8. Cấu trúc của luận văn
3.1. Không gian chân thực, cụ thể
3.1.1. Không gian làng quê
Nói tới không gian làng quê, trong các nhà thơ Việt Nam, người ta thường nhắc tới nhà thơ Nguyễn Bính. Tô Hoài đã từng viết: “ Khi nào anh cũng là người của các xứ đồng, của cái diều bay, của cây hoa lý, của mưa thưa, mưa bụi giữa việc làm ăn vất vả sương nắng. Bởi đấy là cốt lõi của đời và tâm hồn thơ Nguyễn Bính. Quê hương là tất cả, mà cũng là nơi in đậm dấu vết đời mình”.
Với Tố Hữu, mặc dù là nhà thơ xuất sắc của thơ ca cách mạng nhưng đọc
thơ ông ta vẫn thấy bóng dáng của con đò, dòng sông, bến nước, núi đồi, đồng
ruộng, mái ngói, ngõ quê, vườn cam...hiện lên dưới con mắt chứa chan tình
quê, hồn quê của Tố Hữu. Không gian làng quê gồm cả không gian sinh hoạt
của người dân thường, đây là kiểu không gian phổ biến, rất đỗi quen thuộc và được tác giả nhắc tới nhiều lần, gồm tất cả 39 từ, chiếm 24% tổng số các từ ngữ chỉ không gian, xuất hiện 197 lần, chiếm 23,5% tổng số lần xuất hiện của các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
từ ngữ chỉ không gian và tỉ lệ trung bình là 5,1lần/từ. Ông viết về thôn quê với cảnh thiên nhiên, với cách sinh hoạt, với công việc đồng áng của người dân thật gần gũi và thân quen.
Hình ảnh nông thôn ngày trước hiện lên trong tâm trí nhà thơ, quên sao được những ngày tháng quân giặc giày xéo, đốt phá xóm làng:
Ôi nhớ những năm nào thuở trước
Xóm làng ta xơ xác héo hon
( Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Nhưng những ngày lam lũ, gian khổ ấy đã nhanh chóng được thay thế bằng những ngày tươi sáng. Hình ảnh nông thôn ngày nay khác xưa nhiều lắm, vẫn là bóng dừa, bóng cò, vẫn là cánh đồng, bãi phù sa đó thôi nhưng nó đang mang trong mình sức sống và sự đổi thay mãnh liệt từ khi có Đảng:
Như bóng dừa ôm những xóm làng yêu Như bóng cò bay sớm sớm chiều chiều
( Thù muôn đời muôn kiếp không tan)
Dân có ruộng, dập dìu hợp tác Lúa mượt đồng, ấm áp làng quê
( Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Tố Hữu đã vận dụng mọi giác quan để cảm nhận sự đổi thay đó. Ông không chỉ vận dụng thị giác mà còn vận dụng cả thính giác để lắng nghe sự chuyển mình của cánh đồng. Phải là nhà thơ yêu quê hương bằng cả trái tim mới có được những cảm nhận tinh tế đến vậy:
Nghe hơi thở của đồng quê mập mạp Bãi phù sa xanh mượt ngô non
( Trên miền bắc mùa xuân)
Và đây là hình ảnh cánh đồng lúa mềm mại ven sông chao mình theo gió đầy thơ mộng nhưng vẫn rất thực. Câu thơ với hình ảnh cánh đồng lúa ven sông đã gợi sự tưởng tượng trong tâm trí người đọc về chốn quê hương thanh bình:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đâu những chiều sương phủ bãi đồng
Lúa mềm xao xác ở ven sông
(Nhớ đồng)
Là nhà thơ của cách mạng, của chính trị nhưng với những câu thơ viết về làng quê thì không là quá khi cho rằng Tố Hữu là nhà thơ không chỉ rất am hiểu về cảnh sắc thiên nhiên của làng quê mà ông còn có những câu thơ mang đậm hồn quê không kém gì những nhà thơ làng quê Việt Nam:
Ruộng lúa, đồng khoai, nương sắn, vườn cà
Chuồng lợn, bầy gà, đàn trâu, ao cá
(Bài ca mùa xuân 1961)
Không gian làng quê trong thơ Tố Hữu mang một vẻ đẹp trong sáng, hiền dịu của bức tranh quê. Đó là hình ảnh của làng quê bình yên được bao bọc bởi những con sông, dải đê. Hình ảnh con đê làng đã ăn sâu vào tâm hồn của mỗi người về kí ức tuổi thơ một thời chăn trâu, cắt cỏ, đánh trận giả, thả diều...Hay đó còn là nơi hò hẹn của trai gái. Nguyễn Bính và Đồng Đức Bốn cũng nhắc nhiều tới con đê:
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
(Chân quê – Nguyễn Bính)
Hay: Cỏ gà cục tác trên đê
Làm cho cua cáy cũng mê mẩn hồn
(Chiếc gió ngụ ngôn – Đồng Đức Bốn) Còn với Tố Hữu, khi nói về con đê thì không thơ mộng, không lãng mạn bay bổng mà nó gắn với hình ảnh lá cờ, tiếng trống của thời chiến:
Chiêm mùa, cờ đỏ ven đê
Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn
(30 năm đời ta có Đảng)
Vẫn là chất liệu đồng quê nhưng Tố Hữu đã gửi vào đó ngụ ý sâu xa và thổi vào sự vật cái hồn quê của mình. Sự hòa hợp giữa cảnh và tình không chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tạo ra những câu thơ lay động lòng người mà còn mở ra không gian rộng, khơi gợi những rung động về tình yêu quê hương đất nước, khơi gợi niềm tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc.
