5. Cấu trúc của khóa luận
2.3.2. Vẻ đẹp trong sáng của tình người
Trong truyện lịch sử Tô Hoài, chất thơ không chỉ được bộc lộ ở vẻ đẹp
thơ mộng của thiên nhiên mà nó còn được thể hiện ngay trong cuộc sống đời thường, ở vẻ đẹp trong sáng của tình người.
Đọc truyện Đảo hoang, bạn đọc xúc động khi được chứng kiến cảnh một
cụ già và một người trai trẻ với “một chiếc thuyền nhỏ rời bến, vụt đi như tên bắn”. Họ đã không quản khó khăn, vượt muôn trùng khơi tìm mọi cách để lên được thuyền đưa biếu An Tiêm đôi giày cỏ, chiếc nón lá cọ, chiếc sừng trâu kéo lửa và con dao dựa. Ông lão khẩn khoản nói với An Tiêm: “Đây không phải của riêng lão mà là của người dân Bãi Lở tiễn chân chủ tướng. Vật thì thường nhưng quý ở tấm lòng người, xin chủ tướng giữ cẩn thận, có khi dùng đến” [15, 50]. Tình cảm chân thành mộc mạc của người dân Bãi Lở dành cho An Tiêm chỉ đơn sơ là vậy, mà thật sâu nặng nghĩa tình. Cảm nhận được tấm lòng ấy của người dân Bãi Lở, An Tiêm không khỏi xúc động bùi ngùi “buồn như chim lìa đàn, như tổ ong vỡ, như ong mất chúa”. Mặc dù chưa biết phía
SVTH: NguyÔn ThÞ LuyÕn 46
trước mình khó khăn, nguy hiểm sẽ như thế nào nhưng An Tiêm vẫn chỉ luôn nghĩ đến người dân Bãi Lở. Ông cứ tự nhiên và sôi nổi bàn bạc, dặn dò mọi chuyện làm ăn ở Bãi Lở: “Phải trông con nước mà chặn lại thì mới có đất sống được, bảo nhau thế” [15, 52]. Lời dặn giản dị, mộc mạc mà gói trọn cả tấm lòng, bởi khi nào cõi Bãi Lở ấy cũng ở trong trái tim An Tiêm.
Sống trên đảo hoang mấy chục năm trời, An Tiêm và gia đình luôn nhớ về đất liền, về quê hương Bãi Lở. Khi An Tiêm được minh oan, nhà vua cho “một cỗ mười thuyền ra biển” đón trở về đất liền. Người đọc cảm nhận được âm thanh của tiếng trống đồng rền vang, uy nghi lan trong bóng đen mặt nước. “Nơi hoang vắng xưa này chưa bao giờ được nghe biết quang cảnh tưng bừng kỳ lạ, nhiều tiếng người cười nói, tiếng chân chạy, tiếng trống, tiếng vần cối gỗ, cối đá, tiếng nồi, chõ xủng xoảng nhộn nhạo đến như thế, lạ thế” [15, 256]. Trong niềm vui hân hoan được trở về ấy, ta như đọc được niềm vui trong ánh mắt của chủ tướng cõi Bãi Lở “thế mà An Tiêm bấy lâu những tưởng đất Bãi Lở đã chìm trong cơn lũ rồi. Bây giờ chỉ thoạt trông thấy hai ông lão, đã có thể biết ngay cõi Bãi Lở vẫn hiên ngang trong cõi đời này” [15, 254]. Vẻ đẹp trong
sáng của tình người trong Đảo hoang đã làm cho cuốn sách có nhiều chất thơ
bay bổng. Ngay trong cuộc sống lao động vất vả, nhọc nhằn vẫn có một cái gì thật vui tươi đầy màu sắc và ngọt ngào phong vị quê hương.
