1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vận dụng một số thành tựu của ngôn ngữ học văn bản vào dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian ở thcs

200 827 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 200
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Một xã hội phát triển luôn đặt ra vấn đề phát triển đồng bộ. Xu thế phát triển mạnh mẽ về kinh tế ở các quốc gia đòi hỏi các vấn đề xã hội cũng phải được quan tâm tương ứng. Ở Việt Nam, hơn bao giờ hết, giáo dục đang là tâm điểm của các vấn đề được quan tâm và giáo dục ngôn ngữ, trong đó quan trọng nhất là dạy học tiếng mẹ đẻ, được coi là cơ sở cho các nội dung giáo dục khác. Chính bởi vậy, việc dạy học ngôn ngữ học và Việt ngữ học trong nhà trường (NT) càng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình. Theo đà phát triển của xã hội, chương trình (CT) dạy học phổ thông (PT) nói chung, CT dạy học ngôn ngữ nói riêng đã có những sự điều chỉnh, cập nhật nhất định. Ở cấp Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT), thay vì tách bạch ba môn Tiếng Việt, Văn học và Làm văn như trước đây, hiện nay chỉ tồn tại một môn học Ngữ văn mang tính tích hợp. Tính tích hợp trước hết thể hiện ở chỗ: chương trình (CT) dạy học Ngữ văn được thiết kế theo kiểu mỗi bài học ở mỗi lớp, mỗi cấp lớp đều xoay xung quanh hai trục Đọc hiểu văn bản và Làm văn; tức là trong nội dung dạy học văn học có nội dung dạy học ngôn ngữ học, Việt ngữ học và ngược lại; trong dạy học tạo lập văn bản có nội dung dạy học lĩnh hội văn bản và ngược lại. Chỗ đứng của các văn bản trong CT dạy học thực chất là các ngữ liệu để dạy học ngôn ngữ. Đây là một định hướng thiết thực, đúng đắn; nhưng việc thực thi sao cho đảm bảo được định hướng ấy quả là không dễ dàng. Trên thực tế, trong nhiều giờ dạy học đọc hiểu văn bản, các văn bản, đặc biệt là các văn bản văn học, vẫn chỉ là đối tượng để thầy “giảng văn”; trong khi nhiều giờ dạy học Tiếng Việt và Làm văn vẫn chỉ là những giờ học mà trong đó, kiến thức ngôn ngữ học và Việt ngữ học không hề có sự gắn kết với các văn bản được học trong CT. Việc biên soạn CT và sử dụng sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn theo định hướng tích hợp như hiện nay đã thể hiện rõ mục tiêu của môn học trong NT là hướng trực tiếp vào việc dạy học tri thức và kĩ năng tiếp nhận và tạo lập các đơn vị ngôn ngữ, trong đó dạy - học đọc hiểu văn bản là một phần rất quan trọng, tương 1 ứng với nội dung dạy học về tiếp nhận. Hiện nay, các văn bản dùng để dạy học trong NT không còn bị giới hạn trong những văn bản nghệ thuật hư cấu, các thể loại văn học mà đã mở rộng sang các loại văn bản thuộc tất cả các phương thức biểu đạt khác nhau: tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, nhật dụng theo các phong cách ngôn ngữ khác nhau. Bên cạnh các loại văn bản đáp ứng nhu cầu hiện tại của xã hội như: đơn từ, báo cáo, hợp đồng, một số thể loại văn học - nghệ thuật dân gian như: chèo, tuồng, hát nói , các thể văn truyền thống thời trung đại như chiếu, biểu, cáo, phú, trích diễm, bạt, điều trần cũng có mặt trong CT SGK các cấp. Học sinh (HS) nhỏ tuổi, sống ở thời hiện đại, khó có thể đọc, học các văn bản loại này một lần mà hiểu ngay, hiểu hết. Trong khuôn khổ 45 phút của một tiết học, việc HS nắm bắt được đúng, trúng, đủ ý tứ, đánh giá được những nét đặc trưng về hình thức hoặc nét đặc sắc về nghệ thuật của các văn bản trong CT là một đòi hỏi cần thiết, nhưng đó thực sự là một một vấn đề không đơn giản. Nếu không có những phương pháp (PP), biện pháp (BP) sư phạm phù hợp, hoặc là HS không