8. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Danh từ, danh ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua kết quả thống kê ở bảng 2.1, chúng tôi thấy rằng các danh từ chỉ không gian chiếm số lượng áp đảo, gồm 155 đơn vị, chiếm 95,6% trong tổng các từ ngữ chỉ không gian còn đại từ gồm 7 đơn vị, chiếm 4,3% trong tổng số các từ ngữ chỉ không gian. Trong các từ ngữ chỉ không gian thì từ ngữ chỉ không gian thiên - nhiên vũ trụ chiếm số lượng lớn nhất 55 đơn vị và chiếm 33,9% tổng số các từ ngữ chỉ không gian còn chiếm số lượng thấp nhất là đại từ để hỏi và đại từ phiếm chỉ biểu thị không gian, gồm 2 đơn vị, chiếm 1,2% tổng số các từ ngữ chỉ không gian.
2.1.2. Danh từ, danh ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu
Trong quá trình thống kê, phân loại, chúng tôi dựa vào định nghĩa
“không gian” trong Từ điển tiếng Việt ( Hoàng Phê chủ biên) để phân chia các
danh từ biểu thị các dạng thức tồn tại của không gian theo khía cạnh chức năng: không gian cư trú, không gian lao động sản xuất, không gian văn hóa tinh thần. Danh từ là từ loại cơ bản, chiếm số lượng lớn trong kho từ vựng tiếng
Việt. Danh từ được định nghĩa: “là lớp từ có ý nghĩa phạm trù, sự vật biểu thị
những đơn vị có nhận thức trên cơ sở tồn tại của chúng dưới hình thức những hiện tượng và xã hội hoặc trong sự suy nghĩ của con người” [48, 44]. Trong phạm vi khảo sát của đề tài, chúng tôi đã thống kê được:
- Tổng số danh từ biểu thị không gian: 155 từ
- Tổng số lần xuất hiện các danh từ biểu thị không gian: 835 lần
- Tỉ lệ trung bình số lần xuất hiện / từ: 5,3 lần/ từ
2.1.2.1. Danh từ chỉ không gian cƣ trú
Không gian cư trú là không gian sinh hoạt của con người ( nơi diễn ra
các hoạt động hằng này trong đời sống con người ) bao gồm không gian thành
thị, không gian nông thôn và không gian về quê hương, xứ sở. Số lượng các danh từ chỉ không gian sinh hoạt trong thơ Tố Hữu là 39 từ, chiếm 24,1% tổng số các đơn vị chỉ không gian. Không gian cư trú theo nghĩa rộng chính là thiên nhiên vũ trụ, bởi con người đang cư trú dưới vòm trời rộng lớn, chịu tác động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
của các nhân tố tự nhiên. Tổng số các danh từ chỉ không gian thiên nhiên vũ trụ 55 từ, chiếm 33,9% tổng số các đơn vị chỉ không gian.
a. Nhóm danh từ chỉ không gian sinh hoạt
* Nhóm danh từ chỉ không gian sinh hoạt gia đình của người dân thường
Nhóm này bao gồm các danh từ chung chỉ địa điểm, nơi chốn xác định gắn với các sinh hoạt hàng ngày của con người. Bao gồm không gian bên trong và không gian bên ngoài. Không gian bên trong gồm 4 từ, xuất hiện với tổng số
31 lần (tỉ lệ trung bình là 7,7 lần/từ). Cụ thể: nhà (18 lần), phòng (6 lần), buồng
(6 lần), nền hoa (1lần). Trong đó không gian “nhà” xuất hiện nhiều nhất. Không
gian bên ngoài gồm 15 từ, xuất hiện với tổng số 61 lần (tỉ lệ trung bình là
4,0lần/từ). Cụ thể là: cửa (7 lần), mái (12 lần), tường (10 lần), vườn (8 lần), sân (8
lần), vách (2 lần), thềm (2 lần), ao (2 lần), bậc cửa (1 lần), giếng (3 lần), cổng (2
lần), chuồng heo (1 lần), chuồng tiêu (1 lần), hành lang (1 lần), hiên (1 lần).
