1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát truyện kể dân gian bắc kạn lưu truyền ở vùng hồ ba bể từ góc nhìn văn hóa

103 196 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

Trong quá trình tồn tại và phát triển, nhân dân các dân tộc Bắc Kạn nóichung và nhân dân vùng hồ Ba Bể nói riêng đã xây dựng cho mình một khotàng văn học dân gian mang đậm bản sắc của cá

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG THU NHUẦN

KHẢO SÁT TRUYỆN KỂ DÂN GIAN BẮC KẠN

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG THU NHUẦN

KHẢO SÁT TRUYỆN KỂ DÂN GIAN BẮC KẠN

LƯU TRUYỀN Ở VÙNG HỒ BA BỂ

TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓANgành: Văn học Việt Nam

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học: Khảo sát truyện kể dân gianBắc Kạn lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể từ góc nhìn văn hóa là công trình

nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thựcvà chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác

Thái Nguyên, ngày 16 tháng 4 năm 2018

Tác giả luận văn

Hoàng Thu NhuầnXác nhận của khoa chuyên môn Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

GS.TS Vũ Anh Tuấn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin trân trọng cảm ơn

GS.TS Vũ Anh Tuấn - Người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong

quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy, cô Khoa Ngữ VănTrường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiệncho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường

Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cô chú, anh chị ở UBND xã Quảng Khêvà UBND xã Đồng Phúc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn cùng những người dânnơi đây đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin, tài liệu liên quan đểem hoàn thành việc nghiên cứu đề tài này

Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệpvà cơ quan đã quan tâm, động viên, chia sẻ và tạo mọi điều kiện thuận lợi choem trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Cuối cùng, em xin cảm ơn các thầy cô giáo đã đọc và chỉ rõ những thànhcông cũng như hạn chế trong luận văn tốt nghiệp này

Thái Nguyên, ngày 16 tháng 4 năm 2018

Tác giả luận văn

Hoàng Thu Nhuần

Trang 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Kết cấu của luận văn 9

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CON NGƯỜI, VÙNG ĐẤT BA BỂ VỚI TRUYỆN KỂ DÂN GIAN BẮC KẠN LƯU TRUYỀN Ở VÙNG HỒBA BỂ 10

1.3.1 Một số khái niệm về văn hóa 17

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu văn học dân gian từ góc nhìn văn hóa 19

Tiểu kết chương 1 23

Chương 2: GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN BẮC KẠN LƯU TRUYỀN Ở VÙNG HỒ BA BỂ TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 24

2.1 Khái quát về thần thoại - truyền thuyết, cổ tích vùng Hồ Ba Bể 24

Trang 6

2.1.1 Về truyện kể dân gian Bắc Kạn lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể 24

2.1.2 Về thần thoại - truyền thuyết, cổ tích vùng hồ Ba Bể 25

2.2 Thần thoại - truyền thuyết vùng Hồ Ba Bể với những quan niệm về thiên nhiên và lịch sử 26

2.2.1 Quan niệm của truyền thuyết, thần thoại về thiên nhiên 26

2.2.2 Quan niệm của truyền thuyết, thần thoại về lịch sử 29

2.3 Truyện cổ tích Bắc Kạn vùng Hồ Ba Bể với những quan niệm về con người và xã hội 33

3.1 Những đặc điểm văn hóa tộc người trong thế giới nghệ thuật truyện kểdân gian lưu hành ở vùng Hồ Ba Bể 42

3.1.1 Đặc điểm văn hóa tộc người trong thế giới nghệ thuật của thần thoại, truyền thuyết 42

3.1.2 Đặc điểm văn hóa tộc người trong thế giới nghệ thuật của cổ tích 53

3.2 Những đặc điểm văn hóa tộc người qua hệ thống mô típ trong truyệnkể dân gian lưu hành ở vùng Hồ Ba Bể 66

3.2.1 Các mô típ cơ bản trong truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể

663.2.2 Mô típ giải thích địa danh, phong tục 68

3.2.3 Mô tip kết cấu, cốt truyện trong truyện cổ tích sinh hoạt Ba Bể 70

Tiểu kết chương 3 71

KẾT LUẬN 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

Trang 7

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

1.1 Lý do học thuật

Vấn đề nghiên cứu văn học và văn học dân gian từ góc nhìn văn hóa đãvà đang là một hướng nghiên cứu có tính mới mẻ cập nhật hiện đại ở nước tatrong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI

Trong quá trình tồn tại và phát triển, nhân dân các dân tộc Bắc Kạn nóichung và nhân dân vùng hồ Ba Bể nói riêng đã xây dựng cho mình một khotàng văn học dân gian mang đậm bản sắc của các tộc người nơi đây, nhưngnhìn chung vẫn nằm trong nguồn mạch thống nhất của văn hóa ViệtNam Nói cách khác, văn học dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể vớinhững đặc sắc riêng đã góp phần làm nên bộ mặt phong phú, đa dạngnhưng thống nhất của văn học dân gian Việt Nam Vùng hồ Ba Bể là mộttrong những cái nôi của văn hóa Tày cổ Nơi đây, hội tụ đầy đủ các loạihình văn học dân gian, trong đó có truyện kể dân gian Thể loại này pháttriển khá phong phú, đa dạng, phản ánh rõ nét về lịch sử, địa lí, văn hóa,ngôn ngữ, bản sắc con người vùng miền này Theo khảo sát, nó chưatừng được nghiên cứu một cách hệ thống

1.2 Lý do nghiệp vụ

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, học tập văn học dân gian địa phươngtrong hệ thống nhà trường ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêngvẫn chưa được chú trọng Hiện nay, cũng như các tỉnh khác, tỉnh Bắc Kạnđang có chủ trương đưa văn học địa phương vào giảng dạy trong nhà trườngphổ thông, giúp các dân tộc trong địa phương mình hiểu rõ hơn về truyềnthống văn hóa lịch sử, về mảnh đất, con người nơi mình đang sống và làmviệc Là một giáo viên THPT, thiết nghĩ việc nghiên cứu, khảo sát về truyệnkể dân gian ở vùng hồ Ba Bể là việc làm cần thiết để gìn giữ di sản văn hóaphi vật thể của dân tộc Việt Nam nói chung và của nhân dân các dân tộc Ba

Trang 8

Bể nói riêng Đồng thời, việc làm này cũng có ý nghĩa thiết thực và bổ íchtrong công tác giảng dạy.

Hơn nữa, bản thân là một người con của dân tộc Tày, sinh ra trên mảnhđất Ba Bể thân yêu, tôi luôn mong muốn sẽ hiểu được một cách sâu sắc và cụthể về văn học dân gian dân tộc mình Từ đó, khẳng định những giá trị tiêubiểu của bộ phận văn học này, đồng thời muốn góp tiếng nói tri ân của mìnhvới vùng đất quê hương Ba Bể

1.3 Lý do xã hội

Bắc Kạn là tỉnh miền núi, nằm ở trung tâm vùng núi Đông Bắc nước ta.Cùng với thời gian, mặc dù có không ít những thay đổi về địa dư hành chính,về địa danh, địa giới nhưng tỉnh Bắc Kạn vẫn là một địa bàn gắn kết bởi quátrình lịch sử văn hóa trên nền tảng cảnh quan địa lí với các sắc thái độc đáovà đa dạng

Do vận động kiến tạo địa chất, thiên nhiên hào phóng đã tạo nên mộtvùng đất Bắc Kạn có những kì quan thiên nhiên độc đáo, nổi lên trên hết làvùng hồ Ba Bể Danh thắng hồ Ba Bể từ lâu đã đi vào thơ văn:

Bắc Kạn có suối đãi vàngCó hồ Ba Bể có nàng áo xanh

(Ca dao)Câu ca dao nổi tiếng trên đã khái quát được về mảnh đất Ba Bể nóiriêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung - một vùng đất giàu đẹp và nên thơ

Bắc Kạn là nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em, chủ yếu là người Tày,Nùng, Việt, Dao, Sán Chay, Mông, Hoa…Suốt chặng đường dài dựng nướcvà giữ nước, các dân tộc anh em đều sống xen kẽ, họ cùng chung sức, chunglòng, xây dựng quê hương, đấu tranh chống thiên tai và ngoại xâm đồng thờicũng đã sáng tạo ra một nền văn hóa dân gian của mỗi dân tộc vô cùng đặcsắc và phong phú

Khi nghiên cứu về văn hóa các dân tộc, các nhà nghiên cứu đã có cơ sởkhoa học để lí giải rằng: có thể toàn bộ khu vực Bắc Kạn theo đơn vị hành

Trang 9

chính hiện nay vốn đã là một trung tâm nguyên sơ bản địa của văn hóa Tàycổ Tuy nhiên nằm ở trung tâm vùng núi Đông Bắc nên Bắc Kạn cũng làđiểm hội tụ, đan xen và gắn kết văn hóa đặc sắc của các dân tộc trongvùng Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của các dân tộc trên quêhương Bắc Kạn đã góp một phần tạo dựng nên nền văn hóa đặc sắc củacác dân tộc Việt Nam.

