Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Truyện lịch sử của Tô Hoài và hướng tiếp cận từ góc nhìn văn hóa Khảo sát qua bộ ba tác phẩm: Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử” với mon
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
NGUYỄN THỊ LUYẾN
TRUYỆN LỊCH SỬ CỦA TÔ HOÀI
VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA (KHẢO SÁT QUA BỘ BA TÁC PHẨM: ĐẢO HOANG,
CHUYỆN NỎ THẦN, NHÀ CHỬ)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi
HÀ NỘI - 2013
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Trần Thị Minh – người đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
Trong khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Kính mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo và các bạn
Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Luyến
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin khẳng định đề tài “Truyện lịch sử của Tô Hoài và hướng tiếp cận từ góc nhìn văn hóa (Khảo sát qua bộ ba tác phẩm: Đảo hoang, Chuyện
nỏ thần, Nhà Chử)” là của riêng em, không trùng lặp với bất kỳ tác giả nào khác
Trang 4MỤC LỤC
Trang MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Cấu trúc của khóa luận 5
NỘI DUNG 6
Chương 1: Đôi nét về truyện lịch sử trong văn học Việt Nam từ năm 1945 đến nay và truyện lịch sử của Tô Hoài 6
1.1 Khái niệm “truyện lịch sử” 6
1.2 Các chặng đường phát triển của truyện lịch sử trong văn xuôi Việt Nam từ năm 1945 đến nay 8
1.2.1 Truyện lịch sử từ năm 1945 đến năm 1975 9
1.2.2 Truyện lịch sử từ sau năm 1975 đến nay 11
1.3 Truyện lịch sử của Tô Hoài trong hệ thống những sáng tác viết cho thiếu nhi 13
Chương 2: Truyện lịch sử của Tô Hoài và hướng tiếp cận từ góc nhìn văn hóa 16
2.1 Sáng tạo lại những truyền thuyết của dân tộc 16
2.1.1 Gia tăng những chi tiết miêu tả văn hóa, phong tục để tái hiện bức tranh cuộc sống đời thường của người Việt cổ 16
2.1.2 Thay đổi các tình tiết trong truyền thuyết để thể hiện những chủ đề mới 22
2.1.3 Hiện thực hóa những chi tiết huyền ảo 26
Trang 52.2 Khắc họa những chân dung mới 28
2.2.1 Con người đấu tranh trong cuộc sống sinh tồn và luôn mang khát vọng cao cả 29
2.2.2 Con người có đời sống tình cảm phong phú 34
2.3 Chất thơ trong truyện lịch sử của Tô Hoài 44
2.3.1 Bức tranh thiên nhiên đẹp thơ mộng 44
2.3.2 Vẻ đẹp trong sáng của tình người 45
KẾT LUẬN 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Truyện lịch sử là một thể loại đáng chú ý trong văn xuôi Việt Nam thế
kỷ XX Trải qua nhiều biến động, có thời kỳ phát triển rầm rộ, có giai đoạn tạm thời lắng xuống nhưng truyện lịch sử vẫn không ngừng được tìm tòi và thử nghiệm trong một quá trình liên tục: đầu thế kỷ là sự xuất hiện của những cây bút như Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Huy Tưởng, Ngô Tất Tố sau đó là Chu Thiên, Hà Ân, An Cương, Thái Vũ và đến cuối thế
kỷ, xu hướng viết truyện lịch sử thu hút nhiều nhà văn hơn như Ngô Văn Phú, Hoàng Công Khanh, Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh
Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại Khoảng 150 tác phẩm lớn nhỏ trong hơn 60 năm cầm bút với nhiều thể loại, nhiều đề tài đã chứng tỏ sức sáng tạo dồi dào của tác giả Trong sự nghiệp sáng tác của ông, có một mảng quan trọng dành cho thiếu nhi Ở đó, ngoài những truyện viết về loài vật, về những tấm gương anh hùng trong Cách Mạng và kháng chiến, về cuộc sống mới còn có bộ ba truyện lịch sử
viết dựa trên cốt truyện dân gian là Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử
Bằng trí tưởng tượng phong phú, sự hiểu biết sâu rộng về lịch sử và ngôn từ điêu luyện, ở ba tác phẩm này, Tô Hoài đã làm sống lại buổi đầu dựng nước của dân tộc với những lễ hội, phong tục tập quán, những cuộc vật
lộn với thiên tai và đấu tranh chống kẻ thù xâm lược Đảo hoang, Chuyện nỏ
thần, Nhà Chử đã khơi dậy ở các em thiếu nhi khát vọng tìm hiểu thiên
nhiên, đất nước, niềm tin vào ý chí, nghị lực của con người và lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha ông đã đem mồ hôi, xương máu và trí tuệ để vun đắp, giữ gìn bờ cõi
Trang 7Trong không khí hướng về cội nguồn hôm nay, việc nghiên cứu các tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử có ý nghĩa quan trọng nhằm giáo dục truyền thống, giáo dục những tình cảm thẩm mỹ và khẳng định bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và giao lưu quốc tế Tìm hiểu truyện lịch sử của
Tô Hoài, với chúng tôi cũng không nằm ngoài ý nghĩa đó
Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài nhưng viết về truyện lịch sử của Tô Hoài thì còn ít ỏi Chính
vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Truyện lịch sử của Tô Hoài và hướng tiếp cận từ góc nhìn văn hóa (Khảo sát qua bộ ba tác phẩm: Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử)” với mong muốn tìm hiểu và đánh giá một cách đầy
đủ hơn những thành công và đóng góp của Tô Hoài ở mảng truyện lịch sử viết cho thiếu nhi nói riêng và truyện lịch sử nói chung trong nền văn học nước nhà
2 Lịch sử vấn đề
Từ lâu, cái tên Tô Hoài đã trở nên quen thuộc với bạn đọc ở nhiều lứa tuổi khác nhau Tô Hoài viết nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại Sáng tác của ông không chỉ gây ấn tượng đặc biệt với bạn đọc mà còn trở thành đối tượng quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học Các bài viết về tác phẩm của Tô Hoài thường tập trung vào những mảng đề tài quen thuộc hoặc các tác phẩm nổi tiếng của ông
Lời giới thiệu Tuyển tập Tô Hoài (1987) của giáo sư Hà Minh Đức là
một bài viết công phu, đánh giá khá đầy đủ những đóng góp của Tô Hoài qua gần nửa thế kỷ sáng tác, trong những tác phẩm viết cho tuổi thơ và người lớn;
về làng quê ngoại ô và miền núi; ở các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết và ký Bài viết cũng làm nổi bật phong cách sáng tạo nghệ thuật của Tô Hoài ở
“năng lực phát hiện và nắm bắt nhanh chóng thế giới khách quan”, ở các phương diện miêu tả phong tục tập quán, khung cảnh thiên nhiên, tính cách nhân vật, tìm tòi sáng tạo ngôn từ và cấu trúc câu văn Với giáo sư Hà Minh
