Không gian ƣớc lệ

Một phần của tài liệu khảo sát từ ngữ chỉ không gian trong thơ tố hữu (Trang 80 - 111)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Không gian ƣớc lệ

3.2.1. Không gian liên tƣởng – tƣởng tƣợng

Apollinaire viết: “Cái lĩnh vực phong phú ít được biết nhất, cái lĩnh vực có một chiều rộng không bờ là tưởng tượng, vì vậy không có gì lạ nếu người ta

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dành danh hiệu nhà thơ chủ yếu cho những người đi tìm những niềm vui rải rác trên những không gian đồ sộ của trừu tượng”. Qủa thực, khi đọc thơ Tố Hữu, người đọc không khỏi ngạc nhiên trước sự liên tưởng tưởng tượng phong phú

của ông. Đó là không gian trong những nón vàng khô, trong cân não, trong

lồng tim xanh, trong đáy giếng hồn tôi, vùng khô đỏ chạch, nắng sớm sương đêm, lồng xương ống máu...Tổng số là 17 đơn vị, chiếm 10,9% tổng số đơn vị ngôn ngữ chỉ không gian, xuất hiện 49 lần, chiếm 5,8 % tổng số lần xuất hiện của các đơn vị ngôn ngữ.

Cái hay trong thơ Tố Hữu là sự liên tưởng tưởng tượng ra một không gian độc đáo, khác lạ khiến người đọc cuốn theo chiều liên tưởng đó để bắt kịp ý thơ:

Dưới gót sắt phải nghiêng mình khuất phục Phải rạp đầu trong máu bụi tro than

(Song thất)

Hay: Múc gió vàng trong những nón vàng khô

Và uể oải hắt vào lưng khét cháy (Trưa tù)

Tố Hữu còn nhìn thấy sự hiện thân của người chiến sĩ trong hình ảnh của chú bé với nụ cười ngạo nghễ đầy lạc quan vượt lên trên cái đói cái khổ:

Ôi chú bé mang hồn người chiến sĩ

Ngạo nghễ cười trong nắng sớm sương đêm

(Chú bé hát rong)

Hay đó còn là mầm hận được nuôi dấu trong lồng xương ống máu, là mối

thù truyền kiếp từ đời này qua đời khác luôn hừng hực và sẵn sàng bốc cháy trong lòng người dân mất nước:

Nuôi đi em, cho đến lớn, đến già

Mầm hận ấy trong lồng xương ống máu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quên sao được những ngày bị chúng bắt giam và giải tới giải lui qua nhiều nhà lao, nhiều vùng đất khô cằn ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Nhà thơ đã cảm nhận đầy đủ nhất nỗi cô đơn, hiu quạnh và buồn tủi:

Chao hiu quạnh! Trên vùng khô đỏ chạch

Không vết chân, không một dấu đường cày (Lao Bảo)

Tuy cuộc sống của thân tù sai ăn chẳng no, mặc chẳng ấm, chịu đòn roi tiếng chửi cay đắng trâm ngàn nhưng tâm hờn thơ Tố Hữu vẫn không nguôi khao khát và mơ tưởng về một xứ tươi đẹp:

Trời mây xanh nhạt màu hư ảo

Đây xứ mơ màng, đây xứ thơ

(Dửng dưng)

Dường như cuộc đời nhiều biến động cùng những đau đớn mất mát từ khi còn quá nhỏ đã dồn đuổi anhtrong suốt bao nhiêu năm dọc ngang đường đời. Lớn lên giữa lúc phong trào cách mạng đang phát triển mạnh mẽ, Tố Hữu sớm ra nhập Đoàn thanh niên Cộng Sản và lên đường chiến đấu. Cuộc đời ông là chuỗi dài những thăng trầm và gian truân nhưng rồi tất cả những nỗi đau, niềm chua xót dần lùi lại phía sau để nhường chỗ cho một tương lai tươi sáng hơn đang đơm hoa kết trái trong thơ Tố Hữu để làm lên những không gian tưởng như trừu tượng nhưng lại rất thực, tưởng như xa vời nhưng lại rất gần gũi giống như bông hoa thơm ngát luôn tỏa hương cho đời.