Cuộc sống của người dân vùng sông nước (Nhà Chử) còn đầy gian nan,
phải lo toan vất vả kiếm sống hàng ngày nhưng họ vẫn dành cho nhau những tình cảm nồng ấm của tình người. Sau những ngày vất vả vượt thác, vượt
ghềnh, Chử (Nhà Chử) ghé vào một bến sông để nghỉ nhờ. Tại đây chàng
“khách lạ” đã được những người dân trên bến sông dành cho những tình cảm đặc biệt. Mọi người đón tiếp Chử ân cần, chu đáo như con cháu đi lâu mới về “mọi người ngồi chen chúc ra cả ngoài vách. Bên kia một đống lửa đã ngùn ngụt. Mùi trầu cau và hơi rượu báng càng nồng (...) không phải ngày mùa ăn
SVTH: NguyÔn ThÞ LuyÕn 47
no, thong thả nhưng người ta kéo cái vui lại” [17, 44]. Tấm lòng con người dành cho nhau thật chân thành. Ai cũng muốn giữ Chử ở lại để cùng “vui hát chèo trải suốt đêm” nhưng cái ước ao được trở về Bến Chử luôn thúc giục Chử tiếp tục lên đường. Thật xúc động khi người đọc bắt gặp cảnh chia tay lưu luyến của một người con gái nơi bến sông với chàng Chử “...Người mất gì, người chưa biết à? Tôi mất con dao (...) rồi cô gái đưa con dao. Chử cầm lấy giắt lên dây lưng. Người ơi! Người chẳng thương bến này rồi” [17, 50]. Ngòi bút Tô Hoài tỏ ra thật tài tình khi diễn tả những biến đổi của tình cảm trong đời sống của tâm hồn con người.
Chử đã tìm về được bến quê sau bao nhiêu khó khăn thử thách, được gặp ông. Vậy là niềm ao ước bấy lâu được “ôm gối ông” của Chử đã thành hiện thực. Nhưng niềm vui ấy chẳng được bao lâu vì ông Chử đã già chỉ mong ngày đêm được gặp cháu một lần “thế thì ông nhắm mắt được rồi cháu ạ”. Ông Chử chết mà “như người nằm ngủ, như cụ già dưới bến lên, vắt lưới trước sào, ngả lưng chợp mắt chốc lát” [17, 90]. Khi ông mất, Chử lấy chiếc khố vải gai của mình để thay cho chiếc khố đơn vỏ cây sui trên mình ông: “Bây giờ cháu xin thay cho ông tấm khố vỏ vải gai của bố cháu. Bố cháu đã phơi gai dứa để mẹ cháu dệt nên vải, dệt cho cháu về bến quê. Ông đóng tấm khố vải gai này của cháu cho nó được có hơi hướng con cháu quanh mình, dẫu ông đã nằm xuống, dẫu con cháu ở xa, đi xa đến đâu cũng vẫn như được hầu hạ quanh ông” [17, 90-91]. Việc làm và hành động của Chử đầy tình nghĩa ông cháu, hợp với đạo lý làm người của nhân dân ta.
Nghe lời ông Chử chỉ bảo “cái ao ước của con người hơn người là đến được những nơi chưa ai đặt chân tới”. Chử quyết chí ra đi “xuống xa đến chỗ sông mở cửa nước nhìn ra bể Đông”. Trên cuộc hành trình ấy, Chử đã gặp nàng công chúa Dong trên một bãi cát ven sông giữa một vùng trời nước mênh mông bát ngát. Tình yêu hồn nhiên dẫn đến cuộc hôn nhân tốt đẹp,
SVTH: NguyÔn ThÞ LuyÕn 48
thuận với lẽ trời, hợp với lòng người: “Bây giờ, gặp người nơi bến trời”. Trong cảm quan dân gian, “trời” là đại diện cho ý nguyện của con người. Như vậy là, câu chuyện tình “độc đáo” này là một sáng tạo táo bạo, độc đáo, giàu chất thơ. Nó là bức tranh dân gian vừa mang tính truyền thống lại vừa rất hiện đại và đồng thời mang tính nhân văn sâu sắc, vẫn được Tô Hoài giữ lại như
trong truyện cổ tích Chử Đồng Tử.
Như vậy, chất thơ bộc lộ một cách nhìn đời sống có tính chủ quan của nhà văn, cuộc sống xung quanh ta đã chứa đựng cái đẹp, nhưng cái đẹp chỉ trở thành đẹp, thành “chất thơ” nhờ sự cảm thụ của con người. Nếu như con người vô cảm thì hiện tượng, sự vật dẫu đẹp cũng không trở thành “thơ” được. Điều này được xuất phát ngay từ chính quan điểm miêu tả của Tô Hoài: “Không biết cắt nghĩa làm sao, nhưng tôi cho rằng ngay trong văn xuôi cần phải đượm hồn thơ, có như thế văn xuôi mới trong sáng cất cao” [Xem 20].
