0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LÁ DÂM BỤT ĐƯỢC THU HÁI TẠI HUYỆN HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 51 -53 )

 Kết luận

1. Đã xác định một số chỉ tiêu hóa lí của lá dâm bụt - Độ ẩm: 87,693%.

- Hàm lượng tro: 4,171%, hàm lượng hữu cơ khoảng 8,136%.

- Hàm lượng kim loại trong lá cây dâm bụt không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người .

2. Đã xác định thành phần hóa học của dịch chiết lá dâm bụt trong n- hexane bằng GC- MS. Kết quả cho thấy có 23 cấu tử , trong đó có 11 cấu tử đã được định danh chiếm 43, 08%. Các cấu tử chính là: stigmasterol (9,12 %); Hexanedioic acid, bis ( 2- ethylhecxyl) ester (6,13%); .gama. – sitosterol (5,83%); 9, 12,15- Octadecatrienoic acid (z,z,z) ( 5,14%); n- Hexadecanoic acid (4,02%)… Các cấu tử đã được xác định chủ yếu là chất có một nhóm OH, các ester và acid béo.

3. Bằng phương pháp LC-MS, đã xác định được 7 cấu tử và 2 cấu tử chưa định danh trong dịch chiết lá dâm bụt với ethyl acetate. Trong đó, 2 cấu tử đã định danh có hoạt tính sinh học là Farnesol và [6]-Shogaol.

4. Bằng phương pháp LC-MS, đã xác định được 5 cấu tử và 2 cấu tử chưa định danh trong dịch chiết lá dâm bụt với methanol. Trong đó, cấu tử đã định danh có hoạt tính sinh học là Zerumbone.

5. Các dịch chiết lá dâm bụt lần lượt với dung môi n-hexane, ethyl acetate và methanol không thể hiện hoạt tính trên các chủng vi khuẩn, nấm thử nghiệm và hoạt tính chống oxi hóa

Kiến nghị

Trong một thời gian ngắn và điều kiện nghiên cứu có hạn nên các kết quả trên mới là những kết quả khảo sát bước đầu về thành phần hoá học của lá dâm bụt, vì vậy tơi xin đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp tục trong thời gian tới như sau:

1. Nghiên cứu sâu hơn thành phần các dịch chiết từ lá dâm bụt, phân lập và xác định các hợp chất hóa học chưa định danh trong lá dâm bụt.

2. Tiếp tục nghiên cứu thêm về việc tinh chế các hoạt chất, thử nghiệm hoạt tính sinh học của lá dâm bụt làm hóa chất trong cơng nghệ hóa dược.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LÁ DÂM BỤT ĐƯỢC THU HÁI TẠI HUYỆN HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 51 -53 )

×