Không gian thiên nhiên – vũ trụ

Một phần của tài liệu khảo sát từ ngữ chỉ không gian trong thơ tố hữu (Trang 86 - 90)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.Không gian thiên nhiên – vũ trụ

Như chúng tôi đã thống kê ở trên, không gian thiên nhiên – vũ trụ trong thơ Tố Hữu chiếm một tỉ lệ rất lớn trong các không gian gồm 55 đơn vị, chiếm 35,4% tổng số các danh từ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu và xuất hiện 389 lần, chiếm 46,5% số lần xuất hiện của các danh từ chỉ không gian. Trong đặc điểm không gian nghệ thuật chúng tôi chỉ đề cập tới ba không gian có tần số

xuất hiện cao nhất đó là gió, trời nắng.

Gió trong thơ Tố Hữu gây ấn tượng mạnh cho người đọc không chỉ bởi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thấy gió có mặt cả trong không gian thực và không gian tâm tưởng, không gian

hiện tại và không gian hoài niệm. Gió là của trời nhưng cũng có lúc gió như

người bạn đồng hành của con người, cũng có lúc lại là đại diện cho những khó khăn vất vả quất vào cuộc đời dâu bể một cách không thương tiếc. Ở đây,

chúng tôi chỉ khai thác không gian gió như là một thi ảnh độc lập.

Trước hết, ta có thể dễ nhận thấy gió đi vào hồn thơ Tố Hữu là cơn gió

có thực trong không gian thực:

Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều (Tâm tư trong tù) Có một tiếng còi xa trong gió rúc

(Tâm tư trong tù)

Gió không chỉ xuất hiện trong không gian thực nữa mà còn xuất hiện

trong không gian tâm tưởng. Gió trong hoài niệm và từ quá khứ ùa về:

Từ thuở ấy, quăng thân vào gióbụi

Đến hôm nay phút chết đã kề bên (Trăng trối) Hai mươi tuổi hồn quay trong gióbão

Gân đang săn và thớ thịt căng da (Trăng trối)

Lẽ thường gió chỉ khác khi thổi nhẹ hay mạnh, lạnh hay mát nhưng với

Tố Hữu, ông đã cảm nhận được đầy đủ sắc thái của gió một cách rất tinh tế.

Gió hôm nay khác gió hôm qua, nó mang trong mình một sinh khí mới tràn trề

sức sống, dự báo cho một thời đại đang đổi thay:

Chen bước nhẹ trong gió mạnh lên triều (Tâm tư trong tù)

Dầu vậy, trên bước đường hành quân và trong quãng đời nhiều đau thương đã hơn một lần nhà thơ thấy mình lẻ loi, đơn độc. Một con người sống và chiến đấu hết mình, luôn sôi nổi và hăng say cũng không tránh được lúc thấy nao lòng bởi nỗi cô đơn:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Người rùng mình tưởng đứng đỉnh cù lao Nỗi cô độc giữa gió triều biển động

(Huế tháng Tám)

Và đó cũng còn là hình ảnh người mẹ đang lang thang tìm con trong gió:

Tìm nghe trong gió tiếng con đâu (Vú em)

Gió là hình ảnh của hoàn cảnh, của những thách thức trong cuộc đời,

không gian gió đã chứa đựng đầy ẩn ý:

Lả lướt đi về trong gió mai (Dửng dưng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh không gian gió là không gian nắng. Không gian nắng xuất hiện

33 lần trong ba tập thơ. Nhờ có nắng mà không gian trong thơ Tố Hữu bớt màu sắc u buồn, ảm đạm. Cũng như gió, nắng là của trời, nắng cũng xuất hiện cả trong không gian thực và không gian tâm tưởng nhưng ở đây nắng và các biến thể của nó là một không gian rộng mang nhiều màu sắc có khả năng chuyển tải các cung bậc cảm xúc khác nhau:

Trong nắng nhạt chiều thu

(Chiều) Ôi chú bé mang hồn người chiến sĩ

Ngạo nghễ cười trong nắng sớm sương đêm (Chú bé hát rong) Tháng bảy nóng, bụi mờ và nắng ngập