thể làm gì và sẽ chẳng được gì, hoặc là HS chỉ được những gì giáo viên (GV) cho sẵn. Mặt khác, việc dạy học Ngữ văn trong NT hiện nay còn xác định một mục tiêu quan trọng khác nữa là thông qua một bài học cụ thể hình thành cho HS kĩ năng tự học các bài học tương tự, kĩ năng giải quyết các vấn đề liên quan ở một thời điểm khác, có thể không nhất thiết là ở nhà trường. Cần thiết phải có một phương tiện, một cách thức để giúp HS đọc hiểu văn bản một cách khoa học và hiệu quả, phát huy được năng lực tư duy và trí sáng tạo của các em. 1.2. Tuy nhiên, thực tế dạy học đọc hiểu văn bản ở trường PT hiện nay vẫn chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu của môn Ngữ văn. Hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản của GV ở các trường lớp chưa thực sự thống nhất về mục đích, nội dung và cách thức. Hiện tượng phổ biến nhất là GV dạy học đọc hiểu văn bản như là dạy “giảng văn” - một kiểu “bình mới rượu cũ”. Có nơi, có GV ý thức được mục tiêu sâu xa của việc dạy đọc trong NT, tức là ý thức được sự cần thiết của việc gắn văn bản dạy học trong NT với thực tế đời sống thì lại sa đà vào việc lí giải nội dung văn bản một cách xã hội học dung tục hoặc so sánh, liên hệ một cách khiên cưỡng, xa rời ngôn từ văn bản. Ở một thái cực khác, một số GV 2 đã ý thức được rằng: cần phải xuất phát từ chính văn bản để cắt nghĩa, lí giải, đánh giá văn bản thì lại lúng túng không biết sẽ bắt đầu từ đâu, từ cái gì để tiếp cận văn bản một cách đúng đắn. Kết quả của việc học đọc của HS do đó cũng rất khác nhau; hoặc là tiếp thu được những kiến thức, kinh nghiệm đọc cảm tính, chủ quan; hoặc là sẽ hình thành thói quen đọc giáo điều, máy móc. Và hầu hết HS đọc hiểu xong văn bản nào thì chỉ biết được những điều trong vẻn vẹn mỗi văn bản ấy mà không được trang bị kĩ năng gì cho việc đọc hiểu các văn bản khác. Trong khi đó, các NT của xã hội hiện đại ngày nay không lựa chọn và không chấp nhận cách dạy học nhằm cung cấp số lượng các đối tượng, sự kiện và tri thức mà hướng tới dạy cho HS cách thức tiếp nhận và tạo lập các giá trị văn hóa, nghĩa là việc dạy đọc trong nhà trường phải cung cấp, trang bị cho học sinh các kĩ năng cần thiết để các em có khả năng đọc ở mọi lúc, mọi nơi, đọc gắn với viết và đọc suốt đời. Xác định một con đường, một cách thức thống nhất để GV và HS tiếp cận, đọc hiểu văn bản nhằm đạt được các mục tiêu của môn học Ngữ văn như trên là một nhiệm vụ cần được giải quyết cả ở trước mắt và lâu dài; giải quyết được nhiệm vụ này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ văn trong NT. 1.3. Ngôn ngữ học văn bản (NNHVB) là một phân ngành mới của ngôn ngữ học nghiên cứu những nguyên tắc, phương tiện tổ chức nên những đơn vị trên câu, những đơn vị mà với chúng, hoạt động giao tiếp mới thực sự được thực hiện. Nói cách khác, NNHVB nghiên cứu cái cách tạo ra văn bản, cái cách để văn bản tồn tại. Các kết quả nghiên cứu của NNHVB có khả năng hỗ trợ đắc lực cho việc đọc hiểu và tạo lập các loại văn bản khác nhau. Trong CT dạy học Ngữ văn của các cấp học ở trường PT hiện nay, tri thức NNHVB đang dần được đưa vào CT một cách có hệ thống, dung lượng kiến thức NNHVB tăng lên dần qua mỗi lần điều chỉnh SGK. Trong xu thế dạy học tích hợp hiện nay, tận dụng những tri thức ngôn ngữ học nói chung để hỗ trợ việc dạy học Ngữ văn là rất cần thiết; việc làm này hứa hẹn một kết quả hết sức khả quan, đặc biệt trong việc dạy học đọc hiểu văn bản. Đã có nhiều ý kiến nhận diện khả năng hỗ trợ việc dạy học tạo lập và lĩnh hội văn bản của NNHVB. Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra 3 những nhận xét chung chung hoặc nếu có áp dụng sâu hơn vào một công việc cụ thể thì công việc ấy chủ yếu là việc dạy học ngoại ngữ, nếu có đọc hiểu hay tạo lập văn bản thì các văn bản ấy thường được xác định quy mô là rất nhỏ (thường ở dạng văn bản nhỏ, đoạn văn). Trong khi có một thực tế rất rõ ràng là HS các cấp ở PT đã học NNHVB, nhưng chúng ta chưa có các biện pháp để kích hoạt và tận dụng kiến thức của các em dù biết kiến thức đó rất thiết thực cho việc dạy học các bộ môn trong NT, đặc biệt đối với môn học Ngữ văn. Cần phải có một sự nghiên cứu để áp dụng cụ thể và phù hợp những tri thức NNHVB mà GV và HS đã được trang bị với việc dạy học đọc hiểu văn bản theo hướng tích hợp Ngữ văn trong NT. 1.4. Tri thức NNHVB chính thức được đưa vào CT Ngữ văn PT từ cấp THCS, nhưng trên thực tế, trong quá trình dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, GV và HS đã phải sử dụng một số kết quả nghiên cứu của phân ngành ngôn ngữ học này một cách có ý thức hoặc không có ý thức, ví như việc sử dụng các thuật ngữ và các tri thức NNHVB: đề tài văn bản, chủ đề văn bản, khả năng phân chia văn bản thành các đoạn nhỏ, các biểu hiện liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản… Từ cấp THCS, môn Ngữ văn trong NT đòi hỏi tính tích hợp cao hơn. Mặt khác, khả năng tư duy trừu tượng của HS THCS cũng phát triển hơn nhiều so với trước. Việc đọc hiểu văn bản không còn đơn giản như ở Tiểu học là đọc để hiểu một văn bản cụ thể nữa mà là đọc một văn bản đại diện cho một phương thức biểu đạt để tiếp nhận nội dung và hình thức thể hiện của văn bản ấy, trên cơ sở đó mà tiếp nhận và tạo lập được những văn bản khác có cùng phương thức biểu đạt. Việc đưa những tri thức NNHVB vào ngay từ những bài đầu tiên trong CT THCS là rất đúng lúc. Vấn đề đáng quan tâm là làm thế nào để sử dụng những tri thức NNHVB ấy cũng đúng lúc. Những văn bản đầu tiên trong CT Ngữ văn THCS là những văn bản tự sự - truyện kể dân gian. Những văn bản này thường có cốt truyện quen thuộc với HS. Làm thế nào để HS vẫn háo hức khi đến với những văn bản tự sự có cốt truyện quen thuộc? Ngoài cốt truyện, các văn bản truyện kể dân gian có những gì cần tìm hiểu nữa? Làm thế nào để HS có thể đọc hiểu được các văn bản truyện kể dân gian một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất? Ngoài số truyện kể dân gian ít ỏi được học trong CT và SGK, còn vô số những văn bản truyện kể 4 dân gian khác, HS sẽ tự đọc và hiểu thế nào? Thông qua việc dạy học đọc hiểu các văn bản truyện kể dân gian, phẩm chất tư duy độc lập và sáng tạo của HS sẽ được rèn luyện như thế nào? Giải quyết được tất cả những đòi hỏi đã nêu là một việc làm thiết thực để nâng cao hiệu quả của việc dạy học đọc hiểu văn bản Ngữ văn trong NT, cũng là sự hiện thực hóa, cụ thể hóa những yêu cầu về đổi mới nội dung và phương pháp dạy học (PPDH) trong NT PT hiện nay. Nhận thấy việc đưa tri thức NNHVB vào quá trình dạy học đọc hiểu văn bản có thể đáp ứng được phần nào những mong muốn nói trên của GV và HS, chúng tôi xác định cần phải có một sự nghiên cứu công phu và đầy đủ về cách thức vận dụng những tri thức NNHVB vào dạy học đọc hiểu văn bản trong NT. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu NNHVB là một phân ngành nghiên cứu mới của ngôn ngữ học có thành tựu nghiên cứu rất phong phú và còn khá bộn bề. Một số tri thức là thành tựu nghiên cứu của NNHVB đã được lựa chọn đưa vào CT dạy học ở PT; nhưng số lượng tri thức ấy cũng chưa thật đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu vận dụng NNHVB vào dạy học các môn học trong nhà trường. Luận án này nghiên cứu việc vận dụng NNHVB vào dạy học đọc hiểu văn bản ở THCS nên không đề cập tới tất cả các thành tựu nghiên cứu của NNHVB mà chỉ tập trung nghiên cứu và trình bày các nội dung lí thuyết trực tiếp hoặc có liên quan đến việc xây dựng và tiếp nhận văn bản nói chung, việc dạy học đọc hiểu văn bản trong NT nói riêng. Mặt khác, vấn đề dạy học đọc hiểu văn bản là một vấn đề quan trọng và phức tạp, liên quan tới nhiều chuyên ngành nghiên cứu khác như: lí luận văn học, ngôn ngữ học, PPDH tiếng Việt, PPDH văn học, tâm lí học, xã hội học ; trong cùng một lúc sẽ không giải quyết được triệt để nhiều vấn đề bộn bề, phức tạp. Để có điều kiện nghiên cứu sâu hơn về một vấn đề cụ thể, luận án chọn một loại văn bản tự sự trong CT Ngữ văn THCS là truyện kể dân gian để xem xét, với mong muốn đề xuất được những cách thức vận dụng NNHVB vào dạy học đọc hiểu các truyện kể dân gian một cách cụ thể, phù hợp, hiệu quả. Quá trình nghiên cứu việc vận dụng tri thức NNHVB vào dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian ở THCS được tiến hành dưới góc độ của PPDH tiếng Việt trong mối quan hệ tích hợp với PPDH Văn học. 5 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Khoảng giữa thế kỉ XX, các nghiên cứu về lí thuyết văn bản xuất hiện. Những thành tựu nghiên cứu trên lĩnh vực NNHVB ngày càng gây được ảnh hưởng sâu rộng và có ý nghĩa đối với ngôn ngữ học cũng như các ngành khoa học liên quan. Sự ra đời, phát triển của ngành học này là kết quả tất yếu của nhu cầu thực tiễn về việc viết và hiểu các loại văn bản khác nhau. Lí thuyết này đã được nhiều nhà nghiên cứu xem xét khả năng ứng dụng vào thực tiễn cụ thể, trong đó một số công trình nghiên cứu đã trực tiếp đề cập đến vai trò, ý nghĩa của những tri thức NNHVB đối với việc tiếp nhận văn bản. 3.1. Về việc nghiên cứu vận dụng ngôn ngữ học văn bản vào dạy học văn bản nói chung Vào những năm 50, 60 của thế kỉ XX, trên thế giới xuất hiện những công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học mà đối tượng nghiên cứu của nó có vẻ như đã vượt qua tầm kiểm soát của ngôn ngữ học truyền thống. E. Coseriu đã khởi xướng tên gọi “ngôn ngữ học văn bản” cho một hướng nghiên cứu có thể trở thành một chuyên ngành mới này [9, 40]. Đầu những năm 70, I.R.Galperin, nhà ngôn ngữ học xô viết nổi tiếng, đã đưa ra nhiều kiến giải quan trọng về NNHVB và những luận điểm chủ yếu của ông được trình bày trong cuốn Văn bản với tư cách đối tượng nghiên cứu ngôn ngữ học. Trong tài liệu này, Galperin đã lần lượt đưa ra và dẫn dắt người đọc tiếp cận những vấn đề chung về NNHVB; những đặc trưng cơ bản nhất để hình thành nên văn bản, chẳng hạn như tính khả phân, tính mạch lạc, sự liên tục, tự nghĩa của các mảnh đoạn văn bản, tính hình thái của văn bản, sự liên kết và tính hoàn chỉnh của văn bản ; nghiên cứu những mối liên hệ bên trong của nó bằng cách xem xét các đặc trưng của văn bản nói trên trong những thể loại văn bản khác nhau; cách thức giải quyết những vấn đề liên quan đến văn bản ở cấp độ văn bản. Tác giả đã đề xuất và sử dụng những khái niệm cần yếu mà sau đây, những khái niệm đó đã trở thành hệ thống thuật ngữ chuyên ngành. Lĩnh vực NNHVB đã ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà ngôn ngữ học và với những kết quả nghiên cứu của T.A. van Dijk, R.de Beaugrande, W.Dressler, 6 G.Kassai, O.I. Moskalskaja , chỗ đứng của phân ngành nghiên cứu mới này đã được khẳng định. Ở Việt Nam, các tác giả Trần Ngọc Thêm, Diệp Quang Ban, Đinh Trọng Lạc, Đỗ Hữu Châu… đã tiếp nối mạch nghiên cứu về NNHVB, thành tựu nổi bật là Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt của Trần Ngọc Thêm (1985) và Văn bản và liên kết trong tiếng Việt của Diệp Quang Ban (1998). NNHVB được coi là “một khoa học đầy triển vọng” [100] bởi nó đã mở ra và hứa hẹn nhiều khả năng nghiên cứu và vận dụng. Các tác giả nước ngoài và Việt Nam trong khi nghiên cứu về NNHVB đều xác định rõ định hướng vận dụng những thành tựu lí thuyết vào thực tiễn, thậm chí một số nhà nghiên cứu thuộc các ngành khoa học gần gũi với ngôn ngữ học cũng có ý định này. Dường như các lĩnh vực khác nhau và các xu hướng khác nhau đều tìm thấy ở đây một miếng đất mới để áp dụng những PP hiện đại, và đồng thời, cũng hi vọng tìm thấy ở đây những PP, những cách nhìn mới để giải quyết những bế tắc trong lĩnh vực nghiên cứu của mình. Từ những năm 70, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (cũ) và Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Hà Nội đã dạy cho sinh viên chuyên ngành một số chuyên đề về NNHVB. Từ cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu ứng dụng NNHVB vào việc dạy học tạo lập và tiếp nhận văn bản ở trong nước trở nên thường xuyên và chính thức hơn. Trong cuốn Ngữ pháp văn bản và việc dạy làm văn (1985), các tác giả Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh và Trần Ngọc Thêm cũng đã bàn về việc vận dụng NNHVB, ngữ pháp văn bản vào việc dạy học làm văn trong NT. Tác giả Nguyễn Quang Ninh viết tài liệu Ngữ pháp văn bản phục vụ chương trình cải cách giáo dục (1989) triển khai cụ thể thêm một bước nữa việc vận dụng NNHVB vào dạy học văn bản nói chung. Các trường cao đẳng và ĐHSP đều đã tổ chức dạy phân môn ngữ pháp văn bản nhằm mục đích cập nhật những thành tựu nghiên cứu ngôn ngữ học mới và cung cấp cho sinh viên những cơ sở hết sức quan trọng và cần thiết để làm văn - tạo lập văn bản. Trong dạy học Tiếng Việt và Làm văn ở trường PT, nhận thấy sự thiết thực của các tri thức NNHVB đối với việc dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản, SGK và SGV Tiếng Việt và Làm văn THPT (CT chỉnh lí hợp nhất năm 2000) đã đưa một số kiến thức ngữ pháp văn bản vào chương trình lớp 10 và lớp 11, trong đó các nội dung dạy học Làm văn quen thuộc như: định hướng xây 7 dựng văn bản, tìm ý và lập dàn ý, hướng dẫn tóm tắt văn bản… đã thể hiện rất rõ tinh thần ứng dụng thành tựu nghiên cứu của NNHVB. Bởi vì lúc này, NNHVB còn là vấn đề mới, được nghiên cứu ở Việt Nam chưa lâu nên với nhiều vấn đề, các tác giả chỉ mới giới thiệu những thành tựu nghiên cứu cơ bản và lưu ý là cần được xác định rõ hơn về mặt lí thuyết cũng như về mặt ứng dụng giảng dạy. Hơn nữa, việc tiếp cận NNHVB thời gian này chỉ mới tỏ rõ hiệu quả trong phạm vi các vấn đề nghiên cứu về ngữ pháp văn bản; cho nên dung lượng tri thức NNHVB được đưa vào chương trình Tiếng Việt, Làm văn ở trường PT cũng chưa nhiều và việc nghiên cứu vận dụng chủ yếu hướng vào lĩnh vực tạo lập văn bản. Về việc vận dụng NNHVB vào dạy học tiếp nhận văn bản nói chung và phân tích, tiếp nhận văn bản văn học trong NT nói riêng, thời gian này chưa có nhiều tác giả và tài liệu nghiên cứu. Đáng kể đầu tiên là cuốn Giảng văn dưới ánh sáng ngôn ngữ học của tác giả Đái Xuân Ninh (1986). Trong tài liệu này, tác giả đã đề xuất các bước tiếp cận và khai thác văn bản trong dạy học văn bản văn học trên cơ sở vận dụng tri thức ngôn ngữ học (cũng là thành tựu nghiên cứu của NNHVB). Ba bước khai thác văn bản theo tác giả đề xuất là: “1/ Tìm ra mối quan hệ đồng nhất của hệ thống bài văn tức linh hồn của bài văn, cái mà người ta gọi là chủ đề và tư tưởng chủ đề; 2/ Dựa vào tính cấp độ, chia