Chính vì vậy việc tìm hiểu văn học dân gian xứ Lạng đặc biệt là văn học dân gian của người Tày- Nùng chính là để tăng cường sự hiểu biết về vốn văn hóa dân gian của hai tộc người này, đồ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ TÂN HƯƠNG
KHẢO SÁT TRUYỆN KỂ DÂN GIAN
TÀY- NÙNG XỨ LẠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
THÁI NGUYÊN, NĂM 2012
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ TÂN HƯƠNG
KHẢO SÁT TRUYỆN KỂ DÂN GIAN
TÀY- NÙNG XỨ LẠNG
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Huế
THÁI NGUYÊN, NĂM 2012
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Huế-
người thầy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận văn
Em xin cảm ơn quý thầy, cô tổ Văn học dân gian, Ban chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Bộ phận quản lý Khoa học- Sau đại học trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cô chú, anh chị ở Thư viện tỉnh Lạng Sơn, ở Phòng Văn hoá, thư viện huyện Bình Gia cùng những người dân Tày, Nùng ở Bình Gia- Lạng Sơn đã nhiệt tình cung cấp những tư liệu quý báu để giúp em hoàn thành luận văn này
Em cũng xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn, trường THPT Bình Gia, bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Cuối cùng em xin cảm ơn các thầy cô giáo đã đọc và chỉ rõ những thành công cũng như hạn chế trong luận văn tốt nghiệp này
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Tân Hương
Trang 4VHTT&DL : Văn hoá thể thao và du lịch
[X; Y] : Tài liệu tham khảo
X : Số thứ tự tài liệu tham khảo
Y : Trang tài liệu tham khảo
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực
và chưa từng được ai công bố ở bất kì công trình nào khác
Tác giả
Nguyễn Thị Tân Hương
Trang 6
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục i
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 10
Chương 1 VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI XỨ LẠNG VỚI SỰ HÌNH THÀNH, TỒN TẠI VÀ LƯU TRUYỀN TRUYỆN KỂ DÂN GIAN TÀY - NÙNG 10
1.1 Vùng đất, con người xứ Lạng 10
1.1.1 Khái niệm xứ Lạng 10
1.1.2 Về điều kiện tự nhiên 12
1.1.3 Về điều kiện xã hội và lịch sử tộc người Tày- Nùng xứ Lạng 15
1.2 Văn hóa, văn học dân gian dân tộc Tày –Nùng xứ Lạng 26
1.2.1 Văn hóa, văn học dân gian xứ Lạng nói chung 26
1.2.2 Văn hóa, văn học dân gian dân tộc Tày – Nùng xứ Lạng: 28
Chương 2 CÁC THỂ LOẠI TRUYỆN KỂ DÂN GIAN TÀY – NÙNG XỨ LẠNG 34
2.1 Khái niệm truyện kể dân gian 34
2.2 Hiện trạng nguồn truyện kể Tày- Nùng xứ Lạng 34
2.3 Phân loại 35
2.4 Một số thể loại truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng 39
2.4.1 Thần thoại Tày- Nùng xứ Lạng 40
2.4.2 Truyền thuyết Tày- Nùng xứ Lạng 45
2.4.3 Truyện cổ tích Tày- Nùng xứ Lạng 50
Trang 7Chương 3 ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN KỂ DÂN GIAN TÀY - NÙNG XỨ
LẠNG TRÊN MỘT SỐ BÌNH DIỆN 65
3.1 Về nhân vật, môtíp 65
3.1.1 Nhân vật 65
3.1.2 Một số môtif trong truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng 79
3.2 Sự đồng dạng và tính dị biệt trong truyện kể dân gian Tày, Nùng xứ Lạng 87
3.2.1 Sự đồng dạng 87
3.2.2 Tính dị biệt 92
3.3 Truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng với tín ngưỡng và lễ hội 97
3.3.1 Tín ngưỡng tiêu biểu 99
3.3.2 Một số lễ hội liên quan 102
PHẦN KẾT LUẬN 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8là nơi quần cư của nhiều dân tộc anh em và cũng là vùng đất có người Tày – Nùng cư trú đông nhất cả nước Trong cộng đồng các tộc người Việt Nam, người Tày, Nùng có số dân đông thứ hai sau người Việt (Kinh) Nhiều nghiên cứu khoa học từ trước đến nay đã khẳng định người Tày- Nùng có vốn văn hóa văn học dân gian chỉ phát triển sau người Kinh (Việt)
Chính vì vậy việc tìm hiểu văn học dân gian xứ Lạng đặc biệt là văn học dân gian của người Tày- Nùng chính là để tăng cường sự hiểu biết về vốn văn hóa dân gian của hai tộc người này, đồng thời để tăng cường sự tin cậy, đoàn kết giữa các tộc người anh em là một việc có ý nghĩa lớn lao và dài lâu đối với sự nghiệp xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp và văn minh, một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Hơn thế, xứ Lạng không chỉ là vùng đất giàu giá trị văn hóa mà còn là vùng đất cửa ngõ của giao thương quốc tế quan trọng, văn hóa thương nhân đang dần lấn át đi văn hóa truyền thống Những giá trị cội nguồn đang dần bị mất đi bởi cuộc sống
Trang 9mưu sinh cơm áo gạo tiền Vì vậy, đang đặt ra những vấn đề cấp thiết và mang tính thời sự trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc Việc khai thác, giữ gìn và phát huy nguồn mạch văn hóa dân tộc- văn học dân gian của
xứ Lạng - chính là một việc làm thiết thực để giữ gìn và phát huy bản sắc dân
tộc Việt Nam
1.2 Lý do nghệ thuật
1.2.1 Trải qua nhiều thế kỷ, trong quá trình lao động sản xuất và đấu
tranh xã hội, dân tộc Tày, Nùng nói chung và người Tày, Nùng ở xứ Lạng nói riêng đã xây dựng cho mình một kho tàng văn học dân gian truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa tộc người, nhưng cũng không phá vỡ tính thống nhất chung của văn hóa Việt Nam Nói cách khác văn học dân gian của tộc người Tày –Nùng ở xứ Lạng với những nét đặc sắc riêng đã góp phần làm nên
bộ mặt phong phú, đa dạng nhưng thống nhất chung của văn học dân gian Việt Nam
1.2.2 Truyện kể dân gian Việt Nam nói chung và truyện kể dân gian các
dân tộc thiểu số nói riêng đang là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học xã hội và nhân văn trong đó có khoa học văn học dân gian Việc nghiên cứu truyện kể nói chung và truyện kể xứ Lạng của dân tộc Tày- Nùng nói riêng có thể nói là một hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng
1.2.3 Việc chú trọng khai thác những di sản văn học của các dân tộc ít
người cùng với nhiệm vụ nghiên cứu, khai thác những di sản văn học quý báu của dân tộc Kinh chính là việc góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng nền văn hóa mới Xã hội chủ nghĩa ở một quốc gia đa dân tộc với nền văn hóa
“Thống nhất trong đa dạng”
Xứ Lạng là một trong những cái nôi của văn hoá dân gian Tày, Nùng Ở
đó hội tụ đầy đủ các loại hình văn học dân gian trong đó có truyện kể dân gian
là một di sản vô cùng phong phú, quý giá Nó được xem là thể loại ổn định,
Trang 10phản ánh rõ nét đặc điểm địa lý, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ và bản sắc con người nơi đây Nó vừa mang tính loại hình vừa mang tính đặc thù chưa từng được nghiên cứu một cách hệ thống
Hơn nữa hiện nay việc nghiên cứu học tập văn học dân gian địa phương vào chương trình phổ thông vẫn chưa được chú trọng Là giáo viên THPT, tôi nghĩ nghiên cứu về truyện kể dân gian xứ Lạng của dân tộc Tày- Nùng là một việc làm cần thiết để gìn giữ di sản phi vật thể của dân tộc Việt Nam nói chung và của dân tộc Tày- Nùng ở xứ Lạng nói riêng
Chính vì những lẽ trên và trên cơ sở tiếp tục kế thừa thành tựu của các
nhà nghiên cứu, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là: Khảo sát truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng với mong muốn đóng góp ý kiến của mình vào
công cuộc nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc ít người hiện nay đặc biệt
là thể loại truyện kể Đồng thời cũng là người công tác và gắn bó với bà con dân tộc Tày- Nùng một thời gian dài, tôi muốn góp tiếng nói tri ân của mình với vùng đất, con người xứ Lạng Từ đó góp phần nâng cao chất lượng bài giảng trong nhà trường và làm tài liệu cho những người quan tâm đến truyện cổ Việt Nam nói chung và truyện kể xứ Lạng của dân tộc Tày- Nùng nói riêng
2 Lịch sử vấn đề
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyện kể dân gian thuộc loại hình tự sự bằng văn xuôi dân gian bao gồm các thể loại: Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười và giai thoại Theo tài liệu mà chúng tôi thu thập được, việc sưu tầm và tìm hiểu thể loại truyện
cổ dân gian Việt Nam đã được các học giả quan tâm và tiến hành nghiên cứu
từ khá sớm
Truyện cổ dân gian, hơn mọi thể loại khác có một sức hấp dẫn kì lạ và vốn có một đời sống học thuật phong phú và sớm hơn rất nhiều so với các thể loại khác của văn học dân gian