Trang 8Đức, Tô Hoài là “cây bút văn xuôi sắc sảo và đa dạng”, là “một ngòi bút tươi mới không bị cũ đi với thời gian” [10, 89]
Nhà nghiên cứu Vân Thanh trong Tô Hoài với thiếu nhi (1982) đánh giá
cao những đóng góp của Tô Hoài trong mảng sáng tác cho thiếu nhi là ở đề tài phong phú, thể loại đa dạng, nội dung phù hợp với lứa tuổi Truyện về các tấm gương anh hùng trước Cách Mạng và trong kháng chiến có tác dụng giáo dục
lý tưởng và đạo đức cho các em sắp bước vào đời Sáng tác thuộc loại “những mẩu chuyện nhỏ”, xinh xắn, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc nhằm ca ngợi xã hội mới
là viết cho bạn đọc nhỏ tuổi hơn Truyện lịch sử viết cho lứa tuổi lớn, gợi khát vọng tìm hiểu đất nước, tình yêu quê hương, yêu lao động và bài học về ý chí, nghị lực của con người Bài viết cũng phân tích bút pháp miêu tả sinh động, khả năng quan sát sắc sảo, yếu tố trữ tình thấm đẫm và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ sinh động, cụ thể, phù hợp tâm lý thiếu nhi của nhà văn Cũng trong
bài viết này, nhà nghiên cứu còn đề cập đến vẻ đẹp, sức hấp dẫn của Đảo
hoang và ý nghĩa giáo dục thiếu nhi qua nhân vật Mai An Tiêm
Trong bài Tiểu thuyết “Đảo hoang" của Tô Hoài (1977), giáo sư Phan
Cự Đệ đánh giá cao những giá trị nội dung của tác phẩm: ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi sức mạnh của ý chí và nghị lực con người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên qua nhân vật tiêu biểu Mai An Tiêm Tác giả bài viết cũng phát hiện nhà văn Tô Hoài đã khai thác những đặc điểm của thần thoại, truyền thuyết, cổ tích trong việc miêu tả thế giới cây cỏ, chim muông,
khơi dậy ước mơ khám phá thiên nhiên ở các em thiếu nhi và khẳng định Đảo
hoang “đánh dấu một bước tiến đáng kể trong nghệ thuật viết tiểu thuyết”, “là
một thành công quan trọng của Tô Hoài" [8, 92] Cũng theo tác giả bài viết, trong tác phẩm này, Tô Hoài chưa chú ý đúng mức sự phân chia giai cấp bước đầu trong xã hội, chưa quan tâm đến mặt đấu tranh xã hội ở nhân vật An Tiêm
Đánh giá là “cuốn sách tuyệt vời”, trong bài “Đọc Đảo hoang ở Liên Xô" (1981), tác giả Ac-ca-đi Xtơ-ru-ga-xki đã nêu ấn tượng sâu sắc của mình
Trang 9về cốt truyện phiêu lưu hấp dẫn, những nhân vật hết sức sinh động và trí tưởng tượng phong phú của Tô Hoài thể hiện trong tác phẩm Tác giả bài viết cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ Tô Hoài ở nhiều phương diện: nhà văn, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng, con người khiêm nhường, chân thành, thủy chung trong tình bạn, một người tốt “không bị vinh quang làm hỏng” [Xem 39]
Trong bài Đọc “Chuyện nỏ thần” (1985), sau khi nêu những điều kiện
thuận lợi về lịch sử, xã hội, văn hóa làm cơ sở cho việc hình thành tiểu thuyết
Chuyện nỏ thần, tác giả Đỗ Bạch Mai đã đánh giá trí tưởng tượng và vốn
sống của Tô Hoài trong việc miêu tả, trần thuật, xây dựng nhân vật, đồng thời cũng khẳng định “cuốn tiểu thuyết có một giọng văn thuần Việt khá mẫu mực” [Xem 29]
Cũng về tác phẩm này, tác giả Văn Hồng trong “Chuyện nỏ thần, hiện
thực và huyền thoại" lại tập trung làm rõ mối quan hệ giữa bút pháp hiện thực
và bút pháp huyền thoại trong các chi tiết miêu tả phong tục tập quán, hội hè, lao động xây thành, làm nỏ cũng như trong nghệ thuật xây dựng hai nhân vật điển hình là Cao Lỗ và vua Thục Theo Văn Hồng thì “cách nhìn, cách cảm nhận của tác giả mang tính hiện thực lịch sử, còn cách nhìn, cách cảm nhận của nhân vật ít nhiều mang tính huyền thoại” [Xem 21]
Là một nhà văn có nghề, Tô Hoài được đánh giá “là một tấm gương sáng
về tinh thần lao động sáng tạo, về công phu rèn luyện tay nghề của một người viết văn xuôi ở nước ta” (Trần Hữu Tá) Bởi vậy, “khám phá về ông cả về văn lẫn về đời là một say mê với chúng ta, những người có hạnh phúc được cùng thời với ông, và chắc cả thế hệ sau Khám phá về ông là đòi hỏi của tình cảm, của lòng biết ơn, sự noi gương” (Vũ Quần Phương)
Cho đến nay, đã có hơn 90 bài viết về Tô Hoài, về các tác phẩm của ông
và con số đó chắc sẽ chưa dừng lại Ở đây, do khuôn khổ của một khóa luận, chúng tôi mới chỉ đề cập được một phần Nhìn chung, về bộ ba truyện lịch sử
Trang 10đặc sắc Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử mới chỉ có ít bài viết đề cập
đến và cũng chưa đi sâu vào khai thác thế giới nghệ thuật của cả ba tác phẩm Đặc biệt cũng chưa có bài viết nào tìm hiểu truyện lịch sử của Tô Hoài từ góc nhìn văn hóa Tuy nhiên những ý kiến cụ thể của các nhà nghiên cứu chính là những gợi ý bổ ích mang tính chất định hướng cho chúng tôi trong quá trình hình thành khóa luận
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu truyện lịch sử của Tô Hoài dưới góc nhìn văn hóa
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu một số phương diện đặc sắc trong truyện lịch sử của Tô
Hoài từ góc nhìn văn hóa qua ba tác phẩm cụ thể: Đảo hoang, Chuyện nỏ
thần, Nhà Chử
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử văn hóa
- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học
- Phương pháp so sánh văn học
5 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận được triển khai trong 2 chương:
Chương 1: Đôi nét về truyện lịch sử trong văn học Việt Nam từ năm
1945 đến nay và truyện lịch sử của Tô Hoài
Chương 2: Truyện lịch sử của Tô Hoài và hướng tiếp cận từ góc nhìn văn hóa phong tục
Trang 11NỘI DUNG
Chương1
ĐÔI NÉT VỀ TRUYỆN LỊCH SỬ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
VÀ TRUYỆN LỊCH SỬ CỦA TÔ HOÀI
1.1 Khái niệm “truyện lịch sử”
Truyện là một bộ phận quan trọng của văn xuôi tự sự, bao gồm cả tiểu
thuyết, truyện dài, truyện vừa Trong cuốn Từ điển Văn học, tập 2, Nhà xuất
bản Khoa học - Xã hội trang 450 ghi rõ: “Truyện thuộc loại tự sự - có hai thành phần chủ yếu là cốt truyện và nhân vật Thủ pháp nghệ thuật chính là