Chính vì vậy, việc tìm hiểu truyện kể dân gian Bắc Kạn lưu truyền ởvùng hồ Ba Bể là tăng cường sự hiểu biết về vốn văn hóa dân gian của cácdân tộc nơi đây, đồng thời để tăng cường sự đoàn kết giữa các tộc người anhem là một việc làm có ý nghĩa lớn lao và lâu dài đối với sự nghiệp xây dựngmột đất nước Việt Nam giàu đẹp và văn minh, xây dựng một nền văn hóaViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Khảo sát, nghiên cứu truyện kểdân gian từ góc nhìn văn hóa đã và đang là một hướng tiếp cận nghiên cứuhiệu quả vì trong bối cảnh hiện nay, việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc đãvà đang được đặt ra như một thách thức trước xu hướng toàn cầu hóa

Từ những lí do trên đây, tôi đã chọn đề tài Khảo sát truyện kể dân gianBắc Kạn lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể từ góc nhìn văn hóa với hi vọng sẽ

đóng góp thêm một vài ý kiến để tiến tới có một cái nhìn tổng thể và toàndiện về truyện cổ Bắc Kạn

2 Lịch sử vấn đề2.1 Truyện kể Bắc Kạn nói chung, truyện kể dân gian Bắc Kạn lưu truyền ở

vùng hồ Ba Bể nói riêng, với bản sắc riêng của các dân tộc vùng miền này đãgóp phần làm nên bộ mặt phong phú, đa dạng của nền văn học dân gian ViệtNam Tuy nhiên, việc nghiên cứu bộ phận văn học dân gian các dân tộc thiểusố, đặc biệt ở vùng hồ Ba Bể, đến thời điểm hiện nay vẫn còn ít được chú ý.Nhưng cũng phải kể đến các công trình dày công sưu tầm và giới thiệu văn

bản truyện kể như Truyện kể Việt Bắc (Hoàng Quyết biên soạn, lời giới thiệucủa Nông Quốc Chấn, 1963); Truyện cổ Tày - Nùng (1974); Truyện cổ các

Trang 10

dân tộc ít người Việt Nam (1978), Truyện cổ Bắc Kạn (2000); Sưu tập vàkhảo cứu truyện cổ Tày của hai tác giả Vũ Anh Tuấn và Vi Hồng (Khoa Ngữvăn, Đại học Sư phạm Thái Nguyên); Tìm hiểu một cặp mẫu kể dân gianmiền núi dưới góc độ loại hình của tác giả Vũ Anh Tuấn (Tạp chí văn học số4 - 1991); Khảo sát cấu trúc và ý nghĩa một số típ truyện kể dân gian Tàyvùng Đông Bắc Việt Nam của tác giả Vũ Anh Tuấn (Luận án Phó Tiến sĩ -

1991) Sự ra đời của các công trình trên đã khẳng định vị trí và giá trị củatruyện kể dân gian các dân tộc thiểu số trong kho tàng truyện kể các dân tộc

Việt Nam Còn cuốn Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh BắcKạn (2004) phản ánh khá chi tiết về những kinh nghiệm trong sản xuất nông

nghiệp của đồng bào, về đời sống văn hóa vật chất và tinh thần, với nhữngnghi lễ trong tang ma, cưới gả cũng như các phong tục tập quán từ xa xưacủa các dân tộc trong tỉnh Qua đó giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể về vănhóa ở Bắc Kạn nói chung và huyện Ba Bể nói riêng Bên cạnh đó, các luận

văn Truyện thơ Nôm Tày - Đặc điểm nổi bật trong văn hóa dân gian và vănhóa Tày của Hà Thị Bích Hiền (Luận văn thạc sĩ Đại học sư phạm Hà Nội2003), Khảo sát và so sánh một số típ truyện kể dân gian Tày - Việt củaLương Anh Thiết (Luận văn thạc sĩ Đại học sư phạm Thái Nguyên 2003),Khảo sát những đặc điểm truyền thuyết của người Tày ở Bắc Kạn của Mai

Thu Thủy (Luận văn thạc sĩ Đại học sư phạm Hà Nội 2005) đã đem dến chongười đọc cái nhìn cụ thể, chi tiết những đặc điểm về nội dung và nghệ thuậtcủa một số thể loại truyện kể dân gian dân tộc Tày ở Bắc Kạn nói chung

Còn luận văn Khảo sát truyện kể dân gian Tày - Nùng xứ Lạng của Nguyễn

Thị Tân Hương (Luận văn thạc sĩ Đại học sư phạm Thái Nguyên, 2012)khảo sát về 3 thể loại truyện kể dân gian thần thoại, truyền thuyết, cổ tíchcủa hai dân tộc Tày - Nùng ở Lạng Sơn và đặc điểm của 3 thể loại đó trênmột số bình diện Đây thực sự là tài liệu quý báu, gợi dẫn chúng tôi tiếp tụcthực hiện đề tài của mình

Trang 11

2.2 Hiện nay, vùng hồ Ba Bể vẫn còn là một vùng tương đối nguyên sơ

mà những ồn ào của thế giới hiện đại chưa thực sự len lỏi đến được Ở đócòn lưu giữ được những nét văn hóa đặc sắc rất riêng của các dân tộc nơiđây Khu vực hồ Ba Bể là nơi cư ngụ của hơn 3000 người thuộc 5 nhóm dântộc khác nhau Hơn 2000 năm qua, cư dân người Tày đã định cư tại nơi nàyvà trở thành tộc người chiếm đa số ở vùng này Người Nùng, người Dao đếncư ngụ khoảng 100 năm về trước Còn người Kinh và người Mông chỉ mớidi cư đến Tuy nhiên, miền đất này còn là nơi tinh hoa văn hóa nhiều dân tộccùng hội tụ, làm nên bản sắc văn hóa đậm đà, riêng biệt và là nơi ẩn tàngnhững “nguồn lợi” quý báu về văn hóa, văn học dân gian Nhưng nó đòi hỏichúng ta phải dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết trong nghiên cứu,

tìm hiểu Cho đến thời điểm này, ngoài tập III - Truyện cổ Bắc Kạn do nhóm

tác giả PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Bàn Tuấn Năng, Hoàng Hoa Toàn sưu tầm,biên soạn, chỉnh lý, Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao tỉnh Bắc Kạn xuấtbản năm 2002, thì chưa có thêm công trình nào nghiên cứu chuyên biệt vềvăn hóa, văn học dân gian vùng hồ Ba Bể Chỉ có một số bài viết nhỏ, lẻ về

văn hóa như bài viết Người Tày xưa qua 3 tập Truyện cổ Bắc Kạn đăng trênTạp chí Văn nghệ Ba Bể (2012) Bài viết đơn thuần chỉ là đôi điều cảm nhậncủa tác giả về dân tộc Tày qua 3 tập Truyện cổ Bắc Kạn; Nét văn hóa đặcsắc của cư dân vùng hồ Ba Bể của tác giả Thu Cúc đăng trên Cổng thông tin

điện tử Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn (2018) Tác giả bài viết này cũng chỉ điểmqua một số nét đặc sắc về văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc Tày,Nùng, Dao, Mông định cư vùng hồ Ba Bể

Trên đây, tôi đã điểm qua một số công trình sưu tầm, nghiên cứu về vănhọc dân gian nói chung và văn hóa, văn học dân gian Bắc Kạn nói riêng Quađó, có thể thấy văn học dân gian Bắc Kạn đã được các nhà nghiên cứu quantâm, tiếp cận từ nhiều góc độ, nhiều bình diện khác nhau Tuy nhiên, vẫnchưa có công trình nào khảo sát một cách đầy đủ, có hệ thống về truyện kể

Trang 12

dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể từ góc nhìn văn hóa Điều đó càng kíchthích chúng tôi mạnh dạn đi vào đề tài này Tôi hi vọng đề tài của mình sẽgóp thêm một tiếng nói làm phong phú hơn, sâu sắc hơn về giá trị của truyệncổ Bắc Kạn, đặc biệt là truyện kể lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứuĐề tài luận văn có tên là Khảo sát truyện kể dân gian Bắc Kạn lưutruyền ở vùng hồ Ba Bể từ góc nhìn văn hóa Vì vậy, đối tượng nghiên cứu

của luận văn sẽ là truyện kể dân gian Bắc Kạn lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể

(in trong cuốn Truyện cổ Bắc Kạn, tập III) đã được sưu tầm, biên soạn, chỉnh

lí và xuất bản Sau khi điểm qua tình hình tư liệu sưu tầm, nghiên cứu vănhọc dân gian Bắc Kạn, tôi tiến hành khảo sát các thể loại văn học dân gianlưu truyền ở vùng hồ Ba Bể từ góc nhìn văn hóa

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn chủ yếu tìm hiểu những nội dung liên quan đến truyện kể dângian trên địa bàn vùng hồ Ba Bể Đặc biệt là 2 xã Quảng Khê và Đồng Phúcvì đây là những vùng còn lưu giữ nhiều nhất các truyện kể dân gian

Luận văn chủ yếu khảo sát 2 nhóm thể loại cơ bản trong truyện kể dângian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể: Thần thoại - truyền thuyết và truyện cổtích của hai dân tộc Tày, Dao

Nguồn tư liệu: Nghiên cứu dựa trên nguồn tài liệu đã được công bố Tài

liệu được chọn làm tài liệu khảo sát chính là tập III -Truyện cổ Bắc Kạn do

nhóm tác giả PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Bàn Tuấn Năng, Hoàng Hoa Toàn sưutầm, biên soạn, chỉnh lý, Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao tỉnh Bắc Kạnxuất bản năm 2002 Ngoài ra, tôi có mở rộng thêm biên độ khảo sát là cáctác phẩm do tác giả luận văn điền dã, sưu tầm và các truyện cổ của các dântộc ở các địa phương khác để làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan Cụ thể:

Truyện cổ Việt Bắc, Nxb Văn hóa - Viện văn học, H, 1963.

Trang 13

Truyện cổ Tày - Nùng, Nxb Văn học, H, 1974.Tổng tập văn học dân gian người Việt, Nxb Khoa học xã hội, H, 2009.Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Khoa

học xã hội, H, 2009

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu bao trùm của luận văn là tìm hiểu những giá trị loại hình vàđặc thù của truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể về nội dung vànghệ thuật được tiếp cận từ góc nhìn văn hóa Cụ thể là :

4.1 Dựa vào phương pháp luận nghiên cứu văn học trong văn hóanói chung và các phương pháp cụ thể trong việc khảo sát tìm hiểu vànghiên cứu các cơ sở nền tảng và giá trị văn hóa trong văn học dân gianđể vận dụng vào việc nghiên cứu truyện kể dân gian vùng hồ Ba Bể - BắcKạn qua các thể loại chính

4.2 Từ đó, thấy được quan niệm về thiên nhiên, về lao động sản xuất,về quan hệ giữa người và người trong xã hội, về đời sống văn hóa, tinh thầncủa nhân dân các dân tộc Ba Bể Qua đây, luận văn cũng cố gắng tìm hiểu vìsao vùng đất và các dân tộc nơi đây lại lưu giữ một số lượng truyện kểdân gian phong phú, đặc sắc đến như vậy Qua luận văn, góp phần bảotồn, gìn giữ di sản văn hóa dân tộc, phát huy tác dụng tốt đẹp của nótrong cuộc sống ngày nay

