Không gian lao tù

Một phần của tài liệu khảo sát từ ngữ chỉ không gian trong thơ tố hữu (Trang 78 - 80)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.4. Không gian lao tù

Nói đến không gian chốn lao tù, chúng ta nghĩ ngay đến tập thơ “Nhật kí

trong tù” của Hồ Chí Minh. Đây là tập thơ được Bác viết trong những ngày tháng bị bắt giam. Cuộc sống chốn lao tù cơ cực, thiếu thốn trăm thứ, luôn bị hành hạ và ngược đãi nhưng hoàn cảnh không đè bẹp được một hồn thơ yêu đời, lạc quan, yêu thiên nhiên của Bác:

Trong không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bên cạnh đó thì có những bài thơ Bác viết rất thực về cái khổ của cuộc sống của thân tù:

Năm mươi ba cây số một ngày Áo mũ dầm mưa, rách hết giầy Lại khổ thâu đêm không chỗ ngủ Ngồi trên hố xí đợi ngày mai

(Mới đến nhà lao Thiên Bảo) Cũng giống như Bác, Tố Hữu sinh ra và lớn lên khi đất nước có giặc, cũng hoạt động cách mạng và chịu cảnh tù đày, cũng là nhà thơ của thời chiến, Tố Hữu đã dành rất nhiều câu thơ chứa danh từ viết về không gian chốn lao tù, gồm 10 từ, chiếm 6,4 % tổng số các từ ngữ chỉ không gian, xuất hiện 22 lần, chiếm 2,6 % tổng số lần xuất hiện của các đơn vị ngôn ngữ. Nhưng dường như

trong những bài thơ ấy thay vì tinh thần lạc quan, ung dung như trong “Nhật kí

trong tù” thì đó là một tâm thế sôi sục, sốt sắng, tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ:

Tung ngục tù ra, tung ngục tù ra (14 tháng 7)

Những ngày tháng bị giam cầm thân tù khao khát tự do, khao khát độc lập hơn lúc nào hết và đếm từng ngày để được ra tù:

Một đêm nữa, rồi thôi ra ngục tối (Đời thợ)

Những trận tra tấn dã man trong ngục tù cũng không làm lung lay được ý chí và lòng quyết tâm sắt đá của các chiến sĩ:

Roi điện cùm xai tóe máu tươi

Xà lim không thể khóa hồn người

(Quê mẹ)

Và quên sao được những người bạn tù đã cùng mình đồng cam cộng khổ:

Anh với tôi giữa bốn tường vôi lạnh Lặng nhìn nhau, lựa phải nói năng chi!

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm anh dũng, hào hùng của quân và dân ta không tránh khỏi những tủi nhục, đau thương. Bằng nỗi đau của người dân mất nước và từng sống trong cảnh tù đày, Tố Hữu đã thấu hiểu, chia sẻ và cảm thông sâu sắc với nỗi đau, nỗi nhục và càng thấy căm, thấy hận lũ giặc:

Lưỡi lê, mũi súng nhà tù

Càng đau, càng khổ, càng thù, càng căm

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Từ nỗi đau và mối thù ấy mà các chiến sĩ của ta đã tìm cách vượt ngục để tìm về với Đảng, kí ức đó đến mãi sau này vẫn không nguôi:

Bâng khuâng chuyện cũ: một chiều thu Mười chín năm xưa, mấy bạn tù

Vượt ngục, băng rừng, tìm mối Đảng (Mẹ Tơm)

Không gian chốn lao tù đã mở ra cho người đọc biết được thêm rất nhiều về nỗi khổ, về những mất mát, đau thương mà các các chiến sĩ của ta từng phải chịu đựng trong thời chiến từ đó ta càng thấy cảm phục và trân trọng lịch sử của dân tộc nói chung và hình ảnh của vị lãnh tụ đáng kính, những anh bộ đội dũng cảm, những bà mẹ, những em thiếu nhi, những chị phụ nữ con bế, con bồng...Những con người ấy đã hi sinh, chiến đấu đều vì mục tiêu độc lập tự do, thống nhất đất nước.

Để có được cái nhìn đầy cảm thông và nhân ái với đồng bào như vậy phải là người con yêu nước tha thiết, phải là người chiến sĩ cộng sản kiên trung và hơn hết phải là một tài năng thơ ca kiệt xuất mới để lại cho đời được một tài sản vô giá như vậy. Đúng như Hà Minh Đức từng nhận định về cuộc đời và sự

nghiệp văn học mà Tố Hữu đã để lại cho đời: “một tài năng thơ ca thuộc về

nhân dân và dân tộc”.

Một phần của tài liệu khảo sát từ ngữ chỉ không gian trong thơ tố hữu (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)