kể Truyện thừa nhận có vai trò rộng rãi của hư cấu và tưởng tượng Tùy theo nội dung phản ánh, dung lượng, chủ thể sáng tạo mà truyện chia thành nhiều loại: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài (cũng gọi là tiểu thuyết)”
Truyện lịch sử là một trong những thể loại của văn xuôi tự sự, lấy lịch
sử làm đề tài, làm cảm hứng sáng tác nghệ thuật Viết truyện lịch sử, tác giả
có thể dựa trên chất liệu là lịch sử, với những sự kiện trong quá khứ rồi hư cấu, tưởng tượng thêm để tạo nên những nội dung mới gây hứng thú cho người đọc Tuy đề tài và cảm hứng lấy từ lịch sử song nó không hề né tránh
và xa rời những vấn đề thực tại, thời thế, hiện tại Đúng như BiêlinxKi đã khẳng định: “ Chúng ta hỏi và chúng ta chất vấn những cái đã qua để chúng ta giải thích cho hiện tại và chỉ ra tương lai của chúng ta” Đây chính là một đặc điểm quan trọng của truyện lịch sử
Cùng là truyện viết về lịch sử, do có nhiều quan niệm khác nhau nên dẫn
đến những cách gọi tên không thống nhất Trong cuốn Từ điển thuật ngữ Văn
học (do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên), các tác
giả gọi là văn học lịch sử: “Thể loại văn học lịch sử còn bao gồm các tác phẩm
Trang 12văn học nghệ thuật sáng tác về các đề tài và nhân vật lịch sử ( ) Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử này có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên các nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy Tác phẩm văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học của quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua, song không vì thế mà hiện đại hóa người xưa, phá vỡ tính chân thật lịch sử của thời đại” [Xem 12]
Tác giả Trần Nghĩa, khi tìm hiểu Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam bằng chữ
Hán gọi là tiểu thuyết lịch sử: “Tiểu thuyết lịch sử cũng gọi là “lịch sử diễn
nghĩa” gồm các tác phẩm viết về đề tài lịch sử, thông qua việc miêu tả nhân vật và sự kiện tái hiện một cách nghệ thuật diện mạo xã hội và xu thế phát triển của lịch sử một thời, nhằm mang lại cho người đọc những khơi gợi bổ ích và mỹ cảm văn học Về phương diện bút pháp, một mặt phải dựa vào lịch
sử nhưng mặt khác vẫn cho phép hư cấu trong một chừng mực thích hợp, nhằm phát huy trí tưởng tượng làm cho sự chân thực lịch sử được thăng hoa thành chân thực nghệ thuật” [Xem 32]
Trong lời giới thiệu tiểu thuyết Quận He khởi nghĩa, tác giả Nguyễn
Lương Bích trình bày quan niệm của mình về tiểu thuyết lịch sử: “Một loại hình văn học có tác dụng mạnh trong giáo dục tư tưởng cho quần chúng, nó đem kiến thức lịch sử đến cho người đọc không bằng sử liệu, số liệu, không bằng lí luận, phân tích mà bằng con đường tình cảm Nó dùng nghệ thuật sáng tạo, dùng hình ảnh văn học để làm rung động người đọc, làm cho người đọc hiểu lịch sử thông qua những cái hay cái đẹp của văn học nghệ thuật” [6,9] Với kinh nghiệm sáng tác của mình, nhà văn Hà Ân, người chuyên viết truyện lịch sử cho rằng: “Truyện lịch sử là những sáng tác văn học lấy đề tài rút ra trong lịch sử, có mục đích giáo dục truyền thống cho các em, nhưng
Trang 13chính là phải gợi cho các em những suy nghĩ về hiện tại và khơi lên những ước mơ mới về tương lai cho tâm hồn các em Đó cũng là cách nói lấy xưa để phục vụ nay mà thôi” [Xem 2]
Còn trong các công trình của Bùi Văn Lợi, Đỗ Hải Ninh, Trần Thị Quỳnh Hoa, Lê Thị Chung, các tác giả đã khảo sát các truyện viết về lịch sử xuất hiện trong những năm đầu thế kỷ XX của Nguyễn Tử Siêu, Lan Khai, Phan Trần Chúc các tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Xuân Khánh và đều gọi là tiểu thuyết lịch sử
Từ những ý kiến khác nhau của các tác giả nêu trên, tôi thấy những cách gọi tên của các tác giả về khái niệm truyện lịch sử và tiểu thuyết lịch sử thì khác nhau nhưng về nội dung lại có nhiều nét tương đồng Thực tế cho thấy, trong sáng tác, ranh giới của các thể loại nhiều khi chỉ có ý nghĩa tương đối Sự phân biệt giữa truyện, truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết được nhìn nhận trong sự khác biệt về quy mô, dung lượng của tác phẩm Trong luận văn này, chúng tôi coi truyện lịch sử là tên gọi của các truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết, những tác phẩm văn xuôi tự sự có quy mô vừa và lớn, còn những tác phẩm truyện ngắn về đề tài lịch sử không nằm trong phạm vi này
1.2 Các chặng đường phát triển của truyện lịch sử trong văn xuôi Việt Nam từ năm 1945 đến nay
Cùng với quá trình hiện đại hóa văn học nước ta đầu thế kỷ XX, ở chặng đường trước năm 1945 truyện lịch sử phát triển mạnh với các tên tuổi
như: Nguyễn Tử Siêu với Tiếng sấm đêm đông, Hai Bà đánh giặc, Việt thanh
chiến sử ; Nguyễn Triệu Luật với Bà chúa Chè, Loạn kiêu binh ; Ngô Tất
Tố với Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ, Lịch sử Đề Thám; Lan Khai với Cái hột mận, Ai lên Phố Cát ; Phan Trần Chúc với Giọt máu cuối
cùng, Tĩnh Đô vương ; Nguyễn Huy Tưởng với An Tư, Đêm hội Long Trì,
và nhiều tác giả khác nữa Sự góp mặt của các nhà văn này đã làm phong phú
Trang 14cho truyện lịch sử cả về hình thức lẫn nội dung Ban đầu các tác phẩm vẫn viết theo hình thức tiểu thuyết chương hồi, dần dần có nhiều thay đổi do ảnh hưởng của hình thức, kết cấu của tiểu thuyết phương Tây Về mặt nội dung, truyện lịch sử chủ yếu tập trung vào phản ánh những sự kiện quan trọng trong lịch sử giữ nước và cứu nước của dân tộc
1.2.1 Truyện lịch sử từ năm 1945 đến năm 1975
Xuất hiện trong văn học Việt Nam từ thời trung đại nhưng phải đến thời
kỳ văn học hiện đại, truyện lịch sử mới thực sự phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, trong hoàn cảnh đất nước nằm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, nhiều nhà văn đã chọn đề tài lịch sử để sáng tác nhằm khích lệ phong trào đấu tranh chống thực dân, phong kiến và bộc lộ lòng yêu nước của mình Trong số đó tiêu biểu là Phan Bội
Châu với Trùng Quang tâm sử, Nguyễn Tử Siêu với Bà Triệu, Hai Bà đánh
giặc, Nguyễn Huy Tưởng với Đêm hội Long Trì, An Tư
Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu kể về những anh hùng hào