Trang 112.1 Trong công trình “ Tổng tập văn học dân gian người Việt” do GS.TS
Kiều Thu Hoạch chủ biên, các tác giả đã chỉ ra rằng “Truyện cổ dân gian Việt Nam vốn được ghi chép, sưu tầm từ rất sớm trong các tác phẩm khởi đầu của
nền văn học như Báo cực truyện, Giao Chỉ Kí (Thế kỷ XII), Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên, Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh, Kiều Phú (Thế kỉ XIV-XV); rồi những tập như Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Thiên Nam vân
lục (Nguyễn Hành), Công dư tiệp kí (Vũ Phương Đề), Truyền kì tân phả
(Đoàn Thị Điểm), Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ), Tang thương ngẫu lục
(Phạm Đình Hổ- Nguyễn Án)
Vào những thế kỷ sau như thế kỷ XIX và thời kỳ cận đại của thế kỷ
XX, việc sưu tầm, biên soạn truyện cổ dân gian ngày càng được nhiều người chú trọng Cuối thể kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã có nhiều bộ sưu tập truyện cổ
ra đời do các văn sĩ có ý thức lưu tâm đến vốn văn học cổ truyền của nước
nhà đã ghi chép và xuất bản như Chuyện khôi hài (1882), Chuyện đời xưa (1886) của Trương Vĩnh Ký, Chuyện giải buồn (1880: tập 1, 1885: tập 2) của Huỳnh Tịnh Của, Nam Hải dị nhân (1920) của Phan Kế Bính, Truyện cổ nước
Nam (1932-1934) của Nguyễn Văn Ngọc v v
Từ sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt từ những năm 50 của thế kỷ XX, vốn văn hóa dân gian nói chung và truyện cổ dân gian nói riêng lại càng được coi trọng và việc sưu tầm, biên soạn, nghiên cứu chúng được xem như những hoạt động khoa học, một ngành khoa học độc lập, được nâng lên ở một cấp độ mới Kết quả của ngành nghiên cứu văn học dân gian và truyện cổ dân gian đã đạt được là những kết quả khả quan, với một loạt công trình có tầm cỡ ra đời liên
tiếp như: Truyện cổ tích Việt Nam (1955) của Vũ Ngọc Phan, Lược khảo về thần
thoại Việt Nam (1956) của Nguyễn Đổng Chi, Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (1957) của Nguyễn Đổng Chi, Văn Tân, Nguyễn Hồng Phong v.v
2.2 Cùng với văn học dân gian của người Kinh, bộ phận văn học dân gian
của người Tày, Nùng- cư dân bản địa và là chủ thể ở vùng Đông Bắc (Việt
Trang 12Bắc) với bản sắc riêng của một tộc người miền núi, đã góp phần làm nên bộ mặt phong phú đa dạng của văn học dân gian Việt Nam Tuy nhiên, việc nghiên cứu văn học dân gian Tày- Nùng đến thời điểm này vẫn còn nhiều khoảng trống Ngoài một số công trình sưu tầm và giới thiệu văn bản truyện
kể như Truyện kể Việt Bắc (1963), Truyện cổ Tày- Nùng (1974), Truyện cổ
các dân tộc ít người Việt Nam (1978), Truyện cổ Bắc Kạn (2000) thì các
công trình chuyên biệt về truyện kể dân gian Tày- Nùng lại có phần ít ỏi, chỉ
có vài ba công trình Cụ thể như Sưu tập và khảo cứu truyện cổ Tày của hai
tác giả Vũ Anh Tuấn và Vi Hồng (tài liệu đánh máy 257 trang- Khoa ngữ văn
Đại học sư phạm Thái Nguyên) Tìm hiểu một cặp mẫu kể dân gian miền núi
dưới góc độ loại hình của tác giả Vũ Anh Tuấn (Tạp chí Văn học số 4- 1991), Khảo sát cấu trúc và ý nghĩa một số típ truyện kể dân gian Tày vùng Đông Bắc Việt Nam của tác giả Vũ Anh Tuấn (Luận án PTS- 1991), Tìm hiểu quan niệm về cái đẹp và nghệ thuật trong văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam của Hoàng Minh Lường (Luận văn Thạc sĩ Đại học sư phạm Hà Nội
1987-71 trang), Truyện thơ Nôm Tày- Đặc điểm nổi bật trong văn hóa dân
gian và văn hóa Tày của Hà Thị Bích Hiền (Luận văn Thạc sĩ Đại học sư
phạm Hà Nội 2000-98 trang) Hiện tượng vượt biển (Khảm Hải) trong đời
sống văn hóa dân gian Tày của Nguyễn Thị Nhin (Luận văn Thạc sĩ Đại học
sư phạm Hà Nội 2003- 100 trang), Khảo sát và so sánh một số típ truyện kể
dân gian Tày- Việt của Lương Anh Thiết (Luận văn thạc sĩ Đại học sư phạm
Thái Nguyên 2003- 122 trang), Khảo sát những đặc điểm truyền thuyết của
người Tày ở Bắc Kạn của Mai Thu Thuỷ (Luận văn thạc sĩ Đại học sư phạm
Hà Nội 2005- 100 trang)
2.3 Người Tày- Nùng là chủ thể văn hoá chính ở xứ Lạng Văn hoá, văn
học dân gian của tộc người Tày- Nùng xứ Lạng là mảnh đất ẩn tàng những
“nguồn lợi” quý giá đòi hỏi phải có sự nhọc công tìm hiểu Nghiên cứu về văn
Trang 13học dân gian đặc biệt là khảo sát diện mạo chính của truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng cho đến thời điểm này theo khảo sát của chúng tôi thì chưa có một công trình chuyên biệt nào Chỉ có một số công trình nhỏ, lẻ riêng biệt về
văn học dân gian như công trình Đặc điểm dân ca đám cưới Tày, Nùng xứ
Lạng của Lộc Bích Kiệm (Hội văn học nghệ thuật Lạng Sơn 2004- 138 trang),
giới thiệu Truyện kể Tày, Nùng xứ Lạng của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Tuấn (Chủ biên), Phạm Nguyên Long, Lâm Mai Lan trong công trình Địa chí
Lạng Sơn- Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội- 1999), Bước đầu tìm hiểu thơ ca dân gian của người Tày, Nùng xứ Lạng của tác giả Thái Vân (Tạp chí
văn học số 11- 1996)
Tôi không có tham vọng là luận văn sẽ bao quát được hết vẻ đẹp lấp lánh của văn hóa dân tộc Tày –Nùng, đời sống tâm tư, tình cảm mà đồng bào gửi gắm trong kho tàng truyện kể xứ Lạng Nhưng kế thừa các nghiên cứu đi trước, đề tài của chúng tôi hy vọng bước đầu giải quyết được những vấn đề cụ thể của truyện kể xứ Lạng
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài luận văn của chúng tôi có tên là Khảo sát truyện kể dân gian Tày -Nùng xứ Lạng Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi sẽ là truyện
kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng đã được sưu tầm, biên soạn và xuất bản
Tài liệu chúng tôi chọn làm tài liệu khảo sát chính là tập Truyện cổ xứ
Lạng của dân tộc Tày và Nùng do Nguyễn Duy Bắc, Hoàng An, Hoàng Tuấn
Cư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1997 Cùng
với một số truyện sưu tầm trong công trình Lễ hội dân gian Lạng Sơn của
Hoàng Páo, Hà Văn Thanh, Bế Kim Loan, Vũ Kiều Oanh, Sở văn hoá thông
tin Lạng Sơn sưu tầm, giới thiệu và một số truyện trong Ai lên xứ Lạng của
Hà Văn Thư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, Vương Toàn, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 1994
Trang 14Ngoài ra chúng tôi còn mở rộng thêm biên độ khảo sát các truyện cổ của các dân tộc Tày và Nùng ở các địa phương khác và một số dân tộc khác để làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan Nguồn tư liệu chủ yếu được trích trong các công trình :
* Truyện cổ Bắc Kạn, tập 1+ 2+ 3, Sở Văn hóa TTTT Bắc Kạn, 2000
* Truyện cổ Tày – Nùng, Nxb Văn học, H, 1974
* Truyện cổ Việt Bắc, Nxb Văn hoá - Viện văn học, H, 1963
* Tổng tập văn học dân gian người Việt, Nxb Khoa học xã hội- H, 2009
* Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Khoa
học xã hội, H, 2009
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu bao trùm của luận văn là tìm hiểu đặc điểm truyện kể dân gian
xứ Lạng của dân tộc Tày, Nùng trên bình diện thể loại, qua góc nhìn bản sắc văn hoá tộc người, chỉ ra sự tác động của môi trường tự nhiên, văn hoá xã hội hình thành nên những sáng tạo tinh thần đó, cụ thể là:
4.1 Tìm hiểu vùng đất xứ Lạng- nơi hình thành, lưu truyền những truyện
kể dân gian để cố gắng đi tìm lý do vì sao vùng đất và tộc người Tày, Nùng ở đây lại lưu giữ một số lượng truyện kể dân gian phong phú, đặc sắc như vậy
4.2 Tiến hành khảo sát phân loại truyện kể dân gian xứ Lạng của đồng
bào Tày, Nùng theo tiêu chí thể loại mà các nhà foklore học đã đề xuất Qua
đó làm sáng tỏ những đặc điểm tư tưởng -thẩm mỹ của truyện kể xứ Lạng của dân tộc Tày- Nùng trong đời sống tâm hồn, tình cảm Tày, Nùng- hai dân tộc
có vị trí đứng thứ hai sau người Kinh- hai dân tộc có vai trò chủ thể văn hóa trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc Việt Nam để làm sáng tỏ một giá trị văn hóa lâu đời và đặc thù, góp phần bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa dân tộc, phát huy tác dụng giáo dục tốt đẹp của nó trong cuộc
sống hiện nay
Trang 155 Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp
có tính phổ biến trong nghiên cứu khoa học như:
* Phương pháp sưu tầm, khảo sát: Văn học dân gian ra đời sớm và được lưu
lại trong trí nhớ của nhân dân bằng con đường truyền miệng Vì vậy để có thêm tư liệu trong quá trình khảo sát chúng tôi sử dụng phương pháp sưu tầm
* Phương pháp thống kê: Phương pháp này giúp đưa ra được những số liệu
cụ thể, chính xác về vấn đề cần khảo sát Từ đó dẫn đến những kết luận khách quan
* Phương pháp tổng hợp, hệ thống tư liệu : Phương pháp hệ thống là cách
đặt truyện cổ xứ Lạng của dân tộc Tày Nùng trong cùng một hệ thống như truyện kể Bắc Kạn, truyện kể Việt Bắc, truyện kể Tày, Nùng để thấy được nét chung cũng như nét riêng của nó
* Phương pháp phân tích, so sánh: phương pháp này tìm ra những điểm
giống và điểm khác của truyện cổ xứ Lạng của dân tộc Tày- Nùng và truyện
cổ dân tộc Tày- Nùng của các địa phương khác nói riêng và truyện cổ của các dân tộc khác nói chung Người viết phải phân tích, đối chiếu truyện cổ xứ Lạng của dân tộc Tày- Nùng với truyện cổ của các địa phương, các dân tộc khác
* Phương pháp nghiên cứu liên ngành: phương pháp này dùng để lý giải
cho những đặc điểm của truyện cổ xứ Lạng của dân tộc Tày- Nùng Kiến thức của nhiều ngành khác nhau như : lịch sử, địa lý, dân tộc học, văn hóa học sẽ rất hữu ích trong việc nghiên cứu
6 Đóng góp của luận văn:
- Phác họa diện mạo chung của truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng
- Làm rõ đặc điểm nội dung, nghệ thuật của truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng và qua đó hiểu thêm đời sống văn hóa, tinh thần của con người dân tộc Tày- Nùng nói riêng và xứ Lạng nói chung
Trang 16- Góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị tinh thần của văn học dân gian xứ Lạng của dân tộc Tày- Nùng nói riêng và văn học dân gian cả nước nói chung Từ đó khẳng định sự bền vững của bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương và của đất nước Việt Nam
7 Cấu trúc của luận văn
Luận văn ngoài phần Mở đầu và Kết luận Phần Nội dung gồm ba chương: Chương I : Vùng đất, con người xứ Lạng với sự hình thành, tồn tại và
lưu truyền truyện kể dân gian Tày- Nùng
Chương II: Các thể loại truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng
Chương III: Đặc điểm truyện kể dân gian Tày – Nùng xứ Lạng trên một
số bình diện
Phụ lục: Phần này của Luận văn bao gồm: Hệ thống những tác phẩm truyện
kể đã được sưu tầm và sưu tầm thêm (có thể có), được sắp xếp theo thể loại
Trang 17
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI XỨ LẠNG VỚI SỰ HÌNH THÀNH, TỒN TẠI
VÀ LƯU TRUYỀN TRUYỆN KỂ DÂN GIAN TÀY - NÙNG
Trong phạm vi cho phép của đề tài, chúng tôi không có tham vọng đi sâu vào mọi vấn đề thuộc điều kiện, tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội của xứ Lạng mà chỉ đi vào tìm hiểu những yếu tố tác động đến sự hình thành và lưu truyền truyện kể Tày- Nùng xứ Lạng Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu chúng tôi tập trung vào hai phương diện cụ thể: Vùng đất, con người và văn hoá văn học dân gian xứ Lạng Đặc biệt chúng tôi đi sâu vào các khía cạnh về điều kiện tự nhiên, lịch sử tộc người Tày, Nùng và văn hoá văn học dân gian của người Tày- Nùng xứ Lạng- đây chính là những yếu tố có tác động sâu sắc đến đối tượng nghiên cứu
1.1 Vùng đất, con người xứ Lạng
Qúa trình nảy sinh, tồn tại và phát triển của văn học dân gian nói chung
và truyện kể dân gian nói riêng bao giờ cũng gắn liền với điều kiện lịch sử, văn hoá, xã hội và tâm lý của con người Do vậy, trước khi khảo sát các thể loại truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng, cần phải có những tìm hiểu về vùng đất, con người xứ Lạng
1.1.1 Khái niệm xứ Lạng
“ Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em Tay cầm bầu rượu nắm nem Mảng vui quên hết lời em dặn dò ”
Câu ca ấy có từ rất xa xưa vọng mãi cho đến muôn đời nay như đã đã đi vào tiềm thức con người xứ Lạng nói riêng và con người Việt Nam yêu quê hương, đất nước nói chung, nó như một lời mời tha thiết của người xứ Lạng
Trang 18đối với khách muôn phương hãy đến với xứ Lạng và cũng như một cách giới thiệu về xứ Lạng rất thơ, rất đậm sắc thái dân gian
Vậy tại sao lại gọi là xứ Lạng và xứ Lạng có từ bao giờ ?
Sách Cơ sở văn hoá Việt Nam giải thích: tên “xứ” là một khái từ được
sử dụng khá linh hoạt trong dân gian Có khi nó được dùng để chỉ một không gian hẹp như xứ đồng, hay một xóm nào đó Có khi từ này lại được dùng chỉ một không gian rộng hơn: xứ Đông, xứ Đoài, xứ Nam, xứ Bắc, tức là bốn xứ xung quanh kinh thành Thăng Long thời nhà Trần, nhà Lê; hoặc dùng chỉ các
xứ như xứ Lạng, xứ Nghệ Các từ này, khi thì tương đương với một trấn như các phân chia địa giới phong kiến, nhưng có khi lại không, mà tương đương
với một tỉnh Dù thế nào, “xứ” vẫn là từ dùng để biểu đạt sự khác biệt giữa
các vùng đất, chứng tỏ sự phân biệt trong tâm thức dân gian Điều đáng quan tâm là, khi phân biệt các xứ, người dân từ trong lịch sử đã có ý thức phân biệt
sự khác nhau về văn hoá
Theo các tác giả Nguyễn Cường, Đoàn Mạnh Phương, Hoàng Văn
Nghiệm, Đặng Đình Trấn, Trần Anh Tuấn trong cuốn Lạng Sơn nơi địa đầu
tổ quốc khi nghiên cứu về văn hóa xứ Lạng cho rằng “Xứ Lạng được coi là một tiểu vùng văn hóa riêng biệt nằm trong vùng văn hóa Việt Bắc- Đông Bắc Ngay từ xứ Lạng(trước chỉ tỉnh Lạng Sơn) cũng đã hàm nghĩa đây là một vùng văn hóa dân gian (FOLKLORE) và xứ là một từ chỉ một vùng có thể rộng mà có thể hẹp, rất hẹp và thường do dân gian gọi mà thành và xứ cũng thường ứng với một đơn vị hành chính nhất định mà thường gọi là một tỉnh
Từ xứ ngày nay chỉ để gọi trong dân gian trong văn hóa văn nghệ, nó không được coi là một đơn vị hành chính quốc gia Từ xứ gọi là một vùng xứ để gây một ấn tượng cảnh quan nào đó của một vùng có cái gì đó nổi bật và riêng biệt Ngày nay vẫn có các vùng quê hương được gọi là xứ, trong đó có xứ Lạng, nhưng không nhiều chẳng hạn như xứ Huế, xứ Nghệ, xứ Lạng, xứ Thanh, xứ Quảng” [ 5, 33-34 ]
Trang 19Còn trong cuốn Ai lên xứ Lạng của nhóm tác giả Hà Văn Thư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, Vương Toàn thì “Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà
văn hoá, nhà thơ đặt câu hỏi vì sao gọi là xứ Lạng? Xứ Lạng có nghĩa là gì ? Cái tên gọi xưa nay nó quen thuộc, nó gần gũi thân thương đến mức như tên gọi của chính ta, như cơm ăn nước uống và không khí thở hàng ngày Nhưng
hồ dễ mấy ai đã giải thích được một cách thấu đáo dù là người sống rất lâu ở
xứ Lạng chăng nữa! Để lý giải được hai từ đó và một số vấn đề khác nữa, năm 1985, Sở văn hoá thông tin tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức một cuộc hội thảo khoa học về xứ Lạng- Lạng Sơn Nhiều nhà nghiên cứu đã thử lý giải nó nhằm làm sáng tỏ nhiều vấn đề còn chưa xác định, đất nước ta có bao nhiêu vùng gọi là xứ ? xứ Quảng, xứ Huế, xứ Nghệ, xứ Thanh và xứ Lạng
Tổng hợp các nghiên cứu thì xứ Lạng theo các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thiết từ Lạng là một từ Hán- Việt cổ kết hợp với từ Lũng trong ngôn ngữ Tày, Nùng dưới dạng ngữ âm Hán- Việt cổ, theo ngữ nghĩa cổ để chỉ địa danh các điểm cư trú Tày, Nùng Xứ Lạng là xứ sở gồm có nhiều lũng Và như vậy, Lạng có nghĩa là “Núi cao đẹp” như hình dáng núi Lạng đã được miêu tả Xứ Lạng là xứ sở của những lũng, là xứ sở núi non hùng tráng lâu đời, mang nặng mối tình gắn bó Việt- Tày- Nùng lịch sử, thấm sâu ngay trong bản thân địa danh” [48, 7-8]
Như vậy, xứ Lạng được định nghĩa theo cách nào đi chăng nữa thì đến với xứ Lạng ngay trong bản thân địa danh đã gợi cho ta biết bao điều phải khám phá về một vùng đất giàu bản sắc văn hoá Một vùng đất là không gian sinh tồn cho những truyện kể dân gian mang hương sắc hoa hồi, chất men say của rượu nồng và tình người đằm thắm nơi xứ Lạng
1.1.2 Về điều kiện tự nhiên
Trong dải đất nước hình chữ S Việt Nam duyên dáng, mềm mại thì xứ Lạng chính là dải đất địa đầu của Tổ Quốc Xứ Lạng là một điểm nút giao
