Danh từ chỉ không gian kết hợp với danh từ

Một phần của tài liệu khảo sát từ ngữ chỉ không gian trong thơ tố hữu (Trang 58 - 62)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Danh từ chỉ không gian kết hợp với danh từ

a. Danh từ chỉ không gian kết hợp với danh từ chỉ không gian, thời gian

Danh từ không gian kết hợp với danh từ chỉ không gian có tác dụng xác định vị trí cụ thể hay như một giới hạn định vị, phạm vi của không gian để lao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

động, chiến đấu, bộc lộ cảm xúc, tâm trạng. Sự kết hợp này trong thơ Tố Hữu gồm 43 đơn vị trong tổng 204 đơn vị danh từ được kết hợp, xuất hiện 76 lần (trung bình 1,7 lần/đơn vị) và chủ yếu được kết hợp về phía trước.

Mỗi sự kết hợp đều tạo ra những lí thú riêng và sự kết hợp giữa danh từ không gian với danh từ không gian về phía trước hay về phía sau ở đây cũng vậy. Sự liên kết này tạo nên những không gian rộng lớn hơn, nó giống như sự tổng gộp của không gian. Đồng thời, đó còn là biểu thị trọn vẹn cho một thông báo, và cụm đó lập tức được xem là trung tâm chú ý của cả câu thơ, làm cho người nghe, người đọc phải chú ý một cách rất tự nhiên. Ta sẽ xét từng cách kết hợp của danh từ.

+ Kết hợp về phía trước:

Kết hợp về phía trước thì chủ yếu là các danh từ không gian. Khi kết hợp về phía trước các danh từ chỉ không gian nó có tác dụng biểu thị được đặc trưng hay nói cách khác có tác dụng hạn định:

Giữa miền địa ngục trần gian ấy Ôi đã hy sinh mất mấy đầu

(Năm xưa) Đây thành lao cửa ngục

Đây xiềng xích, gông cùm (Ba tiếng)

Không gian được nói tới ở đây được định vị rõ ràng địa ngục trần gian

thành lao cửa ngục đồng thời cũng thể hiện được sự hi sinh của các chiến sĩ vô cùng lớn lao. Sự kết hợp giữa danh từ không gian và danh từ không gian như là một sự định vị cho không gian trong không gian.

+ Kết hợp về phía sau:

Khả năng kết hợp về phía sau hạn chế hơn so với khả năng kết hợp về phía trước. Ở đây khả năng kết hợp chủ yếu là các danh từ chỉ thời gian. Khi kết hợp về phía sau chúng có tác dụng hạn định rất rõ không gian trong thời gian:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐâyViệt Nam Tháng Tám

Em Liên Xô Tháng Mười

(Bài ca Tháng Mười)

Sự kết hợp này làm hiện lên thực tại được nói tới, đó là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và cuộc Cách mạng Tháng Mười thành công vĩ đại của Liên Xô.

b. Danh từ không gian kết hợp với từ chỉ vị trí

Trong thơ Tố Hữu, danh từ chỉ vị trí chiếm một số lượng khá lớn gồm 95 đơn vị trong tổng 204 danh từ được kết hợp. Khi danh từ chỉ không gian kết hợp với từ chỉ vị trí thì những từ chỉ vị trí chỉ có khả năng kết hợp về phía trước. Nhờ có từ chỉ vị trí mà các không gian được xác định chính xác và rõ ràng hơn. Nó kết hợp với danh từ chỉ không gian tạo nên những không gian muôn màu, muôn vẻ, đa chiều và đa diện hơn vừa mang tính trừu tượng, vừa mang tính cụ thể. Cũng nhờ các giới từ mà không gian trong thơ Tố Hữu được mở ra nhiều chiều, không gian được định vị một cách rõ nét hơn.

Các danh từ chỉ vị trí bao gồm: trên-dưới; trong-ngoài; trước-sau; bên-

giữa; dọc-ngang...

Xuất hiện nhiều nhất là vị trí trong-ngoài biểu thị ý nghĩa định vị, thuộc

về không gian. Ví dụ:

Chiêm mùa, cờ đỏ ven đê

Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn

(30 năm đời ta có Đảng) Mẹ chúng nó còn lang thang bước mỏi Ngoài đường xa phố sáng bán chè rao

(Đời thợ)

Tiếp đó là sự xuất hiện với số lần khá lớn của các danh từ chỉ vị trí trên-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ:

Nhật hoàng! Nhật hoàng!

Trên ngai vàng chễm chệ

(Đông Kinh nhuộm máu) Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh

Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về

(Tâm tư trong tù)

Cùng với hai cặp danh từ chỉ vị trí trong-ngoài; trên-dưới, danh từ chỉ vị

trí trước-sau; bên-giữa; xung quanh, dọc-ngang, bên, lưng chừng; đầu-

cuối...Cũng nhằm định vị, định hướng không gian, góp phần vào việc thể hiện

không gian đa chiều trong thơ Tố Hữu.

Ngoài hiên nghe tiếng giày đi rỏn Mẹ bấm con im: chúng nó lùng

(Quê mẹ) Em đã sống, bởi vì em đã thắng

Cả nước bên em, quanh giường nệm trắng

(Người con gái Việt Nam) Đói xo khắp xóm khắp làng

Rau dưa chết giá, ngô lang xạc xờ (Đói! Đói) Vui sao tiếng nước lên đồng cạn Vui sao tiếng hát trên đồng bừa

(Trên miền Bắc mùa xuân) Hả hê chưa, ai bịt được mồm ta?

Ta hát huyên thiên, ta chạy khắp nhà

(Huế tháng Tám)

Qua đó, chúng tôi thấy trong thơ Tố Hữu khả năng kết hợp giữa danh từ chỉ không gian và danh từ chỉ vị trí là hết sức linh hoạt. Chính vì thế, không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gian trong thơ ông không còn đơn điệu, bó hẹp và cứng nhắc nữa mà mỗi không gian lại vẽ lên một bức tranh với màu sắc và quang cảnh rất khác nhau.

c. Danh từ chỉ không gian kết hợp với từ chỉ lƣợng

Các từ chỉ lượng khi kết hợp với các danh từ chỉ không gian thì chỉ có khả năng kết hợp về phía trước, gồm 66 đơn vị trong tổng 204 danh từ được kết

hợp. Một số danh từ chỉ lượng đi kèm với danh từ chỉ không gian như: những,

mấy, mọi, mỗi...giúp cho không gian ở đây được nhìn nhận như đối tượng có thể đếm được.

Ví dụ:

Nhưng miền Nam, những trại giam còn chật (Thù muôn đời muôn kiếp không tan)

Những danh từ này xuất hiện khá nhiều. Sự xuất hiện của nó muốn nhấn mạnh sự có mặt nhiều lần của không gian được nói tới. Trong đó, từ chỉ lượng

những xuất hiện nhiều hơn cả. Điều đáng chú ý là khi có danh từ này kết hợp với danh từ chỉ không gian thì phải có thành tố phụ sau xuất hiện làm cụ thể hóa cho danh từ trung tâm. Vì thế, không gian trong kiểu kết hợp này được xác định, miêu tả rõ ràng, chi tiết hơn.

Hiện tượng danh từ chỉ không gian kết hợp với danh từ chỉ lượng trong thơ Tố Hữu cũng khá phổ biến, thường những kết hợp này gợi nét nghĩa hạn định không gian bao quát - cụ thể, nhiều - ít, và thể hiện những hoạt động, trạng thái của con người và tạo vật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu khảo sát từ ngữ chỉ không gian trong thơ tố hữu (Trang 58 - 62)