hệ thống bài văn thành những hệ thống nhỏ, tức là những đoạn khác nhau mà ta gọi là bố cục; 3/ Lựa chọn các yếu tố để phân tích theo mối quan hệ của chúng trong hệ thống bài văn” [77, 67-69]. Tác giả Phan Ngọc thì đề xuất “cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học” nhằm có được những lí lẽ, bằng chứng khoa học cho việc hiểu những vấn đề nội dung vốn thiên về cảm tính, chủ quan của văn bản văn học [69]. Những đề xuất này theo chúng tôi là rất thiết thực, nhưng chúng vẫn thuộc về tầm vĩ mô, thuộc về định hướng. Trong dạy học, chúng ta cần có những hướng dẫn cụ thể hơn: áp dụng cái gì, vào chỗ nào trong quá trình dạy học, cách thức vận dụng như thế nào… Mặt khác, chúng ta cũng biết một bộ phận của lí luận văn học nghiên cứu về quá trình tiếp nhận văn bản văn học. Với sự hỗ trợ của những thành tựu nghiên cứu NNHVB, việc nghiên cứu văn bản dưới góc độ thi pháp trong lí luận văn học cũng kết tinh nhiều thành tựu. Trong số các tác giả và tác phẩm nghiên cứu về thi pháp 8 học, không thể không kể đến tác giả Trần Đình Sử với các công trình: Giáo trình thi pháp học (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại (1993), Dẫn luận thi pháp học (1998). Theo các tác giả, thi pháp học là cách thức phân tích tác phẩm bám vào văn bản là chính, không chú trọng đến những vấn đề nằm ngoài văn bản. Cụ thể là thi pháp học quan tâm đến những yếu tố hình thức tác phẩm như: hình tượng nhân vật - không gian - thời gian, kết cấu - cốt truyện - điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại… Nội dung của văn bản phải được suy ra từ hình thức của văn bản, đó là “hình thức mang tính nội dung” [94]. PP của thi pháp học là PP hình thức, tức là “PP phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật để rút ra ý nghĩa thẩm mĩ của nó”[22]. Theo hướng này, các tác giả nghiên cứu về thi pháp học rất chú trọng vấn đề thể loại của văn bản, bởi đây là đầu mối chi phối tất cả các yếu tố hình thức khác của văn bản… Quan điểm nghiên cứu văn bản phải xuất phát từ chính văn bản của các nhà nghiên cứu thi pháp học nói trên thống nhất với tinh thần và bản chất của NNHVB. Chính các nhà lí luận văn học cũng nhận ra rằng: hướng nghiên cứu thi pháp học gắn bó chặt chẽ với ngành ngữ học. Tuy vậy, vẫn chưa có ai chỉ ra một cách rõ ràng chỗ đứng của ngôn ngữ học nói chung, NNHVB nói riêng trong một hoạt động tiếp cận tác phẩm văn học cụ thể, từ đó đưa ra những kết luận cụ thể về cách khai thác các yếu tố ngôn ngữ trong quá trình tiếp cận văn bản văn học. Một số công trình khác lại nghiên cứu việc ứng dụng NNHVB vào tìm hiểu phương diện văn hoá của văn bản, vận dụng các tri thức ngôn ngữ học để dạy học ngoại ngữ cho người Việt và dạy học tiếng Việt cho người nước ngoài. Trong bài viết Sử dụng các thông tin cảnh huống và tri thức nền vào dạy kĩ năng đọc hiểu cho người nước ngoài học tiếng Việt (2007), tác giả Vũ Thị Thanh Hương đã xuất phát từ lí luận về đọc hiểu, về vai trò của các thông tin cảnh huống và tri thức nền trong quá trình đọc hiểu để xác định một số kĩ thuật dạy học đọc hiểu. Các tri thức này đều thuộc về thành tựu nghiên cứu của NNHVB nên có thể nói bài viết đã khẳng định ý nghĩa tiền đề của NNHVB đối với việc dạy học đọc - hiểu các đơn vị ngôn ngữ nói chung, văn bản nói riêng. 