Trang 20thông, kinh tế quan trọng, phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn Phía Đông Bắc giáp khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Trung Quốc Xét về địa lý hành chính thì xứ Lạng là mảnh đất biên cương có đường biên giới dài với Trung Quốc, là điểm xuất phát của trục đường giao thông Bắc- Nam- Quốc lộ 1A, là điểm gặp gỡ của các quốc lộ 1A, 1B, 4B chạy dọc theo biên giới Việt- Trung Chính vì thế xứ Lạng được coi là vùng
đất “ phên giậu”, là “cửa ngõ chính” trong những cuộc đối thoại và đối đầu
với Trung Quốc qua nhiều thời kỳ lịch sử Đồng thời thì đó cũng là điều kiện
cho “ sự giao lưu văn hoá hằng xuyên Nam- Bắc” của xứ Lạng Với vị trí địa
lý thuận lợi như vậy tự bản thân xứ Lạng đã tạo cho mình những tiềm năng thương mại du lịch và giao lưu kinh tế quốc tế và văn hóa làm nên bộ mặt đa sắc trong vườn hoa văn hóa nghìn sắc của đất nước Việt Nam
Xứ Lạng là nơi có địa hình riêng biệt Là miền núi, nhưng xứ Lạng có dòng sông Kỳ Cùng thơ mộng bắt nguồn từ Đình Lập qua Lộc Bình, Cao Lộc, qua thành phố Lạng Sơn, xuôi về Văn Quan, Văn Lãng, Tràng Định và lại đổ
về Trung Quốc Và đây là một trong hai con sông ở nước ta chảy hướng Bắc,
đổ vào sông Long Châu bên Trung Quốc rồi đổ ra Trung Biển Đông, tạo thành một thung lũng dài với những cánh đồng lòng chảo nổi tiếng trong xứ như cánh đồng Thất Khê, cánh đồng Lộc Bình, cánh đồng Na Sầm màu mỡ, phù sa Ở về phía Tây, xứ Lạng có dãy núi đá vôi hùng vĩ- dãy Kai Kinh nằm trong cánh cung Bắc Sơn, Ngân Sơn rộng lớn, hùng tráng và lại tạo thành một lòng máng khác hướng nước chảy về Đông Bắc Bộ, chính dãy núi này cũng là một yếu tố tác động đến lối sống, tập quán canh tác, phong tục của đồng bào
xứ Lạng
Cùng với cánh đồng khác trong xứ như cánh đồng Bình Gia, cánh đồng
Ba Xã, Yên Bình Phúc, Chi Lăng Xứ Lạng không chỉ có núi đất, thung lũng
Trang 21mà cùng với đó là dãy núi đá vôi Bắc Sơn sừng sững và kiêu hãnh với tư cách
là “người bảo vệ” nền văn hóa khảo cổ học nổi tiếng trong nước và thế giới-
văn hóa Bắc Sơn với những dấu tích đặc trưng là những chiếc rìu đá mài và dấu Bắc Sơn trên đá Những dấu tích đó cho thấy từ rất xa xưa xứ Lạng đã có cho mình một nền văn hóa riêng
Cũng như cả nước, Lạng Sơn là vùng đất nằm trong khu vực Đông Nam
Á, vùng “ Châu Á gió mùa” nơi cây cỏ và sinh vật phong phú với những cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, núi non trùng điệp, gần thì xanh thẫm, xa thì mờ ảo như tranh thủy mặc Đi qua những thung lũng, những đèo, bên thì núi dựng đứng, bên thì suối róc rách, trên cao chim hót líu lo Vào bất cứ ngả đường nào của xứ Lạng cũng vậy, cảnh sắc thiên nhiên tươi xanh bốn mùa, với hoa rừng nở rực rỡ ven đường, quanh làng bản và những cánh rừng hồi bạt ngàn xanh với hương hồi thơm ngào ngạt làm say lòng người Cùng với đó là những dải núi đá vôi chạy dài từ đông sang tây đầy những hang động, mái đá thuận tiện cho con người cổ xưa chọn làm nơi cư trú, những cánh rừng bao la với nhiều loại thực phẩm ngon ngọt có thể nuôi sống các loài động vật cũng như làm môi trường rộng rãi cho con người nối tiếp nhau săn bắn, hái lượm Một vùng đất có đồi núi, có rừng rậm với nhiều loại thảo mộc, thú rừng thực
sự là một không gian lý tưởng cho cuộc sống của con người thời cổ Vẻ đẹp hòa quyện của núi và mây hùng vĩ, của hang và động với cảnh trí tuyệt vời kỳ
ảo, những địa danh ẩn trong đó là trầm tích của những huyền thoại thơ mộng Thiên nhiên đầy thơ mộng, kỳ thú cũng là không gian xuyên suốt trong những câu chuyện kể, những giai thoại đẫm chất thơ của vùng rừng núi xứ Lạng Có
lẽ vì địa hình như vậy mà trong hầu hết các truyện cổ xứ Lạng không gian chủ yếu là cảnh núi non hùng tráng với núi đá và rừng xanh Ẩn chứa trong các cảnh quan thiên nhiên là những sự tích riêng, những hồn riêng Đồng bào xứ
Trang 22Lạng sống hoà đồng với thiên nhiên, đất trời Đó chính là điều kiện để ươm mầm văn hoá xứ Lạng trong quá khứ, trong hiện tại và chắc chắn cả trong tương lai nữa
1.1.3 Về điều kiện xã hội và lịch sử tộc người Tày- Nùng xứ Lạng
1.1.3.1 Về điều kiện xã hội và lịch sử các tộc người xứ Lạng
Xứ Lạng là nơi có các dân tộc ít người chiếm số đông (84,74% tổng số dân của tỉnh), là nơi chung sống của nhiều dân tộc anh em trong đó dân tộc Nùng chiếm 43,86 %, dân tộc Tày chiếm 35,9 %, dân tộc Kinh 15,26%, dân tộc Dao 3,54%, dân tộc Hoa, dân tộc Sán chay và dân tộc H’Mông (Ngoài ra còn có một số dân tộc khác như Thái, Mường, Êđê, Sán Dìu Với sự tụ cư của nhiều các dân tộc anh em như vậy đã giúp cho xứ Lạng gần như có đầy đủ các sắc thái văn hóa và cũng như một bức tranh thu nhỏ (tuy chưa thật đầy đủ) của vùng văn hóa Đông –Bắc Trong số các dân tộc ở xứ Lạng thì tộc người Tày, Nùng là hai tộc người xuất hiện sớm nhất được coi là hai dân tộc bản địa
ở xứ Lạng và cũng là hai dân tộc có số dân đông nhất, có nhiều ảnh hưởng đến các dân tộc khác cùng tụ cư ở xứ Lạng nói riêng và ở vùng Đông- Bắc nói chung Điều kiện xã hội và lịch sử hai tộc người này chúng tôi xin được trình bày ở phần sau
Trong phần này, chúng tôi tập trung giới thiệu một cách khái quát nhất
về cộng đồng các tộc người sống cùng trên mảnh đất xứ Lạng xoay quanh chủ thể Tày, Nùng Bởi lẽ cùng với chủ thể văn hóa là người Tày, Nùng thì các tộc người này cũng có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng bản sắc văn hóa
xứ Lạng để từ đó tạo thành bản sắc văn hóa Việt nói chung Lịch sử các tộc người cùng chung sống trên mảnh đất xứ Lạng đã được đề cập tới trong nhiều
các công trình nghiên cứu như Địa chí Lạng Sơn, Lạng Sơn nơi địa đầu Tổ
quốc Cụ thể ở xứ Lạng có các dân tộc như sau
Dân tộc Kinh là dân tộc có số dân đông nhất Việt Nam Ở xứ Lạng dân tộc Kinh chiếm 15% dân số toàn tỉnh, là dân tộc đông thứ ba sau dân tộc Nùng,
Trang 23Tày Do đặc điểm lịch sử, tộc người Kinh ở Lạng Sơn có hai nguồn: Nguồn
cổ và nguồn mới hay còn gọi là người Kinh đến trước và người Kinh đến sau (khai hoang)
Nguồn cổ là những người Kinh bản địa là một trong những cư dân đầu tiên của tỉnh Nguồn gốc là con cháu nhà Mạc (cuối thế kỷ XVI) và những quan quân nhà Mạc bị thất bại trước lực lượng Lê Trịnh, nên đã chạy lên Lạng Sơn- Cao Bằng vừa lánh nạn vừa củng cố lực lượng Đi theo họ là rất
đông họ hàng thân thích Xứ Lạng trở thành căn cứ địa của những người Kinh
thân Mạc từ dưới xuôi lên Họ ở thành làng mạc riêng, xây thành đắp lũy kiên
cố Hiện nay còn lại nhiều di tích nhà Mạc ở Lạng Sơn Nhiều người Kinh đã
ở xen kẽ trong những bản làng Tày- Nùng, một phần đã Tày- Nùng hóa, một
số khác vẫn giữ nguyên dân tộc Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng giữa người Tày, Nùng và Kinh từ xa xưa đã có mối quan hệ khăng khít với nhau
Dân gian ta đã có câu thành ngữ được truyền tụng từ nhiều đời Kinh già hoá
thổ Câu nói đó có lẽ được bắt nguồn từ thực tế lịch sử Việt Nam thời xa xưa,
khi vua Minh Mạng thực hiện chính sách Cải thổ quy lưu (bỏ quan người dân
tộc, đưa lưu quan từ kinh đô lên trực tiếp nắm quyền cai trị) Vì vậy có thể
nói giữa Tày, Nùng, Việt có sự giao thoa văn hoá khá sâu sắc
Người Kinh khai hoang, người Kinh mới lên Lạng Sơn, họ di cư đến Lạng Sơn theo chương trình khai hoang phát triển kinh tế miền núi do nhà nước kêu gọi Đó là những cán bộ, bộ đội lên công tác và chiến đấu rồi lập nghiệp, lập gia đình, ở lại nơi xứ Lạng Với nhiệt huyết sẵn có, vừa có trình
độ văn hóa, có kinh nghiệm sống, am hiểu phong tục tập quán địa phương, các cán bộ người Kinh cùng gia đình của họ sống hòa đồng với các dân tộc, giúp đỡ các dân tộc, họ thường được nể trọng trong cộng đồng làng bản Trong đời sống văn hóa, người Kinh rất coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, coi vua Hùng là vị tối thượng của cả dân tộc Họ đề cao các anh hùng dân tộc,
Trang 24danh nhân văn hóa không những của dân tộc mình mà của nhiều dân tộc anh
em khác Hàng năm người Kinh có rất nhiều các lễ hội phong phú với bản sắc vùng, miền rõ rệt Người Kinh xây dựng được cho mình một kho tàng văn hóa, văn học dân gian rất phong phú, đa dạng và là chủ thể chính trong văn hóa, văn học dân gian Đại Việt Trong đời sống tín ngưỡng, Phật giáo in dấu
ấn đậm nét trong tâm thức người Kinh Tuy nhiên trong ý thức hệ người Kinh, sâu sắc và thiêng liêng nhất vẫn là tổ tiên và Tổ quốc Vì thế mà tất cả những
