Đại từ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu

Một phần của tài liệu khảo sát từ ngữ chỉ không gian trong thơ tố hữu (Trang 55 - 57)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.3.Đại từ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu

Đại từ là: “Từ dùng để chỉ một đối tượng, một điều đã được nói đến, hay là một đối tượng, một điều nào đó trong hoàn cảnh nói năng nhất định”. [50, 281]. Trong quá trình khảo sát đề tài, chúng tôi thống kê được:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tổng số đại từ biểu thị không gian: 7 từ

- Tổng số lần xuất hiện các đại từ biểu thị không gian: 52 lần - Tỉ lệ trung bình số lần xuất hiện: 7,4 lần/từ

Căn cứ vào kết quả khảo sát, chúng tôi chia đại từ thành hai nhóm.

2.1.3.1. Các đại từ chỉ định biểu thị không gian trong thơ Tố Hữu

Theo Ngữ pháp tiếng Việt, tập một (Tác giả Diệp Quang Ban và Hoàng

Văn Thung), NXB GD, 2000 thì đại từ chỉ định là những từ ngữ « dùng để thay

thế và chỉ trỏ các đối tượng được phản ánh trong mối liên hệ định vị trong thực tại. Ý nghĩa của đại từ tương ứng với nghĩa sự vật, sự việc, hiện tượng...của thực từ, kết hợp thực từ, câu, đoạn văn được thay thế » (3, 114).

Do đại từ chỉ có ý nghĩa thay thế mà không có ý nghĩa thực từ (mặc dù nó là thực từ) nên khi biểu thị một không gian nào đó, chúng tôi cho rằng đang thực hiện chức năng xác định một dạng thức, định tuyến, giới hạn không gian. Vì vậy, đại từ cũng mang ý nghĩa nhằm xác định một không gian, nhóm đại từ biểu thị ý nghĩa không gian xác định trong thơ Tố Hữu gồm 5 từ, xuất hiện 43

lần, trung bình 8,6 lần/từ, đó là những từ: đây, đó, này, kia, ấy.

Ví dụ:

Núi hỡi! Từ đây băng xuống đó

Chừng bao nhiêu dặm, mấy đêm đường (Tiếng hát đi đày) Đồng chí Phạm Văn Đồng

Ở bên đó, chắc đêm nay không ngủ

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên) Dưới kia chúng nó đang cười

Cười đi nhé, chúng bay ơi, rồi chết! (Bắn)

2.1.3.2. Các đại từ để hỏi và đại từ phiếm chỉ biểu thị không gian trong thơ Tố Hữu

Các đại từ để hỏi và đại từ phiếm chỉ biểu thị không gian trong thơ Tố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ:

Nó nộp cho Tây Đày đâu không biết

(Bà mẹ Việt Bắc)

Ở đâu u ám quân thù

Nhìn lên Việt Bắc: cụ Hồ sáng soi

Ở đâu đau đớn giống nòi

Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền (Việt Bắc)

Qua các ví dụ trên, ta có thể thấy rằng đại từ đã góp phần làm lên những đặc sắc cho không gian trong thơ Tố Hữu, mở ra không gian rộng lớn, cụ thể để từ đó tạo ra nhiều trường liên tưởng, giúp cho chúng ta thấy được sự đa chiều của không gian trong thơ Tố Hữu.

Việc sử dụng đại từ để thay thế từ chỉ không gian vừa tránh tình trạng lặp lại vừa trỏ một phạm vi không gian. Chính điều đó đã làm lên sự phong phú, đa dạng cho từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu.

Bên cạnh những danh từ chỉ không gian, đại từ đã góp phần làm cho không gian trong thơ Tố Hữu mang nhiều màu sắc hơn, đa chiều hơn, nó có một vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc định vị, định hướng không gian.

Nhờ lớp từ ngữ biểu thị không gian mà trong thơ Tố Hữu có những bản đồ tri nhận không gian lí thú, mở ra những cảm nhận sâu sắc về văn hóa định vị, tri nhận về không gian một cách khá đầy đủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu khảo sát từ ngữ chỉ không gian trong thơ tố hữu (Trang 55 - 57)