MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự phát triển không ngừng về mọi mặt của xã hội, con người đang phải đối mặt với nguy cơ xuất hiện bệnh tật ngày càng nhiều hơn. Một trong những giải pháp hiện nay là xu hướng quay về với thiên nhiên, dùng những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hơn là tổng hợp bằng con đường nhân tạo, nhất là hợp chất thiên nhiên từ các thực vật xung quanh chúng ta. Trong vô số các loài thực vật đang tồn tại và phát triển, dâm bụt là một trong những loại hoa được trồng làm cây cảnh và hàng rào khá phổ biến ở Việt Nam. Bên cạnh ứng dụng làm hàng rào, cây cảnh, cây dâm bụt còn được biết đến với nhiều ứng dụng chữa bệnh khác trong các bài thuốc dân gian. Theo Đông y, lá dâm bụt có vị nhạt, nhớt, tính bình, có tác dụng làm dịu, an thần, tẩy nhẹ, nhuận tràng, chữa viêm niêm mạc dạ dày, ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt, ghẻ lở, mộng tinh, đới hạ. Hoa dâm bụt vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, sát trùng, chữa kinh nguyệt không đều, khó ngủ, hồi hộp, đái đỏ. Vỏ rễ dâm bụt vị ngọt, tính bình, có tác dụng điều kinh, chống ho tiêu viêm, chữa viêm tuyến mang tai, viêm kết mạc, viêm khí quản, viêm đường tiết niệu, viêm cổ tử cung, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mất kinh. Mặt khác, theo nghiên cứu mới nhất, hoa dâm bụt có tác dụng hạn chế lượng cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh thấp tim. Chính bởi công dụng chữa bệnh của cây dâm bụt như trên, có rất nhiều đề tài nghiên cứu đã tập trung xác định thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây dâm bụt. Thế nhưng đa phần các đề tài đều tập trung vào hoa của cây dâm bụt. Vẫn còn rất ít nghiên cứu về các bộ phận khác của cây dâm bụt, nhất là lá cây dâm bụt. Xuất phát từ thực tế trên, với mục đích góp phần nghiên cứu thành phần hóa học loài cây này em xin chọn đề tài: “ Khảo sát thành phần hóa học của lá dâm bụt đƣợc thu hái tại huyện Hƣơng Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”, nhằm làm cơ sở cho việc nghiên cứu sâu hơn các hoạt tính sinh học cũng như việc sử
1 2 Cùng với sự phát triển không ngừng về mọi mặt của xã hội, con người đang phải đối mặt với nguy cơ xuất hiện bệnh tật ngày càng nhiều hơn. Một trong những giải pháp hiện nay là xu hướng quay về với thiên nhiên, dùng những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hơn là tổng hợp bằng con đường nhân tạo, nhất là hợp chất thiên nhiên từ các thực vật xung quanh chúng ta. Trong vô số các loài thực vật đang tồn tại và phát triển, dâm bụt là một trong những loại hoa được trồng làm cây cảnh và hàng rào khá phổ biến ở Việt Nam. Bên cạnh ứng dụng làm hàng rào, cây cảnh, cây dâm bụt còn được biết đến với nhiều ứng dụng chữa bệnh khác trong các bài thuốc dân gian. Theo Đông y, lá dâm bụt có vị nhạt, nhớt, tính bình, có tác dụng làm dịu, an thần, tẩy nhẹ, nhuận tràng, chữa viêm niêm mạc dạ dày, ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt, ghẻ lở, mộng tinh, đới hạ. Hoa dâm bụt vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, sát trùng, chữa kinh nguyệt không đều, khó ngủ, hồi