3.1.2. Không gian thành thị
Bên cạnh những dòng thơ viết về làng quê thì Tố Hữu còn dành khá nhiều những câu thơ nói về thành thị. Cả danh từ riêng và danh từ chung nói về thành thị chúng tôi thống kê được tổng số 5 từ, chiếm 3,2% tổng số các từ chỉ không gian, xuất hiện 47 lần, chiếm 5,6% tổng số lần xuất hiện của các từ chỉ không gian và tỉ lệ trung bình là 9,4lần/từ. Nếu như trong thơ Mới là sự phân định rõ ràng không gian nghệ thuật giữa thành thị và nông thôn thì với Tố Hữu hai không gian đó có mối quan hệ thân thiết gắn kết với nhau bằng tình cảm và nỗi nhớ của người ở lại và người ra đi. Thành thị hiện lên trong tâm trí của người ở lại:
Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng? (Việt Bắc)
Cuộc chia tay đầy lưu luyến, ngậm ngùi thắm đượm tình đồng đội, tình quân dân giữa người dân chiến khuViệt Bắc và người về nơi thị thành. Với người ở lại thì thành thị xa xôi lắm, nhiều nhà cao tầng, phố đông, đèn sáng thì liệu người về còn nhớ đến núi đồi, nhớ đến bản làng, mảnh trăng giữa rừng hay không? Câu hỏi như xoáy vào lòng người ra đi và làm nao lòng người đọc. Nhưng những thắc mắc, những hoang mang đó sớm được giải đáp, lòng người ở lại sớm được người ra đi trấn an bằng việc thu hẹp khoảng cách lại:
Đường về, đây đó gần thôi
Hôm nay rời bản về nơi thị thành
Nhà cao, chẳng khuất non xanh
Phố đông, càng giục chân nhanh bước đường (Việt Bắc)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chia tay người ở lại, những người con của Thủ đô hướng về quê hương trong lòng đầy lưu luyến nhưng trên đường trở về họ không khỏi bồi hồi, rạo rực trong niềm vui chung của đất nước:
Trên đường về lại Thủ đô
Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ
(Ta đi tới)
Mỗi bước đi lại nhận ra sự thân quen đang dần đổi khác trong niềm vui chiến thắng, chiến thắng đó đã thổi vào Thủ đô, thổi vào lòng người một luồng sinh khí mới:
Đường quen phố cũ đây rồi
Thủ đô tươi dậy mặt người như hoa
(Lại về)
Và không gian Hà Nội với hình ảnh chuyến tàu lên đường đi xa mang
theo cả niềm vui, nỗi buồn, sự luyến tiếc:
Hà Nội rì rầm...Còi thổi ngoài ga
Một chuyến tàu chuyển bánh đi xa
(Bài ca mùa xuân 1961)
Nhưng dù có đi đâu, dù có gắn bó và dành tình yêu cho những nơi ông từng đến bao nhiêu thì người đọc vẫn luôn cảm nhận được một tình yêu mãnh liệt đến tôn thờ khi ông dành cho quê hương của mình. Hình ảnh thành phố quê hương luôn hiện hữu và được ông nhắc đến rất nhiều lần với nỗi nhớ thương đến da diết:
Huế ơi, quê mẹ của ta ơi!
