1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát từ ngữ chỉ không gian trong thơ tố hữu

111 710 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 836,25 KB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ THƠM KHẢO SÁT TỪ NGỮ CHỈ KHÔNG GIAN TRONG THƠ TỐ HỮU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC THÁI NGUYÊN - 2013 THÁI NGUYÊN - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ THƠM KHẢO SÁT TỪ NGỮ CHỈ KHÔNG GIAN TRONG THƠ TỐ HỮU Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 02 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Quang Năng THÁI NGUYÊN - 2013 THÁI NGUYÊN - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thơm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS Hà Quang Năng, người đã hướng dẫn tôi viết luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy, khoa Sau đại học, Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên, đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Sau cùng, xin cảm ơn gia đình, người thân, đồng nghiệp và các học viên Cao học Ngôn ngữ K19 đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và viết luận văn. Thái Nguyên, ngày 02 tháng 4 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Thơm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn i Lời cam đoan ii Mục lục iii Danh mục các bảng iv MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 6. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu 6 7. Đóng góp của luận văn 7 8. Cấu trúc của luận văn 7 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT 8 1.1. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài 8 1.1.1. Từ và đoản ngữ 8 1.1.2. Danh từ và danh ngữ 9 1.1.3. Nghĩa và trường nghĩa 10 1.1.4. Ngôn ngữ và văn hóa 12 1.1.5. Khái niệm về không gian 19 1.1.6. Khái niệm không gian nghệ thuật 20 1.1.7. Không gian và vấn đề tri nhận không gian 22 1.2. Một số nét khái quát về nhà thơ Tố Hữu và về từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu 23 1.2.1. Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp thơ ca và phong cách thơ Tố Hữu 23 1.2.2. Sơ lược về từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu 27 Tiểu kết 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng 2. KẾT QUẢ THỐNG KÊ CÁC TỪ NGỮ CHỈ KHÔNG GIAN VÀ KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA TỪ NGỮ CHỈ KHÔNG GIAN TRONG THƠ TỐ HỮU 30 2.1. Kết quả thống kê các từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu 30 2.1.1. Nhận xét chung 30 2.1.2. Danh từ, danh ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu 31 2.1.3. Đại từ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu 48 2.2. Khả năng kết hợp của từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu 50 2.2.1. Danh từ chỉ không gian kết hợp với danh từ 51 2.2.2. Danh từ chỉ không gian kết hợp với đại từ 55 2.2.3. Danh từ không gian kết hợp với động từ 57 2.2.4. Danh từ chỉ không gian kết hợp với tính từ 58 2.2.5. Danh từ không gian kết hợp với số từ 61 Tiểu kết 63 Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ KHÔNG GIAN TRONG THƠ TỐ HỮU 64 3.1. Không gian chân thực, cụ thể 64 3.1.1. Không gian làng quê 64 3.1.2. Không gian thành thị 67 3.1.3. Không gian chiến tranh 69 3.1.4. Không gian lao tù 71 3.2. Không gian ƣớc lệ 73 3.2.1. Không gian liên tưởng – tưởng tượng 73 3.2.2. Không gian tâm linh 75 3.2.3. Không gian văn hóa – tín ngưỡng 77 3.3. Không gian thiên nhiên – vũ trụ 79 3.4. Hiện tƣợng chuyển nghĩa của từ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu 83 Tiểu kết 89 KẾT LUẬN 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC 96 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Các từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu 30 Bảng 2.2. Bảng thống kê khả năng kết hợp của danh từ chỉ không