hộp, đái đỏ. Vỏ rễ dâm bụt vị ngọt, tính bình, có tác dụng điều kinh, chống ho tiêu viêm, chữa viêm tuyến mang tai, viêm kết mạc, viêm khí quản, viêm đường tiết niệu, viêm cổ tử cung, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mất kinh. Mặt khác, theo nghiên cứu mới nhất, hoa dâm bụt có tác dụng hạn chế lượng cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh thấp tim. Chính bởi công dụng chữa bệnh của cây dâm bụt như trên, có rất nhiều đề tài nghiên cứu đã tập trung xác định thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây dâm bụt. Thế nhưng đa phần các đề tài đều tập trung vào hoa của cây dâm bụt. Vẫn còn rất ít nghiên cứu về các bộ phận khác của cây dâm bụt, nhất là lá cây dâm bụt. Xuất phát từ thực tế trên, với mục đích góp phần nghiên cứu thành phần hóa học loài cây này em xin chọn đề tài: “ - ”, nhằm làm cơ sở cho việc nghiên cứu sâu hơn các hoạt tính sinh học cũng như việc sử 3 dụng cây dâm bụt trong tương lai. Qua đó, góp phần tăng thêm giá trị sử dụng của loại cây này. Lá dâm bụt được lấy từ vườn tại huyện Hương Thủy , tỉnh Thừa Thiên – Huế. - Xác định một số thông số hóa lý của lá dâm bụt. - Xác định thành phần hóa học, công thức cấu tạo của một số hợp chất có trong lá dâm bụt. Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 4.1. Nghiên cứu lý thuyết Thu thập, tổng hợp các tài liệu, tư liệu, sách báo trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia, thầy cô giáo và đồng nghiệp. 4.2. Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp lấy mẫu, thu hái và xử lí mẫu. - Phương pháp phân hủy mẫu phân tích để khảo sát hàm lượng hữu cơ. - Phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử để xác định hàm lượng các kim loại trong lá dâm bụt, phương pháp sắc ký khí – khối phổ liên hợp (GC– MS), phương pháp sắc ký lỏng – khối phổ liên hợp (LC–MS) nhằm phân tách và xác định thành phần định tính và định lượng các hoạt chất chính trong các dịch chiết. - Phương pháp ngâm chiết mẫu. 5.1. Ý nghĩa khoa học - Cung cấp những thông tin khoa học ban đầu về thành phần hóa học có trong lá dâm bụt ở Thừa Thiên - Huế . 4 - Cung cấp những thông tin, tư liệu làm cơ sở cho việc nghiên cứu sau này. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Giải thích một cách khoa học một số cách chữa bệnh trong dân gian bằng cách sử dụng lá dâm bụt. - Nhằm giúp cho việc ứng dụng lá dâm bụt ở phạm vi rộng một cách khoa học hơn. - Tổng hợp kiến thức về hợp chất thiên nhiên để giảng dạy bộ môn hóa trong nhà trường được tốt hơn. Luận văn gồm 69 trang. Trong đó: Mở đầu: 3 trang Tổng quan: 7 trang Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu: 14 trang Kết quả và thảo luận: 25 trang Kết luận và kiến nghị: 2 trang Tài liệu tham khảo: 3 trang Phụ lục: 15 trang. 5 . 