5. Cấu trúc của khóa luận
2.1.2. Thay đổi các tình tiết trong truyền thuyết để thể hiện những chủ đề
Viết bộ ba tác phẩm dựa trên các truyền thuyết lịch sử, từ những truyện dân gian chỉ vài trang in thành những cuốn tiểu thuyết dài hàng trăm trang với nhiều sự kiện, chi tiết và nhân vật, Tô Hoài đã có những đóng góp không nhỏ
SVTH: NguyÔn ThÞ LuyÕn 23
trong việc làm mới những chất liệu dân gian, đưa ra những quan niệm mới về lịch sử dựa trên cách thức làm mới cốt truyện.
Theo Từ điển tiếng Việt, cốt truyện là: “hệ thống sự kiện làm nòng cốt
cho sự diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển của tính cách nhân vật trong tác phẩm văn học loại tự sự” [33, 206]. Như vậy, cốt truyện và nhân vật tuy khác nhau nhưng gắn bó với nhau mật thiết; nghĩa là không thể tách rời, biệt lập. Đặc biệt, “nhân vật trong truyện kể dân gian nói chung không thể thoát li nằm ngoài cốt truyện và ngược lại, cốt truyện bao giờ cũng là cốt truyện của nhân vật, mà chủ yếu là của nhân vật chính” [35, 18].
Phần lớn các truyện dân gian khơi nguồn cảm hứng cho bộ ba tác phẩm
của Tô Hoài đã được sưu tầm, tập hợp trong Lĩnh Nam chích quái, được Vũ Ngọc Phan soạn lại trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam và được chính tác giả kể lại trong 101 truyện ngày xưa. Viết Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử
Tô Hoài đã “chắt lọc lấy một số điểm cơ bản như chủ đề, cốt truyện, nhân vật trung tâm cùng với một số chi tiết quan trọng... làm cơ sở cho tác phẩm của mình” [14, 32] rồi sáng tạo thêm. Cuộc gặp gỡ của chàng Chử với Nàng Dong
trên bến Tự Nhiên trong Nhà Chử; việc gia đình An Tiêm bị lưu đày ra đảo và tìm được giống dưa quý đưa về trong Đảo hoang; chuyện vua An Dương
Vương xây thành đắp lũy, chế được nỏ thần đánh thắng Triệu Đà, sau vì mất
cảnh giác nên thất bại trong Chuyện nỏ thần với những tình tiết quan trọng
đều được tác giả vận dụng rồi phát triển bằng nhiều sự kiện, chi tiết mới. Hành trình khám phá con sông Cái từ đầu nguồn ra đến cửa sông và những cuộc chiến đấu với thuồng luồng, cá sấu của các thế hệ trong gia đình nhà Chử; những cuộc thi trong hội đầu năm ở kinh đô của An Tiêm và dân làng Bãi Lở, những năm tháng vật lộn để tồn tại trên đảo hoang của gia đình An Tiêm, cảnh Mon cùng đoàn thuyền ba mươi chiếc chở dân làng ra đảo lập nghiệp; cuộc đời các nhân vật Lý Ông Trọng, Cao Lỗ, Tàm,... và những cuộc
SVTH: NguyÔn ThÞ LuyÕn 24
chiến đấu chống quân Tần, giết tướng Đồ Thư v v... đều là sáng tạo của Tô Hoài trong bộ ba tác phẩm. “Điều đáng chú ý là nhiều sự kiện được thêm vào cũng chỉ nhằm thể hiện đầy đủ hơn chủ đề cốt truyện mà truyện cổ đó đặt ra. Khung cốt truyện vẫn được giữ nguyên” [38, 37].
Để thay đổi các tình tiết trong truyền thuyết, Tô Hoài còn sử dụng kết cấu xâu chuỗi các sự kiện, các truyền thuyết trong một chỉnh thể thống nhất.
