Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp thơ ca và phong cách thơ Tố Hữu

Một phần của tài liệu khảo sát từ ngữ chỉ không gian trong thơ tố hữu (Trang 30 - 111)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.1.Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp thơ ca và phong cách thơ Tố Hữu

a. Vài nét về cuộc đời

Tố Hữu (1920 – 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê ở Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cha ông là một nhà nho nghèo nhưng rất ham thơ và sưu tầm ca dao, tục ngữ. Mẹ ông cũng là con một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhà nho. Bà thuộc nhiều ca dao, dân ca xứ Huế và rất giàu tình yêu thương con. Quê hương và gia đình đã ảnh hưởng rất nhiều đến hồn thơ Tố Hữu sau này.

Tuổi thơ Tố Hữu sớm phải chịu nhiều thiệt thòi, thiếu thốn tình cảm. Năm 12 tuổi mẹ mất, cha đi làm xa. Năm 13 tuổi, Tố Hữu vào học trường Quốc học Huế. Lớn lên giữa lúc phong trào cách mạng do Đảng Cộng Sản Đông Dương lãnh đạo đang phát triển mạnh mẽ. Trong thời kì Cách mạng Dân chủ, Tố Hữu sớm được giác ngộ cách mạng. Năm 1936, ông gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản và trở thành người lãnh đạo Đoàn thanh niên dân chủ ở Huế rồi được kết nạp vào Đảng Cộng sản năm 1938. Trong thời gian này, người chiến sĩ cộng sản đã đến với thơ và năm 1937 đã có bài đăng báo.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Tố Hữu đã từng bị bắt giam. Năm 1939, ông bị thưc dân Pháp bắt và giam ở nhiều nhà lao các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Suốt thời gian bị giam trong nhà lao, Tố Hữu vừa rèn luyện ý chí, vừa làm nhiều thơ cách mạng.

Tố Hữu giữ nhiều cương vị khác nhau trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước như: Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên Huế, Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, Trưởng tiểu ban văn nghệ Trung ương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng…

Ngày 9 tháng 12 năm 2002, Tố Hữu đã rời xa cuộc đời này để lại cho nền văn học nước nhà một sư nghiệp văn học đồ sộ.

Nói đến nhà thơ Tố Hữu là nói đến nhà thơ trữ tình – chính trị. Sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng, phục vụ cho lý tưởng cách mạng. Nói

như Trần Đình Sử thì “trước khi là nhà thơ và cùng với việc là nhà thơ, ông là

nhà cách mạng”. b. Sự nghiệp thơ ca

Sự nghiệp thơ Tố Hữu được khẳng định qua bẩy tập thơ sau:

Tập thơ Từ ấy (1937 – 1946): Tập thơ mở đầu chặng đường thơ Tố Hữu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gặp ánh sáng lí tưởng, tìm thấy lẽ sống. Tập thơ gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng

xích và Giải phóng. Ba phần của tập thơ là tiếng reo ca nồng nhiệt của người thanh niên yêu nước gặp gỡ lí tưởng sống và nguyện suốt đời chiến đấu vì lí tưởng đó.

Tập thơ Việt Bắc (1947 – 1954): Đây là chặng đường thơ Tố Hữu trong

những năm kháng chiến chống Pháp. Việt Bắc là bản anh hùng ca phản ánh

những chặng đường gian lao, anh dũng và thắng lợi của dân tộc trong cuộc kháng chiến. Tập thơ kết tinh những tình cảm lớn của conn người Việt Nam mà bao trùm và thống nhất mọi tình cảm là lòng yêu nước.

Tập thơ Gió lộng (1955 – 1961) tiếp tục khuynh hướng khái quát và cảm

hứng lịch sử mở ra từ cuối tập thơ Việt Bắc, kết hợp với sự thể hiện cái tôi trữ

tình công dân. Gió lộng khai thác ba chủ đề lớn: chủ nghĩa xã hội, cuộc đấu

tranh thống nhất đất nước, tình cảm quốc tế vô sản. Những năm xây dựng chủ

nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất Tổ quốc, Gió lộng vẫn có mặt kịp thời với

cái nhìn khái quát về những vấn đề trọng đại của cách mạng Việt Nam.