- Nhà
Trong thơ Tố Hữu, nhà là không gian thu nhỏ của làng quê Việt Nam,
nơi gần gũi, gắn bó nhiều kỉ niệm tuổi thơ. Không gian ấy luôn được các bà, các mẹ dọn dẹp tươm tất:
Dọn nhà sửa cửa Xới vườn luôn tay
(Bà mẹ Việt Bắc)
Ai cũng có nhiều nơi để đi nhưng chỉ có một nơi để về là gia đình, quê
hương. Nhà là nơi cất giữ kỉ niệm tuổi thơ, là nơi vun đắp tình cảm gia đình để
khi đi xa mỗi lần thấy khói lam nghi ngút bằng rơm đồng không khỏi chạnh lòng nhớ thương:
Mái nhà ai khói lam lên đó
Có phải nhà anh những thủa xưa?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhà là nơi gắn với hạnh phúc gia đình, là nơi có những đứa con thơ,
người vợ hiền đang ngày đêm mong nhớ anh, là cái rẫy khoai, bắp lúa, con heo, không gian ấy bình dị mà đầy thân thương:
Mấy năm rồi xa cái vợ cái con Tôi nhớ lắm! Nhớ cái nhà cái cửa Nhớ cái rẫy nhiều khoai, nhiều bắp lúa Nhớ con bò to,nhớ mấy con heo…
(Châu Ro)
Những hình ảnh ấy đi vào nỗi nhớ để khi xa nhà dấn thân vào mặt trận
hay khi rơi vào tay quân thù thì nỗi nhớ ấy càng thêm da diết cháy bỏng:
Chắc có lúc lòng anh Nhớ nhà anh nhớ lắm
(Cá nước-1947)
Khi quân thù xâm chiếm, chúng gây bao tội ác. Những ngôi nhà cũng là đối tượng bị chúng tàn phá:
Giặc lùng, giặc đốt xóm làng Xác xơ cây cỏ, tan hoang cửa nhà
(Bà má Hậu Giang)
Trong hoàn cảnh đó, với những người chiến sĩ nói chung và tác giả nói
riêng thì nhà không còn là nơi gắn bó của riêng mình nữa mà nhà đã trở thành
ngôi nhà chung, các anh em đã trở thành anh em trong cùng một gia đình:
Chúng ta là con một cha, nhà một nóc
(Ta đi tới)
Và khi cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta dành thắng lợi thì niềm vui sướng khi được trở về nhà không sao tả xiết:
Ta hát huyên thiên, ta chạy khắp nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Buồng
Buồng là không gian riêng tư, kín đáo gắn với thân phận của những người phụ nữ nhưng khi cần thì đó cũng là nơi để nuôi giấu cộng sản:
Thương người cộng sản, căm Tây – Nhật
Buồng mẹ - buồng tim – giấu chúng con
(Mẹ Tơm)
Và ngay cả trong giấc ngủ quân giặc cũng xộc vào buồng không để chị yên:
Nửa đêm chúng vào buồng bắt chị Lôi chị đi, súng dí vào tai
(Chị là người mẹ)
Mặc dù vậy nhưng cũng có lúc buồng là nơi gặp gỡ, hò hẹn, là nơi trao gửi những yêu thương:
Chiều hôm nay gió lạnh Đẩy em tới buồng anh
(Tương tri)
- Vườn
Vườn là không gian vô cùng gần gũi, thân thiết ở nông thôn Việt Nam. Mỗi gia đình dù rộng hay hẹp đều có một mảnh đất nhỏ để làm vườn. Vườn được trồng nhiều thứ cây, vừa cho bóng mát vừa tăng gia sản xuất, là nơi hoạt động thường xuyên của người dân:
Dọn nhà sửa cửa Xới vườn luôn tay
(Bà mẹ Việt Bắc)
Vườn gắn liền với hình ảnh những cây trái quen thuộc:
Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)
Vườn là không gian thoáng mát, trong lành mùa hè tới không thể vắng tiếng ve kêu:
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào (Khi con tu hú)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hay đó cũng là nơi khiến người trở về sau cuộc chiến trường kì thấy vừa xa lạ, vừa gần gũi thân quen:
Anh nhìn len lén vườn cau mới Và tấm bình phong đứng lạnh lùng
(Người về)
- Sân
Cũng như không gian vườn thì sân là không gian vô cùng quan trọng và gần gũi với mỗi gia đình ở nông thôn Việt Nam. Mỗi khi mùa màng đến thì sân là nơi dùng để phơi phong rất thuận tiện không thể thiếu. Tùy từng gia đình gieo trồng với sản lượng ít hay nhiều mà có diện tích sân thích hợp. Vì thế mà hình ảnh sân phơi bắp đã trở nên rất quen thuộc:
Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
(Khi con tu hú)
Cũng có thể chỉ cần nhìn vào sân phơi ngày mùa ta cũng có thể biết vụ đó người dân gieo trồng có được mùa hay không. Hình ảnh sân phơi khoai ngồn ngộn cho ta thấy rất rõ điều đó:
Ngồn ngộn sân phơi khoai dát nắng Giếng vườn ai vậy, nước khơi trong?
(Mẹ Tơm)
Không gian sân ngoài việc dùng để phơi nông sản ngày mùa thì đó còn gắn với hình ảnh đàn gà chạy nhảy rất đỗi bình dị :
Anh về, cối lại vang rừng
Chim reo quanh mái, gà mừng dưới sân
(Lên Tây Bắc)
* Nhóm danh từ chỉ không gian sinh hoạt vua chúa
Không gian sinh hoạt vua chúa là khoảng không gian hẹp, nơi diễn ra các hoạt động của quan lại, vua chúa. Đây là nơi chứa đầy uy quyền và sức mạnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
của thế lực phi nghĩa, chúng đã gây bao tội ác thảm hại cho dân đen. Số lượng từ ngữ chỉ không gian sinh hoạt vua chúa không nhiều, gồm 3 đơn vị, chiếm 1,9 % tổng số các đơn vị chỉ không gian, xuất hiện 9 lần, chiếm 1,1 % tổng số
lần xuất hiện của các đơn vị ngôn ngữ. Đó là: ngai vàng (4 lần), cung điện (3
lần), hoàng cung (2 lần).
- Cung điện:
Thiên hoàng trong cung điện
Lạnh ngắt, nghe gì đâu? Và đoàn xe cứ nghiến Tan nát những xương đầu
(Đông Kinh nhuộm máu) Cửa ngục đổ. Cả Pa-ri rầm rộ
Kéo nhau về tràn ngập điện Hoàng gia (14 tháng 7)
- Hoàng cung:
Rồi từ hôm đó, bọc hoàng cung
Lớp lớp khoai xanh mượn vạn hồng (Tình khoai sắn)
Hãy mở mắt: quanh hoàng cung biển lửa Đã dâng lên, ngập Huế đỏ cờ sao
(Huế tháng Tám)
- Ngai vàng:
Nhật hoàng! Nhật hoàng! Trên ngai vàng chễm chệ
(Đông Kinh nhuộm máu)
b. Nhóm danh từ chỉ không gian nông thôn
Nông thôn là danh từ chỉ những vùng đất ở đó người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Không gian nông thôn là kiểu không gian phổ biến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trong thơ Tố Hữu, được định danh bằng các danh từ: đồng (34lần), đồi (32lần),
đê (14lần), làng (9lần), xóm làng (6lần), xóm (3lần), bản (3lần), thôn (1lần),
ngõ (1lần), sân đình (1lần). Không gian thôn quê trong thơ Tố Hữu thường xuất
hiện hình ảnh của những cánh đồng, đường quê, ruộng, nương, đồi, con sông, bờ đê, khóm tre già,…rất đỗi quen thuộc và được tác giả nhắc tới nhiều lần,