Nhớ tự ngày xưa, tuổi chín mười (Quê mẹ)
Tình yêu và nỗi nhớ đi liền với niềm tự hào về quê hương nơi ông đã sinh ra và lớn lên. Cảnh Huế thì đẹp thơ mộng, lòng người thì nhiệt thành hiếu khách lúc nào cũng như mời gọi:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bữa mô mời bạn vô chơi Huế
Cồn Hến buồm giong ngược bến Tuần (Hoa tím)
Nhìn chung không gian thành thị trong thơ Tố Hữu pha trộn nét buồn trong không gian thành thị của Nguyễn Bính, nhuốm màu tâm trạng, cảm xúc trong thơ Đồng Đức Bốn nhưng vẫn có nét riêng, nét độc đáo mang phong cách của nhà thơ cách mạng.
3.1.3. Không gian chiến tranh
Nhắc đến Tố Hữu, người ta nghĩ ngay đến nhà thơ trữ tình – chính trị. Lớn lên giữa lúc phong trào cách mạng do Đảng Cộng Sản Đông Dương lãnh đạo đang phát triển mạnh mẽ. Trong thời kì Cách mạng Dân Chủ, Tố Hữu sớm được giác ngộ cách mạng. Trong cuộc đời hoạt động và cả những tháng ngày bị bắt giam, Tố Hữu đã làm nhiều thơ cách mạng. Xem xét không gian trong thơ Tố Hữu sẽ là rất thiếu sót nếu ta không nhắc đến không gian chiến tranh. Không gian chiến tranh được Tố Hữu nhắc tới qua 18 danh từ, chiếm 11,6% tổng số các từ ngữ chỉ không gian, xuất hiện 36 lần, chiếm 4,3 % tổng số lần xuất hiện của các đơn vị ngôn ngữ chỉ không gian. Đây là một không gian rất tiêu biểu cho không gian nghệ thuật trong thơ ông. Nó đã dựng lại rất sống động và đầy đủ những thời khắc đau thương, mất mát nhưng đầy vẻ vang của một dân tộc đã anh dũng quật cường.
Trong không gian này chúng tôi chỉ xin đề cập đến ba không gian có tần
số xuất hiện cao nhất theo thống kê của chúng tôi đó là chiến khu, chiến trường
và mặt trận.
Chiến khu là nơi tập kết, đóng quân của quân ta thường được dựng trong rừng hoặc những nơi kín đáo. Đó là nơi các nhà lãnh đạo quân sự của ta thường tổ chức họp và bàn bạc để đưa ra những kế sách sáng suốt cho cuộc chiến:
Mênh mông bốn mặt sương mù Đất trời ta cả chiến khu một lòng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Với nhà thơ, nơi đó đã từng gắn bó thắm tình đồng chí anh em, đã từng có kỉ niệm khi được gặp Bác nên khi xa tác giả không tránh khỏi nỗi nhớ, niềm thương:
Bắt tay Bác tiễn ra về
Nhớ hoài buổi sáng mùa hè chiến khu
(Sáng tháng Năm)
Hay nỗi nhớ có khi không trực tiếp được nói ra mà gián tiếp nhắc đến qua lời người ở lại:
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai? (Việt Bắc)
Nhắc đến chiến trường có lẽ ai trong mỗi chúng ta cũng nghĩ ngay đến
nơi có bom rơi đạn lạc, chết chóc, đầy nguy hiểm, nơi diễn ra những cuộc chiến đẫm máu. Có biết bao chiến sĩ của ta đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và nằm lại nơi đây, có biết bao chiến sĩ đã bước ra từ khói lửa của chiến tranh nhưng vết thương về tâm hồn và thể xác mà chiến tranh gây ra thì lại đi theo suốt cuộc đời:
Trên chiến trường ngã xuống
Máu của anh chị, của chúng ta, không uổng (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)
Đó cũng là ý chí quyết tâm sắt đá của các chiến sĩ làm nhiệm vụ mở đường cho xe chạy:
Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)
Và quên sao được hình ảnh những đoàn quân lối tiếp nhau ngày đêm ra tiền tuyến:
Và những chị, những anh, ngày đêm ra tiền tuyến
(Hoan hô chiên sĩ Điện Biên)
Hay đó còn là nỗi lòng đầy tâm trạng của người con khi chia tay mẹ trước lúc lên đường chiến đấu:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền (Bầm ơi!)