gì thuộc về cội nguồn luôn in đậm trong ký ức của mỗi người từ lúc trẻ thơ và theo họ suốt cuộc đời dù phải xa quê hương
Khi đến với xứ Lạng, họ đã coi xứ Lạng là quê hương của mình Họ đã pha dòng máu của mình với đồng bào Tày, Nùng và đem theo nền văn hoá miền xuôi lên miền núi và phổ biến nó trong cộng đồng Tày, Nùng nói riêng
và các dân tộc khác ở xứ Lạng mà họ cùng sinh sống Sự hoà hợp giữa những yếu tố dân tộc vốn có và những yếu tố văn hoá Việt ngày càng ăn sâu vào đời sống người Tày, Nùng làm cho nền văn hoá của cộng đồng Tày, Nùng của xứ Lạng có mảng mầu riêng chung đa sắc
Tộc người Dao đứng thứ chín trong 54 dân tộc anh em Dân tộc Dao ở trong nhóm ngữ hệ Mèo- Dao Tên tự gọi là Dìu Mền, Kìn Mền, Kềm Mùn nghĩa là người ở núi, người ở rừng, cách gọi này thường dùng trong sinh hoạt hàng ngày Trước đây người Dao còn có tên gọi là Mán, nhưng ngày nay không còn dùng nữa Người Dao xuất hiện ở Lạng Sơn từ thế kỷ XVI do những cuộc thiên di từ nam Trung Hoa sang Người Dao cư trú ở Lạng Sơn gồm bốn nhóm ngành Dao chủ yếu, thuộc hai phương ngữ đó là: Dao Lù Đảng còn gọi là Dụ Cùm, Cóc Mần Dao Lù Giang còn gọi là Thanh Phán Dao Đỏ còn gọi là Dụ Lạng, Quế Lâm Dao Thanh Y còn gọi là Pờ ây
Trước đây người Dao là dân tộc chủ yếu sống du canh du cư trên các triền núi cao Do vậy làng bản và địa bàn cư trú thường không ổn định và ít
Trang 25khi kiên cố Ngày nay, tộc người này đã định canh định cư dần ổn định cuộc sống và có nhiều thay đổi về kinh tế, văn hóa Bên cạnh việc trồng cây nông nghiệp, họ còn chăn nuôi và làm nghề thủ công, như nghề dệt vải, đan lát, rèn, chạm bạc, làm đồ trang sức Trang phục người Dao rất độc đáo, được thêu thùa đẹp, màu sắc đậm, tươi sáng và có trang trí nhiều đồ trang sức Người phụ nữ Dao thường mặc quần chẹt Về đời sống tinh thần, người Dao có nền văn hoá dân gian khá phong phú, đó là các truyện kể dân gian, truyện thơ, dân
ca, tục ngữ, ca dao đều rất sâu sắc
Dân tộc Sán Chay: Xứ Lạng không phải là địa bàn cư trú chính của dân tộc Sán Chay, theo số liệu thống kê thì đây là dân tộc đứng thứ năm trong tỉnh Dân tộc Sán Chay còn gọi là Cao Lan, Sán Chỉ, Mán Cao Lan, Hờn Bận Người Sán Chay có hai nhóm phân biệt với nhau về ngôn ngữ đó là: Nhóm nói tiếng Cao Lan gần gũi với tiếng Tày, Nùng và nhóm nói tiếng Sán chỉ gần với thổ ngữ Hán Tuy phân thành hai nhóm nhưng người Sán Chay vẫn có nhiều gắn bó chặt chẽ với nhau về phong tục tập quán, giống nhau về đặc
điểm văn hoá Trong các bản làng của người Sán Chay dân cư sống tập trung
đông đúc Trước năm 1954, họ chủ yếu ở nhà sàn, trong căn nhà truyền thống luôn có hình ảnh con trâu nước, đó là một biểu tượng của họ Trong đời sống tinh thần, người Sán Chay có những đặc điểm riêng, họ có mảng truyện cổ phong phú kể về sáng tạo vũ trụ, nguồn gốc loài người và hình tượng các
nhân vật anh hùng chinh phục thiên nhiên Họ có hình thức dân ca Sinh ca
xuất hiện từ lâu đời, trong đó hội tụ rất nhiều các tri thức về tự nhiên, xã hội
và con người Hàng năm vào ngày mồng sáu tháng giêng họ lại tổ chức hội vào xuân, trong hội có các trò chơi dân gian và múa hát rất độc đáo Đến và định cư ở xứ Lạng, người Sán Chay đã đưa văn hoá của mình vào sống chung
với văn hoá xứ Lạng làm nên bản sắc văn hoá Việt
Dân tộc Hoa cũng là một dân tộc thiểu số ở xứ Lạng Ở Việt Nam, người Hoa có nhiều tên gọi khác nhau như người Quảng Đông, Hải Nam, Liêm
Trang 26Châu, Triều Châu, Phúc Kiến Nhưng đến nay Hoa hay Hán là tên gọi phổ biến hơn cả Sự có mặt của người Hoa trên đất nước ta là kết quả của nhiều đợt di cư và các quá trình phát triển lâu dài, phức tạp Trước đây ở xứ Lạng, người Hoa khá đông đứng vị trí thứ tư sau dân tộc Tày và Nùng, Kinh Đến nay thì người Hoa ở xứ Lạng chỉ còn chiếm vị trí thứ 6 Họ là một dân tộc có truyền thống nông nghiệp, ngư nghiệp và trồng cây công nghiệp Người Hoa
ở thành các làng đông đúc, họ sống tập trung theo dòng họ Trong đời sống xã hội của người Hoa có sự phân hoá sâu sắc, trong gia đình người đàn ông có quyền cao nhất, trong dòng họ, thờ người tộc trưởng quyền thế Người Hoa có tinh thần đoàn kết rất cao Trong nhân dân lao động tinh thần cố kết tộc người vẫn được bảo lưu khá trọn vẹn
Người Hoa vốn có một nền văn học nghệ thuật dân gian cổ truyền phong phú, đáng kể nhất là các làn điệu dân ca Hát ''sơn ca'' (sán cô), là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật truyền thống được mọi người ưa chuộng Sơn ca không chỉ gồm những bài hát ghẹo, hát ví của trai gái, mà còn nói lên tinh thần đấu tranh chống phong kiến, chống các lề thói lạc hậu của xã hội cũ, và đấu tranh nhằm thích ứng với thiên nhiên để sinh tồn và phát triển bền vững giống nòi
Là một dân tộc ít người ở Việt Nam, quyền lợi sống còn của người Hoa gắn liền với các dân tộc anh em khác ở địa phương và trong cả nước Từ bao đời nay, người Hoa đã tự nguyện gia nhập vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam, gắn bó lợi ích của mình với vận mệnh của Tổ quốc Việt Nam Đặc biệt
ở xứ Lạng, người Hoa đã mang lại cho nơi đây các yếu tố văn hóa Hán làm cho mảng mầu văn hóa xứ Lạng thêm sinh động
Dân tộc H’mông ở Việt Nam hiện nay đều có nguồn gốc từ phương Bắc Theo các truyền thuyết của Trung Quốc thì người H'mông xuất hiện sớm nhất
ở khu vực trung và hạ lưu sông Trường Giang Theo các nhà dân tộc học Việt Nam thì phần lớn những người H'mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc đều di
Trang 27cư trực tiếp từ Quý Châu, Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc) sang và họ tập trung định cư nhiều ở các vùng núi cao Người H’mông có nguồn gốc huyết tộc chung với người Dao nên được xếp chung vào ngữ hệ Mèo- Dao, khoảng thế kỷ IX sau công nguyên mới tách thành hai dân tộc Mèo và Dao Sau khi tách khỏi, người H’mông lại phân chia thành bốn nhóm khác nhau theo màu sắc y phục và ngôn ngữ Đó là H’mông trắng, H’mông đỏ, H’mông đen và H’mông hán Người H’mông ở xứ Lạng thuộc nhóm H’mông đen Họ
tự gọi mình là Na Miểu- Na Miểu Sa
Với tinh thần lao động cần cù và đầu óc sáng tạo, người H’mông đã biến nhiều vùng cao miền Bắc nước ta thành nơi dân cư đông đúc, phát huy nội lực chứa đựng những tiềm năng kinh tế dồi dào Văn học nghệ thuật dân gian của người Hmông cũng rất phong phú đa dạng, phản ánh sinh hoạt tinh thần, lao động sáng tạo, những nhận biết về lịch sử và hiện tượng tự nhiên, xã hội, con người vẫn được lưu truyền đến ngày nay Bằng nhiều câu chuyện kể dân gian hấp đẫn, nhiều câu đố vui khá phổ biến ở nhiều vùng, nội dung miêu
tả những sự việc khá cụ thể rõ ràng, trong văn học dân gian thì dân ca chiếm
vị trí đáng kể, được phân ra nhiều loại dùng để cúng ma, tình yêu, cưới xin, làm dâu, mồ côi nội dung tư tưởng tốt, nhẹ nhàng và sâu lắng
Văn hóa của đồng bào Mông là văn hóa đậm chất núi đồi, du canh du cư thể hiện những bản sắc độc đáo, tinh thần cộng đồng và ý thức dân tộc rất cao, hòa vào dòng chảy văn hóa của 54 dân tộc anh em tạo nên sự đa dạng, mang đậm đà bản sắc Việt Nam
1.1.3.2 Về điều kiện xã hội và lịch sử tộc người Tày- Nùng xứ Lạng
Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, Tày và Nùng nói chung và Tày, Nùng ở xứ Lạng nói riêng là hai dân tộc sống bên cạnh nhau, cùng nói chung một ngôn ngữ, cùng một nguồn gốc lịch sử nằm trong khối cộng đồng dân tộc Việt Nam sống trên lãnh thổ một quốc gia thống nhất
Trang 28Hai tộc người Tày, Nùng là thành viên của nhóm ngôn ngữ Tày- Thái,
và là các tộc người có dân số đông nhất so với các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam (Dân tộc Tày đứng hàng thứ hai, dân tộc Nùng đứng hàng thứ bẩy trong tổng số 54 dân tộc anh em) Địa bàn cư trú chủ yếu của người Tày, Nùng tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm Lạng Sơn, Cao Bằng,
Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên nơi tụ cư chính là ở các thung lũng Đặc trưng sinh thái của tộc người này đã hình thành từ hàng nghìn năm, tạo nên truyền thống ứng xử môi trường và những tri thức bản địa hết sức phong phú và đa dạng
Xứ Lạng với các dãy núi đá vôi cao ở mức trung bình và thấp, xen vào