gian với các từ loại khác 51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Không gian là một trong những đối tượng phản ánh của tác phẩm văn học, là một phạm trù thẩm mĩ. Không có hình tượng nghệ thuật nào lại không tồn tại trong không gian của chủ thể sáng tác. Không gian gắn với những quan niệm về nghệ thuật, về con người, về thế giới chủ quan. Không gian còn là một yếu tố quan trọng góp phần làm sáng tỏ được những vấn đề thực sự của ngôn ngữ liên quan đến văn học với tư cách là “nghệ thuật ngôn từ”. Không gian trong nghệ thuật cũng được coi là một hình tượng nghệ thuật. Cũng như thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật là sản phẩm của nghệ sĩ nhằm biểu hiện về con người, về thế giới, đồng thời thể hiện quan niệm nhân sinh. Không gian trong nghệ thuật có mô hình và ngôn ngữ riêng của mình vì nó thể hiện quan niệm về trật tự thế giới, về sự lựa chọn của con người. 1.2. Tố Hữu là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ngay từ khi mới xuất hiện, thơ Tố Hữu đã được xem là “bó hoa lộng lẫy”, là “lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng” và đã sớm thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình văn học. Đúng như Phong Lan và Mai Hương nhận xét: “Trên bầu trời của văn học Việt Nam hiện đại, Tố Hữu luôn được coi là ngôi sao sáng, là người mở đầu và dẫn đầu tiêu biểu cho thơ ca Cách mạng. Sáu mươi năm gắn bó với hoạt động Cách mạng và sáng tạo thơ ca, ông thực sự tạo nên được niềm yêu mến, nỗi đam mê bền chắc trong nhiều độc giả. Ông là người đem đến cho công chúng và rồi cũng nhận lại từ họ sự đồng điệu, đồng cảm, đồng tình tuyệt diệu, đang là niềm mơ ước của mọi sự nghiệp thơ ca, kể cả những nhà thơ lớn cùng thời với ông ”. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị và là sự kết hợp sáng tạo giữa tính dân tộc và tính hiện đại cả trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Thơ ông đã chinh phục được nhiều thế hệ bạn đọc qua giọng điệu trữ tình Cách mạng ấm áp tính đời, tình người và đã lắng sâu trong lòng quần chúng nhân dân trong suốt thời gian qua. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Mỗi tác giả có một phong cách nghệ thuật đặc trưng được tạo nên từ chính việc lựa chọn chất liệu ngôn ngữ để sáng tạo tác phẩm, tạo nên những từ ngữ mang dấu ấn cá nhân của từng thi sĩ. Nghiên cứu từ ngữ cũng chính là đi tìm những yếu tố làm nên phong cách của một nhà thơ, từ đó tìm ra con đường khám phá thế giới nghệ thuật riêng của tác giả. 1.3. Tuy đã có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu, khám phá thơ Tố Hữu từ nhiều góc độ nhưng cho đến nay, chưa có công trình nào chọn từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu làm đối tương nghiên cứu. Xuất phát từ thực tế ấy, với mong muốn tìm được hướng nghiên cứu văn học dưới cái nhìn ngôn ngữ học, chúng tôi đã mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu” nhằm tìm hiểu sự vận động và biến đổi của từ ngữ chỉ không gian trong hoạt động hành chức. Từ đó, luận văn sẽ làm sáng tỏ phần nào đặc trưng từ ngữ - một phần làm nên phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. 1.4. Tố Hữu là một tác gia lớn, có vị trí đặc biệt trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ ông được đưa vào giảng dạy ở chương trình phổ thông, cao đẳng, đại học. Bởi vậy, việc nghiên cứu và khảo sát các từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu là một việc làm có ý nghĩa, góp phần thiết thực vào việc giảng dạy và học tập thơ Tố Hữu trong nhà trường phổ thông hiện nay. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Sơ lƣợc tình hình nghiên cứu các sáng tác thơ Tố Hữu Tố Hữu là một cây đại thụ của nền văn học Việt Nam hiện đại. Khối lượng tác phẩm của ông rất đồ sộ: hàng chục tập thơ với gần một nghìn bài. Đây quả là một con số không nhỏ. Vì vậy, trong suốt thời gian qua ngay từ khi bước chân vào thi đàn, Tố Hữu đã gây được sự chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học trong cả nước như: K và T, Trần Minh Tước, Trần Huy Liệu, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Lê Đình Kỵ, Hà Minh Đức, Vũ Đức Phúc, Phan Cự Đệ, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử và các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Tuy nhiên xuất phát từ những góc độ, khía cạnh tiếp cận khác nhau, nhưng các nhà nghiên cứu đều gặp gỡ và thống nhất trong nhận định: Tố Hữu là một phong cách lớn trong sự phát triển của nền văn học dân tộc. Thơ ông không chỉ đặc sắc ở nội dung, tư tưởng mà còn đặc sắc về nghệ thuật trên các phương diện phong cách và ngôn ngữ. Bằng những hiểu biết sâu rộng và tài năng riêng, mỗi người theo một cách thức riêng của mình đã chỉ ra thế giới nghệ thuật mới mẻ, phong phú, khác biệt cùng các giá trị nhân văn và thẩm mĩ, sâu sắc, lâu bền của thơ Tố Hữu. Trong những công trình biên khảo chuyên sâu về thơ ông nổi bật nhất là ba công trình: “Thơ Tố Hữu” của Lê Đình Kỵ (1979), “Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí” và “Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu” của Nguyễn Văn Hạnh (1985), và “Thi pháp thơ Tố Hữu” của Trần Đình Sử (1987). 2.2. Khái quát về nghiên cứu từ ngữ chỉ không gian, trƣờng nghĩa không gian trong tiếng Việt, trong các văn bản nghệ thuật Nghiên cứu về từ ngữ chỉ không gian, trường nghĩa không gian trong tiếng Việt, trong các văn bản nghệ thuật đã có các công trình của các tác giả như: “Thời gian và không gian trong thế giới nghệ thuật của Nam Cao” của Trần Đăng Xuyền (Tạp chí Văn học số 5-1991), “Sự biểu đạt bằng các tín hiệu thẩm mĩ không gian trong ca dao” của Trương Thị Nhàn (Luận án Phó tiến sĩ Ngữ Văn, ĐHSP Hà Nội-1995), “Các từ ngữ chỉ không gian trong thơ Hàn Mặc Tử” của Nguyễn Thị Thanh Đức (ĐHSP Vinh-2002), “Không gian nghệ thuật trong thơ trữ tình” của Bùi Thị Minh Duyên (ĐHSP Hà Nội-2005), “Múa võ trong không gian hẹp” của Lê Quang Trang (NXB Hội Nhà văn-2006), “Không gian trong mảng ca dao về lao động sản xuất” của Cao Thị Thu Hường (ĐH Vinh-2009), “Trường nghĩa không gian trong thơ Nguyễn Bính” của Nguyễn Thị Thu Vân (ĐH Hải Phòng-2011), “Trường nghĩa không gian trong thơ Nguyễn Duy” của Nguyễn Thị Dung (ĐH Hồng Đức-2011), “Khảo sát các [...]... từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu - Trên cơ sở khảo sát, thống kê, phân loại các từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu, chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong cách tổ chức ngôn từ của nhà thơ khi biểu hiện không gian nghệ thuật Nêu các đặc điểm về ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu Từ đó luận văn khái quát chung về đặc trưng ngôn ngữ thơ Tố Hữu - một phần làm nên diện mạo thơ ông... Hữu Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và khảo sát về các từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu, chúng tôi đã chia không gian thành các kiểu: không gian chân thực, cụ thể; không gian văn hóa và không gian thiên nhiên vũ trụ Ba kiểu không gian trên bao gồm các tiểu không gian sau: 1 Không gian cư trú 2 Không gian thiên nhiên – vũ trụ 3 Không gian văn hóa tinh thần 4 Không gian chiến tranh 5 Không gian. .. http://www.lrc-tnu.edu.vn không gian trong thơ Tố Hữu Từ đó rút ra nhận định tổng quát về đối tượng nghiên cứu 7 Đóng góp của luận văn 7.1 Về lý luận: Khảo sát từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu góp phần làm sáng tỏ những nét độc đáo trong phong cách thơ Tố Hữu nhằm khẳng định tài năng “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng” Đồng thời, xác định giá trị của từ ngữ chỉ không gian trong