SVTH: NguyÔn ThÞ LuyÕn 49
KẾT LUẬN
1.Với sự hiểu biết sâu rộng và lòng đam mê đầy tự hào của nhà văn với lịch sử văn hóa dân tộc, Tô Hoài đã lựa chọn cho mình một lối đi riêng. Về văn chương ông viết các truyện lịch sử thông qua việc sáng tạo lại những cốt truyện dân gian. Tô Hoài đã dùng trí tưởng tượng phong phú của mình để dựng lại những phong tục tập quán, những khung cảnh hội hè đông vui, tấp nập, mà ở đó những con người đang phải gồng mình trong cuộc sống sinh tồn, ngày đêm vật lộn, chống chọi với thiên nhiên hung dữ, với kẻ thù xâm lược. Nhưng cũng chính trong hoàn cảnh này, con người đã bộc lộ ý chí, nghị lực của mình. Bằng đôi bàn tay và khối óc , họ khao khát chinh phục được thế giới và làm nên những điều kỳ tích trong cuộc sống. Bằng tấm lòng yêu mến sâu sắc truyền thống dân tộc, nhà văn đã gửi bao tâm huyết và tài trí sáng tạo qua những trang sách của mình. Các nhân vật của ông hiện lên chân thực, sinh động, có tâm hồn nhờ khả năng tạo hình khắc họa chân dung nhân vật. Tô Hoài đã tạo ra tình huống thử thách của cuộc sống đời thường để từ đó nhân vật bộc lộ tính cách, phẩm chất của mình.
Trong bộ ba truyện lịch sử Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử Tô
Hoài đã rất thành công ở phương diện miêu tả những nét phong, tục tập tục và phong cảnh thiên nhiên. Với khả năng quan sát và nắm bắt đối tượng nhanh nhạy, từ ngữ giàu chất tạo hình nên những bức tranh miêu tả của ông vừa mang tính khách quan, tự nhiên như bản thân đời sống, lại vừa sinh động uyển chuyển, đường nét tinh tế và rất giàu chất thơ. Ngôn ngữ văn chương được Tô Hoài sử dụng linh hoạt nên đã mang lại giá trị thẩm mỹ cao và giúp cho tác phẩm của ông trở nên sinh động, hấp dẫn bạn đọc, nhất là bạn đọc thiếu nhi.
SVTH: NguyÔn ThÞ LuyÕn 50
2. Tô Hoài là một trong số những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Cùng với nhiều nhà văn tài năng đương thời, ông đã có những đóng góp cho sự phát triển của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Có mặt từ những năm bốn mươi của thế kỷ XX cho đến nay, nhà văn vẫn dồi dào sức sáng tạo, mặc dù ông đã qua tuổi 85. Với một sức lao động bền bỉ, dẻo dai, cho đến nay Tô Hoài đã có một số lượng lớn tác phẩm ở nhiều thể loại và điều đáng quý hơn là đã có những nét đặc sắc riêng trong phong cách nghệ thuật của mình. Ở thể loại truyện lịch sử, mặc dù số lượng tác phẩm không nhiều nhưng Tô Hoài đã để lại một dấu ấn riêng với những đóng góp đáng kể cho một thể loại văn xuôi có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam. Tô Hoài là người đầu tiên mở ra một hướng khai thác mới, hướng khai thác gắn lịch sử với văn hóa, phong tục.
3. Ngòi bút của Tô Hoài luôn bắt kịp sự vận động, đổi mới của văn học
qua từng giai đoạn. Trong Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, và Nhà Chử, điều đó
thể hiện ở cách nhìn nhận, khai thác các vấn đề lịch sử, ở kết cấu linh hoạt của tác phẩm, ở quan niệm về con người và cuộc sống. Với những nét giá trị đặc sắc, bộ ba truyện lịch sử của Tô Hoài đã đem lại những hiểu biết phong phú về nhiều phương diện, góp phần bồi dưỡng cho bạn đọc những tình cảm cao đep: tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, lòng biết ơn và niềm tự hào dân tộc. Thành công của Tô Hoài không chỉ mở ra hướng đi cho các nhà văn trong sáng tác truyện cho thiếu nhi dựa trên việc khai thác văn học dân gian mà còn đóng góp vào thành tựu của mảng truyện về đề tài lịch sử nói chung, truyện lịch sử viết cho thiếu nhi nói riêng trong nền văn học Việt Nam
SVTH: NguyÔn ThÞ LuyÕn 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoài Anh (2006), Tuyển tập truyện lịch sử, Nxb Văn học , Hà Nội.
