc, kính yêu lãnh tụ, tình cảm quốc tế vô sản… Tổng kết những năm kháng chiến trƣờng kì gian khổ, tập thơ cũng là tiếng nói tổng kết một chặng đƣờng với tiếng hát mở đƣờng (bài Phá đường); tiếng hò kéo pháo lên chiến dịch (bài Voi); nỗi lòng bà mẹ nhớ con (bài Bầm ơi); niềm thao thức nơi anh bộ đội nhớ mẹ ở làng quê (bài

Bà bủ); chiến thắng Việt Bắc (bài Cá nước); nguồn sáng nơi căn nhà của cụ Hồ (bài Sáng tháng năm); bƣớc chân ngƣời chiến sĩ vào trận tuyến nơi núi rừng Tây Bắc (bài Lên Tây Bắc); niềm hân hoan trƣớc chiến công lừng lẫy tại Điện Biên Phủ (bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên); niềm vui chiến thắng và hòa bình trên bƣớc đƣờng đi tới (bài Ta đi tới); nỗi nhớ nhung và lời hẹn ƣớc giã từ thủ đô gió ngàn (bài Việt Bắc)… Đồng thời là tiếng ca vang hùng tráng, cảm xúc bồi hồi trƣớc những phút giây làm nên lịch sử của dân tộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tập thơ Gió lộng (1955- 1961) gồm hai mƣơi lăm bài thơ, khai thác những nguồn cảm hứng lớn, cũng là những tình cảm bao trùm trong đời sống tinh thần của con ngƣời Việt Nam đƣơng thời. Trong dòng hồi tƣởng ngƣợc về quá khứ để nhƣ thấm sâu hơn những hi sinh gian khổ của ông cha, ghi nhận những công lao của những ngƣời lớp trƣớc, nhận cảm sâu sắc ân tình của cách mạng. Gió lộng vừa chứa đựng một niềm vui lớn, một niềm vui tràn đầy, trong trẻo trƣớc sự đổi thay mạnh mẽ của miền Bắc trong công cuộc xây dựng đất nƣớc vừa là nỗi đau, niềm day dứt đối với khúc ruột miền Nam đang rên xiết dƣới gót giày của quân xâm lƣợc và bè lũ tay sai. Đồng thời Gió lộng

còn chứa đựng tiếng thét căm hờn, lòng yêu quý, kính trọng đối với những ngƣời con trung kiên của đất nƣớc, những ngƣời đã, đang chiến đấu vì nền độc lập của dân tộc, là niềm tin chắc thắng vào thắng lợi cuối cùng của Tổ quốc, Bắc – Nam sum họp một nhà.

Hai tập Ra trận (1962-1971) gồm bai mƣơi mốt bài, Máu và Hoa

(1972-1977) gồm mƣời ba bài, là chặng đƣờng thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Mỹ quyết liệt và hào hùng của cả dân tộc cho tới ngày toàn thắng. Ra trận là tiếng kèn xung trận, thúc giục cả dân tộc đứng lên chiến đấu trên cả hai miền đất nƣớc, là khúc quân ca ngợi ca những con ngƣời đã làm nên lịch sử, dẫu hi sinh ngã xuống nhƣng cuộc đời họ là bản tráng ca ghi mãi vào lòng dân tộc. Đó là những anh giải phóng quân, những bà má “một tay lái chiếc đò ngang”, những anh công nhân, những cô dân quân “vai súng, vai cày”… Máu và hoa ghi lại chặng đƣờng đấu tranh hi sinh gian khổ của dân tộc, khẳng định niềm tin sâu sắc vào con đƣờng đi tới của đất nƣớc, niềm tin vào những con ngƣời trong thời đại mới. Đồng thời, biểu hiện niềm tự hào to lớn vào sự toàn thắng của Tổ quốc trên những con đƣờng “ta đi tới”…

