Thành phần hóa học dịch chiết lá dâm bụt trong dung môi etyl axetat

Một phần của tài liệu Khảo sát thành phần hóa học của lá dâm bụt được thu hái tại huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 38 - 44)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Sơ đồ nghiên cứu

3.5.Thành phần hóa học dịch chiết lá dâm bụt trong dung môi etyl axetat

axetat

Dịch chiết lá dâm bụt trong ethyl acetate có màu xanh. Ký hiệu: EDB1. Mẫu dịch EDB1 được đo phổ LC/MS tại viện Hóa học – Viện Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam.

Sắc kí đồ LC của dịch chiết lá dâm bụt trong dung môi etyl axetat được trình bày trên hình 3.10.

Hình 3.10. Sắc ký đồ LC của dịch chiết lá dâm bụt trong dung môi ethyl acetate

Dựa trên sắc ký đồ LC của dịch chiết lá dâm bụt trong dung mơi ethyl acetate (hình 3.12) và phổ MS kèm theo, kết quả thu được đem so sánh với thư viện phổ LC – MS của chi dâm bụt [13] cho thấy:

- Cấu tử có thời gian lưu là 1,891 với mảnh ion m/z = 223 [M+H]+ có cường độ mạnh nhất sẽ tương ứng với chất có tên gọi là Farnesol (C15H26O)

- Cấu tử có thời gian lưu là 14,320 với mảnh ion m/z = 245 [M+H]+ có cường độ mạnh nhất sẽ tương ứng với chất có tên gọi là Hibiscone D (2,14- Epoxy-3-hydroxy-1,3,5,10(14)-cadinatetraen-9-one) (C15H16O3).

- Cấu tử có thời gian lưu tương ứng là 12,738 và 12,711 có phổ khối tương tự nhau nên có khả năng là đồng phân của nhau. Phổ khối của 2 cấu tử đều có mảnh ion m/z = 439 [M+H]+

có cường độ mạnh tương ứng với chất có tên gọi là 26-hydroxy-12-nonacosanone (C29H58O2).

- Phổ khối của cấu tử có thời gian lưu tương ứng là 12,411và 12,738 đều có mảnh ion m/z = 277 [M+H]+

có cường độ mạnh nhất tương ứng với 1 trong 4 đồng phân của chất có CTPT C17H24O3 gồm:1-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-3- decen-5-one; 1-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-4-decen-3-one; 1-(4-hydroxy-3- methoxyphenyl)-7-decen-3-one; [6]-Shogaol. Việc xác định chính xác cấu trúc của các đồng phân này cần có sự kết hợp với những phương pháp khác.

- Cấu tử có thời gian lưu tương ứng là 6,669 và 6,819 có phổ khối tương tự nhau nên có khả năng là đồng phân của nhau. Phổ khối của 2 cấu tử này đều có mảnh ion 503 có cường độ mạnh nhất . Đây là cấu tử chưa định danh. Ký hiệu: (EDB1.1).

- Cấu tử với thời gian lưu là 11,056 có mảnh ion 503 có cường độ mạnh nhất, là cấu tử chưa định danh. Ký hiệu: (EDB1.2).

Thành phần hóa học dịch chiết lá dâm bụt trong ethyl acetate được trình bày qua bảng 3.6.

Bảng 3.6. Thành phần hóa học dịch chiết lá dâm bụt trong ethyl acetate

STT TR Tên cấu tử - CTPT Công thức cấu tạo

1 1,891 Farnesol (C15H26O) O H 2 12,711 12,738 26-hydroxy-12- nonacosanone ( C29H58O2). O H O 3 14,320 Hibiscone D (2,14-Epoxy- 3-hydroxy-1,3,5,10(14)- cadinatetraen-9-one) ( C15H16O3). O O O H 4 12,411 12,738 1-(4-Hydroxy-3- methoxyphenyl)-3-decen-5- one (C17H24O3) O H O O 1-(4-Hydroxy-3- methoxyphenyl)-4-decen-3- one (C17H24O3) O H O O

1-(4-Hydroxy-3- methoxyphenyl)-7-decen-3- one (C17H24O3) O O H O [6]-Shogaol (C17H24O3) O O H O 5 6,669

6,819 Cấu tử chưa định danh (EDB1.1) 6 11,056 Cấu tử chưa định danh (EDB1.2)

Trong số các chất trên: Farnesol là một rượu béo được tìm thấy trong tự nhiên. Nó có đặc tính chống vi khuẩn, có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư trong phổi. Farnesol có khả năng tiêu diệt một số vi khuẩn gây ra mụn trứng cá.. Nó có khả năng tái sinh của các tế bào da, làm giảm ảnh hưởng của lão hóa [27].

Hình 3.11. Phổ khối của Farnesol

[6]-Shogaol là một trong những hợp chất có hoạt tính sinh học chính. Hợp chất này được báo cáo trước đây có tác dụng hạ sốt và giảm đau tác dụng ức chế hoạt động lipoxygenase. Nó cũng có đặc tính chống viêm mãn tính [25].

Hình 3.12. Phổ khối của [6]-Shogaol

Một phần của tài liệu Khảo sát thành phần hóa học của lá dâm bụt được thu hái tại huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 38 - 44)