Tập thơ Ra trận (1962 – 1971), Máu và hoa (1972 – 1977) là các chặng

đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Mĩ quyết liệt và hào hùng của dân tộc. Hai tập thơ là nguồn cổ vũ, động viên nhân dân chiến đấu để chiến thắng, vì thế mang đậm tính chính luận – thời sự, chất sử thi và âm hưởng anh hùng ca.

Tập thơ Một tiếng đờn (1979 – 1992) và Ta với ta (1992 – 1999) được

viết trong thời bình, thuộc chặng cuối thơ Tố Hữu, đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ ông. Nhiều bài thể hiện sâu sắc những chiêm nghiệm về cuộc sống, về lẽ đời mong kiếm tìm những giá trị mang tính bền vững.

c. Phong cách thơ Tố Hữu

Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị. Tố Hữu là một chiến sĩ – thi sĩ. Với ông, làm thơ trước hết là để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, cho lý tưởng của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đảng. Ông có khả năng thơ hóa các vấn đề chính trị. Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên trình độ là thơ rất đỗi trữ tình. Ông là người đầu tiên mang vào thơ Việt Nam một phẩm chất mới: chất trữ tình riêng tư của người cộng sản. Trong thơ ông, dù đề tài và nội dung cảm hứng có đa dạng đến đâu thì vẫn nhất quán ở chỗ lấy lý tưởng cách mạng, quan điểm chính trị làm hệ quy chiếu cách nhìn nhận và xúc cảm về mọi phương diện, mọi hiện tượng của đời sống, kể cả đời sống riêng tư của chính nhà thơ: “Tả cảnh hay tả tình, kể chuyện mình hay kể chuyện người, viết về các vấn đề lớn hay về một sự việc nhỏ, đối với anh là để nói cho được cái lý tưởng cộng sản ấy thôi”.

Nội dung trữ tình trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu đã là cái tôi chiến sĩ, về sau trở thành cái tôi nhân danh cộng đồng, nhân danh Đảng và dân tộc. Nhân vật trữ tình là con người thể hiện tập trung những phẩm chất của giai cấp, dân tộc, mang tầm vóc thời đại và lịch sử, nhiều khi được thể hiện bằng bút pháp thần thoại hóa. Cảm hứng chủ đạo trong thơ ông là cảm hứng lãng mạn. Thơ Tố Hữu hướng vaog tương lai, khơi dậy niềm vui, lòng tin tưởng và niềm say mê với con đường cách mạng, ngợi ca nghĩa tình cách mạng và con người cách mạng.

Một nét đặc sắc của thơ Tố Hữu là giọng điệu riêng rất dễ nhận ra. Đó là giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến. Cái giọng “hờn dịu ngọt” của người Huế, cái giọng hò man mác thiết tha trên sông Hương và cái giọng thầm thì của chính con sông rất đỗi thơ mộng và trữ tình. Có được giọng điệu ngọt ngào ấy là bởi nhà thơ được thừa hưởng từ điệu tâm hồn con người xứ Huế. Đồng thời, nó còn xuất phát từ quan niệm của Tố Hữu về thơ: “Thơ là tiếng nói đồng ý và đồng tình, tiếng nói đồng chí”. Nhà thơ đặc biệt dễ rung động với nghĩa tình cách mạng, luôn hướng đến đồng bào, đồng chí mà giãi bày tâm sự, trò chuyện, kêu gọi, nhắn nhủ.

Kế tục truyền thống thơ ca dân tộc, đặc biệt là thơ ca dân gian và thơ cổ điển, thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật biểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiện. Hiện thực đời sống cách mạng, những tình cảm chính trị, đạo lý cách mạng qua sự cảm nhận và thể hiện của Tố Hữu đã gắn bó, hòa nhập với truyền thống tinh thần, tình cảm và đạo lí của dân tộc, làm phong phú thêm cho truyền thống ấy. Tố Hữu “tắm đẫm các ý tình cách mạng hiện đại trong những hình thức tư duy cổ truyền thấm thía, đậm đà”.