9 3.2. Về việc nghiên cứu vận dụng ngôn ngữ học văn bản vào dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian Thành tựu nghiên cứu về văn bản và đọc hiểu văn bản nói chung đã có rất nhiều, thành tựu lí luận văn học và phê bình văn học liên quan đến các thể loại, thậm chí là nghiên cứu về một số tác phẩm cụ thể cũng có nhiều; tuy nhiên, nghiên cứu việc dạy học đọc hiểu một thể loại văn bản cụ thể trên cơ sở những thành tựu nói trên vẫn là một việc làm chưa thật phổ biến. Với một loại văn bản tự sự cụ thể như truyện kể dân gian, sự cần thiết có mặt của loại văn bản này trong CT dạy học Ngữ văn ở THCS đã được khẳng định từ rất lâu, nhưng những công trình nghiên cứu chuyên biệt về cách thức tổ chức dạy học đọc hiểu chúng cũng còn rất ít ỏi. Thường thường, các nghiên cứu về truyện kể dân gian thường tập trung vào lí giải một vài vấn đề về nội dung hoặc hình thức của truyện, hoặc phân tích đơn thuần mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của truyện mà ít bàn đến việc dùng phương tiện nào để nghiên cứu, lí giải, dùng kết quả nghiên cứu ấy làm gì, có thể đặt kết quả ấy vào đâu trong quá trình tiếp cận các truyện kể. Trong cuốn Cổ tích thần kì người Việt, đặc điểm cấu tạo cốt truyện(1994), tác giả Tăng Kim Ngân đã khảo sát rất cụ thể và chỉ ra những vấn đề quan trọng nhất về cổ tích thần kì của người Việt trên cơ sở vận dụng lí thuyết hình thái học truyện cổ tích thần kì của V. IA. Prôp - một tiền đề lí luận hiện đại và có ý nghĩa lớn đối với công việc nghiên cứu và tiếp cận văn bản truyện cổ tích thần kì. Ở cuốn sách này, tác giả Tăng Kim Ngân đã chỉ ra và vận dụng khái niệm hình thái học của Prôp với nghĩa là “sự miêu tả truyện cổ tích thần kì dân gian theo các bộ phận tạo thành của chúng trên cơ sở những mối quan hệ giữa những bộ phận đối với nhau cũng như đối với toàn thể”[68, 41]. Rõ ràng, ở đây dù không được chỉ ra, nhưng vấn đề chỉnh thể - bộ phận của văn bản buộc phải được đề cập đến. Cuốn sách này mặc dù không khẳng định một sự liên hệ nào với ngôn ngữ học, nhưng nội dung của nó có thể được coi như là điểm tựa cho một dự định đề xuất các thao tác đọc hiểu văn bản truyện kể dân gian. Trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam trong nhà trường, tác giả Nguyễn Xuân Lạc đã khái quát hai điểm chủ yếu khi tiếp cận văn bản văn học dân gian: Một 10 [...]... dân gian ở THCS - Kiến thức NNHVB của HS THCS và khả năng vận dụng kiến thức ấy vào quá trình học tập nói chung, học tập Ngữ văn nói riêng của các em - Năng lực vận dụng lí thuyết NNHVB để tổ chức hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản truyện dân gian của GV dạy Ngữ văn THCS Việc đề xuất cách thức tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản truyện kể dân gian trên cơ sở vận dụng những tri thức NNHVB dựa trên một. .. là tìm hiểu kĩ những đặc điểm dân tộc và giá trị sáng tạo của chúng [26] Đây là những gợi mở về cách thức tiếp cận văn bản văn học dân gian rất có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu dạy học đọc hiểu văn bản truyện kể dân gian Ngoài ra, việc vận dụng thi pháp truyện kể dân gian, vận dụng thi pháp học nói chung, lí luận văn học, ngôn ngữ học vào việc tiếp nhận và cảm hiểu những văn bản truyện kể dân gian. .. văn bản trước khi bước vào chương 2, chương trọng tâm của luận án Có thể coi đây là chương trình bày những cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài luận án Chương 2: Vận dụng một số thành tựu của NNHVB vào dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian ở THCS Chương này tập trung cụ thể hóa khả năng vận dụng NNHVB vào quá trình dạy học đọc hiểu văn bản, nhằm đáp ứng mục đích và các yêu cầu đối với việc dạy học đọc. .. là truyện kể dân gian Luận án đã cố gắng làm rõ các tri thức NNHVB cụ thể có thể vận dụng, các thao tác vận dụng cụ thể, cũng như đề xuất những cách thức chung để giải quyết một vấn đề