kiệt ở Nghệ An lấy danh nghĩa nhà Trần phát động cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược Xây dựng một loạt nhân vật xuất thân từ quần chúng, tác giả muốn kêu gọi, tập hợp các tầng lớp nhân dân lao động đoàn kết đứng
lên chống Pháp Viết Hai Bà đánh giặc, Nguyễn Tử Siêu có mục đích “bồi
đắp thêm được chút đỉnh về cái quan niệm đối với Tổ quốc”, nhắc nhở mọi
người “cái nghĩa vụ đối với dân với nước” Qua Ngọn cờ vàng, tác giả Đinh
Gia Thuyết muốn cho người đọc thấy được “lịch sử của một bậc nữ anh hùng
đại ái quốc của nước nhà” Giáo sư Đinh Xuân Lâm trong Lời giới thiệu
Tuyển tập tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật đã viết: “Không phải chỉ có tiểu
thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật mà còn có của Lan Khai, Phan Trần
Chúc, Đào Trinh Nhất, kể cả Ngô Tất Tố với các cuốn Gia Định Tổng trấn
Tả quân Lê Văn Duyệt (1935), Vua Tây chúa Nguyễn (1938), Vua Hàm Nghi với việc Kinh thành thất thủ (1935), Lịch sử Đề Thám (1935) Có thể nói
Trang 15rằng từ sau khởi nghĩa Yên Bái thất bại (1930), tiểu thuyết lịch sử nở rộ là biểu hiện của nền văn học yêu nước, một phương tiện để ký thác tình cảm của một số người cầm bút Và tiểu thuyết lịch sử được bạn đọc tìm đến, chính là
để tìm thấy ở đây một niềm an ủi, một ý chí tự hào và lòng hi vọng thầm kín vào tiền đồ của đất nước”
Về hình thức, tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này vẫn chịu ảnh hưởng của lối ghi chép biên niên, kết cấu chương hồi, câu văn biền ngẫu của tiểu thuyết trung đại Một số tác giả đã cố gắng tìm tòi, kết hợp được tính chân thực của lịch sử với khả năng tưởng tượng, hư cấu của nhà văn trong việc khai thác tâm lý, xây dựng tính cách nhân vật Đó là trường hợp tác giả Phan Bội Châu
với nhân vật anh Phấn, cô Chí trong Trùng Quang tâm sử, Nguyễn Triệu Luật với nhân vật Đặng Thị Huệ trong Bà Chúa Chè, Nguyễn Huy Tưởng với nhân vật Trịnh Sâm trong Đêm hội Long Trì
Trong suốt 30 năm tiếp theo (1945 - 1975), sau khi đất nước giành độc lập, dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tiến hành hai cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Cùng với thơ ca và văn xuôi
về đề tài chiến tranh cách mạng, tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này với những
tác giả tiêu biểu như Hà Ân (Quận He khởi nghĩa, Trên sông truyền hịch), Chu Thiên (Bóng nước Hồ Gươm), Nguyễn Huy Tưởng (Lá cờ thêu sáu chữ
vàng) đã ca ngợi truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc trong lịch sử
chống ngoại xâm và phong kiến, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, khích lệ động viên nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc Các tác giả đã tái hiện được không khí thời đại được phản ánh, xây dựng những hình tượng nhân vật tiêu biểu, trung thành với các sự kiện lịch sử Nhân vật thường được thể hiện qua hành động Ngợi ca và khẳng định là cảm hứng chung của tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này
Như vậy, ở chặng này trong dòng chảy ào ạt của văn học kháng chiến, truyện lịch sử tuy không nhiều về số lượng và phong phú về đề tài như các thể
Trang 16loại khác nhưng đã cố gắng để hòa mình với xu thế phát triển chung của văn học dân tộc Truyện lịch sử chặng đường này dù ít tác phẩm gây được tiếng vang
nhưng nó vẫn duy trì được sự quan tâm của đông đảo công chúng bạn đọc
1.2.2 Truyện lịch sử từ sau1975 đến nay
Sau năm 1975, kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, đất nước bước vào giai đoạn khôi phục kinh tế, xây dựng và phát triển Trở về đời thường, con người phải đối mặt với những khó khăn, phức tạp của thời kỳ hậu chiến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) với tư tưởng dân chủ đã mở
ra cho văn nghệ sĩ một sự đổi mới trong tư duy và sáng tạo nghệ thuật Từ khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học trong chiến tranh, nhà văn quay về cảm hứng thế sự, đời tư với nhiều trăn trở trong sáng tác
Trong những năm từ 1975 đến năm 1985, với sự xuất hiện của các tác
phẩm Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử, nhà văn Tô Hoài đã mở ra một
hướng khai thác mới: khai thác lịch sử gắn với phong tục và văn hóa Ông muốn đưa bạn đọc trở về với ngọn nguồn của những truyền thuyết, cổ tích để tìm hiểu đời sống của dân tộc trong thời kỳ xa xưa Dường như ở mỗi truyện ông lại phát hiện ra một chân lý, chân lý đơn giản mà lớn lao của cuộc đời Khi nghĩ về quá khứ của dân tộc, Tô Hoài luôn tìm tòi và trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc Trong các truyện lịch sử của mình, phong vị, hương sắc của đời sống và tâm hồn dân tộc đã được nhà văn thể hiện sinh động và hấp dẫn
Bên cạnh đó, ảnh hưởng tích cực của giao lưu văn học với nước ngoài cũng giúp người cầm bút mở rộng tầm nhìn và nhận thức, tìm tòi cách thể hiện mới Trong xu thế đó, các nhà nghiên cứu phê bình và nhà văn cũng có cách nhìn mới đối với tiểu thuyết lịch sử Về mối quan hệ giữa tính chân
thực lịch sử với hư cấu lịch sử, giáo sư Phan Cự Đệ, trong Tiểu thuyết Việt
Nam hiện đại đã cho rằng: “Trong quá trình sáng tác, các nhà viết tiểu thuyết
Trang 17lịch sử, vừa phải tôn trọng các sự kiện lịch sử, vừa phải phát huy cao độ vai trò của hư cấu sáng tạo nghệ thuật Nhà nghệ sĩ sẽ lấy quyền sáng tạo và
hư cấu để bổ sung cho những chi tiết, những thời kỳ mà lịch sử không nói
đến” [8, 82] Về đề tài sáng tác, khi nhận xét tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ của
Nguyễn Mộng Giác, giáo sư Phan Cự Đệ viết: “Ông không quan niệm lịch sử chỉ là những câu chuyện của các ông hoàng bà chúa, của các tướng lĩnh, là sử biên niên của các trận đánh Truyện lịch sử trước hết là tiểu thuyết, là thế sự,
là chất văn xuôi, là cuộc sống muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên” [8, 102] Quan niệm đó đã được sự đồng tình hưởng ứng của nhiều người sáng tác và phê bình văn học Từ sau đổi mới, truyện lịch sử phát triển mạnh và có nhiều thành tựu Các nhà văn đã có nhiều tìm tòi trong cách thể hiện Kết cấu linh hoạt, sự kiện không nhất thiết triển khai theo mạch thời gian mà có thể triển khai theo mạch vận động của suy nghĩ, cảm xúc nhân vật Yếu tố hư cấu được
