Không gian và vấn đề tri nhận không gian

Một phần của tài liệu khảo sát từ ngữ chỉ không gian trong thơ tố hữu (Trang 29 - 30)

8. Cấu trúc của luận văn

1.1.7. Không gian và vấn đề tri nhận không gian

Không gian là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học và đặc

biệt là ngành nghệ thuật. Trong lĩnh vực ngôn ngữ thì trong Ngôn ngữ học tri

nhận Lý Toàn Thắng đã chia không gian thành ba kiểu: không gian vật lí,

không gian văn hóa - xã hội, không gian tâm lí con người.

Khi tri giác không gian vật lí, con người sử dụng một hệ tọa độ đặc trưng của mình mà khơi nguồn cho nó “là tư thế thẳng đứng của con người trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

không gian”. Hệ tọa độ cảm tính này được phản ánh trong hệ từ ngữ định hướng như trên: trên - dưới, trước - sau, phải - trái.

Về nguyên tắc, có một câu hỏi có thể đặt ra là: khi di chuyển trong không gian hay khi tĩnh tại ở một vị trí nào đó, liệu con người có thể định hướng không phải theo không gian vật lí mà sử dụng những vật mốc định hướng khác trong không gian văn hóa – xã hội hay tâm lí?

Sự tri nhận của không gian cho ta định hướng được các kiểu không gian nhỏ hơn. Kiểu thứ nhất tạm gọi là “định hướng tự nhiên” trong đó có tác động của các nhân tố vật lí. Kiểu thứ hai có thể tạm gọi là “định hướng nhân tạo” (hay văn hóa – xã hội) do các nhân tố văn hóa – xã hội chi phối.

Và từ thực tiễn ngôn ngữ tiếng Việt, chúng ta còn có không gian định hướng theo tâm lí. Sự tri nhận không gian của người Việt có sự tồn tạimột tôn ti nào đấy của độ “gần gũi tâm lí” mà ta có thể trình bày bằng sơ đồ sau:

Quê hương (đất nước, làng quê) > nơi ở > nơi làm việc > nơi đến.

Không gian có tính tôn ti như vậy thuộc về nhân tố ngôn ngữ học – tâm lí tộc người vốn liên quan đến các đặc trưng tâm linh của một dân tộc và với những hình thức bị chế định về mặt tộc người của sự phản ánh và sự phản xạ lại đối với các tác động từ thế giới bên ngoài.

Định hướng không gian là hiện tượng quan trọng và hấp dẫn nhất trong sự tri nhận không gian của con người vì thế nó luôn luôn là điểm chú ý của rất nhiều công trình nghiên cứu về không gian.

Một phần của tài liệu khảo sát từ ngữ chỉ không gian trong thơ tố hữu (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)