đó là các thung lũng hẹp khí hậu ít nhiều mang tính á nhiệt đới, chịu ảnh hưởng gió mùa, có mùa đông lạnh, giới sinh vật khá phong phú về chủng loại
Có thể nói đây là nơi khá lý tưởng cho cuộc sống của hai tộc người này và vì vậy mà xứ Lạng cũng là nơi có đông người Tày, Nùng sinh sống nhất và cũng
là nơi duy nhất có tỷ lệ người Tày, Nùng chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu các dân tộc của tỉnh Theo tài liệu thống kê năm 1995, dân số người Nùng chiếm 43,9% còn dân số người Tày chiếm 35,6% trong cơ cấu các dân tộc của tỉnh Điều này cho thấy ở xứ Lạng, người Tày, Nùng chính là chủ thể quan trọng của văn hóa xứ Lạng Đã có rất nhiều các công trình khoa học của nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử tộc người Tày, Nùng góp phần rất quan trọng cho người quan tâm khi đi tìm hiểu lịch sử tộc người Tày, Nùng để có những nhận thức, lý giải cụ thể cho đề tài của mình
Các nhà nghiên cứu đều chỉ ra rằng Tày là tên gọi đã có từ lâu đời, có thể vào nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất sau công nguyên, có nguồn gốc chung với tên gọi của nhiều dân tộc thuộc nhóm Thái Choang ở Nam Trung Quốc và
Đông Nam Á như Tai, Táy, Thai đều có nghĩa là “người” Người Tày còn
có tên gọi khác là người Thổ có nghĩa là người bản địa
Trang 29Trong công trình Văn hóa dân gian Tày, Nùng của nhóm tác giả Hà Đình
Thành, Tô Ngọc Thanh, Nguyễn Xuân Kính đã chỉ ra rằng: Người Tày có truyền thuyết Pú Lương Quân nói về người thủy tổ xa xưa là Pú Luông và Gìa Cải sinh sống lâu đời ở vùng Ngườm Ngả (Cao Bằng) trên đất Việt Nam, hai khổng lồ đã sinh ra một trăm người con và dạy họ săn bắn, chăn nuôi, tìm ra lửa để nấu chín thức ăn Ở người Tày có biểu tượng Cây đa thần với 30 rễ chống và 90 cành vươn khắp một vùng rộng lớn, phía Nam giáp với vùng Việt, Mường; phía Bắc giáp với Trung Quốc
Còn theo cuốn Địa chí Lạng Sơn các nhà nghiên cứu đã chỉ ra: nghiên cứu lịch sử tộc người Tày qua những truyền thuyết Cẩu Chủa Cheng Vùa đã
cho thấy vua Thục Phán người sáng lập ra quốc gia Âu Lạc là người Tày cổ, giả thuyết đó cũng cho thấy sự hình thành của tộc người Tày có thể có trước đây khá lâu Địa bàn cư trú của người Tày xưa rộng hơn ngày nay rất nhiều (nhiều tên gọi chỉ các bộ phận của thành Cổ Loa có nguồn gốc từ ngôn ngữ Tày) Mặc dù quốc gia Âu Lạc tồn tại không bao lâu, nhưng vai trò của nó vô cùng quan trọng trong lịch sử hình thành cộng đồng người Tày và cũng là bước khởi đầu tốt đẹp của việc hình thành các mối liên minh ngày càng vững chắc giữa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam cùng nhau bảo
vệ và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh
Năm 1964 học giả Đào Duy Anh căn cứ vào một truyền thuyết bằng thơ
về nguồn gốc các bộ lạc Tày ở Cao Bằng kết hợp với sự phân tích thông tuệ của ông qua nhiều tác phẩm cổ Trung Quốc và Việt Nam và ước đoán: Người Tày ở Việt Nam nói chung và người Tày ở xứ Lạng nói riêng ngày nay có cùng tổ tiên với người Choang Như vậy người Tày chính là hậu duệ của người Tây Âu xưa cũng như của người Việt Nam ngày nay bao gồm người Mường là hậu duệ của người Lạc Việt
Trang 30Đến năm 1966 các học giả Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn có những kiến giải xác đác hơn Căn cứ của hai ông không chỉ dựa vào các truyền
thuyết Tày đứng đầu là Chín chúa tranh vua, Báo Luông Sao Cải, Nùng Trí
Cao và tài liệu cổ sử Trung Quốc và Việt Nam mà còn phân tích hàng loạt các
tài liệu có liên quan của phương Tây và Liên Xô Công trình này đã được đưa đến phác thảo rằng tổ tiên người Tày là một trong các bộ tộc thuộc thành phần Mônggôlôit phương Nam đã hình thành và sinh tụ ở Việt Nam, Trung Quốc
và Bắc Đông Dương Những dân tộc này đã góp phần tạo nên một nền văn
hóa có nhiều nét đặc sắc thường gọi là Văn hóa phương Nam Nền văn hóa
này khác với nền văn hóa cổ xưa của các dân tộc hình thành và sinh tụ ở lưu vực sông Hoàng Hà mà đại biểu là tổ tiên người Hán Nó cũng khác với nền văn hóa của những người du mục cổ đại phía Tây sinh sống ở miền Trung á
và cực Tây Trung Quốc mà đại biểu là tổ tiên người Tạng Sự đan xen của các nhóm ngôn ngữ hệ Việt- Mường và ngữ hệ Tày- Thái đã từng diễn ra mạnh mẽ những cuộc thiên di rộng lớn của tổ tiên các dân tộc Miên, Di, Bạch (mà sử Trung Quốc gọi là Khương Nhung) và tổ tiên người Hán xuống miền Nam và Tây Nam Trung Quốc hoặc miền đầu nguồn các con sông lớn chảy vào Đông Dương Kết quả là các dân tộc vùng này bị biến động phải thiên di xuống phía Nam hoặc dạt vào các miền rừng núi Sự hỗn nhập nhân chủng và văn hóa lại một lần nữa diễn ra làm thay đổi cục diện của người Tày cổ Đối chiếu với truyền thuyết Lạc Việt đây cũng là thời kỳ miền đất cổ Phong Châu diễn ra quá trình hình thành nước Văn Lang Hai cuộc thiên di lớn theo hướng Nam và Tây Nam nửa cuối thế kỷ I trước công nguyên và đầu thế kỷ II sau công nguyên đã làm cho dân tộc Tày ổn định Người Tày trở nên đông đảo và giữ vai trò làm chủ thể của vùng Việt Bắc trong đó có xứ Lạng nơi mà người Tày cư trú đông nhất Với trình độ phát triển tương đối hoàn thiện, họ làm chủ
cả một vùng đất đai rộng lớn Vì vậy không phải ngẫu nhiên, nhiều nơi của
Trang 31Việt Bắc, người Tày mang họ Nông được coi là những người khai phá đất đai, xây dựng đồng ruộng, tạo lập bản Mường Họ là những cư dân sinh sống chính bằng kinh tế nông nghiệp ruộng nước, địa bàn cư trú của họ đa phần ở các thung lũng, có nhiều đồng ruộng Ở xứ Lạng địa bàn định cư lâu đời của người Tày là các cánh đồng lớn nổi tiếng như lòng chảo Thất Khê, Bắc Sơn, Bình Gia Đồng bào thường sống quần tụ thành từng bản, ít thì vài chục nóc nhà, nhiều gồm hơn 100 nhà Bản của người Tày phổ biến được cấu thành từ những gia đình phụ quyền thuộc các dòng họ khác nhau, trong đó có một hoặc hai dòng họ chiếm ưu thế, có uy tín và ảnh hưởng lớn đến các quan hệ xã hội trong bản Đa phần những dòng họ đó thường là những dòng họ có công khai phá đất đai, thành lập bản
Tộc người Nùng là thành viên của nhóm ngôn ngữ Tày- Thái, là dân tộc đứng thứ sáu trong các dân tộc ít người cùng sống trên lãnh thổ Việt Nam sau người Tày, Thái, Mường, Hoa, Khơ me Nùng (Nồng) vốn là tên gọi của một dòng họ trong bốn dòng họ lớn ở Quảng Tây- Trung Quốc, trong quá trình phát triển đã trở thành tên gọi dân tộc Tên gọi tộc người Nùng(Nồng) đã xuất hiện ở Việt Nam lâu đời Những người Nùng sống ở Việt Nam trước kia đã hòa vào người Tày, còn những người Nùng đang sinh sống hiện nay mới di chuyển vào Việt Nam khoảng 200 năm nay
Xứ Lạng là nơi có đông người Nùng sinh sống nhất Việt Nam và cũng
là nơi mà người Nùng chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu các tộc người của tỉnh Người Nùng đã sinh sống ở xứ Lạng từ rất lâu đời, một phần thuộc lớp dân cư bản địa, một phần di cư từ nam Trung Quốc sang Xứ Lạng là một trung tâm cư trú của người Nùng từ thời các vua Hùng dựng nước và là vùng đất địa đầu của lãnh thổ Văn Lang, tất nhiên là quê hương của người Nùng
Là cư dân nông nghiệp làm nương rẫy kết hợp với ruộng nước, có nhiều kinh nghiệm làm ruộng bậc thang Người Nùng định cư, định canh ở hầu khắp các địa bàn ở xứ Lạng Họ tập trung thành bản làng dưới chân hoặc
Trang 32lưng chừng núi Mỗi bản đều có tên gọi riêng gắn liền với địa danh cụ thể gọi theo một truyền thuyết hay một sự kiện lịch sử của địa phương Ở mỗi bản đều có ranh giới của bản mình mà mốc là những ngọn núi, con suối, sông hay những cánh đồng mang dấu ấn đặc trưng của vùng vúi xứ Lạng Ở các thôn bản đều có miếu thờ thần bảo vệ mùa màng, gia súc và dân bản, mọi hoạt động sinh hoạt cộng đồng, các nghi lễ, lễ hội thường được tổ chức hàng năm tại các miếu thờ thần Mỗi chòm xóm lại có miếu thờ thổ công thờ thần thổ địa
Người Tày, Nùng có cùng nguồn gốc xa xưa, trong quá trình phát triển
đã tách thành hai tộc người riêng Nhưng giữa hai tộc người này có rất nhiều điểm chung, họ cùng chung sống xen cài ở vùng Việt Bắc, nên đã và đang diễn ra quá trình tiếp xúc, giao lưu ảnh hưởng qua lại Không kể những bộ phận người Nùng hóa Tày hay ngược lại Hôn nhân hỗn hợp giữa người Tày