sự phát triển của thơ ca đương... hành khảo sát các tác phẩm thơ của Tố Hữu trong tuyển tập Thơ Tố Hữu thu thập, thống kê và phân loại các từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu Đây là phương pháp giúp luận văn có cơ sở khoa học, chính xác và thuyết phục 6.3 Phương pháp phân tích diễn ngôn Bằng phương pháp này, chúng tôi có thể phân tích nội dung các bài thơ của Tố Hữu trong tuyển tập Thơ Tố Hữu để rút ra các từ ngữ chỉ không gian. .. khái quát, vốn từ tiếng Việt có thể xếp vào 10 từ loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phụ từ, kết từ, trợ từ, tình thái từ và thán từ Các từ ngữ chỉ không gian thường mang ý nghĩa khái quát chính là chỉ vật, hiện tượng, địa danh là cách gọi tên (định danh) các sự vật thuộc các phạm trù khác nhau Với đối tượng nghiên cứu là Từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu , chúng tôi xin chỉ giới hạn.. .từ ngữ chỉ không gian trong thơ Đồng Đức Bốn” của Tống Thị Diễm Hương (ĐH Hải Phòng - 2012) Như vậy, có thể thấy các công trình nghiên cứu về từ ngữ chỉ không gian, trường nghĩa không gian trong tác phẩm văn chương rất phong phú Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình riêng biệt nào nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống về từ ngữ chỉ không gian, trường nghĩa không gian trong thơ Tố Hữu Từ. .. về ngôn ngữ thơ Tố Hữu Nghiên cứu về thơ Tố Hữu từ phương diện ngôn ngữ đã có các công trình của các tác giả như: “Về cách dùng từ chỉ mầu sắc trong thơ Tố Hữu của Lê Anh Hiền (Tạp chí Ngôn ngữ số 4-1976), “Tính dân tộc hiện đại của ngôn từ thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử (Báo Văn nghệ số 36-1985), “Nhạc điệu thơ Tố Hữu của Nguyễn Trung Thu (Tạp chí Văn học số 6-1968), Từ láy trong ba tập thơ Từ ấy,... của văn hóa Không gian trong thơ Tố Hữu không chỉ là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn độc đáo của đời sống sinh hoạt người Việt từ bao đời nay mà còn thể hiện được tài năng sử dụng ngôn từ của tác giả Dấu ấn văn hóa dân tộc thể hiện khá đậm nét trong việc sử dụng từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu Qua nghiên cứu từ ngữ chỉ không gian có thể thấy được những dấu ấn đặc sắc của văn hóa dân gian trong nội dung... thuyết Chƣơng 2 Kết quả thống kê các từ ngữ chỉ không gian và khả năng kết hợp của từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu Chƣơng 3 Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1 Một số khái niệm có liên quan đến đề tài 1.1.1 Từ và đoản ngữ a Từ được xem là đơn vị cơ bản của tiếng... dân tộc” (Hà Minh Đức) 1.2.2 Sơ lƣợc về từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu a Nhận xét chung Đi vào nghiên cứu không gian trong thơ Tố Hữu ta sẽ thấy không gian trong thơ ông là không gian đa chiều được nhìn dưới con mắt nhạy cảm và tinh tế đầy sáng tạo với những sự vật gần gũi, bình dị như nắng, gió, mưa, núi, sông, biển nhưng qua cách sắp xếp từ ngữ, cấu trúc thơ mà các sự vật ấy trở nên sống động . Danh từ, danh ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu 31 2.1.3. Đại từ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu 48 2.2. Khả năng kết hợp của từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu 50 2.2.1. Danh từ chỉ không. Kết quả thống kê các từ ngữ chỉ không gian và khả năng kết hợp của từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu Chƣơng 3. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu Số hóa bởi. về từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu. - Trên cơ sở khảo sát, thống kê, phân loại các từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu, chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong cách tổ chức ngôn từ của

Ngày đăng: 21/11/2014, 07:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w