8. Cấu trúc của luận văn
2.2.4. Danh từ chỉ không gian kết hợp với tính từ
Tính từ là những từ chỉ tính chất, màu sắc [38, 55]. Chúng ta biết rằng trong tiếng Việt, một số tác giả đã xếp tính từ và động từ vào phạm trù từ loại lớn có vị trí quan trọng, và có thể làm thành tố chính trong ngữ, hoặc làm vị ngữ để cấu tạo câu.
Tính từ gồm nhiều tiểu nhóm và nó chiếm một số lượng lớn trong thơ Tố Hữu khi kết hợp với danh từ chỉ không gian, gồm 68 đơn vị, trong đó chủ yếu là khả năng kết hợp về phía sau 63 đơn vị còn kết hợp về phía trước là rất hạn chế chỉ có 5 đơn vị. Khi kết hợp với các danh từ chỉ không gian thì tính từ có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tác dụng biểu thị đặc điểm, tính chất của không gian được nói đến. Sau đây ta sẽ xét khả năng kết hợp về phía trước của một số nhóm tính từ.
- Kết hợp về phía sau:
+ Nhóm tính từ biểu thị tính chất, đặc điểm, trạng thái của không gian
Không gian trong thơ Tố Hữu được mở ra nhiều chiều và được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy, khi diễn tả không gian và các sự vật trong không gian, tác giả đã sử dụng nhiều tính từ chỉ tính chất, đặc điểm, trạng thái để làm
nổi bật cái riêng biệt của từng loại không gian, bao gồm: vắng vẻ, già, xa, cũ,
mới, cao, dài, quen, lạ...
Ví dụ:
Nàng gởi con về nương xóm cũ Nghẹn ngào trở lại đẩy xe nôi
(Vú em) Anh nhìn len lén vườn cau mới Và tấm bình phong đứng lạnh lùng
(Người về)
+ Nhóm tính từ biểu thị kích thước, phạm vi, khoảng cách khác nhau của không gian
Không gian trong thơ Tố Hữu được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau. Chính vì vậy, thế giới nghệ thuật trong thơ ông cũng có phạm vi, khoảng cách,
kích thước vô cùng phong phú. Bao gồm những tính từ: xa xôi, con, to, mênh
mang, dài, cao, bát ngát, sâu, rộng, hẹp...
Ví dụ:
Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền (Bầm ơi)
Trăngcao vòi vọi
Sông nướcmênh mang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Nhóm tính từ biểu thị màu sắc của không gian cũng xuất hiện khá
nhiều trong thơ Tố Hữu. Chủ yếu màu xanh của cánh đồng, của ô mạ, màu đỏ
của mặt trời, màu nhạt của nắng chiều...
Như sông lạch vẫn tắm đồng xanh mát Như sóng biển vẫn dập dìu ca hát
(Thù muôn đời muôn kiếp không tan)
Mặt trời đỏ huyền kỳ mọc lên, ôi náo nức
Nhạc nhân gian cuồn cuộn bốc hồng trần (Vui bất tuyệt) Lão ngồi bên cửa sổ
Trong nắng nhạt chiều thu
(Chiều)
Màu sắc trong thơ Tố Hữu rất đa dạng và phong phú. Đó là màu xanh của niềm tin và hi vọng, có khi là màu hồng của niềm vui, hạnh phúc nhưng cũng có khi là màu đen của tuyệt vọng, đau thương.
Có thể thấy không gian trong thơ Tố Hữu không những được miêu tả, lột tả bằng những tính từ chỉ màu sắc đơn thuần mà có khi còn được miêu tả cùng
các phụ từ chỉ tính chất kèm theo dưới cái nhìn đầy tinh tế của nhà thơ: đã xanh
là phải xanh mát, xanh mượt, xanh mơn mởn, đã đỏ thì phải đỏ rực, đỏ ngầu...
- Kết hợp về phía trước:
Các tính từ kết hợp về phía sau chiếm số lượng rất ít và chủ yếu là các tính từ biểu thị màu sắc.
Ví dụ:
Hôm nay máu chảy đỏ đồng Hậu Giang (Bà má Hậu Giang) Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Có thể thấy việc sử dụng cách kết hợp danh từ chỉ không gian với tính từ nhà thơ đã thể hiện một cái nhìn khá đơn giản nhưng đầy cảm xúc, đầy tâm trạng về những không gian quen thuộc. Sự kết hợp này đã làm nổi bật các thuộc tính của không gian. Qua khảo sát, chúng tôi nhận ra rằng khi nói về những không gian tự nhiên, tác giả thường kết hợp với tính từ như một sự nhận định về thế giới tự nhiên. Điều đó vừa thể hiện được trạng thái tâm lý khác nhau, vừa thấy được tác giả không chỉ là nhà thơ Cách mạng mà ông còn là nhà thơ đậm “chất quê” với hình ảnh của con đò, cánh đồng, dòng sông, lũy tre xanh, xóm làng...