1.1. Chi Dâm bụt, chi Râm bụt hay chi Phù dung (danh pháp khoa học: Hibiscus) là một chi lớn chứa khoảng 200-220 loài thực vật có hoa trong họ Cẩm quỳ (Malvaceae), có nguồn gốc ở khu vực ôn đới ấm, cận nhiệt đới và nhiệt đới trên khắp thế giới. Chi này bao gồm các loại cây thân thảo sống một đến nhiều năm giống như các loại cây bụi thân gỗ và cây thân gỗ nhỏ. Lá mọc so le, loại lá đơn hình trứng hay hình mũi mác, thông thường với mép lá dạng răng cưa hay dạng thùy. Hoa lớn, dễ thấy, hình kèn, với 5 cánh hoa, có màu từ trắng tới hồng, đỏ, tía hay vàng và rộng từ 4–15 cm. Quả là loại quả nang năm thùy khô, chứa vài hạt trong mỗi thùy, được giải phóng khi quả nang tách ra khi chín [1, 3]. Nhiều loài trong chi này được trồng do có hoa sặc sỡ cũng như làm hàng rào trong một số vườn hay công viên. Hibiscus syriacus là loài quốc hoa của Hàn Quốc, trong khi Hibiscus rosa-sinensis là loài quốc hoa của Malaysia còn Hibiscus brackenridgei là loài hoa của bang Hawai„i. Hình 1.1. Loài Hibiscus rosa-sinensis Malaysia) Hình 1.2. Loài Hibiscus syriacus ) 6 Trong khu vực ôn đới, loài được trồng làm cảnh nhiều nhất có lẽ là Hibiscus syriacus. Tại khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, Hibiscus rosa-sinensis với nhiều giống lai có hoa sặc sỡ, là loại cây cảnh phổ biến [1, 3]. Trong chi dâm bụt có 200-220 loài đã được biết, các loài được đặt tên theo đặc điểm riêng của chúng. + Phân loại theo đặc điểm của hoa: Hibiscus brackenridgei - dâm bụt hoa vàng, dâm bụt Hawaii Hibiscus hamabo - dâm bụt hoa vàng Nhật Bản Hibiscus tiliaceus - dâm bụt hoa vàng, hoàng cận, dâm bụt Hawaii Hibiscus clayi - dâm bụt Hawaii ( hoa đỏ) Hibiscus kokio - dâm bụt Hawaii (koki'o 'ula), dâm bụt hoa đỏ Hibiscus schizopetalus - dâm bụt hoa đỏ cánh nhỏ + Phân loại theo đặc điểm của lá Hibiscus dasycalyx - dâm bụt lá hẹp Hibiscus macrophyllus- dâm bụt lá to, đại diệp mộc cận. Hibiscus laevis hay Hibiscus militaris - dâm bụt lá kích Hibiscus acetosella - phù dung lá đỏ, phù dung châu Phi + Phân loại theo đặc điểm của thân cây Hibiscus mutabilis - phù dung thân gỗ, phù dung núi, hoa phù dung Hibiscus mutabilis versicolor Hibiscus rosa-sinensis - dâm bụt thân gỗ, mộc cận, đại hồng hoa, phù tang (phật tang). Hibiscus rosa-sinensis L. 'Cooperi hay Hibiscus cooperi Hibiscus rosa-sinensis L. 'Hawaiano' Hibiscus syriacus - dâm bụt thân gỗ, mộc cận + Phân loại theo khu vực mọc: Hibiscus moscheutos - phù dung quỳ, dâm bụt đầm lầy 7 Hibiscus coulteri - dâm bụt sa mạc Hibiscus taiwanensis - phù dung núi + Phân loại theo địa diểm phân bố Hibiscus furcellatus - dâm bụt Hawaii ('akiohala) Hibiscus coccineus hay Hibiscus semilobatus - dâm bụt Mỹ, Texas Star Hibiscus splendens - dâm bụt Úc Hibiscus yunnanensis - phù dung Vân Nam Hibiscus trionum hay Hibiscus africanus, Hibiscus hispidus - cẩm quỳ Venice, hoa một giờ 1.2. Tên thường gọi : Cây dâm bụt, Bông bụt. Tên khác : Hồng bụt, Phù tang, Xuyên cân bì, Mộc cẩn, Bụp, Co ngắn (Thái), Bioóc ngàn (Tày), Phầy quấy phiằng (Dao)… Tên khoa học : Hibiscus rosa – sinensis L. 8 Phân loại khoa học Giới : Thực vật ( Plantae) Nghành : Ngọc Lan (Magnoliophyta) Lớp : Ngọc Lan (Magnoliopsida) Bộ : Bông (Malvales) Họ : Bông (Malvaceace) Chi : Dâm bụt (Hibiscus L.) Loài : Cây dâm bụt (Hibiscus rosa sinensis L.) [1,3] Dâm bụt là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cây nhỏ, chiều cao trung bình 1,5- 2 m. Lá dâm bụt có hình bầu dục, nhọn đầu, tròn gốc, mép có răng to. Hoa ở nách lá, lưỡng tính, khá