Tập thơ Một tiếng đờn (1992) gồm bảy mƣơi ba bài và tập thơ Ta với ta (1999) gồm ba mƣơi chín bài, là chặng thơ cuối cùng của Tố Hữu. Vẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trung thành với đề tài cách mạng nhƣng ở chặng thơ này, tiếng thơ đã có những chuyển biến. Sự sôi nổi trẻ trung đã bớt đi thay vào đó là những chiêm nghiệm suy tƣ về cuộc đời trong sự đúc kết về lẽ đời biến đổi, về nhân tình thế thái. Ở chặng thơ sau này, chúng ta bắt gặp tâm tình riêng tuy mang dấu ấn của thời gian nhƣng vẫn giữ vững niềm tin vào lẽ sáng của con đƣờng đi mà suốt đời nhà thơ đã gắn bó. Trong nỗi đau riêng trƣớc những tổn thất đau khổ của cuộc đời vẫn có tiếng reo vui của tấm lòng tác giả trƣớc niềm vui lớn của dân tộc.

Trong những chặng đƣờng dài của lịch sử, Tố Hữu đã nói đƣợc sâu sắc niềm vui, nỗi buồn của dân tộc. Suốt cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của ông là sự hiến dâng đời mình, thơ mình cho cách mạng. Bởi vậy, trong thơ Tố Hữu, âm vang là niềm say mê lí tƣởng, là ý chí quyết chiến, quyết thắng, là niềm tự hào, yêu mến quần chúng, là niềm tin chắc thắng vào thắng lợi cuối cùng của dân tộc. Sáu mƣơi năm một cuộc đời đấu tranh và sáng tạo thơ ca, Tố Hữu đã hiến dâng cho cách mạng, cho dân tộc một cuộc đời chiến sĩ, một cuộc đời thơ. “Khi thế kỉ XX chuyển giao lại những giá trị đích thực về thơ ca cho thế kỉ XXI thì trong danh sách chật hẹp năm, bảy ngƣời còn lại sẽ có Tố Hữu” [24;18]. Bởi “Tố Hữu là nhà thơ thời sự nhất nhƣng lại sáng tạo đƣợc nhiều giá trị bền vững với thời gian, nhà thơ luôn hòa nhập với cuộc đời chung, lại khẳng định đƣợc bản sắc riêng độc đáo” [24;18].

Tiểu kết chương 1

Tiếp cận đề tài liên quan đến phạm trù xƣng gọi, trong chƣơng này, chúng tôi tập trung chú ý đến một số vấn đề mang tính chất tiền đề lí thuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài, cụ thể là:

1. Ở đâu có giao tiếp ở đó có xƣng gọi. Xƣng gọi là một lĩnh vực lí thuyết thuộc ngành Ngữ dụng học đã có từ lâu và cho đến nay, vẫn còn nhiều hƣớng nghiên cứu khác nhau. Việc nghiên cứu lớp từ ngữ này trong hội thoại của tác phẩm văn học cụ thể, đặc biệt là trong thơ là một hƣớng đi khá mới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mẻ. Chi phối việc sử dụng lớp từ ngữ xƣng gọi này bao gồm cả các nhân tố ngôn ngữ học (nhƣ: hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, phép lịch sự..) và các nhân tố văn học (nhƣ: tính hiện thực trong tác phẩm văn học, nhân vật văn học, hội thoại trong tác phẩm văn học…). Vậy nên, tất cả những vấn đề lí thuyết có liên quan đến phạm trù xƣng gọi chúng tôi đều xét tới làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.

