Không gian chiến tranh

Một phần của tài liệu khảo sát từ ngữ chỉ không gian trong thơ tố hữu (Trang 76 - 78)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.3.Không gian chiến tranh

Nhắc đến Tố Hữu, người ta nghĩ ngay đến nhà thơ trữ tình – chính trị. Lớn lên giữa lúc phong trào cách mạng do Đảng Cộng Sản Đông Dương lãnh đạo đang phát triển mạnh mẽ. Trong thời kì Cách mạng Dân Chủ, Tố Hữu sớm được giác ngộ cách mạng. Trong cuộc đời hoạt động và cả những tháng ngày bị bắt giam, Tố Hữu đã làm nhiều thơ cách mạng. Xem xét không gian trong thơ Tố Hữu sẽ là rất thiếu sót nếu ta không nhắc đến không gian chiến tranh. Không gian chiến tranh được Tố Hữu nhắc tới qua 18 danh từ, chiếm 11,6% tổng số các từ ngữ chỉ không gian, xuất hiện 36 lần, chiếm 4,3 % tổng số lần xuất hiện của các đơn vị ngôn ngữ chỉ không gian. Đây là một không gian rất tiêu biểu cho không gian nghệ thuật trong thơ ông. Nó đã dựng lại rất sống động và đầy đủ những thời khắc đau thương, mất mát nhưng đầy vẻ vang của một dân tộc đã anh dũng quật cường.

Trong không gian này chúng tôi chỉ xin đề cập đến ba không gian có tần

số xuất hiện cao nhất theo thống kê của chúng tôi đó là chiến khu, chiến trường

mặt trận.

Chiến khu là nơi tập kết, đóng quân của quân ta thường được dựng trong rừng hoặc những nơi kín đáo. Đó là nơi các nhà lãnh đạo quân sự của ta thường tổ chức họp và bàn bạc để đưa ra những kế sách sáng suốt cho cuộc chiến:

Mênh mông bốn mặt sương mù Đất trời ta cả chiến khu một lòng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với nhà thơ, nơi đó đã từng gắn bó thắm tình đồng chí anh em, đã từng có kỉ niệm khi được gặp Bác nên khi xa tác giả không tránh khỏi nỗi nhớ, niềm thương:

Bắt tay Bác tiễn ra về

Nhớ hoài buổi sáng mùa hè chiến khu

(Sáng tháng Năm)

Hay nỗi nhớ có khi không trực tiếp được nói ra mà gián tiếp nhắc đến qua lời người ở lại:

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai? (Việt Bắc)

Nhắc đến chiến trường có lẽ ai trong mỗi chúng ta cũng nghĩ ngay đến

nơi có bom rơi đạn lạc, chết chóc, đầy nguy hiểm, nơi diễn ra những cuộc chiến đẫm máu. Có biết bao chiến sĩ của ta đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và nằm lại nơi đây, có biết bao chiến sĩ đã bước ra từ khói lửa của chiến tranh nhưng vết thương về tâm hồn và thể xác mà chiến tranh gây ra thì lại đi theo suốt cuộc đời:

Trên chiến trường ngã xuống

Máu của anh chị, của chúng ta, không uổng (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)

Đó cũng là ý chí quyết tâm sắt đá của các chiến sĩ làm nhiệm vụ mở đường cho xe chạy:

Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)

Và quên sao được hình ảnh những đoàn quân lối tiếp nhau ngày đêm ra tiền tuyến:

Và những chị, những anh, ngày đêm ra tiền tuyến

(Hoan hô chiên sĩ Điện Biên)

Hay đó còn là nỗi lòng đầy tâm trạng của người con khi chia tay mẹ trước lúc lên đường chiến đấu:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Con ra tiền tuyến xa xôi

Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền (Bầm ơi!)

Khi có chiến tranh tất cả sức người, sức của luôn trong tinh thần sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng chiến đấu cao độ, mỗi góc phố, đầu thôn thường ngày bình yên nay cũng trở thành chiến địa:

Mỗi góc núi xây thành chiến lũy

Mỗi đầu thôn thành một pháo đài

Mỗi viên đạn, một đời thằng quỷ Mỗi lối đi, một hố chông gài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Quang vinh Tổ Quốc chúng ta)

Vào những năm tháng dân tộc chìm trong khói lửa chiến tranh, thơ Tố Hữu đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu đối với những người chiến sĩ cộng sản, điều đặc biệt hơn nữa nhà thơ đã trực tiếp tham gia vào các cuộc chiến và để lại những dòng thơ rất thực như một minh chứng sống ban tặng cho đời những trang thơ tuyệt đẹp trong đó sự đóng góp của không gian chiến tranh cho sự thành công của nhà thơ thời chiến là không hề nhỏ. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, chúng ta càng hiểu rõ và yêu thơ Tố Hữu hơn. Đúng như

Trần Đình Sử đã từng khẳng định thì: “trước khi là nhà thơ và cùng với việc là

nhà thơ, ông là nhà cách mạng”.

Một phần của tài liệu khảo sát từ ngữ chỉ không gian trong thơ tố hữu (Trang 76 - 78)