Khi có chiến tranh tất cả sức người, sức của luôn trong tinh thần sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng chiến đấu cao độ, mỗi góc phố, đầu thôn thường ngày bình yên nay cũng trở thành chiến địa:
Mỗi góc núi xây thành chiến lũy
Mỗi đầu thôn thành một pháo đài
Mỗi viên đạn, một đời thằng quỷ Mỗi lối đi, một hố chông gài
(Quang vinh Tổ Quốc chúng ta)
Vào những năm tháng dân tộc chìm trong khói lửa chiến tranh, thơ Tố Hữu đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu đối với những người chiến sĩ cộng sản, điều đặc biệt hơn nữa nhà thơ đã trực tiếp tham gia vào các cuộc chiến và để lại những dòng thơ rất thực như một minh chứng sống ban tặng cho đời những trang thơ tuyệt đẹp trong đó sự đóng góp của không gian chiến tranh cho sự thành công của nhà thơ thời chiến là không hề nhỏ. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, chúng ta càng hiểu rõ và yêu thơ Tố Hữu hơn. Đúng như
Trần Đình Sử đã từng khẳng định thì: “trước khi là nhà thơ và cùng với việc là
nhà thơ, ông là nhà cách mạng”.
3.1.4. Không gian lao tù
Nói đến không gian chốn lao tù, chúng ta nghĩ ngay đến tập thơ “Nhật kí
trong tù” của Hồ Chí Minh. Đây là tập thơ được Bác viết trong những ngày tháng bị bắt giam. Cuộc sống chốn lao tù cơ cực, thiếu thốn trăm thứ, luôn bị hành hạ và ngược đãi nhưng hoàn cảnh không đè bẹp được một hồn thơ yêu đời, lạc quan, yêu thiên nhiên của Bác:
Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bên cạnh đó thì có những bài thơ Bác viết rất thực về cái khổ của cuộc sống của thân tù:
Năm mươi ba cây số một ngày Áo mũ dầm mưa, rách hết giầy Lại khổ thâu đêm không chỗ ngủ Ngồi trên hố xí đợi ngày mai
(Mới đến nhà lao Thiên Bảo) Cũng giống như Bác, Tố Hữu sinh ra và lớn lên khi đất nước có giặc, cũng hoạt động cách mạng và chịu cảnh tù đày, cũng là nhà thơ của thời chiến, Tố Hữu đã dành rất nhiều câu thơ chứa danh từ viết về không gian chốn lao tù, gồm 10 từ, chiếm 6,4 % tổng số các từ ngữ chỉ không gian, xuất hiện 22 lần, chiếm 2,6 % tổng số lần xuất hiện của các đơn vị ngôn ngữ. Nhưng dường như
trong những bài thơ ấy thay vì tinh thần lạc quan, ung dung như trong “Nhật kí
trong tù” thì đó là một tâm thế sôi sục, sốt sắng, tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ:
Tung ngục tù ra, tung ngục tù ra (14 tháng 7)
Những ngày tháng bị giam cầm thân tù khao khát tự do, khao khát độc lập hơn lúc nào hết và đếm từng ngày để được ra tù:
Một đêm nữa, rồi thôi ra ngục tối (Đời thợ)
Những trận tra tấn dã man trong ngục tù cũng không làm lung lay được ý chí và lòng quyết tâm sắt đá của các chiến sĩ:
Roi điện cùm xai tóe máu tươi
Xà lim không thể khóa hồn người
(Quê mẹ)
Và quên sao được những người bạn tù đã cùng mình đồng cam cộng khổ:
Anh với tôi giữa bốn tường vôi lạnh Lặng nhìn nhau, lựa phải nói năng chi!
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm anh dũng, hào hùng của quân và dân ta không tránh khỏi những tủi nhục, đau thương. Bằng nỗi đau của người dân mất nước và từng sống trong cảnh tù đày, Tố Hữu đã thấu hiểu, chia sẻ và cảm thông sâu sắc với nỗi đau, nỗi nhục và càng thấy căm, thấy hận lũ giặc:
Lưỡi lê, mũi súng nhà tù
Càng đau, càng khổ, càng thù, càng căm
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Từ nỗi đau và mối thù ấy mà các chiến sĩ của ta đã tìm cách vượt ngục để tìm về với Đảng, kí ức đó đến mãi sau này vẫn không nguôi:
Bâng khuâng chuyện cũ: một chiều thu Mười chín năm xưa, mấy bạn tù
Vượt ngục, băng rừng, tìm mối Đảng (Mẹ Tơm)
Không gian chốn lao tù đã mở ra cho người đọc biết được thêm rất nhiều về nỗi khổ, về những mất mát, đau thương mà các các chiến sĩ của ta từng phải chịu đựng trong thời chiến từ đó ta càng thấy cảm phục và trân trọng lịch sử của dân tộc nói chung và hình ảnh của vị lãnh tụ đáng kính, những anh bộ đội