(14 tháng báng 7)

Nhà thơ đã rất tinh tế và nhạy cảm khi phát hiện ra cái tinh khôi, thuần khiết, cái nắng mới của mùa xuân, của thời đại mới:

Sắp về đây tắm nắng xuân hồng (Xuân đến)

Đã có lúc nắng góp phần làm thi vị hóa hình ảnh của anh lính cụ Hồ:

Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài những không gian kể trên, trong thơ Tố Hữu còn có không gian

trời, với 44 lần xuất hiện trong cả ba tập thơ. Phải nói rằng không gian trời

được nhà thơ sử dụng rất nhiều lần. Đây là không gian vô cùng rộng lớn và bao

la bao chùm tất cả vận vật, nó không chỉ chứa đựng không gian gió, nắng

còn chứa đựng cả các hiện tượng tự nhiên như mưa, giông bão. Nhắc nhiều tới

không gian trời phải chăng nhà thơ đang chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh nên

ông khao khát một bầu trời rộng rãi, một bầu trời của tự do.

Lời khẳng định chắc nịch với bọn giặc rằng trời này là trời thuộc chủ

quyền của lãnh thổ Việt Nam chứ không phải của chúng bay:

Trời không của chúng bay

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên) Và lối so sánh rất độc đáo nhằm hạ bệ lũ giặc:

Đàn tép mà ép biển khơi?

Quạ đen mà chiếm một trời được chăng?

(Quang vinh Tổ Quốc chúng ta)

Mong muốn được làm chủ thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cuộc sống của mình là mong muốn chính đáng và đã có lúc còn là mong sức người có thể khắc phục được thiên nhiên:

Đi đi ra chống hạn Thay trời, ta làm mưa

(Trên miền Bắc mùa xuân)

Ngoài ra đó còn là lòng nhân ái, cái nhìn đầy thương xót với một em bé bán rao đêm. Không gian trời xuất hiện ở đây càng khiến hình ảnh em bé thêm đơn độc, lẻ loi giữa một trời bao la rộng lớn. Tố Hữu như đang kêu gọi tình thương và sự đồng cảm từ những người xa lạ dành cho em nhỏ:

Có ai thương một em bé giữa trời? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Một tiếng rao đêm)

Một không gian trời rộng lớn cũng có lúc được thu hẹp lại dưới cái nhìn

của nhà thơ. Đó là lúc Tố Hữu “sa chân vào ngục tối” nên không gian trời lúc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một khung trời mưa nắng, bốn tường câm

(Quanh quẩn)

Khi thoát khỏi ngục tối, khi cuộc chiến dần đi vào thắng lợi thì cái nhìn về không gian trời của nhà thơ lại khác. Nó có màu sắc, hình khối và dự cảm về tương lai huy hoàng:

Bốn phương trời đỏ rực tương lai

(Dậy lên thanh niên)

Không gian trời có lúc mang lại niềm vui, có lúc là nỗi buồn, trời đã

chứng kiến và sẻ chia giông bão của đời người. Cho dù sự xuất hiện đó là kết quả sáng tạo có ý thức hay từ vô thức của nhà thơ thì với người đọc, các không gian gió, nắng, trời trong những bài thơ Tố Hữu viết đã kéo gần khoảng cách giữa con người và thiên nhiên làm nên sự hội tụ đặc biệt của những số phận, thăng trầm và hành trình đi về.

Không gian thiên nhiên vũ trụ trong thơ Tố Hữu phong phú và đa dạng, dường như sự vật và thực thể nào ông biết tới ông đều đưa vào trong thơ mình. Với 55 sự vật ông dùng làm chất liệu để xây dựng, không gian thiên nhiên vũ trụ đã làm cho thơ ông có không gian khoáng đạt, cao rộng, mênh mông và dàn trải. Không gian đó giúp ông dễ dàng bộc lộ cảm xúc, dễ dàng trải lòng mình với độc giả.

Một phần của tài liệu khảo sát từ ngữ chỉ không gian trong thơ tố hữu (Trang 86 - 90)