Tố Hữu là nhà thơ xuất sắc của thơ ca cách mạng Việt Nam. Con đường thơ của ông bắt đầu cùng lúc với sự giác ngộ lý tưởng cách mạng. Các chặng đường thơ ông gắn bó mật thiết với các chặng đường của cuộc đấu tranh cách mạng thần thánh của dân tộc. Lý tưởng cách mạng là ngọn nguồn mọi cảm hứng nghệ thuật. Với Tố Hữu, làm thơ là một hành động cách mạng, nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục, đấu tranh cho sự thắng lợi của lý tưởng cách mạng. Lý tưởng, thực tiễn đời sống cách mạng đã chi phối từ quan niệm nghệ thuật đến đề tài chủ đề, từ cảm hứng chủ đạo đến nhân vật trữ tình, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu. Cuộc đời và sự nghiệp văn học mà Tố Hữu để lại cho đời đã khẳng định ông chính là “một tài năng thơ ca thuộc về nhân dân và dân tộc” (Hà Minh Đức).

1.2.2. Sơ lƣợc về từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu

a. Nhận xét chung

Đi vào nghiên cứu không gian trong thơ Tố Hữu ta sẽ thấy không gian trong thơ ông là không gian đa chiều được nhìn dưới con mắt nhạy cảm và tinh tế đầy sáng tạo với những sự vật gần gũi, bình dị như nắng, gió, mưa, núi, sông, biển...nhưng qua cách sắp xếp từ ngữ, cấu trúc thơ mà các sự vật ấy trở nên sống động và hàm chứa một nội dung mới:

Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu? (Tiếng ru)

Hay:

Nào cần chi biển rộng dẫu bình yên Hay ghê gớm nổi cồn cao sóng dữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Không chỉ có không gian rộng của trời, đất, núi, rừng mà đó còn là không gian thu hẹp của cuộc sống thường ngày. Qua khảo sát lớp từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu có thể thấy rõ điều này.

Nếu ở nông thôn thì đấy là sân phơi khoai, là giếng nước trong:

Ngồn ngộn sân phơi khoai dát nắng Giếng vườn ai vậy, nước khơi trong?

(Mẹ Tơm)

Là khóm tre xanh, là tiếng ru ầu ơ:

Xa xôi đầu xóm tre xanh

Có bà ru cháu nằm khoanh lòng già (Cá nước)

Là cánh đồng, nương rẫy:

Đồng xanh gợn nhớ quê hương

Bơ vơ tiếng hát bên nương nắng chiều (Tiếng hát đi đày)

Là thành thị (Thủ đô) thì:

Hà Nội rì rầm...Còi thổi ngoài ga Một chuyến tàu chuyển bánh đi xa

(Bài ca mùa xuân 1961)

Nếu là chốn lao tù thì có: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Roi điện cùm xai tóe máu tươi Xà lim không thể khóa hồn người

(Quê mẹ)

Rồi nữa là không gian mở rộng theo cả chiều dài đất nước như

Nội, Vinh, Huế...

Trong thơ ông, không gian còn được mở đến không gian của mộ,

của nghĩa trang, của chốn thiên thai...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

b. Các kiểu không gian trong thơ Tố Hữu

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và khảo sát về các từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu, chúng tôi đã chia không gian thành các kiểu: không gian chân thực, cụ thể; không gian văn hóa và không gian thiên nhiên vũ trụ. Ba kiểu không gian trên bao gồm các tiểu không gian sau:

1. Không gian cư trú

2. Không gian thiên nhiên – vũ trụ 3. Không gian văn hóa tinh thần 4. Không gian chiến tranh

5. Không gian chốn lao tù

Tiểu kết

Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày một số vấn đề mang tính lí thuyết và thực tiễn có liên quan đến đề tài. Đó là các khái niệm về: từ, đoản ngữ; danh từ, danh ngữ; nghĩa, trường nghĩa; ngôn ngữ, văn hóa; không gian; không gian nghệ thuật, vấn đề tri nhận không gian và một số nét khái quát về nhà thơ Tố Hữu, sơ lược về từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu. Đồng thời, ở chương 1, chúng tôi cũng nêu các kiểu không gian trong thơ Tố Hữu để làm cơ sở khảo sát đặc điểm về từ loại và cách kết hợp của các từ ngữ chỉ không gian và ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ không gian trong những chương sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

KẾT QUẢ THỐNG KÊ CÁC TỪ NGỮ CHỈ KHÔNG GIAN VÀ KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA TỪ NGỮ CHỈ KHÔNG GIAN