lớn, 6-7 mảnh đài nhỏ (tiểu đài), hình sợi; đài hợp màu lục dài gấp 2- 3 lần đài nhỏ; tràng 5 cánh hoa màu đỏ; nhị nhiều, tập hợp trên 1 trụ đài; bầu hình trụ hay hình nón, mùa hoa chủ yếu vào tháng 5-7. Dâm bụt là 1 cây cảnh và cây hàng rào phổ biến nước ta và nhiều nước nhiệt đới khác. Dâm bụt có nhiều loại: + Dâm bụt thường có dáng hoa cong, cánh hoa có răng cưa + Dâm bụt kép với hoa thẳng, nhiều cánh hoa + Dâm bụt xẻ hoa buông thõng, cánh hoa xe thùng và răng không đều. + Dâm bụt hoa nhỏ, hoa mọc rủ, cánh hoa nguyên không bao giờ nở xòe. Hình 1.4. Hình 1.5. 9 Dâm bụt là loại thực vật được trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới khí hậu ẩm. Đặc biệt, dâm bụt là loại cây rất thông dụng tại Viêt Nam được trồng nhiều tại các khu vực ven biển do cây có biên độ sinh thái rất lớn, có khả năng chịu đựng được các điều kiện khí hậu khắc nghiệt rất cao: nắng nóng, mưa bão, đất cát… Loài dâm bụt của Trung Quốc, Nhật Bản, được trồng làm hàng rào, làm cây cảnh phổ biến ở nhiều nơi. Người ta thu hái rễ và lá quanh năm, thu hái hoa vào mùa hè. Có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần. 1.3 Bên cạnh ứng dụng làm hàng rào, cây cảnh, cây dâm bụt được biết đến như là một vị thuốc trong Đông y [2, 4]. + Lá dâm bụt vị nhạt, nhớt, tính bình, có tác dụng làm dịu, an thần, tẩy nhẹ, nhuận tràng, chữa viêm niêm mạc dạ dày, ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt, ghẻ lở, mộng tinh, đới hạ. + Hoa dâm bụt vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, sát trùng, chữa kinh nguyệt không đều, khó ngủ, hồi hộp, đái đỏ… + Vỏ rễ dâm bụt vị ngọt, tính bình, có tác dụng điều kinh, chống ho tiêu viêm, chữa viêm tuyến mang tai, viêm kết mạc, viêm khí quản, viêm đường tiết niệu, viêm cổ tử cung, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mất kinh. Đặc biệt, y dược học hiện đại cũng chú ý nghiên cứu cây dâm bụt. Gần đây Giáo sư Chau Jong Wang trường Đại học Y Chung San (Đài Loan) phát hiện hoa dâm bụt có tác dụng hạn chế lượng cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh thấp tim (The Guardian 9-2004) [23]. Nghiên cứu nước chiết xuất hoa dâm bụt các nhà khoa học phát hiện nước chiết này làm hạ thấp đáng kể mức cholesterol trong máu, ngăn ngừa có hiệu quả quá trình oxy hoá của lipoprotein, bảo vệ thành động mạch thêm vững chắc (Science of Food and Agrriculture). Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy hiệu quả kỳ diệu của hoa dâm bụt. Các nhà khoa học còn cho biết tác dụng chữa bệnh của hoa dâm bụt được nâng cao hơn nữa nếu kết hợp với rượu vang đỏ và chè để làm giảm lượng cholesterol và lipid 10 trong máu. Như vậy cây dâm bụt vừa là cây cảnh đẹp vừa là cây thuốc quý, là nguồn gen quý của nước ta. Theo nghiên cứu của Shivananda Nayak và đồng nghiệp, loài dâm bụt Hibiscus rosa sinensis có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương ở chuột. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dịch chiết của Hibiscus rosa sinensis L với ethanol khi được hòa vào nước uống (120 mg/kg - 1 ngày) có tác dụng làm lành vết thương trên nhóm chuột được thí nghiệm. Quá trình làm lành vết thương được đánh giá bằng tỉ lệ co vết thương, độ bền kéo (tensile strength), trọng lượng các mô hạt của vết thương. Kết quả, diện tích của vết thương giảm 86% trong khi nhóm động vật chỉ cho uống nước giảm 75% . Độ bền kéo, trọng lượng khô và ướt của mô hạt tăng lên đáng kể. Đồng thời, dịch chiết còn có tác dụng ức chế hoạt động của các vi sinh vật gây nhiễm trùng vết thương [20]. Theo nghiên cứu của Khan Mohammed Junaid, Ajazuddin , Vyas Amber, Singh Manju và Singh Deependra, dịch chiết của loài dâm bụt Hibiscus rosa sinensis có ảnh hưởng đến sự lo lắng và vận động ở chuột. Cụ thể, dịch chiết của loài dâm bụt này với rượu và chloroform có tác dụng làm giảm đáng kể hành vi chạy nhảy của chuột khi bị hoảng loạn. Dịch chiết với ethanol cho kết quả tốt hơn so với dịch chiết từ chloroform. Cả hai dịch chiết đã cho thấy không có sự gia tăng đáng kể trong tiểu tiện và đại tiện của chuột [15]. `Theo nghiên cứu của A A Osuntoki, T A Oyede và A A Otunba, dịch chiết của lá dâm bụt Hibiscus rosa-sinensis với dung dịch muối được xem là chất chống viêm khớp và chống viêm. Kết quả cho thấy khi so sánh hiệu quả chống viêm với acetylsalicylic acid và indomethacin, dịch chiết từ lá làm cho màng tế bào hồng cầu của con người hoạt động ổn định hơn. Điều này được giải thích đó là do trong lá có chứa các chất có hoạt tính sinh học: alkaloid, tannin, flavonoid, steroid, saponin, các glycosides, steroid, triterpenic và leucoanthocyanydines [10]. [...]... thành phần hóa học của cây dâm bụt hầu như vẫn còn rất ít 12 CHƢƠNG 2 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nguyên liệu, dụng cụ và hóa chất 2.1.1 Nguyên liệu Nguyên liệu nghiên cứu là lá dâm bụt thường lấy từ huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế vào tháng 8 năm 2011 Cây dâm bụt được chọn lấy lá cao khoảng 1,5 m, có nhiều lá và hoa Lá dâm bụt có hình bầu dục, nhọn đầu, mép có răng to, mặt lá. .. thể dự đoán thành phần hóa học chính trong lá cây dâm bụt chứa một lượng lớn các chất tương đối phân cực và phân cực 3.4 Thành phần hóa học dịch chiết lá dâm bụt trong dung môi nhexane Dịch chiết lá dâm bụt trong n-hexane có màu xanh Ký hiệu: HDB1 Mẫu dịch HDB1 được đo phổ GC/MS tại trung tâm đo lường kỹ thu t chất lượng kỹ thu t , số 2, Ngô Quyền, Quận 3, TP Đà Nẵng Sắc ký đồ của dịch chiết được trình... methanol thu được các cao chiết tương ứng Các cao chiết này được đem đi xác định thành phần hóa học bằng phương pháp sắc ký lỏng kết hợp ghép khối phổ (LC-MS) tại phòng nghiên cứu cấu trúc – Viện hóa học – Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội Các dịch chiết n-hexane, ethyl acetate và methanol của lá dâm bụt được thử họat tính sinh học tại phòng thử hoạt tính sinh học, Viện Hoá học, ... không bị sâu Cuống lá hình trụ, màu xanh lục, có nhiều lông đa bào hình sao Hoa có màu đỏ đậm, có nhiều nhị Hình 2.1 Cây dâm bụt thƣờng 2.1.2 Xử lí nguyên liệu Lá dâm bụt sau khi được thu hái sẽ được rửa sạch, để ráo nước, phơi khô rồi nghiền thành bột Bột lá dâm bụt hơi thô, màu xanh đậm, được bảo quản trong bình hút ẩm 13 Hình 2.2 Bột lá dâm bụt khô 2.1.3 Thiết bị, dụng cụ và hóa chất 2.1.3.1 