4.3 Việc tìm hiểu truyện kể dân gian Bắc Kạn lưu truyền ở vùng hồBa Bể từ góc nhìn văn hóa còn có ý nghĩa thực tiễn, giúp địa phương cóchính sách phù hợp, kịp thời bảo tồn bản sắc văn hóa của riêng Ba Bể -đây cũng là một yếu tố khiến Ba Bể càng trở nên hấp dẫn trên phươngdiện du lịch sinh thái Nghiên cứu giá trị văn hóa từ kho tàng truyện kể dângian, phát huy giá trị tốt đẹp của chúng cũng là để góp phần phát triển đờisống kinh tế - văn hóa - xã hội hiện nay

Trang 14

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết sử dụng các phương phápnghiên cứu sau:

5.1 Phương pháp điền dã: Với phương pháp này, tôi trực tiếp tìm hiểu giá

trị văn hóa của VHDG giữa đời sống bằng cách đi đến những vùng đất đãhoạch định: xã Quảng Khê, xã Đồng Phúc thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn;gặp gỡ và phỏng vấn nhiều đối tượng ở mọi lứa tuổi để nắm bắt thông tinphục vụ cho đề tài nghiên cứu; đặc biệt là gặp gỡ các già làng, trưởng bản,các nghệ nhân để tiến hành sưu tầm tác phẩm.Với phương pháp này, tôi cóđược cơ sở dữ liệu và những thông tin quan trọng cho việc nghiên cứu đề tàicũng như đảm bảo tính khách quan của đề tài

5.2 Phương pháp loại hình: Sử dụng phương pháp này để thống kê, phân

loại và tiến hành nghiên cứu phân tích so sánh tổng hợp trên các văn bản đãđược cố định để thấy được đặc điểm văn hóa tộc người, mối quan hệ giữavăn hóa và văn học dân gian trong truyện kể dân gian vùng hồ Ba Bể Từ đó,qua việc khảo sát truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể từ góc nhìnvăn hóa, luận văn sẽ làm sáng tỏ các giá trị văn hóa - thẩm mỹ phổ quát vàđặc thù trong truyện kể dân gian vùng Hồ Ba Bể

5.3 Phương pháp hệ thống - liên ngành: Chúng tôi xem truyện kể dân gian

lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể là một hệ thống bao gồm nhiều thành tố và cómối quan hệ chặt chẽ với các hệ thống khác như văn hóa, lịch sử, tôn giáo…Từ đó, lý giải những bình diện cụ thể trong bản chất và đặc điểm về nộidung và nghệ thuật của truyện kể dân gian ở vùng hồ Ba Bể bằng cácthao tác phân tích giải mã văn hóa Trong đó, trên góc độ khoa học văn họcdân gian, việc vận dụng các kiến thức của nhiều ngành khác nhau như: lịchsử, địa lí, dân tộc học, văn hóa học…như là các viện dẫn khoa học để làmsáng tỏ những giá trị văn hóa của văn học dân gian sẽ rất hữu ích cho việcnghiên cứu

Trang 15

5.4 Một số phương pháp cụ thể : Thống kê, phân loại, phân tích, so sánh

tổng hợp….Các phương pháp này giúp chúng tôi cắt nghĩa, phát hiện, đốichiếu… các vấn đề để làm nổi bật nét riêng của truyện kể dân gian lưutruyền ở vùng hồ Ba Bể từ góc nhìn văn hóa

6 Kết cấu của luận vănNgoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Tài liệu tham khảo, Phụlục, Nội dung luận văn được trình bày trong ba chương:

Chương 1: Tổng quan về con người và vùng đất Ba Bể với di sản

truyện kể dân gian

Chương 2: Giá trị văn hóa trong truyện kể dân gian Bắc Kạn lưu truyền

ở vùng hồ Ba Bể từ phương diện nội dung

Chương 3: Giá trị văn hóa trong truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng

hồ Ba Bể từ phương diện nghệ thuật

Trang 16

Chương 1TỔNG QUAN VỀ CON NGƯỜI, VÙNG ĐẤT BA BỂ VỚI

TRUYỆN KỂ DÂN GIAN BẮC KẠN LƯU TRUYỀN

Ở VÙNG HỒ BA BỂ1.1 Con người và vùng đất Ba Bể

1.1.1 Vị trí địa lí

Theo tài liệu [39], địa danh, địa giới Bắc Kạn được xác định như sau:Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam Tỉnh Bắc Kạnđược tái lập ngày 01/01/1997 Có 8 đơn vị hành chính, đó là: Thành phố BắcKạn; các huyện: Bạch Thông, Ba Bể, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn,Pác Nặm Trong đó, Ba Bể là huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, cáchtrung tâm tỉnh lị 60 km về phía Bắc, phía đông giáp huyện Ngân Sơn vàhuyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng), phía tây giáp huyện Chợ Đồn và tỉnhTuyên Quang, phía bắc giáp huyện Pác Nặm và huyện Bảo Lạc (tỉnh CaoBằng), phía nam giáp huyện Bạch Thông và huyện Chợ Đồn

Địa phận huyện Ba Bể ngày nay, vào thời Lí thuộc đất huyện VĩnhThông; thời nhà Lê nằm ở châu Bạch Thông thuộc phủ Thông Hóa Thị trấnChợ Rã là huyện lỵ Ba Bể, đồng bào địa phương gọi là Chợ Slo Tên gọi

Chợ Rã xuất hiện sớm trong lịch sử, được nêu lên trong Dư địa chí củaNguyễn Trãi và sau đó được nêu trong Đại Nam nhất thống chí, trong mục

Thái Nguyên thổ sản.Hiện nay, huyện Ba Bể có 16 đơn vị hành chính gồm 15 xã: ThượngGiáo, Địa Linh, Bành Trạch, Cao Thượng, Đồng Phúc, Nam Mẫu, QuảngKhê, Khang Ninh, Cao Trĩ, Hoàng Trĩ, Yến Dương, Chu Hương, Hà Hiệu,Phúc Lộc, Mỹ Phương và 1 thị trấn: Chợ Rã

Có thể nói, bao nhiêu năm qua Ba Bể vẫn luôn trở thành một vùng đấthấp dẫn!

Trang 17

Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể Trên cả mây trời trên núi xanh Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽMái chèo khua bóng núi lung linh…Một lần đã tới, ôi Ba Bể

Muốn ở đây thôi chẳng muốn về.

(Hoàng Trung Thông)

1.1.2 Điều kiện tự nhiên

Ba Bể là một huyện có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi sông, suối, núinên giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các thôn bản vùngcao Ở đây chủ yếu là núi cao xen lẫn những khối núi đá vôi hiểm trở, phânlớp dầy, trong quá trình cacxtơ tạo thành những hình dạng kì thú Theo tàiliệu [39], [40], [48], địa hình Ba Bể với nhiều đồi núi cao thấp khác nhau, độcao trung bình so với mặt nước biển là 700m Phía Bắc là dãy Phja Bjoóc cóđộ cao 1.578m chạy dài theo hướng đông - nam được ví như mái nhà của 3huyện: Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông Ngoài ra còn có các dãy núi chạy theonhiều hướng thấp dần từ bắc sang đông nam chia cắt địa hình huyện thànhnhững thung lũng có địa hình phức tạp Vể tổng quan có thể chia huyện BaBể thành hai vùng địa hình rõ rệt: vùng núi cao và vùng núi thấp Vùng núicao chủ yếu nằm ở hướng đông bắc và tây - tây bắc, vùng này rải rác cónhững dãy núi đá cao, độ dốc lớn, có các khu ruộng bậc thang xen kẽ Ba Bểchủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm trên 80%, đất nông nghiệp chiếm 10% Đấtcanh tác chủ yếu là nương rẫy thích hợp cho việc trồng cây lương thực cạn,cây đặc sản, cây công nghiệp dài ngày và chăn nuôi đại gia súc Vùng núithấp xen kẽ đồng ruộng tương đối bằng và thấp trũng tập trung ở khu trungtâm và hướng nam, thích hợp cho trồng các loại cây lương thực như: lúanước, ngô, đậu đỗ các loại, cây ăn quả, cây đặc sản và chăn nuôi tiểu gia súc,gia cầm

Trang 18

Huyện Ba Bể nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trungbình năm từ 21đến 23 độ C Vùng đất Ba Bể có đủ nhiệt độ, nắng, mưa…thích hợp cho sự phát triển của động vật, thực vật Khí hậu vùng hồ Ba Bểvà sườn núi Phja Bjoóc gần như mát mẻ quanh năm Nơi đây một năm

được chia làm 2 mùa chính: Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độtrung bình từ 22 đến 28 độ C, thường xảy ra mưa to gió lốc, gây lũ lụt Mùalạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 14 đến 19 độ C(lạnh nhất là tháng 1) Mùa đông ở Ba Bể thường có sương muối, đặc biệt làở khu vực khe núi hoặc có những đợt mưa phùn, gió bấc kéo dài không cólợi cho sự sinh trưởng của động thực vật và sinh hoạt của con người

Ba Bể có nhiều sông, suối, một số xã có sông Năng chảy qua rất thuậnlợi cho sản xuất nông nghiệp Đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệmtrong việc lợi dụng sức nước để phục vụ đời sống, phục vụ sản xuất như cốigiã gạo, máy bật bông, làm thủy điện mini, xuôi mảng….Mặt khác, đườngthủy sông Năng phối hợp với các đường bộ tạo nên hệ thống giao thôngtương đối thuận lợi thông thương giữa các huyện Ba Bể, huyện Chợ Đồn,huyện Na Hang (Tuyên Quang) Tuy nhiên, hàng năm từ tháng 6 đến tháng10 thường có các trận mưa lũ lớn, các suối nhỏ thường gây lũ quét tại các xãvùng cao nên cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và sản lượngcây trồng

Huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn là một huyện miền núi có nguồn tàinguyên động thực vật quý hiếm nhưng do nạn chặt phá rừng làm nương rẫyvà săn bắt bừa bãi nên tài nguyên rừng cạn kiệt, các loài động vật quý hiếmkhông còn nhiều Hiện nay chỉ còn khu vực vườn quốc gia Ba Bể là rừngnguyên sinh với diện tích 23.340 ha Vườn quốc gia Ba Bể ngày nay là mộtdi sản thiên nhiên quý giá với hệ thống rừng nguyên sinh trên núi đá vôi cótới 417 loài thực vật, trong đó có nhiều gỗ quý như: đinh, lim, sến, nghiến,lát…ngoài các loại thực vật thân gỗ còn có hàng trăm loài phong lan, địa lan,