sử dụng triệt để trong xây dựng nhân vật hoặc để bổ sung, sáng tạo chi tiết Nhân vật được soi chiếu từ nhiều góc độ khác nhau đã hiện lên với tất cả những mặt tốt xấu, những phức tạp trong đời sống nội tâm Nhờ thế, đến với tiểu thuyết lịch sử, người đọc tránh được cái nhìn giản đơn, một chiều và từ
đó có nhận thức đúng đắn, toàn diện hơn về các sự kiện, nhân vật lịch sử Gần
đây Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn
Xuân Khánh đã làm được điều đó và được dư luận đánh giá cao, thực sự là những đóng góp có giá trị vào thành tựu văn học những năm đổi mới Ngoài
ra còn phải kể đến những cuốn truyện lịch sử của các tác giả người nước ngoài viết về Việt Nam hoặc người Việt Nam sống ở nước ngoài được bạn
đọc trong nước hoan nghênh như Vạn Xuân của nữ văn sĩ Pháp Eveline Féray viết về Nguyễn Trãi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hay Sông Côn mùa lũ của
Nguyễn Mộng Giác viết về Nguyễn Huệ
Tóm lại, cùng với sự chuyển động của văn học dân tộc, truyện lịch sử
có lúc thăng có lúc trầm, nhưng nhìn một cách tổng thể vẫn nhận thấy sự phát
Trang 18triển liên tục của thể loại này, cũng như sự phong phú đa dạng trong cách khai thác chất liệu, thể hiện chủ đề Truyện lịch sử đã đáp ứng phần nào yêu cầu của người đọc trong từng giai đoạn cụ thể như: cổ vũ tinh thần yêu nước, đề cao những bài học lịch sử, khích lệ lòng tự hào, tự tôn dân tộc Trong xu thế chung đó, mỗi nhà văn sẽ tự tìm cho mình một con đường đi riêng, một hướng khai thác riêng
1.3 Truyện lịch sử của Tô Hoài trong hệ thống những sáng tác viết cho thiếu nhi
Sáng tác cho thiếu nhi của Tô Hoài có thể khái quát thành ba mảng chính như sau:
Thứ nhất, truyện đồng thoại về loài vật với những tác phẩm tiêu biểu
như Dế Mèn phiêu lưu ký, Chim Chích lạc rừng, Con mèo lười, Đàn chim
gáy, Chú Bồ nông ở Sa-mác-can
Thứ hai, truyện về các anh hùng tuổi thơ với những tác phẩm tiêu biểu
như Vừ A Dính, Kim Đồng, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ
Ngoài mảng truyện đồng thoại và truyện về các anh hùng tuổi thơ đã
kể trên, Tô Hoài còn tâm đắc với việc tìm tòi một số truyện cổ tích để viết lại,
kiểu tiểu thuyết hóa truyền thuyết và ông đã rất thành công với Đảo hoang,
Chuyện nỏ thần, Nhà Chử Với những tác phẩm này, Tô Hoài cũng đã mở ra
một hướng khai thác mới ở đề tài lịch sử: Hướng khai thác lịch sử gắn với huyền thoại, phong tục và văn hóa Không phải là người đầu tiên, cũng không phải là người viết nhiều nhất, nhưng chỉ với ba tác phẩm trên, Tô Hoài đã ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc ở mảng đề tài này Khác với truyện lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng, Hà Ân, An Cương, Nguyễn Đức Hiền trong giai đoạn trước, khai thác lịch sử gắn với các nhân vật anh hùng và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Còn bộ ba tác phẩm này của Tô Hoài viết chủ yếu dựa theo các truyền thuyết lịch sử, chuyện đời xưa ít nhiều chứa đựng
Trang 19các yếu tố hoang đường và từ lâu đã rất quen thuộc với các em Có thể nói đây
là một hướng đi cần thiết, bổ ích với bạn đọc lứa tuổi thiếu niên, đang khao khát muốn vén tấm màn huyền thoại để biết sự thật cuộc sống và con người thưở xa xưa Tô Hoài đã đem đến cho bạn đọc nhỏ tuổi một cảm quan về lịch
sử dân tộc qua nét vẽ tài hoa, tinh tế bức tranh phong cảnh, phong tục
Về điều kiện sáng tác các tác phẩm này, nhà nghiên cứu Đỗ Bạch Mai cho rằng: “Tô Hoài đã được thừa hưởng một điều kiện khá thuận lợi: những năm gần đây, nhiều địa phương đã sưu tầm được một khối lượng lớn các câu chuyện, các mẩu chuyện làm phong phú thêm rất nhiều cho hệ thống truyền thuyết lịch sử về nỏ thần An Dương Vương nói riêng và về thời kỳ mở nước nói chung Các môn khoa học như sử học, dân tộc học, xã hội học, văn hóa dân gian đã góp phần soi sáng nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực của các thời đại vua Hùng và vua Thục An Dương Vương nữa Có tất cả những điều đó làm cơ sở, nhà văn có thể mạnh dạn hơn trong việc phát huy trí tưởng tượng phong phú của mình” [29, 502] Trong bài phát biểu nhân dịp nhận giải thưởng Hồ Chí Minh (1996), Tô Hoài đã bộc bạch ý định sáng tác của ông: "Những câu chuyện thời tiền sử đọng lại xây nên ý ăn nhẽ ở của tổ tiên ta từ khi mở nước
quần tụ trên bờ biển Đông này Tiểu thuyết Đảo hoang của tôi miêu tả ý chí
con người An Tiêm bị đày từ kinh thành đến chỗ chết mà rồi lập nghiệp được
ở nơi hoang vu Tiểu thuyết Nhà Chử, bố con nhà Chử Đồng Tử đời đời mở mang sông nước trên sông Hồng Tiểu thuyết Chuyện nỏ thần tôn vinh sự nghiệp dân tộc dựng nước giữ nước nơi đất phát tích” [19, 71] Dựng lại một
cách sinh động buổi đầu lịch sử mở nước của dân tộc dựa trên các tích chuyện
cũ, tác phẩm của Tô Hoài đã đem lại nhận thức về nhiều mặt địa lí, lịch sử, văn hoá, góp phần giáo dục những tình cảm tốt đẹp cho các em thiếu nhi Thành công của Tô Hoài ở ba tác phẩm này đã “mở ra những phương hướng và kinh nghiệm trong việc khai thác một cách khoa học và nghiêm túc văn học dân gian
Trang 20để viết thành truyện và tiểu thuyết cho thiếu nhi” [29, 498] Nó cũng khẳng định đóng góp không nhỏ của ông ở mảng đề tài này
Là nhà văn của người lớn, Tô Hoài đồng thời cũng là nhà văn lớn của các em Cái “lớn” không chỉ ở khối lượng tác phẩm đồ sộ, không chỉ ở thể loại hay đề tài đa dạng mà còn ở những giá trị phong phú chứa đựng trong các trang viết của ông "Ông đến với các em với tâm hồn người nghệ sĩ Ông đem đến cho các em một niềm vui, một bài học nhỏ, một lời căn dặn Với các em lúc nào ngòi bút của ông cũng đầm ấm, tươi trẻ Thời gian không mệt mỏi, không hằn vết trên trang viết cho các em Có biết bao câu chuyện bổ ích và đẹp trong cuộc đời sẽ còn dành cho tuổi thơ, ông còn là người kể chuyện hứng thú và sáng tạo” [11, 157]
Trang 21
Chương 2
TRUYỆN LỊCH SỬ CỦA TÔ HOÀI
VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