3.2.2. Không gian tâm linh

Trong nhiều bài thơ của Tố Hữu, ông đã nói nhiều đến cõi tâm linh. Dường như cõi tâm linh ấy là những không gian lắng đọng trong tâm hồn ông, dẫn dụ con người ta hướng thiện, để người đọc thoát khỏi trần tục mà đi đến cõi siêu nhiên. Đó là không gian của nghĩa trang với những ngôi mộ (mộ cha, mộ mẹ,

mộ của đồng đội đã hi sinh vì Tổ Quốc); đó là vực cô hồn, là cõi mộng, là thiên

đường, địa ngục, chốn thiên thai...Số lượng các danh từ chỉ không gian văn hóa tâm linh gồm 12 đơn vị, chiếm 7,4 % tổng số các đơn vị chỉ không gian, xuất hiện 67 lần, chiếm 8 % tổng số lần xuất hiện của các đơn vị ngôn ngữ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đó là tâm trạng bùi ngùi, cảm động và đầy đau đớn trước sự hi sinh của người chiến sĩ, người đồng đội, là tiếng gọi thiết tha vang vọng về nơi anh đã ngã xuống:

Hỡi chiến sĩ rữa tan trong mả loạn (Lao Bảo)

Hay đó còn là những mộ địa không danh:

Trên mộ địa, tìm bia

(Tình thương với chiến tranh)

Còn nghìn hồn oan chưa được siêu thoát đang vất vưởng khắp nhân gian với mối thù chưa trả được:

Giữa hồn uất hận, giữa lòng đau thương (Cảm thông)

Và không thể quên được hình ảnh đoàn quân sắp lăn vào cõi chết:

Sắp lăn vào cõi chết

(Đông Kinh nhuộm máu)

Mỗi một người ngã xuống là hàng vạn người đứng lên, sự hi sinh cao cả và thầm lặng của những người đã khuất để đưa ta đến cuộc sống bình đẳng, bác ái, đưa ta đến một cõi đời cao rộng:

Mỗi thây rơi sẽ là một nhịp cầu Cho ta bước đến cõi đời cao rộng

(Hãy đứng dậy)

Bên cạnh những chiến sĩ đã hi sinh còn những chiến sĩ của ta bị chúng bắt giam và tra tấn rất dã man nhưng những người con của Tổ Quốc không dễ gì chịu khuất phục, không dễ gì bị mua chuộc. Đó là những linh hồn thép được tôi luyện bằng ý chí sắt đá và châm ngòi từ hồn cách mạng để giữ lòng trinh bạch trong cám dỗ, thử thách:

Tôi sẽ cười như kẻ sẵn lòng tin

Giữ trinh bạch linh hồn trong bụi bẩn (Tâm tư trong tù)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Và cái giá phải trả cho thế lực phi nghĩa không gì khác ngoài thất bại và cái chết:

Đã đào sâu, ngăn cản bước mi đi

Một huyệt mả chôn loài mi tất cả

(Song thất)

Tố Hữu viết nhiều về linh hồn, ông quan niệm mỗi người có một linh hồn và khi chết đi thì linh hồn đó vẫn hiện hữu và song hành cùng người sống. Đọc thơ Tố Hữu, ta thấy ý chí chiến đấu luôn thôi thúc mãnh liệt tồn tại không chỉ trong cõi thực mà cả trong cõi mơ, không chỉ với người đang sống mà còn cả với người đã ngã xuống.

3.2.3. Không gian văn hóa – tín ngƣỡng

Nói tới không gian văn hóa – tín ngưỡng, người ta thường hay nhắc đến Nguyễn Bính, bởi đọc thơ ông người ta như sống lại những ngày tết cổ truyền, những ngày hội xuân, những ngày hội làng, những buổi lễ chùa, những nét tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán, lớp học thầy đồ, những trò vui dân dã, cách ăn mặc và nếp sống xa xưa...Còn trong thơ Tố Hữu, ông ít nhắc đến văn hóa – tín ngưỡng bởi ông là nhà thơ của trữ tình – chính trị. Nhóm từ chỉ không gian văn hóa-tín ngưỡng trong thơ Tố Hữu không nhiều chỉ có 3 từ, chiếm 1,9% tổng số các từ ngữ chỉ không gian, xuất hiện 5 lần chiếm 0,5% tổng số lần xuất hiện của các đơn vị ngôn ngữ chỉ không gian. Tuy nhiên dù ít nhưng những dòng thơ đó vẫn nói lên được nét đẹp văn hóa của đình làng, tháp đền, miếu mạo:

Không, chính xưa anh ở chốn này Tre già còn đó miếu còn đây

(Người về) Nép lưng vào miếu tranh nghèo Nao nao lòng lại mơ theo cờ hồng

(Đêm giao thừa)

Mặc dù cũng nhắc tới không gian văn hóa tín ngưỡng nhưng ta không tìm được không khí của những ngày hội tấp nập, đông vui như trong thơ Đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đức Bốn, không tìm được cảm giác bình yên, êm ả như trong Nguyễn Bính mà trong thơ Tố Hữu không gian văn hóa tín ngưỡng vẫn gắn với đau thương, đổ vỡ với không khí nặng nề, u ám của khói lửa chiến tranh:

Nửa đêm thuế thúc trống dồn

Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy

(Ba mươi năm đời ta có Đảng) Đây những thành quách đổ

Đây những thápđền tan

(Tình thương với chiến tranh)

Trong không gian văn hóa tín ngưỡng Tố Hữu cũng nhắc tới chợ, nơi mà người bà nhắc tới trong lời ru đứa trẻ:

Cháu ngoan cháu ngủ đi nhe Mẹ mày ra chợ bán chè bán rau

(Cá nước)

Tố Hữu có tài viết những câu thơ mang âm hưởng dân gian dễ thuộc và dễ nhớ. Ông đã rất thành thạo và khéo léo khi vận dụng thể thơ lục bát của dân tộc vào thơ mình. Thơ Tố Hữu dễ đi vào lòng người cũng bởi thể thơ của ông giống như những lời ru, điệu hò ngân nga đọc một lần là nhớ mãi. Mặc dù kế thừa thể thơ của dân tộc nhưng ông vẫn có sự sáng tạo độc đáo của riêng mình. Có thể nói lục bát là linh hồn của thơ Tố Hữu:

Đàn tép mà ép biển khơi

Quạ đen mà chiếm mặt trời được chăng?

(Vinh quang Tổ Quốc chúng ta) Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? (Việt Bắc)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài ra Tố Hữu còn rất khéo léo đưa vào trong thơ của mình những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ không chỉ với mục đích dễ thuộc, dễ nhớ mà quan trọng hơn còn là để bộc lộ những suy nghĩ của mình. Sự khéo léo và tài tình đó còn là minh chứng cho thấy hồn thơ ông đã được ảnh hưởng rất nhiều từ cha và mẹ đều là những người ham thơ và thuộc nhiều ca dao, thành ngữ:

Nơi chôn rau cắt rốn của ta

(Ta đi tới) Nghĩa tình e sớm nắng chiều mưa

(Tâm sự) Và dân ta ăn tuyết nằm băng

(Hành khúc) Dân ta tức nước vỡ bờ rồi đây

(Vỡ bờ)

Tố Hữu là nhà thơ của thời đại, vì thế thơ ông không thể thiếu giọng anh hùng ca của thời đại cách mạng nhưng không vì thế mà thiếu đi nét đẹp của văn hóa tín ngưỡng – cái nền trữ tình, nồng thắm mang hơi thở của dân tộc. Với những bài thơ như thế, ông đã góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc, thổi vào tâm hồn thế hệ sau tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc với bản sắc văn hóa không thể trộn lẫn. Đúng như Lê Đình Kỵ đã từng khẳng định Tố Hữu là nhà thơ có: “phong cách dân tộc đậm đà”.

3.3. Không gian thiên nhiên – vũ trụ

Như chúng tôi đã thống kê ở trên, không gian thiên nhiên – vũ trụ trong thơ Tố Hữu chiếm một tỉ lệ rất lớn trong các không gian gồm 55 đơn vị, chiếm 35,4% tổng số các danh từ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu và xuất hiện 389 lần, chiếm 46,5% số lần xuất hiện của các danh từ chỉ không gian. Trong đặc điểm không gian nghệ thuật chúng tôi chỉ đề cập tới ba không gian có tần số

xuất hiện cao nhất đó là gió, trời nắng.

Gió trong thơ Tố Hữu gây ấn tượng mạnh cho người đọc không chỉ bởi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thấy gió có mặt cả trong không gian thực và không gian tâm tưởng, không gian

hiện tại và không gian hoài niệm. Gió là của trời nhưng cũng có lúc gió như

người bạn đồng hành của con người, cũng có lúc lại là đại diện cho những khó khăn vất vả quất vào cuộc đời dâu bể một cách không thương tiếc. Ở đây,

chúng tôi chỉ khai thác không gian gió như là một thi ảnh độc lập.

Trước hết, ta có thể dễ nhận thấy gió đi vào hồn thơ Tố Hữu là cơn gió

có thực trong không gian thực:

Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều (Tâm tư trong tù) Có một tiếng còi xa trong gió rúc

(Tâm tư trong tù)

Gió không chỉ xuất hiện trong không gian thực nữa mà còn xuất hiện

trong không gian tâm tưởng. Gió trong hoài niệm và từ quá khứ ùa về:

Từ thuở ấy, quăng thân vào gióbụi

Đến hôm nay phút chết đã kề bên (Trăng trối) Hai mươi tuổi hồn quay trong gióbão

Gân đang săn và thớ thịt căng da (Trăng trối)

Lẽ thường gió chỉ khác khi thổi nhẹ hay mạnh, lạnh hay mát nhưng với

Tố Hữu, ông đã cảm nhận được đầy đủ sắc thái của gió một cách rất tinh tế.