TRONG THƠ TỐ HỮU

Trong chương này, chúng tôi tìm hiểu các từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu bao gồm: các danh từ, đại từ chỉ các dạng thức tồn tại của không gian; khả năng kết hợp với tính từ, động từ, giúp cụ thể hóa đặc điểm, trạng thái, tính chất, hoạt động của không gian; từ ngữ chỉ các đối tượng cùng xuất hiện với các từ ngữ chỉ không gian trong cùng một dòng thơ, giúp biểu hiện các quan hệ ý nghĩa của không gian. Những từ ngữ cùng xuất hiện trên trục dọc và trục ngang như vậy được phân lập thành các nhóm từ loại có cùng đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ pháp khái quát.

2.1. Kết quả thống kê các từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu 2.1.1. Nhận xét chung 2.1.1. Nhận xét chung

Trên cơ sở những vấn đề lý thuyết trình bày ở chương 1, chúng tôi đã tiến hành thống kê, phân loại, sắp xếp các từ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu. Sau đây là kết quả khảo sát thống kê của chúng tôi.

Bảng 2.1: Các từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu

Các từ loại Các loại không gian Số lượng Tỷ lệ

Danh từ

Không gian cư trú 39 24,1%

Không gian thiên nhiên - vũ trụ 55 33,9%

Không gian văn hóa tinh thần 33 20,3%

Không gian chiến tranh 18 11,1%

Không gian lao tù 10 6,1%

Đại từ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đại từ chỉ định biểu thị không gian 5 3,1%

Đại từ để hỏi và đại từ phiếm chỉ biểu thị không gian

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua kết quả thống kê ở bảng 2.1, chúng tôi thấy rằng các danh từ chỉ không gian chiếm số lượng áp đảo, gồm 155 đơn vị, chiếm 95,6% trong tổng các từ ngữ chỉ không gian còn đại từ gồm 7 đơn vị, chiếm 4,3% trong tổng số các từ ngữ chỉ không gian. Trong các từ ngữ chỉ không gian thì từ ngữ chỉ không gian thiên - nhiên vũ trụ chiếm số lượng lớn nhất 55 đơn vị và chiếm 33,9% tổng số các từ ngữ chỉ không gian còn chiếm số lượng thấp nhất là đại từ để hỏi và đại từ phiếm chỉ biểu thị không gian, gồm 2 đơn vị, chiếm 1,2% tổng số các từ ngữ chỉ không gian.

2.1.2. Danh từ, danh ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu

Trong quá trình thống kê, phân loại, chúng tôi dựa vào định nghĩa

“không gian” trong Từ điển tiếng Việt ( Hoàng Phê chủ biên) để phân chia các

danh từ biểu thị các dạng thức tồn tại của không gian theo khía cạnh chức năng: không gian cư trú, không gian lao động sản xuất, không gian văn hóa tinh thần. Danh từ là từ loại cơ bản, chiếm số lượng lớn trong kho từ vựng tiếng

Việt. Danh từ được định nghĩa: “là lớp từ có ý nghĩa phạm trù, sự vật biểu thị

những đơn vị có nhận thức trên cơ sở tồn tại của chúng dưới hình thức những hiện tượng và xã hội hoặc trong sự suy nghĩ của con người” [48, 44]. Trong phạm vi khảo sát của đề tài, chúng tôi đã thống kê được:

- Tổng số danh từ biểu thị không gian: 155 từ

- Tổng số lần xuất hiện các danh từ biểu thị không gian: 835 lần

- Tỉ lệ trung bình số lần xuất hiện / từ: 5,3 lần/ từ

2.1.2.1. Danh từ chỉ không gian cƣ trú

Không gian cư trú là không gian sinh hoạt của con người ( nơi diễn ra

các hoạt động hằng này trong đời sống con người ) bao gồm không gian thành

thị, không gian nông thôn không gian về quê hương, xứ sở. Số lượng các danh từ chỉ không gian sinh hoạt trong thơ Tố Hữu là 39 từ, chiếm 24,1% tổng số các đơn vị chỉ không gian. Không gian cư trú theo nghĩa rộng chính là thiên nhiên vũ trụ, bởi con người đang cư trú dưới vòm trời rộng lớn, chịu tác động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu khảo sát từ ngữ chỉ không gian trong thơ tố hữu (Trang 30 - 111)