Trang 19

trúc dây cùng nhiều cây dược liệu quý hiếm và 299 loài động vật có xươngsống Nhiều loài động vật quý vẫn còn lưu giữ được như phượng hoàng đất,gà lôi, voọc mũi hếch Trong hồ Ba Bể vẫn còn 49 loài cá nước ngọt trong đócó một số loài quý hiếm như cá chép kính, cá rầm xanh, cá chiên…

Sông Năng gần như nằm trọn vẹn trong lòng huyện Ba Bể Thượngnguồn của nó nằm trên hai xã: Bằng Thành và An Thắng còn có vàng sakhoáng mang lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho nhân dân các dân tộchuyện Ba Bể Gắn liền với phía tây - nam của hồ Ba Bể là thác Đầu Đẳngcó độ dốc cao, lưu lượng nước lớn, tạo ra khả năng thủy điện có công suấtcao cho huyện Ba Bể

Huyện Ba Bể được thiên nhiên ưu đãi có một danh lam thắng cảnh nổitiếng là hồ Ba Bể rộng gần 500 ha Hồ là nơi đổ vào của các con sông, suối,đó là sông Năng ở phía đông, suối Tả Han ở phía Bắc và suối Nam Cường ởphía tây bắc Độ sâu trung bình của hồ là 20 - 35m, dung tích 90 triệu m3

nước Do sự biến đổi của địa hình cacxtơ đã tạo thành một hồ trên núi đá vôivới các cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ Hồ gồm 3 bể lớn theo tên địa phươnglà Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng, có lẽ vì thế mới có tên gọi là hồ Ba Bể Phía bắchồ có một đảo nhỏ nằm ở giữa hồ đó là đảo Pò Giả Mải (đảo bà góa) Ba Bểcòn có Ao Tiên với huyền thoại đầy tính nhân văn, có sông Năng với độngPuông và thác Đầu Đẳng kì vĩ gắn liền với hồ Ba Bể trở thành khu danh lamthắng cảnh nổi tiếng ở khu vực miền núi phía Bắc nước ta [39]

Với điều kiện tự nhiên như trên, đặc biệt là quần thể hồ và các dòngsông, con suối, núi rừng, hang động gắn liền với hệ động thực vật phong phúcùng với các truyền thuyết, phong tục, văn hóa, lễ hội trong vùng đã tạo nênmột trong những vùng di sản thiên nhiên vật thể và phi vật thể đẹp vào bậcnhất ở phía Bắc của nước ta Không những thế, những sông, những suối,những động, những hồ đã được nhân dân các dân tộc vùng hồ Ba Bể thể hiệnsinh động trong kho tàng truyện kể dân gian, trong đó có các truyện kể thuộcthể loại thần thoại - truyền thuyết, cổ tích

Trang 20

1.1.3 Con người Ba Bể

Ba Bể là huyện miền núi của tỉnh Bắc Kạn, là nơi hội tụ, sinh sống củacác dân tộc anh em, thành phần dân tộc chính là : Tày, Kinh, Nùng, Dao,H’Mông, Hoa, Sán Chí và một số dân tộc khác Theo khảo sát của các nhànghiên cứu, đặc biệt là qua các tài liệu [4], [39], [40], [48] cho thấy: dân tộcTày có số dân đông nhất, sinh sống tập trung thành làng bản, nà, khuổi dọctheo thung lũng ven các sông, suối lớn của huyện Người Tày hiện đang cưtrú trên địa bàn 16/16 xã, thị trấn của huyện Ba Bể Trên mặt bằng chung,văn hóa truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn tương đối thống nhất, sựkhác biệt giữa các vùng, địa phương không đáng kể Đó là những điều kiệnthuận lợi để người Tày gìn giữ, phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống củadân tộc

Dân tộc Dao có số dân đông thứ hai sau dân tộc Tày (chiếm 18%) Dântộc Nùng chiếm 8% dân số, sống rải rác ở các thung lũng, soi bãi hoặc xenkẽ trong các bản làng của người Tày Đồng bào Nùng cũng trồng lúa nước vàtrồng ngô cùng các loại hoa màu khác như đồng bào Tày

Dân tộc H’Mông chiếm khoảng 9%, bằng nửa số dân người Dao Dântộc Dao và dân tộc H’Mông sinh sống chủ yếu ở các vùng núi cao, làng bảnthưa thớt, nhà cửa đơn sơ

Dân tộc Hoa và Kinh chiếm khoảng 6,1% dân số, sống tập trung chủyếu ở thị trấn, số đông làm nghề buôn bán Trước đây nền kinh tế tự nhiêngiữ vai trò khá quan trọng, đồng bào tiến hành săn bắt, hái lượm các sản vậttự nhiên bổ sung các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi làm bữa ăn hàng ngày

Có thể khẳng định, trải qua quá trình lịch sử lâu dài, các dân tộc đã xâydựng nên mối quan hệ gắn bó cộng đồng, việc làng, việc nước có nhau, từviệc nhà cửa tới việc ma chay, cưới xin, đắp đập, khơi mương, cấy lúa, làmcốm….Đồng bào sống thuần phác, chân thành, hào hiệp, mến khách, có tinhthần tương thân, tương ái, thăm hỏi, giúp đỡ những người họ hàng hay làng

Trang 21

xóm gặp hoàn cảnh khó khăn, đau ốm, bệnh tật….Dân tộc nào cũng hăng háitham gia các hoạt động cộng đồng, hay kết bạn, giữ mãi tình anh em, họhàng từ 5 đến 7 đời Đồng thời, các dân tộc cũng đã sáng tạo ra một nền vănhóa, văn học dân gian vô cùng đặc sắc và phong phú, góp một phần tạo dựngnên nền văn hóa, văn học đặc sắc của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

1.2 Các thể loại thuộc loại hình truyện dân gian các dân tộc lưu truyềnở vùng hồ Ba Bể

Tài liệu chính mà chúng tôi dùng để khảo sát chính là tập III - Truyệncổ Bắc Kạn do nhóm tác giả Vũ Anh Tuấn (chủ biên), Bàn Tuấn Năng,

Hoàng Hoa Toàn sưu tầm, biên soạn, chỉnh lý, Sở Văn hóa - Thông tin - Thể

thao tỉnh Bắc Kạn xuất bản năm 2002 Mặc dù tên sách là Truyện cổ BắcKạn nhưng công trình trong tập III được sưu tầm trong phạm vi vùng hồ Ba

Bể Tuy nhiên, số lượng các truyện cũng chưa dừng lại như đã được sưu tầm,biên soạn

Theo thống kê, số lượng truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể

đã được in trong tập III - Truyện cổ Bắc Kạn là 93 truyện, trong đó: Thầnthoại- truyền thuyết: 24 truyện Truyện cổ tích: Truyện cổ tích loài vật: 10

truyện; Truyện cổ tích thần kỳ: 18 truyện; Truyện cổ tích sinh hoạt: 24

truyện; Truyện cười: 12 truyện; Truyện ngụ ngôn: 05 truyện

Dựa vào cách phân loại trên, ta có thể nhận thấy truyện kể dân gian lưutruyền ở vùng hồ Ba Bể có 2 thể loại chiếm số lượng tương đối lớn: thầnthoại - truyền thuyết, cổ tích Tuy nhiên, số lượng truyện kể ở 2 thể loại nàykhông đều nhau Chiếm số lượng nhiều nhất là truyện cổ tích Thần thoại -truyền thuyết, số lượng còn hạn chế Điều này có lẽ là không phải họ khôngquan tâm đến nguồn gốc, sự hình thành của vũ trụ, muôn loài trong thế giớiquanh mình, mà có thể xuất phát từ việc sưu tầm, khảo cứu thể loại này -thần thoại, truyền thuyết - thể loại ra đời sớm nhất và đã không còn xuất hiệnở thời kì sau

Trang 22

Qua thống kê, phân loại trên, có thể khẳng định sự giàu có và phongphú của truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể Đó là một kho tàngvăn hóa được nảy sinh trên nền văn minh nông nghiệp, văn minh thung lũng.Những thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích đều thấm đẫm tâm tư,tình cảm, phong tục, tập quán sinh hoạt của con người nơi đây Tuynhiên, ranh giới giữa các thể loại trên cũng chưa thật rõ ràng Có một sốthể loại gần như sát nhập vào nhau như thần thoại được truyền thuyết hóavà truyền thuyết được cổ tích hóa.

Hơn nữa trải qua những biến thiên của thời gian và sự vận động, bảolưu và lưu truyền trong một không gian rộng lớn thì giữa các thể loại của vănhọc dân gian nói chung và truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bểnói riêng có sự “xâm nhập, giao thoa, tiếp xúc” với nhau trong các thể loạitruyện kể và các thể loại văn hóa, văn học dân gian khác hoặc văn hóa, vănhọc dân gian của các dân tộc khác Các lớp thể loại truyện kể dân gian nàychồng chất lên nhau trong một truyện kể hoặc sự phân hóa các truyện kểthành nhiều xu hướng Tuy nhiên, nó vẫn là sản phẩm văn học dân gian địaphương, một loại hình văn hóa tinh thần bất biến, chảy trôi từ từ trong đờisống xã hội Lẽ thường sẽ có nhiều luồng ý kiến, nhận định, đánh giá khácnhau theo chủ quan của người nghiên cứu khi phân loại về thể loại truyện kểdân gian

Từ một số phân tích trên, trong quá trình khảo sát truyện cổ dân gianlưu truyền ở vùng hồ Ba Bể từ góc nhìn văn hóa, chúng tôi chỉ khảo sát trênhai thể loại: thần thoại - truyền thuyết và truyện cổ tích của hai dân tộc Tày,Dao với 76 mẫu truyện Cụ thể:

Thần thoại - truyền thuyết: Số truyện do người Tày kể: 23 truyện; ngườiDao kể: 01 truyện

Truyện cổ tích: Số truyện do người Tày kể: 37 truyện; người Daokể: 15 truyện

Trang 23

Tuy số lượng bản kể sưu tầm được không nhiều nhưng đây đều lànhững bản kể tiêu biểu, đặc sắc cho văn học dân gian lưu truyền ở vùng hồBa Bể.