Sau các truyện lịch sử về các nhân vật anh hùng Cách Mạng của dân tộc, Tô Hoài tiếp tục khơi một nguồn mạch mới từ trong truyền thuyết cho ra
mắt độc giả liên tục ba cuốn truyện lịch sử, đó là Đảo hoang (1976), Chuyện
nỏ thần (1982) và Nhà Chử (1985) Thông qua ba tác phẩm này, Tô Hoài đã
làm sống lại không khí sinh hoạt của dân tộc trong thời kỳ đầu dựng nước
“Ông muốn trở về ngọn nguồn của những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích
để tìm hiểu đời sống của dân tộc trong thời kỳ xa xưa với những cảm nghĩ và hình thái tư duy, với những hành động sáng tạo của người lao động trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước” [Xem 10] Đồng thời qua đó, Tô Hoài muốn đưa đến suy ngẫm về những vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống con người hôm nay
2.1 Sáng tạo lại những truyền thuyết của dân tộc
Các truyền thuyết và cổ tích như Truyện dưa hấu, Nỏ thần An Dương
Vương, Chử Đồng Tử hầu như đã rất quen thuộc với tất cả mọi người dân đất
Việt Song với lòng yêu mến sâu sắc truyền thống dân tộc, với ý thức tìm tòi
và không ngừng đổi mới trong cách viết, Tô Hoài đã thành công trong việc sử dụng có hiệu quả các cốt truyện dân gian để từ đó làm thay đổi chủ đề các truyện cho phù hợp với yêu cầu của thời đại bằng chính những chiêm nghiệm của riêng mình
2.1.1 Gia tăng những chi tiết miêu tả văn hóa, phong tục để tái hiện bức tranh cuộc sống đời thường của người Việt cổ
Tô Hoài đã dành nhiều trang viết ở cả ba tác phẩm để miêu tả những phong tục tập quán, những lễ hội dân gian với tình cảm yêu mến và trân
Trang 22trọng Theo nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm, phong tục là những thói quen
ăn sâu vào đời sống xã hội từ bao đời nay được đại đa số mọi người chấp nhận và làm theo Phong tục có trong mọi mặt đời sống Ngay từ buổi đầu dựng nước, cư dân Văn Lang, Âu Lạc đã xây dựng được những phong tục đẹp "Từ thời Hùng Vương, người Việt đã rất thích đeo vòng các loại vòng tai, vòng cổ, vòng tay, vòng chân (vòng tai có thể nặng làm trễ dái tai xuống), dẫn đến tục xăm mình theo hình cá sấu để khi xuống nước khỏi bị nó làm hại (tục này đến tận thời Trần vẫn được duy trì), tục nhuộm răng đen vừa có tác dụng bảo vệ răng vừa để trang điểm Tục ăn trầu vừa làm đỏ môi vừa trừ lam sơn chướng khí" [37, 210] Cùng với tục ăn trầu được Tô Hoài nhắc đến nhiều lần trong các tác phẩm: "từng mẹt trầu không, cau tươi, một vỏ cây ăn trầu đỏ lịm dựng giữa ngã ba đường", "trầu vàng cau tươi nồng nàn đêm ngày", "các
bà lão nhai trầu phóm phém" là tục uống chè xanh Trong Nhà Chử có đoạn
tả Đô Lỗ nghiền chè, nấu nước sôi trong bọc lá cọ trát bùn, đổ ra liễn, ủ lại rồi đem mời Ông Trọng "Bát đàn nước còn nóng, xanh ngắt, khói toả trắng mờ" [18, 511] Đó cũng là bát nước cuối cùng Ông Trọng uống Ông ra đi mang theo hương vị bát nước chè xanh "ngon không đâu có được" của quê nhà
Về trang phục của người Văn Lang, tác giả Trần Ngọc Thêm cho biết:
"Đối với nam giới, đồ mặc phía dưới ban đầu là chiếc khố Khố là một mảnh vải dài quấn một hoặc nhiều vòng quanh bụng và luồn từ trước ra sau Khố mặc mát, phù hợp với khí hậu nóng bức và dễ thao tác trong lao động, vì vậy,
nó không chỉ là đồ mặc điển hình thời Hùng Vương mà còn được duy trì ở một bộ phận dân chúng khá lâu về sau này" [37, 204] Trong truyền thuyết
Chử Đồng Tử có chi tiết hai cha con Chử chung nhau một chiếc khố Khi bố
mất, Chử dùng chiếc khố duy nhất mặc cho cha rồi mới chôn Chi tiết đó vừa phản ánh cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn của nhân vật vừa cho thấy Chử là
Trang 23người con rất có hiếu Trong Đảo hoang và Nhà Chử, nhiều lần Tô Hoài
miêu tả các nhân vật trong trang phục này với nhiều ý nghĩa Trên đường về thăm ông, ghé vào một xóm ở vùng trung du, Chử xuất hiện "người trần trùng trục, đóng khố một" trước mắt dân làng Các chàng trai ở xóm bến của ông Chử nơi đồng bằng cũng đều "cởi trần, khố một" Như vậy, chiếc khố là trang phục phổ biến của đàn ông khắp các cõi Khi ông Chử qua đời, trên mình ông
là "chiếc khố đơn vỏ cây sui Cái khố vỏ cây sui của ông Chử đóng đã xơ ra Bây giờ cháu xin thay cho ông tấm khố vải gai của bố cháu Bố cháu đã phơi dứa gai để mẹ cháu dệt nên vải, dệt cho cháu về bến quê Ông đóng tấm khố vải gai này của cháu cho có được hơi hướng con cháu quanh mình, dẫu ông nằm xuống, dẫu con cháu ông ở xa, đi xa đến đâu cũng vẫn như được hầu hạ quanh ông Cái khố vải gai của con cháu, ông mang đi ông ạ" [18, 83] Ở đây, chiếc khố vỏ cây sui đã theo ông Chử khi còn sống, chứng kiến cuộc đời phiêu bạt của ông trên sông nước, còn chiếc khố vải gai ông Chử mặc khi qua đời là biểu hiện của tình cảm sâu nặng mà con cháu dành cho ông
Trong truyện Đảo hoang, như chúng ta đã thấy ngay từ đầu Tô Hoài
miêu tả hội thi đầu năm ở kinh đô "Bé Mon loắt choắt, nhưng cũng gọn gàng khố bao trong chiếc thắt lưng điều bỏ giọt, như người lớn" [18, 165], vào hội nấu cơm thi Hội đấu vật cũng toàn các tay đô bện khố lục Điều này cho thấy chiếc khố không chỉ phổ biến khắp các cõi mà còn phổ biến ở mọi lứa tuổi, phản ánh một nét riêng trong văn hóa trang phục của người Việt thời bấy giờ Tục xăm mình được tác giả thể hiện trong đoạn miêu tả các đô vật về dự hội đầu năm ở kinh đô: "Mặt vuông, cằm bạnh, vai nổi, ngực bè, lưng và lườn, chân tay chàm vằn vèo hình thủy quái, cả trên những bắp vế quặn chão" [18, 175] An Tiêm lúc lên mười "đã dày dạn lắm, khắp mình đã trổ chàm vằn vèo, xám xịt, để hàng ngày xuống mò cái ăn dưới nước thì cá mập, cá trình khó nhìn thấy mà đuổi bắt ăn thịt" Sau bao nhiêu năm bị lạc trên đảo, gặp lại bố, Mon