2. Tố Hữu là nhà thơ lớn của nền văn học cách mạng. Sự thành công của thơ ông thể hiện ở nhiều mặt trong đó có ngôn ngữ, nhất là việc sử dụng hệ thống các từ ngữ xƣng gọi. Trong các sáng tác, từ ngữ xƣng gọi đƣợc Tố Hữu sử dụng đa dạng, phong phú và sáng tạo nhằm thể hiện những tƣ tƣởng, tình cảm một cách hiệu quả. Mỗi một cách xƣng gọi là một ý nghĩa, một mục đích thẩm mĩ khác nhau. Bởi, từ ngữ xƣng gọi trong thơ ông không còn là ngôn ngữ xƣng hô giao tiếp đơn thuần mà là tiếng đời, là tiếng cõi lòng của thi nhân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ XƢNG GỌI TRONG THƠ TỐ HƢ̃U 2.1. HỆ THỐNG TỪ NGỮ XƢNG GỌI TRONG THƠ TỐ HỮU

Tƣ liệu khảo sát của luận văn là cuốn Thơ Tố Hữu , Nxb Văn học (2005) gồm 285 bài thơ, trong đó có 231 bài có từ xƣng gọi . Cụ thể kết quả khảo sát qua các tập thơ nhƣ sau:

Bảng 2.1. Từ ngữ xưng gọi được sử dụng trong các tập thơ

STT Tập thơ Số lƣợng Số lƣợt sƣ̉ dụng

1 Từ ấy 75 24,80% 474 22,14% 2 Việt Bắc 41 13,60% 399 18,64% 3 Gió lộng 39 12,90% 281 13,12% 4 Ra trận 46 15,20% 452 21,11% 5 Máu và hoa 30 9,90% 177 8,27% 6 Một tiếng đờn 36 11,90% 241 11,26% 7 Ta với ta 35 11,60% 117 5,46%

Tổng số 302 100% 2141 100%

Bảy tập thơ là chặng đƣờng sáng tác dài hơi của Tố Hữu . Khảo sát các tƣ̀ ngƣ̃ xƣng gọi trong các tập t hơ của Tố Hƣ̃u , kết quả thu đƣợc nhƣ sau : trong tổng số 231 bài thơ có từ ngữ xƣng gọi có : 180 tƣ̀ ngƣ̃ xƣng gọi với 2141 lƣợt sƣ̉ dụng. Tuy nhiên, trong mỗi tập thơ việc sƣ̉ dụng số lƣợng tƣ̀ ngƣ̃ lại khác nhau . Trong số bảy tậ p thơ, tập thơ Từ ấy có số lƣợng từ ngữ xƣng gọi nhiều nhất với 75 tƣ̀ ngƣ̃ (chiếm 24,80%) và 474 lƣợt sƣ̉ dụng (chiếm 22,14%); tiếp đến là tập Ra trận với 46 tƣ̀ ngƣ̃ (chiếm 15,20%) và 452 lƣợt sƣ̉ dụng (chiếm 21,11%); hai tập thơ có số lƣợng tƣ̀ ngƣ̃ xƣng gọi và tần số sƣ̉ dụng thấp nhất là tập Máu và hoa với 30 tƣ̀ ngƣ̃ (chiếm 9,90%) và 177 số lƣợt sƣ̉ dụng (chiếm 8,27%); tập Ta với ta với 35 tƣ̀ ngƣ̃ (chiếm 11,60%) và 117 lƣợt sƣ̉ dụng (chiếm 5,46%). Các tập thơ còn lại giữ ở mức trung bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhìn chung, các từ ngữ xƣng gọi trong thơ Tố Hữu đƣợc sử dụng lặp đi lặp lại trong các tập thơ. Số lƣợng các từ ngữ này tuy không nhiều nhƣng tần số sử dụng lại rất lớn. Đây chính là một trong những điểm tạo nên giá trị thơ của Tố Hữu mà trong dòng thơ cách mạng không có nhà thơ nào có thể vƣợt qua tầm ảnh hƣởng của thơ ông.

Xét một cách tổng quát các từ ngữ xƣng gọi trong bảy tập thơ của Tố Hữu có thể đƣợc xếp vào các nhóm nhƣ: đại từ nhân xƣng; danh từ thân tộc; từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp; tên riêng; từ xƣng gọi khác.