1.3 Giới thuyết một số khái niệm và phương pháp nghiên cứu VHDG từgóc nhìn văn hóa

1.3.1 Một số khái niệm về văn hóa

Văn hóa là một khái niệm đã có từ lâu đời và có nội hàm rất rộng Cónhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cáchnhìn nhận và đánh giá khác nhau

Về mặt thuật ngữ khoa học: Văn hóa được bắt nguồn từ chữ La tinh“Cultus” mà nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agrilà“gieo trồng ruộng đất” và Cultus Animilà “gieo trồng tinh thần” tức là “sựgiáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người”

Có thể dẫn một vài quan điểm, định nghĩa của các tác giả về văn hóanhư sau:

Trong Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), định nghĩa như sau:Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do conngười sáng tạo ra trong quá trình lịch sử [35, tr.100].

Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm đãđịnh nghĩa: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thầndo con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trongsự tương tác giữa giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội củamình [41, tr.20].

UNESCO - Tổ chức khoa học và giáo dục Liên Hợp Quốc đã đưa ra

200 quan niệm về văn hóa và đi đến một thống nhất chung như sau: Trong ýnghĩa rộng nhất, văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệttinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc, quyết định tính cách của một xã hộihay một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm cả nghệ thuật và văn

Trang 24

chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thốngcác giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng Văn hóa đem lại cho conngười khả năng soi xét về bản thân Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trởthành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấnthân một cách đạo lí Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thứcđược bản thân, tìm tòi không biết mệt những giá trị văn hóa mới mẻ và sángtạo ra những công trình vượt trội lên bản thân.

Trong việc tiếp thu từ các công trình trước đó, tác giả Đỗ Lai Thúy cho

rằng: Văn hóa là tất cả những gì phi tự nhiên [49, tr.16,17].Còn tác giả Phan Ngọc cho rằng: Văn hóa là quan hệ Nó là mối quanhệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại Quan hệ ấy biểu hiện thànhmột kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc người,một cá nhân khác Nét khác biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khácnhau, tạo thành những nền văn hóa khác nhau là độ khúc xạ [29, tr.17].

Về các công trình nghiên cứu về văn hóa: Việt Nam văn hóa sử cương

của Đào Duy Anh in lần đầu tiên năm 1938 được ấn hành bởi Quan HảiTùng Thư là công trình đầu tiên nghiên cứu về văn hóa Tiếp đó, những công

trình nghiên cứu khác như: Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới của PhanNgọc (1994), Văn hóa học đại cương và Cơ sở văn hóa Việt Nam của TrầnQuốc Vượng (chủ biên) (1932), Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần NgọcThêm (1999), Văn hóa Việt Nam: đặc trưng và cách tiếp cận của Lê NgọcTrà (2001), Bản sắc văn hóa Việt Nam của Phan Ngọc (2010),… Những

công trình này đã đã cho chúng ta thấy rõ đặc điểm bản sắc văn hóa ViệtNam trong môi trường sinh thành và phát triển của nó

Như vậy, nhìn chung, theo các tác giả, văn hóa có những đặc điểm cơbản sau: Văn hóa là một hoạt động sáng tạo, mang tính lịch sử riêng chỉ conngười mới có Hoạt động sáng tạo đó bao gồm mọi ứng xử của con người vớinhau và con người với tự nhiện - xã hội, thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời

Trang 25

sống: đời sống vật chất, đời sống tinh thần, đời sống xã hội Những hoạtđộng sáng tạo đó đã đạt được nhiều thành tựu về giá trị văn hóa, được bảotồn và khai thác phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng con đườnggiáo dục (theo nghĩa rộng) Văn hóa là thể hiện của mối quan hệ giữa thếgiới biểu tượng với thế giới thực tại, tạo ra một kiểu lựa chọn riêng của tộcngười, một cá nhân so với một tộc khác, một cá nhân khác tạo thành nhữngnhân cách văn hóa (cá nhân), những nền văn hóa khác nhau (cộng đồng).

Dù hiểu theo cách nào thì văn hóa cũng đều là sản phẩm độc đáo củaquá trình lịch sử do cá nhân và cộng đồng người tạo nên Văn hóa được tạora và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Và chính vănhóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tựxã hội Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quátrình xã hội hóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành độngvà tương tác xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của conngười và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đờisống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinhthần mà do con người

tạo ra

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi nghiêng về cáchhiểu văn hóa gắn liền với những giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra,trong sự tương tác giữa giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hộicủa mình theo định nghĩa của UNESCO và Trần Ngọc Thêm

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu văn học dân gian từ góc nhìn văn hóa

Trong giới nghiên cứu Folklore thế giới việc nghiên cứu văn học dângian từ góc nhìn văn hóa là vấn đề rất phổ quát Có thể nhắc tới những công

trình nổi tiếng như Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới của tác giả - Jean

Chevalier và Alain Gheerbrant (1997), NXB Đà Nẵng; - V Prốp Tuyển tập,NXBVHTT 2004, E Mêlêtinxki Thi pháp của huyền thoại, NXBĐHQGHN,2005, James George Frazer Cành vàng (Bách khoa thư về văn hóa nguyên

Trang 26

thủy) NXB Văn hóa Thông tin, 2007, Nghiên cứu văn hóa lý thuyết và thựchành của Chris Barker, NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội, 2011,…Có thể nói,

đây là những công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu văn hóa tầm cỡnhân loại

Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu văn học theo hướng tiếp cận

từ góc nhìn văn hóa như: Trần Ngọc Vương (1995) có Nhà nho tài tử và vănhọc Việt Nam Trần Đình Hượu (1999), Nho giáo và văn học Việt Nam trungcận đại, Nxb Văn hóa, Hà Nội Trần Nho Thìn (2007), Văn học trung đạiViệt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo dục Hà Nội Đỗ Lai Thúy (2010)có Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực, NXB Văn học; Trần Lê Bảo(2011), Giải mã văn học từ văn hóa, Nxb ĐHQG Hà Nội … Điều đó cho

thấy, việc tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa là một trong những hướngnghiên cứu được quan tâm

Theo các nhà nghiên cứu thì phương pháp tiếp cận văn học dưới góc

nhìn văn hóa là việc các nhà nghiên cứu văn học vận dụng những tri thức vềvăn hóa để nhận diện và giải mã các yếu tố thi pháp của tác phẩm và đặtvăn học vào bối cảnh rộng lớn của văn hóa - xã hội, hoặc trong ảnh hưởngqua lại của văn học đối với những hiện tượng văn hóa xã hội khác, từ đó làmnổi bật những sắc thái văn hóa phong phú được thể hiện trong tác phẩm vănhọc: hoặc giải mã khám phá những phù hiệu, biểu tượng hàm ẩn muôn vànlớp nghĩa trầm tích của văn hóa trong văn bản văn học cụ thể Còn trongcuốn Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, tác giả Trần NhoThìn cho rằng: Phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học dưới góc nhìn vănhóa ưu tiên cho việc giải mã các hình tượng nghệ thuật, tìm ra nền tảng vănhóa lịch sử của chúng, đồng thời cũng nhấn mạnh đến sự liên tục, tính chấtmở của chúng trong không gian và thời gian [27].

Vậy nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam nói chung từ góc nhìn vănhóa là gì?

Trang 27

Trong nghiên cứu văn học, việc tiếp cận văn học dân gian từ góc nhìnvăn hóa là phương pháp không phải là mới Có thể kể đến các công trình tiêu

biểu của GS TS Vũ Anh Tuấn như: Vũ Anh Tuấn (1984), Suy nghĩ về mộtsố biểu tượng đặc thù trong truyện cổ miền núi, Tạp chí Văn hóa dân gian Số2 (tr.63 - tr.66); Vũ Anh Tuấn (1991), Tìm hiểu một cặp mẫu kể dân gianmiền núi dưới góc độ loại hình,Tạp chí Văn học Số 4 (tr.43 - tr.46) Các tác

giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên có những nghiên cứu việc tiếp cận vănhọc dân gian từ góc nhìn văn hóa Chẳng hạn, các tác giả đã khẳng định:

Những truyện như Trầu cau, Tô Thị vọng phu, Vua bếp chính là thuộc loạitruyện phản ánh những sự biến động từ chế độ quần hôn nguyên thủy sangchế độ gia đình có phân biệt từng cặp vợ chồng… [3] Tác giả Tăng KimNgân trong chuyên luận Qua tục ăn trầu và truyện Trầu cau của người Việt,bàn về mối quan hệ anh-em, vợ-chồng, in trên tạp chí Văn hóa dân gian, số1- 1984, đã căn cứ vào những dị bản về truyện Trầu cau để so sánh, đối

chiếu, tìm sự giống nhau của các môtip và tip truyện trong các dị bản vớimong muốn bước đầu lý giải những vấn đề dân tộc học, xã hội hội học màtruyện đề cập tới

Qua một số nghiên cứu trên cho thấy, trong tổng thể văn hóa, văn họccó tư cách là một bộ phận, một yếu tố của hệ thống văn hóa Giữa văn họcnói chung và văn học dân gian nói riêng với văn hoá có mối quan hệ hữu cơ:

Cần phải nghiên cứu văn học và tác phẩm văn học như những hệ thốngchỉnh thể ở hai cấp liên đới Hệ thống chỉnh thể của tác phẩm gia nhập hệthống chỉnh thể của văn học; hệ thống chỉnh thể của văn học, đến lượt nó,lại gia nhập hệ thống chỉnh thể của văn hóa; và chỉ có hệ thống văn hóa mớiquan hệ trực tiếp với những lĩnh vực khác của đời sống xã hội Không thểtách rời văn học ra khỏi hệ thống văn hóa và “vượt mặt” văn hóa liên hệtrực tiếp với các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội Những nhân tố ấy tácđộng trực tiếp đến văn hóa trong chỉnh thể của nó và chỉ thông qua nó mà