Trang 24thấy "khắp mình các bắp tay, lốt xăm chàm mới vẫn vằn lên" Chi tiết này cho thấy trong mọi hoàn cảnh, An Tiêm vẫn giữ tục xăm mình với mong muốn có được sức mạnh chiến thắng các loài thủy quái Ngay cả đội quân nỏ của vua Thục "người nào cũng mình trần lưng ngực nổi vết xăm chàm vằn vèo" [18, 671] Ngoài ra, có một tập quán được Tô Hoài nhắc đến nhiều lần là tục nhuộm răng đen An Tiêm với hàm răng "đen nhoáng", Gái với "miệng cười chợt hé hàm răng đen rưng rức như hạt na", ông Trọng đã ngoài trăm tuổi mà "hai hàm răng đen rức, vẫn chưa rụng chiếc nào" Ở đây, hàm răng đen không chỉ là biểu hiện của sức khỏe, vẻ đẹp mà còn là một nét văn hóa riêng của người Việt cổ Chẳng thế mà Thái thú Tô Định đã nhuộm răng đen, giả làm người cắt cỏ để
trốn thoát khi bị quân của Hai Bà Trưng vây thành Luy Lâu trong Chuyện nỏ
thần Tô Hoài còn để cho Lý Ông Trọng, trong câu chuyện của mình, luôn
nhắc nhở mọi người việc giữ gìn phong tục: "Vấn tóc ngắn để tiện đi lại trong rừng Vẽ mình cho giống hình long quân, khi bơi lội dưới sông, loài giao long không dám phạm tới Đi chân đất để tiện trèo cây Cày bằng dao, trồng bằng lửa Trời nắng để đầu trần cho đỡ nóng bức Ăn trầu cau, răng đen trừ được ô
uế" [18, 499] Ở Đảo hoang, có đoạn tác giả miêu tả cảnh sinh hoạt của gia
đình An Tiêm sau khi đã tìm được Mon và ra làm nhà trên bãi biển: "An Tiêm
và Mon đắp lò, đào hố lấy đất nung nồi trã, bát, đọi Đất đây quánh làm được
đồ ăn thức đựng, làm được bánh ngói, làm được cái khánh, con cá treo tết Mon đào đất thó, nặn khuôn, cùng Gái chơi đập pháo đất, tiếng pháo đất kêu toác như nứa nổ suốt ngày Mẹ con lấy cuốn trúc xâu lại lỗ tai để đeo khuyên rồi đi lấy tổ cánh kiến về nhuộm răng cánh gián, nhuộm cả răng đen cho cả nhà Bố con đi tìm lá chàm về ngâm, đợi ngày nắng thì xăm chàm lại mình Rồi
ai cũng có vòng tay, có khuyên vàng Nàng Hoa thổi lửa rèn vàng kỳ cạch được mấy bộ Hai mẹ con ăn trầu bỏm bẻm, đeo khuyên, đeo vòng sáng ngời ra đứng xem bố con An Tiêm và Gấu em vào sới, như tết ngày trước xem đánh vật ở
Trang 25ven sông Cái" [18, 384] Chỉ trong một đoạn văn ngắn, tác giả đã cho thấy các nhân vật, dù sống trong hoàn cảnh hết sức vất vả, thiếu thốn và đơn độc trên đảo hoang, tách biệt với cộng đồng nhưng luôn có ý thức giữ gìn, khôi phục những phong tục tập quán lâu đời của cha ông truyền lại Ở đây, việc làm đồ đất nung, pháo đất, ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình, dùng đồ trang sức, đấu vật ngày tết không chỉ là tập tục mà còn là biểu hiện của tình yêu, nỗi nhớ quê hương, khát vọng về một cuộc sống bình yên và ý thức lưu giữ những nét văn hóa của cộng đồng người Việt
Trong bộ ba truyện lịch sử của mình, Tô Hoài đã dành nhiều trang viết
để miêu tả tỉ mỉ về những lễ hội dân gian Theo tác giả Trần Ngọc Thêm:
"Vào mùa xuân và mùa thu, khi công việc đồng áng rảnh rỗi nhất, lễ hội diễn
ra liên tiếp hết chỗ này đến chỗ khác, mỗi vùng có lễ hội riêng của mình Lễ hội có phần lễ và phần hội Phần lễ mang ý nghĩa tạ ơn và cầu xin thần linh bảo trợ cho cuộc sống của mình Phần hội gồm các trò vui chơi giải trí hết sức phong phú Xét về nguồn gốc, phần lớn các trò chơi này đều xuất phát từ những ước vọng thiêng liêng của con người nông nghiệp" [37, 153] Trong
Nhà Chử, Tô Hoài thuật lại việc Nàng Dong cùng đoàn thuyền rong ruổi đi
xem hội ở các làng hai bên bờ sông, "chỗ nào hội vui, cắm thuyền lại" Nào là hội vật của đô nam, đô nữ, nào là hội chọi trâu, múa bắt rắn, đánh phết "Bốn phía xôn xao vào hội, vui không để đâu hết Nhiều làng đã thành phong tục ken bè lại, mở hội ngay trên mặt nước Cữ giêng hai, gặt chiêm no nê rồi cả làng xuống bè uống rượu cần, múa hát tối ngày Có lần Nàng Dong và các nàng ả cùng vào thổi cơm thi và giành được giải nhất "Các nàng xếp đôi, cạo ống giang đánh lửa, chạy suốt cánh bãi vác vầu lấy nước, ống vầu không sánh
một giọt" [18, 115] Mở đầu Đảo hoang là cảnh An Tiêm cùng dân làng Bãi
Lở lên kinh đô dự hội đầu năm, tham gia thổi cơm thi, đấu vật và giật luôn ba giải nhất Cuối tác phẩm là cảnh An Tiêm được vua mời thúc trống cho hội
đua thuyền và cũng chính đội thuyền Bãi Lở đứng đầu Trong Chuyện nỏ
Trang 26thần, các hội vật, đấu roi, bắn nỏ, đấu giáo, chọi trâu cũng diễn ra hết sức
sôi động Đó không chỉ là những cuộc thử tài mà còn là sự thể hiện những nét sinh hoạt văn hóa riêng của người Việt Tô Hoài đã để cho ông Đô Nồi nói với Trọng Thủy: "Phong tục con người, mỗi nơi khác nhau mọi nhẽ Nước ông thi ngựa, bắn cung Chúng tôi chọi trâu, đánh vật, đấu roi, bắn nỏ Áo chúng tôi buộc dải, khác áo khuy tết của các ông Những nhẽ ấy cũng chỉ thói thường trong thiên hạ" [18, 660] Có những hội thi được tác giả miêu tả nhiều lần như thổi cơm thi, đấu vật Để bạn đọc không bị nhàm chán bởi sự trùng lặp, ở mỗi tác phẩm, ông thường tả chi tiết một hội thi với dụng ý nhất định
Trong Nhà Chử là hội đánh phết, một trò chơi dân gian hấp dẫn nhưng giờ đây đã có phần mai một, ít được nhắc đến Ở Đảo hoang là hội thổi cơm thi
của cả nam lẫn nữ nhằm giới thiệu những món ăn dân dã của quê hương được chế biến một cách khéo léo: cơm nén, bánh chưng, bánh dày, chè kho, giò, chả quế, vì "chỉ có thưởng thức cái ăn cái uống của đất nước mình mới thấm thía miếng ngon từ tấm bé"[18, 185] và hội vật nam để giới thiệu tài năng và
sức khỏe của An Tiêm Trong Chuyện nỏ thần là hội bắn nỏ, bởi "từ các vua
đời trước, tới bây giờ, thời nào cũng trọng người tài nỏ hơn cả" [18, 643] và hội vật nữ gắn với cuộc luyện quân của các tướng ả trong đội quân chiến đấu của Hai Bà Trưng Lễ rửa nỏ được tác giả miêu tả cụ thể, chi tiết, với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp và diễn ra trong một không khí hết sức trang trọng, thiêng liêng với ước vọng được thần linh phù hộ cho sức mạnh để chiến thắng kẻ thù: "Có đến hàng nghìn tay nỏ đã túc trực Sau bệ, những đống trầm hương, đống quế được chất lên như gò củi Khói nghi ngút thơm lừng Mỗi quãng có một lực sĩ tay cầm dựng cây đuốc Lửa lên ngọn rừng rực giữa ban ngày Ken quanh từng quãng đuốc, những cô gái đội cồng nghiêng người khoan thai giơ tay cầm dùi nghiêm trang gõ cồng Các tay nỏ bốn mặt thành vùng phất dậy, rút chiếc sừng trâu giắt bên lưng, nhấc quai cảnh rượu đặt cạnh bệ, đổ đầy một sừng, rồi quỳ xuống Trong tiếng cồng đánh đổ hồi, mỗi