Gió hôm nay khác gió hôm qua, nó mang trong mình một sinh khí mới tràn trề

sức sống, dự báo cho một thời đại đang đổi thay:

Chen bước nhẹ trong gió mạnh lên triều (Tâm tư trong tù)

Dầu vậy, trên bước đường hành quân và trong quãng đời nhiều đau thương đã hơn một lần nhà thơ thấy mình lẻ loi, đơn độc. Một con người sống và chiến đấu hết mình, luôn sôi nổi và hăng say cũng không tránh được lúc thấy nao lòng bởi nỗi cô đơn:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Người rùng mình tưởng đứng đỉnh cù lao Nỗi cô độc giữa gió triều biển động

(Huế tháng Tám)

Và đó cũng còn là hình ảnh người mẹ đang lang thang tìm con trong gió:

Tìm nghe trong gió tiếng con đâu (Vú em)

Gió là hình ảnh của hoàn cảnh, của những thách thức trong cuộc đời,

không gian gió đã chứa đựng đầy ẩn ý:

Lả lướt đi về trong gió mai (Dửng dưng)

Bên cạnh không gian gió là không gian nắng. Không gian nắng xuất hiện

33 lần trong ba tập thơ. Nhờ có nắng mà không gian trong thơ Tố Hữu bớt màu sắc u buồn, ảm đạm. Cũng như gió, nắng là của trời, nắng cũng xuất hiện cả trong không gian thực và không gian tâm tưởng nhưng ở đây nắng và các biến thể của nó là một không gian rộng mang nhiều màu sắc có khả năng chuyển tải các cung bậc cảm xúc khác nhau:

Trong nắng nhạt chiều thu

(Chiều) Ôi chú bé mang hồn người chiến sĩ

Ngạo nghễ cười trong nắng sớm sương đêm (Chú bé hát rong) Tháng bảy nóng, bụi mờ và nắng ngập

(14 tháng báng 7)

Nhà thơ đã rất tinh tế và nhạy cảm khi phát hiện ra cái tinh khôi, thuần khiết, cái nắng mới của mùa xuân, của thời đại mới:

Sắp về đây tắm nắng xuân hồng (Xuân đến)

Đã có lúc nắng góp phần làm thi vị hóa hình ảnh của anh lính cụ Hồ:

Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài những không gian kể trên, trong thơ Tố Hữu còn có không gian

trời, với 44 lần xuất hiện trong cả ba tập thơ. Phải nói rằng không gian trời

được nhà thơ sử dụng rất nhiều lần. Đây là không gian vô cùng rộng lớn và bao

la bao chùm tất cả vận vật, nó không chỉ chứa đựng không gian gió, nắng

còn chứa đựng cả các hiện tượng tự nhiên như mưa, giông bão. Nhắc nhiều tới

không gian trời phải chăng nhà thơ đang chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh nên

ông khao khát một bầu trời rộng rãi, một bầu trời của tự do.

Lời khẳng định chắc nịch với bọn giặc rằng trời này là trời thuộc chủ

quyền của lãnh thổ Việt Nam chứ không phải của chúng bay:

Trời không của chúng bay

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên) Và lối so sánh rất độc đáo nhằm hạ bệ lũ giặc:

Đàn tép mà ép biển khơi?

Quạ đen mà chiếm một trời được chăng?

(Quang vinh Tổ Quốc chúng ta)

Mong muốn được làm chủ thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cuộc sống của mình là mong muốn chính đáng và đã có lúc còn là mong sức người có thể khắc phục được thiên nhiên:

Đi đi ra chống hạn Thay trời, ta làm mưa

(Trên miền Bắc mùa xuân)

Ngoài ra đó còn là lòng nhân ái, cái nhìn đầy thương xót với một em bé bán rao đêm. Không gian trời xuất hiện ở đây càng khiến hình ảnh em bé thêm đơn độc, lẻ loi giữa một trời bao la rộng lớn. Tố Hữu như đang kêu gọi tình thương và sự đồng cảm từ những người xa lạ dành cho em nhỏ:

Có ai thương một em bé giữa trời?

(Một tiếng rao đêm)

Một không gian trời rộng lớn cũng có lúc được thu hẹp lại dưới cái nhìn

của nhà thơ. Đó là lúc Tố Hữu “sa chân vào ngục tối” nên không gian trời lúc

Một phần của tài liệu khảo sát từ ngữ chỉ không gian trong thơ tố hữu (Trang 80 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)