Trang 28

ảnh hưởng đến văn học (dẫn theo Phạm Vĩnh Cư, Sáng tạo và giao lưu, Nxb

Hội Nhà văn, Hà Nội, 2004, tr.182) Như vậy, văn học nghệ thuật cùng vớinhững lĩnh vực khác của đời sống xã hội như triết học, chính trị, tôn giáo,đạo đức, phong tục,…là những bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc vănhóa Nếu văn hóa thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con người trướcthế giới, thì văn học là hoạt động lưu giữ những thành quả đó một cách sinhđộng nhất Cũng có thể nói văn học phản ánh văn hóa bằng ngôn từ nghệthuật Thông qua đó, văn hóa chính là cơ sở để nhận ra một dân tộc, một đấtnước Văn học dân gian là một bộ phận của văn hóa, văn học dân gian có khảnăng góp phần hình thành nên bản sắc văn hóa dân tộc Nghiên cứu văn họcdân gian nhìn từ góc nhìn văn hóa giúp chúng ta tìm hiểu được giá trị nội tạicủa tác phẩm một cách bao quát, mà sâu sắc toàn diện đời sống văn hóa củacộng đồng dân tộc… Những công trình đã nghiên cứu văn học từ góc nhìnvăn hóa thường là hoặc lấy một yếu tố nào đó của văn hóa để lý giải văn học;hoặc là, lấy những hoàn cảnh văn hóa xã hội, hoặc văn hóa lịch sử nào đó đểlý giải văn học dân gian

Văn học dân gian, bản thân nó đã là một hiện thân của văn hóa Vớinhững đặc điểm riêng, thế mạnh riêng, văn học dân gian đã giữ một vịtrí quan trọng trong văn học, biểu hiện rõ ràng, sâu sắc và tinh tế những giátrị văn hóa của dân tộc, thời đại Văn học dân gian với những nội dung mangchứa nhiều giá trị văn hóa tinh thần sâu sắc, với đặc trưng thi pháp thể loạiđược đánh giá trong cái nhìn tổng thể của văn hóa Mối quan hệ giữa văn họcdân gian nói riêng và văn học nói chung với văn hóa luôn vận động,phát triển theo từng thời kỳ Văn học dân gian mang đặc trưng nguyên hợp,là một bộ phận của văn hóa dân gian Đặc trưng này khiến văn học dân giankhông thể tách rời văn hóa dân gian Vì thế, để hiểu văn học dân gian khôngthể không đặt nó trong mối quan hệ với văn hóa dân gian

Hiện nay, cách tiếp cận văn học dân gian bằng văn hoá học giúp chúngta lý giải trọn vẹn hơn tác phẩm nghệ thuật với hệ thống mã văn hoá được

Trang 29

bao hàm bên trong nó Theo đó, những yếu tố văn hoá liên quan đến thiênnhiên, địa lý, lịch sử, phong tục, tập quán, ngôn ngữ… giúp người đọc thấyđược những giá trị từ nguồn văn hoá truyền thống được chuyển tải vào thếgiới hình tượng và ngôn từ của tác phẩm một cách tự nhiên Như vậy, cáchtiếp cận văn hoá học để nghiên cứu văn hóa dân gian thực chất là đặt văn hóadân gian trong không gian văn hoá với những đặc trưng của nó, từ đó nhìnnhận tác phẩm văn học dân gian trong sự liên kết với văn hóa dân gian.

Tiểu kết chương 1

Ba Bể là một huyện miền núi vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, mảnh đấtthiên nhiên vừa ưu ái, vừa khắc nghiệt, lại kề sát vùng biên cương của Tổquốc, nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em, với nhiều phong tục tập quánkhác nhau, nên đã trở thành một mảnh đất mang đậm bản sắc dân tộc Bảnsắc đó được thể hiện đậm đà trong cả đời sống văn hóa vật thể và đời sốngvăn hóa phi vật thể của nhân dân các dân tộc Ba Bể

Truyển kể của các dân tộc Ba Bể là một thành tố của văn hoá dân gianđã tồn tại và vận hành song song với sự vận hành của quá trình hình thànhtộc người ở Ba Bể Tìm hiểu truyện kể dân gian Ba Bể dưới góc nhìn vănhóa là một cách tiếp cận vừa có giá trị học thuật vừa có giá trị thời đại và ýnghĩa xã hội Đồng thời, truyện kể dân gian ở Ba Bể vừa là hiện tượng sinhhoạt mang chứa nội dung văn hoá, vừa là hiện tượng thẩm mỹ, phản ánh hiệnthực bằng các hình tượng văn học Vì vậy, nghiên cứu truyện kể dân gian BaBể theo cách tiếp cận giải mã văn hoá dân gian là một phương pháp mang lạinhiều hiệu quả để hiểu trọn vẹn một thể loại văn học dân gian Qua đó, sẽthấy được kho tài liệu quý được phản ánh, lưu giữ và tích hợp trong truyểnkể dân gian ở vùng hồ Ba Bể với những giá trị văn hoá của tộc người

Việc tiếp cận truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể từ gócnhìn văn hóa là một cách tiếp cận mới mẻ cho thấy một cách nhìn mới về giátrị của bộ phận này trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam

Trang 30

Chương 2GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN BẮC KẠN

LƯU TRUYỀN Ở VÙNG HỒ BA BỂ TỪ PHƯƠNG DIỆN

NỘI DUNG2.1 Khái quát về thần thoại - truyền thuyết, cổ tích vùng Hồ Ba Bể

2.1.1 Về truyện kể dân gian Bắc Kạn lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể

Các truyền thuyết, thần thoại, truyện cổ tích ở Bắc Kạn được sưu tầmbiên soạn trong nhiều công trình nghiên cứu Tình hình sưu tầm, biên soạntruyền thuyết, thần thoại, truyện cổ tích ở Bắc Kạn khá phong phú và ít nhiềuđã được quan tâm sưu tầm Chúng được có mặt trong các sách sưu tầmtruyện cổ khá dày dặn Đó có thể là tập sách về truyện cổ các dân tộc ítngười Việt Nam, hoặc tập sách về truyện cổ của địa phương

Qua tìm hiểu cho thấy, hiện nay, thành tựu sưu tầm truyền thuyết, thầnthoại truyện cổ tích dân gian có thể kể đến các công trình:

Hoàng Trọng Miên (1960), Việt Nam văn học toàn thư II (Văn chương

truyền khẩu - Cổ tích), Văn hữu Á Châu xuất bản, Sài Gòn.Hoàng Quyết - Hoàng Thao - Mai Sơn - Đỗ Thiên - An Ly (biên soạn),

(1963), Truyện cổ Việt Bắc, Nxb Văn hóa - Viện Văn học.Hoàng Quyết (sưu tầm và biên soạn) (1974), Truyện cổ Tày Nùng, NXB

Văn hóa, Hà Nội.Đặng Nghiêm Vạn - Đặng Văn Lung - Tăng Kim Ngân (biên soạn)

(1994), Truyện cổ các dân tộc ít người Việt Nam, tập 4 Dòng Nam Á (Tày

-Thái và Cơ Lao), Nxb Văn học, Hà Nội.Vũ Anh Tuấn, Lâm Xuân Đình, Bàn Tuấn Năng (biên soạn và chỉnh lí),

(2000), Truyện cổ Bắc Kạn, tập 1, 2 Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao Bắc

Kạn.Vũ Anh Tuấn, Hoàng Hoa Toàn, Bàn Tuấn Năng (biên soạn và chỉnh

lí), (2002), Truyện cổ Bắc Kạn, tập 3, Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao Bắc

Kạn

Trang 31

Viện Nghiên cứu Văn hóa (2004), Tổng tập văn học dân gian người Việt,tập 4, 5 - Truyền thuyết dân gian người Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Trang 32

Viện Nghiên cứu Văn hóa (2009), Tổng tập văn học dân gian các dântộc thiểu số Việt Nam, tập 16 - Truyện cổ tích, truyền thuyết, Nxb Khoa học

Xã hội, Hà Nội.Qua thống kê trên đây, có thể khẳng định rằng, truyện kể các dân tộcthiểu số đã được giới nghiên cứu quan tâm, sưu tầm và biên soạn Luận văntìm hiểu truyện kể thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích trong tư liệu VũAnh Tuấn, Hoàng Hoa Toàn, Bàn Tuấn Năng (biên soạn và chỉnh lí), 2002,

Truyện cổ Bắc Kạn, tập 3, Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao Bắc Kạn Mặc

dù trong tư liệu này, các tác giả mới làm công việc sưu tầm biên soạn trên cơsở căn cứ vào tình hình tư liệu hiện còn lưu giữ và chưa có sự khu biệt về thểloại khi xếp chung truyền thuyết với thần thoại vào một mục để phân biệt vớitruyện cổ tích Tuy vậy, đây là vấn đề luận văn chưa bàn tới Trên cơ sở ngữliệu, trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ tìm hiểu, khai thác giá trị nộidung và nghệ thuật của thần thoại - truyền thuyết, cổ tích được lưu truyền ởvùng hồ Ba Bể

2.1.2 Về thần thoại - truyền thuyết, cổ tích vùng hồ Ba Bể

Thần thoại - truyền thuyết, cổ tích vùng hồ Ba Bể trong giới hạnnghiên cứu gồm có 76 mẫu truyện, là kết quả việc sưu tầm, biên soạn truyệnkể dân gian Bắc Kạn lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể Các truyện kể này thể hiệntrí tưởng tượng dân gian, phản ánh những khía cạnh khác nhau của đời sốngxã hội Đó là những truyện kể giải thích nguồn gốc của vũ trụ, sự ra đời củaloài người, các hiện tượng tự nhiên… Trong những truyện thần thoại - truyềnthuyết, cổ tích vùng hồ Ba Bể (cũng giống như thần thoại - truyền thuyết, cổtích của các địa phương khác và của Việt Nam), luôn có yếu tố hoang đường,thần kì, kì ảo Hay nói cách khác, tính chất huyền thoại luôn được thụ cảmqua những câu chuyện về lịch sử, về sự thật xảy ra trong quá khứ

Nhận xét về truyện kể Bắc Kạn, tác giả Vũ Anh Tuấn cho rằng, “đó làmột chuỗi huyền thoại được nảy sinh trên nền văn minh nông nghiệp ruộng

Trang 33

nước… Trong truyền thuyết Bắc Kạn, chúng ta sẽ nhận ra hai hướng pháttriển: một hướng trong đó các nghệ nhân dân gian đã thần thánh hóa conngười để ngợi ca tuyệt đỉnh các anh hùng địa phương giữ nước; một hướngkhác cũng theo cách đó (thi pháp truyền thuyết) để kể truyền đời công tíchcác thế hệ cha ông cần cù làm lụng và say sưa sáng tạo trong lao độngnương rẫy Và một bộ phận truyền thuyết như thế ở hướng thứ hai đã đượccổ tích hóa” [56; tr 13].

