Thành phần hóa học dịch chiết lá dâm bụt trong dung môi n hexane

Một phần của tài liệu Khảo sát thành phần hóa học của lá dâm bụt được thu hái tại huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 32 - 38)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Sơ đồ nghiên cứu

3.4.Thành phần hóa học dịch chiết lá dâm bụt trong dung môi n hexane

ethyl acetate 0,24 0,80

methanol 1,785 5,95

Từ bảng 3.4 cho thấy dung môi methanol cho hiệu suất chiết cao nhất. Từ đó có thể dự đốn thành phần hóa học chính trong lá cây dâm bụt chứa một lượng lớn các chất tương đối phân cực và phân cực.

3.4. Thành phần hóa học dịch chiết lá dâm bụt trong dung môi n-hexane hexane

Dịch chiết lá dâm bụt trong n-hexane có màu xanh. Ký hiệu: HDB1. Mẫu dịch HDB1 được đo phổ GC/MS tại trung tâm đo lường kỹ thuật chất lượng kỹ thuật , số 2, Ngô Quyền, Quận 3, TP Đà Nẵng. Sắc ký đồ của dịch chiết được trình bày trên hình 3.2.

Kết quả phân tích sắc ký đồ GC-MS và so sánh với thư viện chuẩn cho thấy có 23 cấu tử, trong đó, có 11 cấu tử đã được định danh chiếm 43, 08%, chủ yếu là chất có một nhóm OH, các ester và acid béo, các chất còn lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ với thời gian lưu tương ứng là 31,560; 30,75; 29,461; 24,793; 13,692; 11,931.

Thành phần hóa học chính của dịch chiết lá dâm bụt trong n-hexane được trình bày qua bảng 3.5.

Bảng 3.5. Thành phần hóa học dịch chiết lá dâm bụt trong dung môi n-hexane

STT TR % Tên cấu tử - CTPT Công thức cấu tạo

1 14,469 4,02 n-Hexadecanoic acid (C16H32O2) 2 15,914 2,63 Phytol (C20H40O) 3 16,103 1,52 9,12-Octadecadienoic acid (C18H32O2) 4 16,161 5,14 9, 12,15- Octadecatrienoic acid (C18H30O2)

5 18,355 6,13 Hexanedioic acid, bis ( 2- ethylhexyl) ester

6 21,630 1,12 2,6,10,14,18,22-Tetracosahexaene, Tetracosahexaene, 2,6,10,15,19,23 – hexamethyl -,(all- (C30H50) 7 24,086 1,14 eicosane (C20H42) 8 24,735 2,48 vitamin E (C29H50O2) 9 26,187 3,95 campesterol (C28H48O) 10 26,688 9,12 Stigmasterol (C29H48O) 11 27,635 5,83 gamma–sitosterol (C29H50O)

Từ bảng 3.5 cho thấy, các cấu tử đã định danh với hàm lượng lớn bao gồm: stigmasterol (9,12 %); hexanedioic acid, bis ( 2- ethylhecxyl) ester (6,13%); gama– sitosterol (5,83%); 9, 12,15-octadecatrienoic acid (z,z,z) ( 5,14%); n-

hexadecanoic acid (4,02%); campesterol (3,95 %); phytol (2,63%); vitamin E (2,48 %); và các cấu tử còn lại chiếm tỉ lệ dưới 2%.

Trong số các chất trên: chất stigmasterol, gama.–sitosterol, campesterol là các sterol là lớp chất phổ biến trong thực vât, có nhiều hoạt tính... Stigmasterol là chất chống oxi hóa mạnh, có tác dụng hạ đường huyết, chống viêm khớp, làm giảm cholesterol và đặc biệt là có tác dụng phịng chống ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư buồng trứng . Bên cạnh đó, campesterol là chất có tác dụng chống viêm, làm ức chế quá trình gây viêm xương khớp, làm giảm hấp thụ cholesterol trong ruột, đặc biệt có tác dụng giảm xơ vữa động mạch, phòng chống các bệnh về tim mạch [18].

Vitamin E còn gọi là tocopherol là một chất chống oxy hóa tốt, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa, chống các loại ung thư, vitamin E còn làm giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu, tăng cường tuần hoàn máu nên giảm các nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch, kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động bảo vệ các tế bào [9].

Phytol là sản phẩm của quá trình trao đổi chất diệp lục ở thực vật. Nó được được sử dụng để tổng hợp các vitamin thiết yếu trong cơ thể con người, như vitamin E và vitamin K. Nó là chất cần thiết trong việc kích hoạt các enzym có tác dụng tích cực đến việc sản xuất insulin. Nó cũng có hiệu quả trong việc giảm mức cholesterol trong máu và giảm huyết áp. Phytol cũng có lợi trong việc điều hòa lượng đường trong máu và có thể có thể khơi phục lại các chức năng trao đổi chất của người mắc bệnh tiểu đường type 2 [26].

Trong lá dâm bụt cịn có axit béo thiết yếu có nhiệm vụ tổng hợp các hormone có nhiệm vụ điều chỉnh huyết áp, sự đông máu , nồng độ lipid trong máu, khả năng miễn dịch của cơ thể và phản ứng viêm nhiễm chấn thương. Palmitic acid (n-hexadecanoic acid) là một trong những acid béo bão hòa phổ biến nhất được tìm thấy ở động vật và thực vật. Đây là chất chống oxy hóa nhẹ và có đặc tính chống xơ vữa động mạch. Linolenic acid (9,12,15-octadecatrienoic acid) là acid béo có tác dụng giảm nguy cơ của bệnh tim mạch, mức độ căng

thẳng, giảm nguy cơ huyết áp cao, giảm cholesterol và chất béo trung tính ở những người có hàm lượng cholesterol cao [16, 27]. Linoleic acid (9,12- Octadecadienoic acid) là acid thiết yếu của cơ thể có khả năng chống viêm, làm giảm nguy cơ tái phát bệnh nhồi máu cơ tim [24].

Như vậy, có thể dự đốn các hợp chất chính trong dịch chiết n-hexan với những hoạt tính thú vị đã được cơng bố trên là cơ sở khoa học cho việc sử dụng lá dâm bụt vào việc chữa bệnh.

Hình ảnh của một số phổ MS của các cấu tử chiếm tỷ lệ % diện tích pic lớn được trình bày trên các hình từ 3.3 đến hình 3.9:

Hình 3.3. Phổ khối của stigmasterol

Hình 3.5. Phổ khối của khối của campesterol

Hình 3.6. Phổ khối của vitamin E

Hình 3.8. Phổ khối của 9, 12,15- Octadecatrienoic acid

Hình 3.9. Phổ khối của 9,12-Octadecadienoic acid

Một phần của tài liệu Khảo sát thành phần hóa học của lá dâm bụt được thu hái tại huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 32 - 38)