Trang 27người dốc ngược sừng rượu vào giữa thân nỏ Những chiếc vạc đồng đun rượu bắc trên những tảng đá Lửa củi đỏ rực Rượu hâm lại đã sôi sùng sục Các cô đội cồng đến vục chiếc liễn sành da lươn vào múc rượu nóng, đem ra
đổ vào từng sừng rượu cho các tay đô làm lễ rửa nỏ" [18, 674] Miêu tả hết sức sinh động các lễ hội dân gian, Tô Hoài chứng tỏ một vốn hiểu biết sâu rộng, trí tưởng tượng phong phú và vốn ngôn ngữ giàu có được sử dụng hợp với từng đối tượng phản ánh Tác giả đưa các nhân vật của mình vào một không gian văn hóa mà ở đó nếp ăn, nếp nghĩ, mỗi ứng xử, lời nói, hành động của họ đều bộc lộ những nét đẹp thuần khiết Điều đó cho phép ta hình dung về đời sống văn hoá phong phú của con người thời đó, một đời sống văn hoá được xây dựng trên cơ sở cuộc sống đầy đủ, sung túc về vật chất và trong
sự kết hợp hài hoà với tinh thần Qua sự thể hiện của tác giả, người đọc thấy được ngay từ buổi đầu dựng nước, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được hình thành và ngày càng phát triển, được bảo tồn và lưu giữ qua nhiều thế hệ thành một nền tảng văn hóa vững chắc, một nguồn mạch không bao giờ vơi cạn trong dòng chảy của lịch sử "Nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió và thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không ngừng phát triển và lớn mạnh" (Phạm Văn Đồng) Ở phương diện này, bộ ba truyện lịch sử của Tô Hoài đã góp phần lý giải vì sao dân tộc ta vẫn đứng vững trước âm mưu đồng hóa của phong kiến phương Bắc trong suốt ngàn năm Bắc thuộc và ngày nay vẫn đang
là một trong số không nhiều các dân tộc giữ được bản sắc văn hóa riêng của mình trên con đường hội nhập và giao lưu quốc tế
2.1.2 Thay đổi các tình tiết trong truyền thuyết để thể hiện những chủ đề mới
Viết bộ ba tác phẩm dựa trên các truyền thuyết lịch sử, từ những truyện dân gian chỉ vài trang in thành những cuốn tiểu thuyết dài hàng trăm trang với nhiều sự kiện, chi tiết và nhân vật, Tô Hoài đã có những đóng góp không nhỏ
Trang 28trong việc làm mới những chất liệu dân gian, đưa ra những quan niệm mới về lịch sử dựa trên cách thức làm mới cốt truyện
Theo Từ điển tiếng Việt, cốt truyện là: “hệ thống sự kiện làm nòng cốt
cho sự diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển của tính cách nhân vật trong tác phẩm văn học loại tự sự” [33, 206] Như vậy, cốt truyện và nhân vật tuy khác nhau nhưng gắn bó với nhau mật thiết; nghĩa là không thể tách rời, biệt lập Đặc biệt, “nhân vật trong truyện kể dân gian nói chung không thể thoát li nằm ngoài cốt truyện và ngược lại, cốt truyện bao giờ cũng là cốt truyện của nhân vật, mà chủ yếu là của nhân vật chính” [35, 18]
Phần lớn các truyện dân gian khơi nguồn cảm hứng cho bộ ba tác phẩm
của Tô Hoài đã được sưu tầm, tập hợp trong Lĩnh Nam chích quái, được Vũ Ngọc Phan soạn lại trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam và được chính tác giả
kể lại trong 101 truyện ngày xưa Viết Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử
Tô Hoài đã “chắt lọc lấy một số điểm cơ bản như chủ đề, cốt truyện, nhân vật trung tâm cùng với một số chi tiết quan trọng làm cơ sở cho tác phẩm của mình” [14, 32] rồi sáng tạo thêm Cuộc gặp gỡ của chàng Chử với Nàng Dong
trên bến Tự Nhiên trong Nhà Chử; việc gia đình An Tiêm bị lưu đày ra đảo và tìm được giống dưa quý đưa về trong Đảo hoang; chuyện vua An Dương
Vương xây thành đắp lũy, chế được nỏ thần đánh thắng Triệu Đà, sau vì mất
cảnh giác nên thất bại trong Chuyện nỏ thần với những tình tiết quan trọng
đều được tác giả vận dụng rồi phát triển bằng nhiều sự kiện, chi tiết mới Hành trình khám phá con sông Cái từ đầu nguồn ra đến cửa sông và những cuộc chiến đấu với thuồng luồng, cá sấu của các thế hệ trong gia đình nhà Chử; những cuộc thi trong hội đầu năm ở kinh đô của An Tiêm và dân làng Bãi Lở, những năm tháng vật lộn để tồn tại trên đảo hoang của gia đình An Tiêm, cảnh Mon cùng đoàn thuyền ba mươi chiếc chở dân làng ra đảo lập nghiệp; cuộc đời các nhân vật Lý Ông Trọng, Cao Lỗ, Tàm, và những cuộc
Trang 29chiến đấu chống quân Tần, giết tướng Đồ Thư v v đều là sáng tạo của Tô Hoài trong bộ ba tác phẩm “Điều đáng chú ý là nhiều sự kiện được thêm vào cũng chỉ nhằm thể hiện đầy đủ hơn chủ đề cốt truyện mà truyện cổ đó đặt ra Khung cốt truyện vẫn được giữ nguyên” [38, 37]
Để thay đổi các tình tiết trong truyền thuyết, Tô Hoài còn sử dụng kết cấu xâu chuỗi các sự kiện, các truyền thuyết trong một chỉnh thể thống nhất
Điều này thể hiện rõ nhất ở Chuyện nỏ thần mà tác giả Phạm Thị Trâm gọi là
“sự sát nhập mô týp của nhiều truyện cổ” Theo chúng tôi, tác giả này đã có lý
khi cho rằng: “Chuyện nỏ thần là sự kết hợp của nhiều truyền thuyết từ truyện
Lý Ông Trọng, Loa Thành, Mỵ Châu - Trọng Thủy và kết thúc là cuộc khởi
nghĩa Hai Bà Trưng Tác giả đặt truyện Hai Bà Trưng bên cạnh việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa có vẻ khập khiễng, tưởng chừng như khó lý giải được nhưng đó lại là một dụng ý sáng tạo của nhà văn Tác giả muốn gửi tới người đọc rằng người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn ấy không chỉ có người yếu đuối, chỉ biết có tình yêu mà để mất nước như Mỵ Châu mà còn có những người “dám đạp ngọn sóng dữ chém cá kình ngoài biển Đông”, không chịu kiếp nữ nhi cũng như không chịu kiếp tôi đòi của lũ ngoại xâm Chỉ có
sự lắp ghép như vậy nhà văn mới có điều kiện thể hiện đầy đủ những chủ đề mới của mình trong tác phẩm” [38, 44]
Đi liền với việc phát triển và liên kết các sự kiện là việc xây dựng hệ thống nhân vật tham gia vào cốt truyện Ngoài các nhân vật trung tâm như Mai
An Tiêm (Đảo hoang), An Dương Vương, Cao Lỗ (Chuyện nỏ thần), Chử Đồng
Tử (Nhà Chử) và những nhân vật khác đã từng xuất hiện trong truyền thuyết là
một loạt nhân vật được xây dựng bằng trí tưởng tượng của tác giả Đó là Nàng
Hoa, Mon, Gái, Ma Li trong Đảo hoang; Tàm trong Chuyện nỏ thần; bố mẹ Chử và ông Chử trong Nhà Chử v v Những nhân vật này tham gia vào các sự
kiện đã có trong truyền thuyết hoặc do tác giả sáng tạo thêm: gia đình Chử suốt