Thiết... hội thảo và tuyến tiền liệt) Về hiệu quả, dịch chiết của lá dâm bụt với rượu cho kết quả cao hơn dịch chiết với nước nóng hoặc nước lạnh Hiệu quả của lá dâm bụt xuất phát từ ảnh hưởng của lá dâm bụt lên các hormon gonadotrophin điều hòa hoạt động của nội tiết tố androgen ( nội tiết tố liên quan đến sự sinh tinh) [21] Bên cạnh đó lá của loài dâm bụt Hibiscus mutabilis có tác dụng điều trị bệnh lao viêm... Cách tính kết quả: Hàm lượng tro được tính bằng công thức: % tro = m3 m0 100 m1 Trong đó: m0: khối lượng cốc sứ (g) m1: khối lượng lá dâm bụt (g) m3: khối lượng của cốc sứ và lá dâm bụt sau khi tro hóa (g) % tro : hàm lượng tro (g) Hàm lượng tro được lấy trung bình từ các mẫu trên Kết quả được trình bày ở bảng 3.2 Bảng 3.2 Kết quả khảo sát hàm lƣợng tro trong lá dâm bụt STT m0 (g) m1 (g) m2 (g) m3... acetate thêm 2 lần và lọc để thu dịch chiết ethyl acetate Tương tự, bã rắn tiếp tục được ngâm kiệt 3 lần với dung môi methanol và lọc, thu dịch chiết với methanol Dịch chiết n - hexane thu được đem cô đuổi dung môi thu được cao chiết Cao chiết n- hexane được đem đi xác định thành phần hóa học bằng phương pháp sắc ký khí ghép phổ (GC- MS) tại trung tâm đo lường kỹ thu t chất lượng kỹ thu t , số 2, Ngô Quyền,... loại Mẫu lá dâm bụt sau khi tro hóa được hòa tan bằng dung dịch H2SO4 đặc và được định mức bằng nước cất đến 10ml Lấy dung dịch đã định mức trên được đem đi xác định hàm lượng các kim loại bằng máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS, tại phòng thí nghiệm trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng, số 459, đường Tôn Đức Thắng, Quận Liên Chiểu, Thành Phố Đà Nẵng Kết quả xác định hàm lượng kim loại của lá dâm bụt được trình... Hoá học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 3.2 Kết quả xác định một số chỉ tiêu hóa lí của lá dâm bụt 3.2.1 Độ ẩm Tiến hành: - Chuẩn bị các cốc được rửa sạch, được đánh số thứ tự, và được sấy khô trong tủ sấy đến khối lương không đổi m0 Sấy xong bỏ vào bình hút ẩm cho đến khi đạt nhiệt độ phòng thì cân khối lượng các cốc sứ - Mẫu để xác định độ ẩm là mẫu lá dâm bụt đã nghiền thành bột, cân lấy... hơn nữa các nhà nghiên cứu cũng xác định nồng độ của mỗi thành phần hóa chất 2.5 Khảo sát thành phần hóa học bằng phƣơng pháp sắc ký lỏng – khối phổ (LC-MS) 2.5.1 Phương pháp sắc ký lỏng - Pha động ở trạng thái lỏng có thể là hợp chất hữu cơ hoặc là hỗn hợp hợp chất hữu cơ với nước - Pha tĩnh thường là các hạt nhỏ hoặc màng mỏng lỏng bám đều lên bề mặt của chất mang trơ - Phân loại: có hai loại + Sắc . nghiên cứu là lá dâm bụt thường lấy từ huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế vào tháng 8 năm 2011. Cây dâm bụt được chọn lấy lá cao khoảng 1,5 m, có nhiều lá và hoa. Lá dâm bụt có hình bầu. vườn tại huyện Hương Thủy , tỉnh Thừa Thiên – Huế. - Xác định một số thông số hóa lý của lá dâm bụt. - Xác định thành phần hóa học, công thức cấu tạo của một số hợp. định thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây dâm bụt. Thế nhưng đa phần các đề tài đều tập trung vào hoa của cây dâm bụt. Vẫn còn rất ít nghiên cứu về các bộ phận khác của cây dâm bụt,