và người Nùng ngày càng trở nên phổ biến và tương đối cùng với xu hướng một bộ phận người Nùng xích lại gần các nhóm Tày kế cận đã là những nhân
tố thúc đẩy quá trình hội nhập giữa hai cộng đồng Tày, Nùng Để từ đó hình thành nên những yếu tố văn hóa chung Tày và Nùng thể hiện trong ngôn ngữ, phong tục, tín ngưỡng, văn hóa, văn học nghệ thuật Chính vì có nhiều nét tương đồng như vậy nên chúng ta thường gọi chung là nền văn hóa Tày- Nùng (chúng tôi sẽ đề cập cụ thể ở phần sau)
Có thể nói xứ Lạng là nơi quần cư đầm ấm, hòa thuận, gắn bó, đùm bọc
của nhiều dân tộc anh em “Có dân tộc đông tới hàng trăm ngàn người và
cũng có dân tộc chỉ mấy chục người Từ bộ tộc nguyên thủy Bắc Sơn xa xưa đến cộng đồng cư dân Lạng Sơn ngày nay là một dòng chảy lịch sử dài dằng dặc đầy thác ghềnh ấy, các dân tộc xứ Lạng đã nắm tay, kề vai, đồng lòng chung sức, vui buồn, no đói, sống chết có nhau như anh em một nhà Cộng đồng các tộc người ở xứ Lạng như một khối đoàn kết vững vàng như núi Mẫu Sơn như sắc đỏ của hoa đào mỗi độ xuân về, thủy chung như nàng Tô Thị,
Trang 33trường tồn cùng sông Kỳ Cùng” [5, 53] Đến và tụ cư ở xứ Lạng dù có những
khác nhau về nguồn gốc, huyết thống, ngôn ngữ, sắc thái văn hóa, nhưng tất
cả đều giống nhau về tinh thần yêu quê hương, đất nước, tình yêu đồng bào, nghĩa đồng chí, đức hy sinh, tính cộng đồng để từ đó làm nên bản sắc văn hóa Đại Việt Trong môi trường văn hóa đa sắc tộc ấy truyện kể xứ Lạng được tôn vinh và giữ gìn hơn bao giờ hết bởi nó chính là một một phần làm nên gương mặt Tày- Nùng- một chủ thể quan trọng của văn hóa xứ Lạng Truyện kể xứ Lạng từ lâu đã là tài sản chung của xứ Lạng nói riêng và của các thành phần dân tộc Việt Nam cộng cư lâu dài trên cùng một địa bàn sinh tụ nói chung Xứ Lạng là nơi chung sống bảy thành phần dân tộc xoay quanh chủ thể Tày,
Nùng Vì vậy đọc truyện kể xứ Lạng chúng ta sẽ thấy đặc điểm “Hội tụ- tiếp
xúc là chất kết dính độc đáo Tộc người Kinh, Sán Chay sẽ thấy tâm hồn mình trong các truyền thuyết Tày, Nùng Tộc người H’mông sẽ thấy mình đồng điệu trong các truyện Dao và tất cả sẽ cùng nhận ra trong đó tâm hồn và tính cách Đại Việt” [ 55, 11]
1.2 Văn hóa, văn học dân gian dân tộc Tày –Nùng xứ Lạng
1.2.1 Văn hóa, văn học dân gian xứ Lạng nói chung
Giống như các tỉnh miền núi phía Bắc, xứ Lạng là tỉnh có các dân tộc ít người chiếm số đông Là nơi chung sống của nhiều dân tộc anh em, trong đó dân tộc Tày và Nùng chiếm số đông nhất, bên cạnh đó còn có các dân tộc khác cùng chung sống như Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay, H’mông, Thái, Mường Điều này đã tạo nên những mảng mầu văn hóa vô cùng đặc sắc cho
xứ Lạng
Khi nghiên cứu về xứ Lạng, nghiên cứu Nguyễn Trường Thanh trong
bài Xứ Lạng một vùng văn hoá đã cho rằng: Xứ Lạng chính là một vùng văn
hóa đặc sắc Căn cứ vào các di chỉ khảo cổ nổi tiếng “rìu đá Bắc Sơn”, “ đầu Bắc Sơn” thì từ lâu cư dân của nền văn hóa Bắc Sơn đã biết chinh phục thiên
Trang 34nhiên, sáng tạo nên nền nông nghiệp sơ khai với nghề làm vườn cổ xưa, nghề thuần dưỡng thú rừng, cây ăn trái và rau quả và những dấu tích của văn hóa Bắc Sơn cũng chứng minh một điều rằng xứ Lạng cũng là một trong những trung tâm của nền văn minh lúa nước cổ xưa của châu Á - Văn hóa Bắc Sơn nền văn hóa của cư dân ở hang, săn bắn, hái lượm động thực vật trong các thung lũng, bước đầu biết đến nông nghiệp sơ khai Xứ Lạng còn được biết đến với nền “văn hóa Mai Pha” hậu kỳ của nền văn hóa Bắc Sơn, chủ nhân của nền văn hóa Mai Pha thuộc khối Âu Việt (gồm Tày, Nùng, Lý, Lão ) đã sáng tạo và phát triển nền văn minh thung lũng, nền nông nghiệp trồng lúa đầu tiên trên vùng núi nước ta Cùng với chủ nhân của nền văn hóa Phùng Nguyên là khối Lạc Việt lập nghiệp trên vùng tam giác châu thổ Bắc Bộ tạo dựng nền văn minh sông Hồng Cả hai khối này đều là người Việt cổ, nền tảng của quốc gia Âu Lạc thống nhất, thời đất nước vừa bước vào nền văn minh Vì vậy nền văn hóa Mai Pha có một ý nghĩa trọng đại, nó lấp đầy khoảng trống sơ sử trong không gian Âu Lạc cổ đại ở phía Đông Bắc(mà về thời gian còn tạo thành truyền thống liên tục kể từ thời thái cổ Thẩm Khuyên- Thẩm Hai: văn hóa Bắc Sơn, văn hóa Mai Pha) cho đến tận thời kỳ lịch sử trên vùng đất
xứ Lạng, một bộ phận cực kỳ quan trọng của nền văn hiến Đại Việt
Thiên nhiên với cảnh trí độc đáo và nằm ở địa đầu của Tổ quốc nên từ lâu đã có sự giao lưu văn hóa rất lớn điều này đã là chất xúc tác quan trọng làm nên đặc điểm cốt cách con người xứ Lạng vừa hiền lành, dũng cảm, thành thực như chính núi rừng quê hương lại vừa mẫn cảm, khôn ngoan trước tình hình biên giới, trước biến động chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự ở hai biên giới Những điều này đã tác động không nhỏ tới văn hóa, văn học dân gian xứ Lạng và làm nên gương mặt riêng của mảnh đất biên cương này
Xứ Lạng là nơi chung sống của nhiều dân tộc anh em Mỗi tộc người cùng xây dựng cho mình một truyền thống văn hóa, văn học thống nhất trong
Trang 35đa dạng, vừa có tâm hồn rộng mở, tiếp thu cái hay cái đẹp của văn hóa các dân tộc khác, đồng thời vẫn giữ được cái cốt cách của bản sắc văn hóa các dân tộc Hơn nữa, các dân tộc này không chỉ sinh sống ở xứ Lạng mà còn sinh sống ở nhiều nơi khác trên cả nước Vì vậy văn hóa, văn học xứ Lạng tự thân
nó không thể tách rời, không chỉ còn có bản sắc riêng mà còn mang trong mình những đặc điểm chung của bản sắc văn hóa Việt Nam
1.2.2 Văn hóa, văn học dân gian dân tộc Tày – Nùng xứ Lạng:
Ở xứ Lạng có thể khẳng định một điều tộc người Tày- Nùng chính là chủ thể văn hóa quan trọng nhất Hai dân tộc Tày, Nùng từ xưa đã chung sống hòa hợp với nhau trên một vùng đất nằm dọc dài biên giới Việt- Trung, họ cùng sinh cơ lập nghiệp lâu đời, có nguồn gốc lịch sử chung và tiếng nói giống nhau sống xen kẽ ở từng xã và làng bản Do quan hệ chặt chẽ về nhiều phương diện như vậy, nên hai dân tộc này có nhiều nét tương đồng về đời sống vật chất và văn hóa tinh thần Họ có thể nghe, hiểu và dùng chung tiếng nói của nhau Cho nên khi đi tìm hiểu lịch sử, văn hóa, văn học dân gian của hai tộc người này, các nhà nghiên cứu thường gộp chung hai tộc người này là một Tuy nhiên đã gọi là hai dân tộc thì mỗi dân tộc lại có những đặc điểm, bản sắc văn hóa, văn học dân gian riêng Cần có những công trình nghiên cứu hai tộc người này trong sự tách biệt, nhằm tìm ra bản sắc riêng của mỗi dân tộc Tuy nhiên, để làm được điều này không phải đơn giản, TS dân tộc học
Hoàng Nam trong công trình Dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam đã viết: “ Dân
tộc Tày và Nùng là hai dân tộc được phát triển từ hai thị tộc lưỡng hợp thuộc
bộ lạc nguyên thủy Vì vậy việc tách bạch trình độ phát triển của xã hội Tày, Nùng là việc làm cần được tính toán toàn diện và thận trọng hơn”
Thiên nhiên phú cho xứ Lạng đầy ưu ái nhưng cũng không kém những bất thuận, nằm ở địa đầu Tổ quốc, cửa ngõ biên giới giao lưu rộng mở với văn minh Trung Hoa mà không kém những phức tạp Tất cả những điều này đã
Trang 36tác động không nhỏ đến điều kiện sống, sinh hoạt, cốt cách, văn hóa, văn học dân gian của người Tày, Nùng- chủ thể văn hóa, văn học dân gian chính của văn hóa, văn học dân gian xứ Lạng Với số lượng dân cư của hai tộc người Tày, Nùng chiếm tới hơn 80% dân số toàn tỉnh, xứ Lạng là một vùng có nền
văn hóa đậm nét Tày, Nùng Đó là “nền văn hóa thung lũng (valley culture)-
một nền văn hóa vừa phải thích ứng với các thung lũng để làm ruộng nước như ở đồng bằng, lại vừa phải thích với địa hình miền núi, rừng đặc trưng của xứ Lạng để khai phá rừng trồng trọt khô cạn” [48,62] Trong cuộc sống
lao động đó, người Tày, Nùng đã tạo ra được một nền văn hóa tinh thần với những phong tục tập quán lâu đời, phong phú và đa dạng
Lịch sử dân tộc và điều kiện sống đã sản sinh ra một nền văn hoá dân gian Tày, Nùng khá độc đáo, phong phú, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc Buổi bình minh của lịch sử, đồng bào Tày- Nùng đã có những quan niệm
về thế giới tự nhiên, về vũ trụ Vũ trụ có chỗ tận cùng gọi là “fạ slút nặm