Bảng 2.2. Từ ngữ xưng gọi phân loại theo nhóm

Nhóm xƣng gọi Số lƣợt Tỉ lệ % Danh từ thân tộc 976 45,59% Đại từ nhân xƣng 809 37,79% Từ ngữ xƣng gọi khác 242 11,30% Tên riêng 99 4,62% Từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp 15 0,70% Tổng số 2141 100%

Kết quả khảo sát từ nguồn tƣ liệu cho thấy, hệ thống từ ngữ xƣng gọi trong thơ Tố Hữu đƣợc sử dụng trong các nhóm có sự chênh lệch nhau khá lớn. Đƣợc sử dụng với tần số xuất hiện nhiều nhất là các danh từ thân tộc với 976 lƣợt (chiếm 45,59%); tiếp đến là đại từ nhân xƣng với 809 lƣợt (chiếm 37,79%); từ ngữ xƣng gọi khác với 242 lƣợt (chiếm 11,30%); tên riêng với 99 lƣợt (chiếm 4,62%); từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp với 15 lƣợt (chiếm 0,70%).

- Danh từ thân tộc: là các danh từ chỉ các quan hệ thân tộc được dùng để xưng gọi không chỉ trong phạm vi gia đình mà còn được sử dụng rộng rãi và chiếm ưu thế trong các mối quan hệ xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tƣ liệu khảo sát cho thấy đây là lớp từ ngữ xƣng gọi đƣợc sử dụng phổ biến nhất trong thơ Tố Hữu (976 lƣợt sử dụng, chiếm 45,59%). Các danh từ thân tộc đƣợc dùng nhiều đó là: anh, em, mẹ, con, bác, chị, bầm…

Ví dụ (1):

Đợi anh, anh lại về Trông chết cƣời ngạo nghễ

(Đợi anh về)

Ví dụ (2):

Em ơi đợi anh về Đợianh hoài em nhé.

(Đợi anh về)

Ví dụ (3):

Ôi những đêm xƣa, tối mịt mùng

Con nằm bên mẹ, ấm tròn lƣng

(Quê mẹ)

Ví dụ (4):

Bác kêu con đến bên bàn

Bác ngồi Bác viết nhà sàn đơn sơ

(Sáng tháng năm)

Ví dụ (5):

Mẹđừng khóc bên mộ con nữa Trở về lo nhà cửa mẹ ơi

(Cho đời tự do)

Ví dụ (6):

Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều

Thƣơng con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đại từ nhân xƣng: là từ dùng để chỉ ra (quy chiếu đến) người hay vật tham gia quá trình giao tiếp (bằng lời nói) [2;250].

Từ nguồn tƣ liệu khảo sát cho thấy, mặc dù số lƣợng đại từ nhân xƣng chỉ có 15 từ ngữ nhƣng lại đƣợc sử dụng với tần số cao (809 lƣợt, chiếm 37,749%). Các đại từ nhân xƣng đƣợc sử dụng nhiều đó là: ta, tôi, mình, chúng ta, chúng tôi…

Ví dụ (7):

Rồi chiến thắng sẽ về ta, chiến thắng Và tƣơng lai, ta sẽ chiếm về ta!

(Trăng trối)

Ví dụ (8):

Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức Ở ngoài kia vui sƣớng biết bao nhiêu

(Tâm tư trong tù)

Ví dụ (9):

Mình về mình có nhớ ta

Mƣời lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

(Việt Bắc)

Ví dụ (10):

Chúng ta đi đánh quân thù địch

Chúng ta đi cứu nƣớc mon ta!

(Hành khúc)

Ví dụ (11):

Chúng tôi đợi các anh về!

Rừng xanh vọng tiếng, đồng quê nhắn lời

(A liêu sa nhớ chăng?)

- Từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp: Danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ được dùng làm phương tiện để xưng gọi thường trong hoàn cảnh giao tiếp có

Một phần của tài liệu từ ngữ xưng gọi trong thơ tố hữu (Trang 37 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)