2. Hà Ân, Mấy ý kiến về truyện lịch sử viết cho các em, Tạp chí văn học,
Số2, 3/1968.
3. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà
Nội.
4. Lại Nguyên Ân, Nguyễn Huệ Chi (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb
Thế giới, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Bổng (1995), Tô Hoài – viết và viết, Văn nghệ, (8/4).
6. Nguyễn Lương Bích (1998), Quận He khởi nghĩa, Nxb Văn học, Hà Nội.
7. Phạm Văn Chương (1989), “ Đọc Những gương mặt”, Văn nghệ (8/4).
8. Phan Cự Đệ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập 1, Nxb Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
9. Phan Cự Đệ (1977), “Tiểu thuyết Đảo hoang của Tô Hoài”, 20 năm Nhà
xuất bản Kim Đồng, Hà Nội.
10.Hà Minh Đức (1987), Tuyển tập Tô Hoài, Tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội.
11.Hà Minh Đức (2007), Tô Hoài đời văn và tác phẩm, Nxb Văn học, Hà
Nội.
12.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (1999), Từ
điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13.Tô Hoài (1992), Cát bụi chân ai, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
14.Tô Hoài (2006), 101 chuyện ngày xưa, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
15.Tô Hoài (1976), Đảo hoang, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.
16.Tô Hoài (!984), Chuyện nỏ thần, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.
SVTH: NguyÔn ThÞ LuyÕn 52
18.Tô Hoài (2006), Nhà Chử, Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nxb Kim Đồng,
Hà Nội.
19.Tô Hoài (1997), Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
20.Tô Hoài, (1989), Một số kinh nghiệm viết văn của tôi, Nxb Văn học, Hà
Nội.
21.Văn Hồng (1985), “Chuyện nỏ thần, hiện thực và huyền thoại”, Văn học
(4), (7/8).
22.Hoàng Ngọc Hiến, Thi pháp của truyện, Báo Văn nghệ, Số 31/1991.
23.Phong Lê (1999), “Ngót 60 năm văn Tô Hoài”, Vẫn chuyện văn và người,
Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
24.Phong Lê (giới thiệu), Vân Thanh (tuyển chọn) (2003), Tô Hoài về tác gia
và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
25.Vĩnh Quang Lê (1998), Tô Hoài và câu chuyện nghề văn, Báo văn nghệ,
(23/5).
26.Nguyễn Triệu Luật (1999), Tuyển tập tiểu thuyết lịch sử, Nxb Văn học,
Hà Nội.
27. Lã Thị Bắc Lý, Giáo trình Văn học trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm, Hà
Nội.
28.Lã Thị Bắc Lý (2000), Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975, Nxb Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
29.Đỗ Bạch Mai (1985), “Đọc Chuyện nỏ thần”, Văn nghệ, (19/1).
30.Trần Đình Nam (1995), “Nhà văn Tô Hoài”, Tạp chí văn học,(9).
31.Vương Trí Nhàn (1998), Tô Hoài, người sống tận tụy với nghề”, Diễn đàn
văn nghệ Việt Nam, (3).
32.Trần Nghĩa, Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, Tạp chí Hán Nôm, Số 3,4/1997.
SVTH: NguyÔn ThÞ LuyÕn 53
33.Hoàng Phê (chủ biên) (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
34.Vũ Quần Phương (1994), “Tô Hoài, văn và đời”, Tạp chí Văn học, (8).
35.Hoàng Tiến Tựu (1997), Bình giảng truyện dân gian, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
36.Vân Thanh (1982), “Tô Hoài với thiếu nhi”, Truyện viết cho thiếu nhi
dưới chế độ mới, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
37.Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.
38.Phạm Thị Trâm (1996), Truyện cổ dân gian trong sáng tác của một số
nhà văn hiện đại, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
39. Xtơ-ru-ga-xki. A (1981), “Đọc Đảo hoang ở Liên Xô”, Văn học Liên Xô,