tẳng” tức là nơi tận cùng của trời đất, nơi mà nước biển tự dâng lên trời Đó
là nơi trời đất giao nhau Theo quan niệm của đồng bào Tày, Nùng, khi mới khai thiên lập địa, trời đất rất gần nhau Thậm chí khi giã gạo, chày còn có thể đụng vào trời Trời đất chia làm ba mường: mường trời là thế giới thần tiên, mường người là mặt đất, mường âm là mường của những người sống trong lòng đất, chỉ nhỏ bằng chiếc bình vôi Thế giới vạn vật với người Tày, Nùng vừa gắn bó thân thiết lại vừa bí hiểm Họ quan niệm thế giới do các vị thần linh cai quản, đứng đầu là Trời Trời ở rất xa ta, người ta không thể nhìn thấy được Nhưng qua dải sông Ngân Hà trong suốt như một tấm kính khổng lồ, Trời nhìn thấu mọi sự vật, sự việc nhỏ to dưới trần gian Cho nên khi gặp hoạn nạn, gặp oan khổ họ thường kêu trời phù hộ hoặc chứng kiến việc mình làm
Một điều quan trọng cũng cần phải nói tới chính là những nét đẹp trong văn hóa sắc tộc bản làng của họ Người Tày, Nùng sống hồn hậu, chân thành
Trang 37như đồi núi, núi đá, suối chảy quê hương Bản làng là đơn vị hành chính đồng thời là nơi diễn ra những sinh hoạt văn hóa tinh thần từ ngàn đời xưa cho đến nay Ở đó họ sống với nhau ấm cúng, chia sẻ ngọt bùi đắng cay và ít khi có sự bon chen thù hận Những lúc bên nhau như vậy, họ thường kể cho nhau nghe những câu chuyện của đồng bào họ Những câu chuyện mà người Tày, Nùng
từ già, đến trẻ đều biết và kể được Họ gọi lối kể chuyện này là “Chảng cỏ
xiền”, “Chảng cỏ mừa đía” (nói chuyện đời xưa) Những biểu hiện văn hóa
ấy như sợi chỉ đỏ sống âm ỉ, bền vững trong cuộc sống của người Tày, Nùng cho đến mãi muôn đời
Nói đến văn hóa Tày, Nùng cần phải nói tới ngôn ngữ, tiếng nói của họ Tiếng Tày, Nùng vốn cùng thuộc một ngữ hệ, mà các dân tộc này thường tự gọi là “ Tay” Tiếng Tày, Nùng có từ lâu đời, qua thời gian từ ngôn ngữ dân gian phát triển thành ngôn ngữ bác học, có chữ viết và có những tác phẩm văn học được ghi lại Đến nay tiếng Tày, Nùng tương đối ổn định và phát triển, đáp ứng nhu cầu giao tiếp của đồng bào Tiếng nói ấy vừa trong sáng, giản dị,
dễ hiểu vừa sinh động về âm thanh, giàu có về từ ngữ, phong phú về sắc thái Điều này thể hiện rõ qua lời ăn tiếng nói, đặc biệt là qua kho tàng văn học dân gian của họ mà truyện cổ là một minh chứng sống động nhất Chính tiếng nói
ấy đã giúp cuộc sống, xã hội Tày, Nùng thêm phát triển và ngược lại, cuộc sống xã hội phát triển làm cho ngôn ngữ của họ càng phát triển hơn
Về tín ngưỡng, tông giáo cũng là một nét văn hóa rất quan trọng trong cuộc sống tinh thần của đồng bào Tày, Nùng, là nơi bộc lộ rõ nhất cuộc sống
tinh thần của họ “Tín ngưỡng Tày, Nùng mang tính dân gian và bản địa rất
cao Đồng bào Tày, Nùng luôn hướng niềm tin và tâm linh vào tổ tiên, vào những thiên thần, nhân thần, thần bản mệnh, các thần đất đai, sông núi, cây
cỏ, vào những danh nhân có công với dân với nước Tín ngưỡng phần lớn có
xu thế hướng thiện, cầu phúc, trừ ác thông qua việc thờ cúng tổ tiên, thổ địa,
Trang 38thành hoàng, ở gia đình, làng bản, đình chùa, miếu điện” [ 5, 46] Bản chất
hiền lành, hướng thiện, có hiếu với những bậc sinh thành nên “ người Tày,
Nùng rất tôn trọng và yêu quý cha mẹ Họ không chỉ đối xử tốt với cha mẹ khi còn sống mà cả khi đã khuất Vì vậy mà thờ tổ tiên là tục lệ phổ biến của người Tày, Nùng Bàn thờ tổ tiên thường đặt ở gian chính, hướng ra cửa Những ngày lễ tết trong năm, những việc đại sự trong gia đình như: Mừng nhà mới, cưới xin, tang lễ, bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng là nơi để họ thỉnh cầu, giao cảm tâm linh Ngoài ra người Tày- Nùng còn tin là có “Phi” (ma)
và trong quan niệm dân gian của đồng bào thì “Phi” có hai loại: Phi lành và phi dữ (Phúc thần và hung thần)” [ 21, 15-16]
Bên cạnh đó thì các tôn giáo khác như Phật, Nho, Lão, Thiên chúa có được đồng bào tiếp nhận nhưng đã được dân gian hóa rất nhiều và chỉ tiếp thu những mặt tích cực của các tôn giáo trên phù hợp với đời sống tâm tư tình cảm, đời sống tín ngưỡng của đồng bào Tày, Nùng
Từ các tín ngưỡng trên đã hình thành các ghi lễ và lễ hội phong phú, đa dạng Chủ yếu là những lễ hội có tính chất toàn cộng đồng như: Tết nguyên đán, tết thanh minh, tết trung thu, tết đoan ngọ Lễ hội Lồng tồng là lễ hội tiêu biểu nhất của đồng bào Tày, Nùng diễn ra vào sau tết âm lịch hàng năm gồm
hai phần lễ và phần hội Thực chất, hội lồng tồng là một lễ hội “xuống đồng”
hội khai xuân có ý nghĩa phồn thực cầu được mùa, cầu mọi sự tốt lành Lễ hội
là nơi thể hiện đức tin, tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật của đồng bào và là dịp
để toàn dân bản sinh hoạt văn hóa Đây cũng là mảnh đất tốt, cơ hội tốt cho văn học dân gian được tồn tại, lưu truyền cho đến tận bây giờ
Một nét độc đáo nữa của văn hoá Tày, Nùng là văn hoá hội chợ Chợ là nơi trao đổi hàng hoá, nhưng cũng là nơi để nam nữ, thanh niên trao duyên, tỏ tình Những điệu Sli, lượn trữ tình, thấm đẫm tâm hồn Tày, Nùng thường được hát trên các nẻo đường hội chợ
Trang 39Qủa vậy, dân tộc Tày- Nùng có một kho tàng văn học dân gian khá phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều thể loại khác nhau, như tự sự dân gian, thơ ca dân gian, lời ăn tiếng nói của nhân dân Thơ ca dân gian Tày, Nùng bao gồm cả thành phần nghi lễ và giao duyên Loại hình văn học dân gian này thường gắn với những ngày chợ phiên, những ngày hội xuân, khi có khách vào bản, mừng nhà mới, mừng lễ cưới Những dịp đó, câu Sli, điệu Lượn, lời Phuối pác được cất lên Thơ ca dân gian Tày, Nùng là tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, thế giới quan của đồng bào Nhưng có lẽ đặc sắc và phong phú nhất trong văn học dân gian Tày, Nùng là kho tàng truyện kể dân gian Cũng như đồng bào các dân tộc khác, đồng bào Tày, Nùng cũng có cho riêng mình những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười các loại Những câu chuyện mà người dân Tày, Nùng từ người già cho đến trẻ con đều biết rõ và tự hào Để trưng ra được tất cả những vẻ đẹp muôn hình, vạn trạng của kho tàng truyện kể thì ở những phần sau luận văn sẽ đi sau hơn
Tiểu kết chương 1
Thông qua việc tìm hiểu những nét cơ bản về vùng đất, con người xứ
Lạng, chương viết đã chỉ ra xứ Lạng không chỉ là vùng đất có vai trò quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội mà còn là một vùng văn hoá đặc sắc Xứ Lạng với thiên nhiên thơ mộng và hấp dẫn với núi sông kỳ thú, hùng vĩ những hang động kỳ ảo, khí hậu trong lành, nhiều sản vật quý hiếm, độc đáo, nằm ở địa đầu Tổ quốc, tác động trực tiếp đến quá trình hình thành, phát triển tâm hồn và nhân cách của cộng đồng người Việt cổ trên vùng đất biên thuỳ này
Sự sắp đặt đặc biệt của thiên nhiên xứ Lạng cũng là cái nôi để nảy sinh ra những ý tưởng kỳ vĩ và thơ mộng của các câu truyện kể
Cùng với cảnh đẹp, chất men của rượu nồng và tình người đằm thắm đã khiến ai quên cả lời ai dặn dò trước lúc ra đi Những địa danh ở xứ Lạng đã đi vào biết bao huyền thoại để lại những câu hỏi cho muôn đời, muôn người muốn được khám phá, cắt nghĩa
Trang 40Dân tộc Tày- Nùng với nền văn hoá thung lũng còn in đậm dấu ấn trong các lễ hội và phong tục tập quán trong đó đã tồn tại và lưu truyền một kho tàng thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích Vùng đất xứ Lạng là nơi ươm mầm, phát triển và lưu giữ những câu truyện kể đó Con người xứ Lạng hiền lành, chăm chỉ sống hoà hợp với thiên nhiên và với các cộng đồng dân tộc khác nhau Đây chính là những yếu tố để truyện kể được sống cùng thời gian Ngược lại truyện kể xứ Lạng cũng phản ánh một cách rõ nét quan niệm về thiên nhiên, về lao động, sản xuất, về quan hệ giữa người và người trong xã hội, về tình bạn, tình yêu, tình anh em ruột thịt, về cuộc đấu tranh chống các thế lực tàn bạo, độc ác của đồng bào các dân tộc xứ Lạng
Như vậy, tìm hiểu về truyện kể xứ Lạng trên vùng đất sản sinh, phát triển, bảo tồn nó là một việc làm cần thiết Từ những nét khái quát chung nhất
về vùng đất, văn hoá tộc người, chúng tôi sẽ đi khảo sát sâu hơn về những đặc điểm nổi bật của truyện kể xứ Lạng dựa trên những đặc điểm của thể loại truyện kể dân gian