2.2 Thần thoại - truyền thuyết vùng Hồ Ba Bể với những quan niệm vềthiên nhiên và lịch sử

2.2.1 Quan niệm của truyền thuyết, thần thoại về thiên nhiên

“Thần thoại là một thể loại của văn học dân gian, là tập hợp các truyệnkể dân gian về các vị thần, phản ánh quan niệm về thế giới tự nhiên và đờisống xã hội thời kì thị tộc, bộ lạc, biểu hiện nhu cầu nhận thức và nhữngkhát vọng tự nhiên về một cuộc sống tốt đẹp và có tính nhân bản” [57, tr.46].Thần thoại được đánh giá là “minh chứng mở đầu khẳng định bản chất củavăn học dân gian, vừa là văn học, vừa là văn hóa trong tính nguyên hợp điểnhình” [57, tr.46].

“Truyền thuyết là một thể loại trong loại hình tự sự dân gian phản ánhnhững sự kiện, nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa hay nhân vật tôn giáothông qua sự hư cấu nghệ thuật thần kì” [57, tr.72].

Thần thoại và truyền thuyết là hai thể loại của văn học dân gian vàtruyền thuyết xuất hiện trong lòng của thần thoại Giữa chúng có sự khác

biệt: “Nếu thần thoại buổi đầu nhân hóa tự nhiên một cách không tự giác đểgiải thích thế giới thì truyền thuyết là buổi đầu lại là sự thần hóa con ngườiđể giải thích nguồn cội giống nòi dân tộc và ngợi ca công tích các thế hệ ôngcha” [57, tr.74] Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chưa

bàn đến vấn đề này Theo tư liệu khảo sát, chúng tôi gọi chung thần thoại và

truyền thuyết là truyện kể dân gian Theo đó, “Truyện kể dân gian không

Trang 34

phải là sáng tạo nghệ thuật thuần tuý tách khỏi các mục đích thực dụng Nógắn với tín ngưỡng, phong tục và là một hình thức nhận thức cuộc sống củanhững tập thể, phản ánh trình độ tập thể Cái thực dụng được hoàn thiện sẽmang ý nghĩa nghệ thuật, ý nghĩa đó được phản ánh ngay trong nội dungcủa mối quan hệ hiện thực - thẩm mỹ có tính nguyên hợp, tạo thành sức sốnglâu bền và bản sắc độc đáo tộc người” [7] Như vậy, truyện kể dân gian hình

thành từ buổi đầu hình thành và phát triển của con người Khi đó, con ngườiphải đối diện với muôn vàn gian khó từ các hiện tượng thiên nhiên: mưa, gió,sấm, chớp, mặt đất, bầu trời, sự hoang vu nguyên thủy… Lúc này, con người

sống phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên “Tự nhiên là lực lượng vừa to lớn,vừa bí ẩn, luôn mang những tai họa bất ngờ đổ ập xuống cuộc sống của conngười và xóa đi tất cả” [8; tr 23] Với tư duy thô sơ, non nớt, người nguyên

thủy chưa thể nào lí giải một cách khoa học và lôgic các hiện tượng tự nhiênấy Họ cho rằng có một thế lực siêu nhiên, thần thánh đang chi phối các hiệntượng thiên nhiên ấy cũng như chi phối cuộc sống của họ Từ đó, họ mangkhát vọng lí giải tất cả các vấn đề đó và họ bắt đầu hình dung, tri giác vềthiên nhiên bằng tư duy chất phác của mình Họ cho rằng muôn vật đều cólinh hồn như con người, trong đó có một loại lực lượng siêu việt hơn conngười có khả năng làm ra những hiện tượng bí ẩn của thiên nhiên kia, ngườita gọi chung lực lượng đó là thần Trí tưởng tượng của con người nhào nặncác hình ảnh trước mắt tạo ra thế giới thần và những mẩu chuyện về các vịthần được kể từ người này qua người khác, từ đời này qua đời khác, tạo nênnhững câu chuyện thần thoại đến ngày nay Và như vậy hình ảnh thần linhchính là sợi dây nối giữa tư duy của con người với hiện thực Cũng giốngtruyện kể ở Việt Nam, truyền thuyết - thần thoại ở vùng hồ Ba Bể cũng bao

gồm các bộ phận chính như giải thích về nguồn gốc vũ trụ (Mặt trời, mặttrăng và các vì tinh tú, Đi tìm chân trời); sự ra đời của loài người (Quả bầutiên, Nước ngập trời ), các hiện tượng tự nhiên (Thác Thản Au Khoan Nu,Sự tích hồ Ba Bể…)

Trang 35

Một bộ phận trong truyện kể dân gian lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể còncó những câu chuyện để giải thích về các địa danh bao quanh con ngườiđược gọi là thần thoại địa danh Loại truyện này xuất hiện để giải thích sựhình thành núi sông, động, hồ…Qua thần thoại, truyền thuyết, hình ảnh thiênnhiên ở vùng hồ Ba Bể hiện ra rõ nét Mỗi con sông, quả núi đều được khoáclên mình tấm áo huyền thoại Để giải thích cho những hình sông, thế núi ởBa Bể, tác giả dân gian thường khéo léo gắn chúng với các yếu tố kì ảohoang đường nên tạo được ấn tượng sâu sắc với người cảm nhận.

Những thế núi cao, sông sâu, những tên sông, tên suối, tên núi, tênthác… ở Ba Bể đều được giải thích nguồn gốc từ nguồn gốc của các tên gọicủa sông suối, hồ đến nguồn gốc của các loài vật, sinh vật Đó có thể là thếgiới loài vật: Cá đuôi cờ [56, tr.44], giải thích vì sao rắn có nọc độc [56,tr.45], tại sao ngày nay trâu ăn cỏ, giải thích nguồn gốc lá dong đỏ [56,

tr.50] Đó có thể là hình ảnh thiên nhiên kì vĩ như: cây cối “Cây đa rất to,hai anh em đốn đến tối chỉ được nửa cây (…) đến sáng hôm sau ra thì ôi

thôi, cây đa to lớn hôm qua lại liền lại như cũ [56, tr.34].Vấn đề cốt lõi không phải tác giả dân gian tìm về nguồn gốc tên gọi địadanh mà chỉ là cái cớ để họ gửi gắm tâm tư, tình cảm, khát vọng của cộng

đồng Hiện tượng nước kì vĩ trong truyện Nưới chảy đi đâu mà không ngậptrời: có một lỗ nước lớn thông lên trời Bao nhiêu nước của bao nhiêu dòngsông chảy vào biển đều được hút lên trời [56, tr.30] Địa danh động Puông

được hình thành do Tài Ngào lấy tay đục lỗ thoát nước cho vùng Ba Bể mỗikhi mưa ngập Phần đá đục ra, Tài Ngào ném vào một chỗ thành thác ĐầuĐẳng Bó Lù có bốn lỗ sâu cho nước chảy là do bốn ngón tay của Tài Ngàochọc mạnh vào cái thành của thác Đầu Đẳng [56, tr.40] Núi Cheng, núiBang, núi Pục ở xã Đồng Phúc, huyện Ba Bể là do khi đang chuyển đất đá,Tài Ngào làm gãy đòn gánh khổng lồ khiến đất đá rơi xuống thành nhữngngọn núi [56, tr.41] Đặc biệt, sự tích hồ Ba Bể cho thấy hiện tượng lũ lụt

Trang 36

khắc nghiệt của thiên nhiên “sấm chớp nổi lên ầm ầm, mưa như trút nước.Thế rồi đất dưới chân mọi người rung chuyển và từ từ sụt xuống cho nướcngập đầy” [56, tr.61].

Như vậy, có thể thấy, tác giả dân gian cố gắng giải thích cho ngườiđời sau về các hiện tượng thiên nhiên Nhưng không chỉ có thế Đằng saunhững tên gọi địa danh là những nhân vật cần được bảo vệ, những khátvọng của cộng đồng cư dân bản địa về một thiên nhiên hiền hòa, phục vụcuộc sống của con người

Bên cạnh đó, thiên nhiên còn là biểu tượng của tình yêu, lòng vị tha,trọng tình nghĩa và dám bảo vệ tình cảm, quan điểm của mình như: lá dongđỏ là biểu tượng cho tình yêu của đôi trai gái ở vùng Đồng Phúc xưa kia, họyêu nhau nhưng vì chàng trai nghèo khó mà gia đình cô gái không gả con

cho Họ buồn tủi đành bỏ lên rừng và tự sát [56, tr.50] Truyện Sự tích câytrầm hương lại là biểu tượng ý chí của người con gái quyết không vì vàng

bạc mà lấy người mình không yêu.Tuy hình ảnh thiên nhiên mang tính phiếm chỉ nhưng trong truyện thầnthoại, truyền thuyết vùng Ba Bể vẫn hiện rõ đặc điểm thiên nhiên của địa bàncư trú của tác giả dân gian ở vùng rừng núi Chúng gắn bó với vùng đất,ngọn núi, hồ Đó là núi Phja Cheng, núi Phja Bang, Phja Pục ở vùng ĐồngPhúc Đó là Hồ Ba Bể với cái tên Pé Lèng, Pé Lù, pé Lồm, tạo thành SlamPé (Ba Bể), là ba vùng mà vua thuồng luồng phân chia cho ba cô con gái củamình cai quản… Đến ngày nay, những hình ảnh thiên nhiên này vẫn là cóthật, khiến người đọc cảm thấy sự tài tình của tác giả dân gian khi xây dựngnên những hình ảnh thiên nhiên vừa li kì nhưng lại gắn bó với thực tại

2.2.2 Quan niệm của truyền thuyết, thần thoại về lịch sử

Thần thoại - truyền thuyết quan tâm tới đề tài lịch sử cộng đồng, gắnvới cảm hứng lí giải lịch sử Điều này được thể hiện trong số 24 truyện thầnthoại - truyền thuyết ở vùng hồ Ba Bể Qua đó có thể khẳng định quan niệm,

Trang 37

tư tưởng của cư dân nơi đây là ngợi ca, tôn vinh nhân vật, sự kiện lịch sử.Đồng thời, sự phát triển mạnh mẽ của thần thoại, truyền thuyết còn là minhchứng cho cả một quá trình hoạt động sáng tạo văn hóa của cộng đồng cácdân tộc trong lịch sử.

Nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị và Chu Xuân Diên cho rằng “nói một cáchđơn giản, thần thoại là một loại truyện nói về thần, mang yếu tố thiên nhiênvà xuất hiện vào thời kì khuyết sử” và “Thần thoại chỉ có thể xuất hiện tronggiai đoạn thấp của sự phát triển xã hội và của sự phát triển nghệ thuật Tronggiai đoạn đó, thần thoại đã có một vai trò tích cực trong đời sống tinh thầncủa con người: đó là phương tiện nhận thức quan trọng của người nguyênthủy, cũng là một trong những nguồn hình thành những giá trị tinh thầntruyền thống đầu tiên của dân tộc”

Nói cách khác, thần thoại là những sáng tạo nghệ thuật không tự giác, làhệ quả của lời giải thích từ tư duy ấu trĩ về những bí ẩn của thiên nhiên, vũtrụ dựa trên niềm tin ngây thơ và óc tưởng tượng phong phú của con ngườithuở hồng hoang Sống giữa vũ trụ hoang sơ, giữa cảnh thiên nhiên kì vĩ, bíẩn, con người ngay từ thuở sơ khai đã có nhu cầu nhận thức, lý giải các hiệntượng tự nhiên, vũ trụ quanh mình Câu hỏi lớn được đặt ra lúc bấy giờ là vũtrụ được hình thành như thế nào, mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ do aisắp đặt, cái gì có trước, cái gì có sau?

Vì không đủ khả năng giải thích bằng các tri thức khoa học các hiệntượng tự nhiên bí ẩn đó nên con người đã “giải thích” bằng trí tưởng tượng,kết quả là đã sáng tạo một cách “vô ý thức” những câu chuyện mà trong đóthế giới tự nhiên đã được đồ chiếu theo chính xã hội con người, tức là vũ trụđược sáng tạo và điều hành, tổ chức, sắp xếp bởi những nhân vật khổng lồvới sức mạnh phi thường, những vị thần linh,…có thể làm nên tất cả nhữnggì mà con người thời đó không thể làm và cũng không thể hiểu được

Trong sự tưởng tượng của người xưa, các sự vật, hiện tượng có trong tựnhiên như sông ngòi, đồi núi, mưa gió…đều do người khổng lồ tạo thành

Trang 38

Các sự vật, hiện tượng mà người khổng lồ tạo ra thường gắn với địa bàn cưtrú nhất định của tộc người.

Từ các hình tượng người khổng lồ kiến tạo thế giới, kiến tạo vũ trụthành người anh hùng văn hóa với các hoạt động tìm ra lúa, sáng tạo nhữnggiá trị tinh thần, chống lũ chống hạn Qua nghiên cứu thần thoại, truyềnthuyết ở vùng hồ Ba Bể, Tài Ngào chính là câu chuyện mở ra một thế giớilịch sử về thời kì đồ đá xa xưa nhất

Trong thời đại đồ đá ấy, Tài Ngào, hai vợ chồng Tài Ngào là một trongnhững con người đầu tiên Đây là một nhân vật có đặc điểm phi thường: cao

lớn phi phàm “cao lớn không kể xiết (…) đầu ngập vào mây xanh Mỗi khitrời nắng, cái bóng của hai vợ chồng che rợp cả một vùng rộng bằng mấycánh rừng” (Hai vợ chồng Tài Ngào) [56, tr.37] Công việc lao động, sảnxuất của Tài Ngào cũng rất phi thường “cái cày to bằng cả một dãy núiđá lớn (…) răng bừa bằng một ngọn núi đá chon von Quanh năm, hai vợchồng Tài ngào cày ruộng, cấy lúa, gieo nương kín cả mặt đất” (Hai vợchồng Tài Ngào) [56, tr.37] Việc học cũng rất phi thường: “Tài Ngàothường thò đầu lên trời học chữ” (Tài Ngào I) [56, tr.39], hoặc “lấy tay đụcđá làm ra cái động Puông” (Tài Ngào II) [56, tr.40] Về săn bắn, Tài Ngàocũng rất khác người “Vợ Tài Ngào xòe chân váy ra chắn kín mấy cửa thunglũng một lúc (…) chồng Tài Ngào thì bước lên đỉnh những ngọn núi (…) xuađuổi cả trăm vật, trăm loài thú trên khắp các cánh rừng chạy xuống thunglũng, nơi đã có chiếc váy bà Tài Ngào giăng sẵn” (Hai vợ chồng Tài Ngào)

[56, tr.38] Với việc miêu tả nhân vật Tài Ngào có sức khỏe phi phàm, tác giảdân gian thể hiện khát vọng của người dân bản địa xưa kia về công cuộcchinh phục thiên nhiên như đắp đập, ngăn sông phục vụ cho nhu cầu sản xuấtnông nghiệp của nhân dân và cải tạo thú dữ Đó còn là tình yêu, lòng tự hàocủa đồng bào về vẻ đẹp của thiên nhiên; ước mong chinh phục, thắng đoạt tựnhiên dù chỉ trong tưởng tượng, bằng tưởng tượng

Trang 39

Khi so sánh truyện kể về Tài Ngào ở vùng hồ Ba Bể - Bắc Kạn vớitruyện về Tài Ngào ở khu vực Na Hang (tỉnh Tuyên Quang), chúng tôi nhậnthấy một sự đồng hình rất lý thú, trong đó có sự vận động của một ngườikhổng lồ trong một không gian rộng lớn với thời gian không xác định Chẳng

hạn, Tài Ngào ở Bắc Kạn “Tài Ngào giật mình đạp mạnh một cái và mấtthăng bằng, ngã chống tay xuống đất Chỗ gót chân Tài Ngào đạp ngày ấythủng thành động Puông, còn mấy ngón tay chống xuống đất trở thànhBó Lù bây giờ” (Tài Ngào I) [56, tr.39] Tài Ngào ở Na Hang “chỗ TàiNgào ngồi, đất lõm xuống thành thung lũng Thượng Lâm, cái cọc buộc trâucủa Tài Ngào là cả một ngọn núi đá Hai dãy Tam Đảo và Ba Vì ngày naychính là do Tài Ngào ném hai hòn núi đá ra xa trong quá trình chinh phụcthiên nhiên” Những chi tiết, hình ảnh đó cho chúng ta thấy bóng dáng của

một không gian lịch sử xa xưa cũng như cuộc sống của thế giới người khổnglồ

Khảo sát thần thoại lưu truyền ở vùng hồ Ba Bể Tuy với số lượng ítnhưng phần nào đã cho chúng ta thấy cảm quan và trí tưởng tượng của ngườixưa vô cùng phong phú Dù hoang đường, khó tin nhưng chúng vẫn mangsức hấp dẫn đặc biệt, sức “hấp dẫn của một nghệ thuật nảy nở trên nhữngđiều kiện xã hội sơ khai, một nghệ thuật về sau không bao giờ có thể sảnsinh được nữa”

Truyện kể dân gian ở vùng hồ Ba Bể còn phản ánh yếu tố liên quan đến

dòng họ Ma tốt bụng trong truyện Sự tích con mương Tà Loòng [56, tr.67]

hình ảnh ông cụ họ Ma “Chẳng biết từ đâu, ngày nào cũng có một ông cụ họMa tới câu cá ở dòng suối Tà Loòng vùng Đồng Phúc (…)” [56, tr.69] Ôngcụ họ Ma đó có xuất hiện bí ẩn, nhưng đã giúp thần nước diệt trừ kẻ ác và

được thần nước trả ơn “Bao nhiêu năm nay đất này thiếu nước nên chẳngtrồng được thứ cây gì Nay nếu thương ta, thương dân bản thì hãy hóa phépcho một dòng nước mát về tưới khắp vùng đất này đi” [56, tr 68] Điều đó

cho thấy ước mơ của ông cụ họ Ma đó là đại diện cho ước mơ của nhân dân

Trang 40

trong vùng Còn Truyền thuyết về dòng họ Ma [56, tr 69] kể rằng do có

lòng nhân từ, một ông già họ Ma đã cứu giúp con rắn nhỏ gặp nạn nên cảdòng họ này có việc phải qua hồ nhỡ gặp nạn sông nước thì hãy cầu thuồngluồng cứu giúp nguy hiểm sẽ qua Điều đó cho thấy, từ xa xưa, dòng họ nàyđã xuất hiện và sinh sống ở vùng lòng hồ Ba Bể Đây là những cư dân gốc,định cư lâu đời ở Bắc Kạn cho đến ngày nay

Truyện kể ở vùng Hồ Ba Bể còn phản ánh tập tục, lối sống của các cưdân Việt thời kì Hùng Vương: đó là nền nông nghiệp sản xuất lúa nước

Truyện Tại sao ngày nay cây đỗ xanh ít phải làm cỏ cho thấy việc trồng trọtcủa người nông dân là công việc chính: “lúc ấy, mọi người trong bản đangcùng nhau xuống ruộng, lên nương làm cỏ cho cây lúa, ngô, khoai” [56,

tr.47].Như vậy, trong tư duy văn hóa của các tộc người dân tộc thiểu số ở khuvực hồ Ba Bể, kiểu truyện về lịch sử này chuyển tải một quá trình tích hợpbền bỉ các giá trị văn hoá tộc người riêng trên cơ tầng một nền văn hoáchung - văn hóa nông nghiệp lúa nước gắn với việc sùng bái tự nhiên, coitrọng tín ngưỡng phồn thực và với tâm thức cội nguồn sinh ra từ một quả bầu

(truyện Quả bầu tiên) [56, tr.23].

2.3 Truyện cổ tích Bắc Kạn vùng Hồ Ba Bể với những quan niệm về conngười và xã hội

Điểm khác biệt căn bản giữa thể loại truyện cổ tích với thể loại truyềnthuyết được thể hiện trong truyện cổ tích Ba Bể là kết quả của trí tưởngtượng dân gian, là những câu chuyện được sáng tạo trên cơ sở của hư cấu cóchủ tâm Trong truyện cổ tích, cả người kể và người nghe đều mơ ước về

những điều nên có và có thể có diễn ra trong thế giới cổ tích nhưng đều

không coi là câu chuyện có thực Trong thần thoại truyền thuyết nào cũng cóyếu tố hoang đường hay tính chất huyền thoại luôn được thụ cảm như nhữngcâu chuyện kể về lịch sử, về sự thật xảy ra trong quá khứ Trong truyện cổtích, dù trong mỗi truyện đều có yếu tố của thực tế, nhưng bao giờ cũng được

Ngày đăng: 16/11/2018, 03:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w