cụ thể của văn bản trong dạy học đọc hiểu văn bản truyện kể dân gian ở THCS sao cho ở đó, NNHVB phát huy được vai trò khoa học của mình Đây là một đóng góp thiết thực của luận án đối với việc dạy học đọc hiểu truyện kể. .. việc dạy học đọc hiểu văn bản cho HS lớp 6 THCS và đề xuất cách thức đưa những tri thức ấy vào hoạt động dạy học đọc hiểu một thể loại văn bản tiêu biểu : truyện kể dân gian Những cách thức này được xác lập dựa trên cơ sở phân tích bản thân CT Ngữ văn THCS hiện hành, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của HS THCS hiện nay và thực trạng dạy học Ngữ văn trong NT Cách thức vận dụng NNHVB vào dạy học đọc hiểu truyện. .. được về tính khoa học của việc dạy học đọc hiểu văn bản trong NT, đảm bảo định hướng tích hợp Ngữ và Văn trong dạy học Ngữ văn; từ đó điều chỉnh và nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn trong NT 7.2 Không chỉ dừng lại ở việc khẳng định khả năng vận dụng NNHVB vào dạy học đọc hiểu văn bản nói chung, luận án đã triển khai việc áp dụng kết luận ấy vào việc dạy học đọc hiểu một kiểu loại văn bản cụ thể, mang... của tác phẩm văn học dân gian chịu sự chi phối và hướng dẫn của thi pháp văn học dân gian [60, 83] Trong cuốn Truyện kể dân gian, đọc bằng type và motif xuất bản năm 2001, tác giả Nguyễn Tấn Đắc đã đặt ra và giải quyết hai vấn đề: một là tìm hiểu mối quan hệ của truyện kể dân gian Việt Nam với truyện kể dân gian của các nước trong khu vực Đông Nam Á và hai là thử đọc truyện kể dân gian bằng “type”... văn học dân gian nói chung, truyện kể dân gian nói riêng gắn với thi pháp học càng ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu hưởng ứng: Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy - nghiên cứu văn hóa dân gian (1997) của Hoàng Tiến Tựu, Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian (1999) của Đỗ Bình Trị, Thi pháp truyện dân gian (2000) của Lê Trường Phát, bài viết Việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian. .. và tạo lập văn bản một cách hiệu quả Nếu nghiên cứu và khẳng định được khả năng ứng dụng những tri thức lí thuyết NNHVB cụ thể vào những hoạt động cụ thể của quá trình dạy học đọc hiểu văn bản trong NT thì việc dạy học đọc hiểu văn bản nói chung, dạy học đọc hiểu một loại văn bản đặc thù như truyện kể dân gian ở trường THCS sẽ mang tính khoa học, bài bản và hiệu quả hơn, khắc phục được một số tồn tại... luận văn, khẳng định việc có thể thực thi những vấn đề đã nêu trên vào thực tế giảng dạy Ngoài ra, phần kết luận còn đưa ra một số khuyến nghị đối với các đơn vị, đối tượng có liên quan đến việc dạy học CT Ngữ văn lớp 6 THCS hiện nay 19 CHƯƠNG 1: THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU CỦA NGÔN NGỮ HỌC VĂN BẢN VÀ VIỆC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1 Một số thành tựu nghiên cứu của ngôn ngữ học văn bản . lực vận dụng lí thuyết NNHVB để tổ chức hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản truyện dân gian của GV dạy Ngữ văn THCS. Việc đề xuất cách thức tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản truyện kể dân gian. vận dụng những thành tựu nghiên cứu đó vào dạy học đọc hiểu văn bản. Điều này đồng nghĩa với việc xác định cơ sở khoa học và thực tiễn của việc vận dụng NNHVB vào dạy học đọc hiểu văn bản ở. đề của NNHVB đối với việc dạy học đọc - hiểu các đơn vị ngôn ngữ nói chung, văn bản nói riêng. 9 3.2. Về việc nghiên cứu vận dụng ngôn ngữ học văn bản vào dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian Thành

Ngày đăng: 18/12/2014, 00:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w