8. Cấu trúc của luận văn
1.1.5. Khái niệm về không gian
Ngay từ thời xa xưa, con người đã hiểu rằng bất kì khách thể vật chất nào cũng chiếm một vị trí nhất định, ở vào một khung cảnh nhất định trong tương quan về mặt kích thước so với khách thể khác. Các hình thức tồn tại như vậy
gọi là không gian. A.Ja Gurevich, trong cuốn “Các phạm trù văn hóa trung cổ”
đã chỉ ra cách lí giải của người trung cổ về không gian “Không gian được quan
niệm như một hình thức có khoảng trải đồng đều hình học, có ba chiều, có thể phân cách thành những khoảng chiếu ứng được với nhau. Thời gian và không gian có tính chất khách quan, những phẩm chất của chúng độc lập với chất liệu được chứa chất trong chúng” [27, 30].
Coi quan hệ của thế giới vật chất với không gian và thời gian như quan hệ của một đối tượng trong môi trường cùng với quá trình tồn tại, hoạt động của nó, hoặc là như quan hệ của một điểm trong hệ tọa độ nhiều chiều, hai tác
giả “Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới”, Jean Chevalier và Alain Gheerbrant
đã định nghĩa :“Không gian, gắn không tách rời với thời gian, vừa là nơi chứa
đựng những gì có thể xảy ra - theo ý nghĩa đó, nó tượng trưng cho trạng thái hỗn mang của các gốc nguồn - vừa là nơi chứa đựng những gì đã thực hiện – khi đó nó tượng trưng cho vũ trụ, cho thế giới đã được tổ chức”, “không gian
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vừa là biểu tượng chung của môi trường, ở bên ngoài hay bên trong, mà bất kì một sinh thể nào, cá thể hay tập thể, đều hoạt động trong đó” [36, 486].
Trong lịch sử triết học, không gian (cùng với thời gian) là một phạm trù xuất hiện sớm. Người ta từng tranh cãi xem không gian và thời gian có hiện thực không hay đó là những trừu tượng đơn thuần chỉ tồn tại trong ý thức con người. Đối lập với quan điểm của chủ nghĩa duy tâm phủ nhận tính khách quan
của không gian, V.Lênin, trong cuốn “chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh
nghiệm – phê phán” đã khẳng định: “không gian và thời gian là những hình thức cơ bản của mọi sự tồn tại (…). Vũ trụ chỉ là vật chất đang vận động, mà vật chất đang vận động chỉ có thể vận động trong không gian và thời gian” ( Lênin,
chuyển dẫn từ Rôđentan M, I-u-din, Từ điển triết học, NXB Sự thật, 1972,237).
Theo cuốn “Giản yếu Hán Việt từ điển” (Đào Duy Anh biên soạn),
không gian có nghĩa là “khoảng không”, trong đó “không” là “trống không”, “hư không”. Không gian là quan niệm về bốn phương, trên dưới, ngắn dài, xa gần, trái với thời gian chỉ ba trạng thái quá khứ, hiện tại và vị lai lưu chuyển với nhau vô cùng.
Trong cuốn “Từ điển tiếng Việt”, Hoàng Phê đã cắt nghĩa, lí giải về
không gian như sau: “không gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả sự
vật, hiện tượng xung quanh đời sống con người” [48, 633].
Như vậy, không gian chính là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất. Do đó, trong cuộc sống, nó là môi trường tồn tại của con người. Mỗi sự vật, hiện tượng đều được xác định trong một không gian nhất định. Không có một dạng vật chất nào tồn tại ở bên ngoài không gian. Ngược lại, nếu có một không gian nào ở ngoài vật chất thì đó cũng chỉ là một sự trừu tượng vô nghĩa mà thôi.