gồm 20 từ, xuất hiện 104 lần (tỉ lệ trung bình là 5,2lần/từ). Danh từ chỉ không
gian sinh hoạt làng xóm trong thơ Tố Hữu không nhiều nhưng rất đặc trưng cho vùng nông thôn. Đó là nơi gặp gỡ, trò chuyện, trao đổi những vấn đề thường nhật trong cuộc sống hàng ngày. Không gian này giúp người dân thấy gần gũi, tình làng nghĩa xóm cũng trở nên gắn bó hơn:
- Làng (xóm làng, làng bản, bản làng)
Đói xo khắp xóm khắp làng
(Đói ! Đói)
Như bóng dừa ôm những xóm làng yêu Như bóng cò bay sớm sớm chiều chiều
(Thù muôn đời muôn kiếp không tan)
- Sân đình
Nửa đêm thuế thúc trống dồn
Sân đình máu chảy đường thôn lính đầy
(30 năm đời ta có Đảng)
- Đồng
Không gian đồng được nhắc tới 34 lần trong các bài thơ viết về làng quê, thể hiện sự yêu mến và thân thiết của ông với cảnh sắc ở nông thôn:
Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
(Nhớ đồng) Dân có ruộng, dập dìu hợp tác
Lúa mượt đồng, ấm áp làng quê
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Đồi (nương, bãi, rẫy)
Mười chín năm rồi. Hôm nay lại bước Đoạn đường xưa, cát bỏng lưng đồi
(Mẹ Tơm) Đồng xanh gợn nhớ quê hương
Bơ vơ tiếng hát bên nương nắng chiều (Tiếng hát đi đày) - Đê
Chiêm mùa, cờ đỏ ven đê
Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn
(30 năm đời ta có Đảng)
c. Nhóm danh từ chỉ không gian thành thị
Theo “Đại từ điển tiếng Việt”, thành thị là từ chỉ “thành phố, thị xã, nơi
tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển, phân biệt với nông thôn” [50,915].
Từ ngữ chỉ không gian thành thị trong thơ Tố Hữu bao gồm các danh từ
riêng: Hà Nội (13 lần), Huế (17 lần). Hà Nội là trung tâm huyết mạch của cả
nước, là nơi hướng về của bao trái tim và ở đó có những người con của Thủ đô đã rời quê hương lên đường chiến đấu trên mỗi chuyến tàu đi xa:
Hà Nội rì rầm...Còi thổi ngoài ga
Một chuyến tàu chuyển bánh đi xa
(Bài ca mùa xuân 1961)
Tố Hữu còn giành rất nhiều câu thơ và tình cảm khi nói về Huế - quê hương yêu dấu của mình. Hình ảnh quê hương đã trở thành niềm tự hào với lời mời đầy sự hiếu khách:
Bữa mô mời bạn vô chơi Huế
Cồn Hến buồm giong ngược bến Tuần (Hoa tím)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Quê hương - đó cũng là nỗi nhớ mỗi khi nghĩ về tuổi thơ:
Huế ơi ! Quê mẹ của ta ơi! Nhớ tự ngày xưa, tuổi chín mười
(Quê mẹ)
Các danh từ chung để gọi tên thành thị được tác giả dùng không nhiều:
phố (11 lần), thủ đô (5 lần), thành thị (2 lần). Tổng số 3 từ, xuất hiện 18 lần (tỉ
lệ trung bình là 6).lần/từ
Đường quen phố cũ đây rồi
Thủ đô tươi dậy mặt người như hoa
(Lại về)
Hình ảnh dòng người đổ xô ra đường phố:
Người hỗn loạn đổ xô ra đường phố
Vạn gia đình căm hận đạp lồng ra (14 tháng 7)
Một thành thị xa xôi hiện lên trong tâm trí người dân chiến khu Việt Bắc:
Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng? (Việt Bắc)
Là nơi người con hướng về khi đã sạch bóng quân thù:
Trên đường ta về lại Thủ đô
Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ (Ta đi tới)
Không gian thành thị trong thơ Tố Hữu gắn với hành trình tìm kiếm và hoạt động Cách mạng của nhà thơ. Có khi đó là sự đam mê nhiệt thành của tuổi trẻ nhưng trên hết đó là tình yêu với thành phố nơi ông sinh ra và ý thức trách nhiệm của một chiến sĩ Cộng Sản. Vì vậy, không gian thành thị đã góp phần đáng kể trong việc biểu hiện những trạng thái tình cảm của tác giả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
d. Danh từ chỉ tên không gian quê hương, xứ sở
* Danh từ chỉ tên không gian của quê hƣơng Việt Nam
Danh từ chỉ không gian các vùng miền khác nhau của nước ta trong thơ Tố Hữu chiếm số lượng rất lớn, gồm 11 từ, chiếm 7,0 % tổng số các đơn vị chỉ không gian, xuất hiện 123 lần chiếm 14,7 % tổng số lần xuất hiện của các đơn vị ngôn ngữ. Các vùng miền khác nhau này đều thuộc phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Những địa danh xuất hiện trong thơ Tố Hữu xuyên suốt theo chiều dài đất nước.
Từ ngữ chỉ không gian vùng miền trong thơ Tố Hữu bao gồm các địa
danh hành chính như: Việt Bắc (6 lần), Điện Biên (4 lần), Thái Nguyên (4 lần),
Đồng Tháp (3 lần), An Khê (2 lần), Hòa Bình (2 lần), Tây Bắc (2 lần), Sơn La
(1 lần), Bắc Giang (1 lần), Nghệ Tĩnh (1 lần), Nghệ An (1 lần),...
Trận chiến Điện Biên Phủ như phát súng cuối cùng để kết liễu lũ giặc và là niềm tự hào còn vang vọng mãi:
Giáng một trận dập đầu quỷ dữ Sáng nghìn năm lịch sử Điện Biên
(Quang vinh Tổ Quốc chúng ta)
Niềm vui của ngày chiến thắng nhanh chóng lan truyền :
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng
(Việt Bắc)
Và đó còn là những vùng miền kéo dài từ Bắc vào Nam nơi ông đã từng đặt chân và ghi dấu nhiều kỉ niệm :
Ai qua Phú Thọ
Ai xuôi Trung Hà
(Ta đi tới) Ai đi Nam Bộ
Tiền Giang, Hậu Giang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đường qua mấy phố Quy Nhơn
Nhà sao trông lại yêu hơn mọi lần (Tiếng hát đi đày)
Tố Hữu nhắc nhiều đến những địa danh hành chính và với mỗi địa danh ấy ông lại viết về những địa danh tự nhiên như con đường, con sông, ngọn
núi,...Đó là những không gian nhỏ nằm trong một không gian lớn. Huế có
Hương Thủy, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc, Cồn Hến, bến Tuần, Phù Lai.
Điện Biên có Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam, dốc Pha Đin, đèo Lũng
Lô... Tây Bắc có Po Tào, Mường Khủa, Mường Tranh, Mường La, Hát Lót.
Thái Nguyên có Bắc Sơn, Đình Cả. Việt Bắc có chợ Đồn, Chợ Rã, Bông Lau, Ỷ La, ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê...Thanh Hóa có Hòn Ne, Diêm Phố, Hanh Cát, Hanh Cù, Hòn Mê...
Thơ Tố Hữu giống như một bản đồ địa lí tự nhiên và cuốn sử bằng thi ca. Quá trình sáng tác của Tố Hữu gắn bó làm một với quá trình hoạt động cách mạng của ông và các nhiệm vụ của Đảng qua các giai đoạn lịch sử. Vì thế mà
Tố Hữu được mệnh danh là người viết sử Việt Nam hiện đại bằng thơ.