Điều này thể hiện rõ nhất ở Chuyện nỏ thần mà tác giả Phạm Thị Trâm gọi là
“sự sát nhập mô týp của nhiều truyện cổ”. Theo chúng tôi, tác giả này đã có lý
khi cho rằng: “Chuyện nỏ thần là sự kết hợp của nhiều truyền thuyết từ truyện
Lý Ông Trọng, Loa Thành, Mỵ Châu - Trọng Thủy và kết thúc là cuộc khởi
nghĩa Hai Bà Trưng. Tác giả đặt truyện Hai Bà Trưng bên cạnh việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa có vẻ khập khiễng, tưởng chừng như khó lý giải được nhưng đó lại là một dụng ý sáng tạo của nhà văn. Tác giả muốn gửi tới người đọc rằng người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn ấy không chỉ có người yếu đuối, chỉ biết có tình yêu mà để mất nước như Mỵ Châu mà còn có những người “dám đạp ngọn sóng dữ chém cá kình ngoài biển Đông”, không chịu kiếp nữ nhi cũng như không chịu kiếp tôi đòi của lũ ngoại xâm. Chỉ có sự lắp ghép như vậy nhà văn mới có điều kiện thể hiện đầy đủ những chủ đề mới của mình trong tác phẩm” [38, 44].
Đi liền với việc phát triển và liên kết các sự kiện là việc xây dựng hệ thống nhân vật tham gia vào cốt truyện. Ngoài các nhân vật trung tâm như Mai
An Tiêm (Đảo hoang), An Dương Vương, Cao Lỗ (Chuyện nỏ thần), Chử Đồng Tử (Nhà Chử) và những nhân vật khác đã từng xuất hiện trong truyền thuyết là
một loạt nhân vật được xây dựng bằng trí tưởng tượng của tác giả. Đó là Nàng
Hoa, Mon, Gái, Ma Li trong Đảo hoang; Tàm trong Chuyện nỏ thần; bố mẹ Chử và ông Chử trong Nhà Chử v. v.. Những nhân vật này tham gia vào các sự
SVTH: NguyÔn ThÞ LuyÕn 25
đời ngược xuôi khám phá sông nước để mở làng lập bến; Mon bị lạc trên đảo, sống chung với Gấu anh và Gấu em; vợ chồng, con cái An Tiêm cứu sống Ma Li rồi cùng nhau thả dưa xuống biển cho trôi về đất liền để báo tin; Tàm đội đất xây thành và đánh Trọng Thủy bảo vệ nỏ thần... Bên cạnh những nhân vật có tên tuổi, lai lịch, diện mạo, tính cách rõ nét, Tô Hoài còn chú ý xây dựng nhân vật tập thể. Họ là những người có tên và không tên, là đông đảo trai gái các bến
trong Nhà Chử, là dân làng Bãi Lở trong Đảo hoang, là dân các cõi trong
Chuyện nỏ thần đã cùng Chử và An Tiêm lao động mở mang bờ cõi hay sát cánh
cùng vua Thục và Cao Lỗ chiến đấu chống giặc ngoại xâm... Truyện dân gian không chú ý tới nhân vật đám đông nhưng trong tiểu thuyết, nhân vật điển hình phải gắn với số đông và nổi bật giữa số đông.
Việc xây dựng cốt truyện bằng cách làm mới chất liệu dân gian trong
Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử của Tô Hoài đã cho thấy sự lệ thuộc
quá khứ trong văn học đang nhạt dần. Trong khi truyện dân gian ra đời nhằm giải thích thế giới, giải thích lịch sử theo quan niệm của người xưa thì Tô Hoài không làm việc đó. Với cái nhìn của một nhà văn hiện đại, ông muốn người đọc thấy được sự phức tạp của cuộc sống muôn thuở, thấy được vai trò to lớn của người lao động trong việc mở mang bờ cõi, xây dựng đất nước để từ đó khẳng định giá trị của con người, của lao động và sáng tạo tập thể. Nếu như không có những thay đổi này thì ngay cả việc viết một cốt truyện cho khác đi cũng không thể được. Như vậy, vẫn là câu chuyện cổ, vẫn là những nhân vật quen thuộc đã làm cho “từ đứa trẻ đầu xanh đến cụ già tóc bạc đều truyền tụng
và yêu dấu” (tựa Lĩnh Nam chích quái), nhưng qua bàn tay nhào nặn đầy sáng
tạo của tác giả đã trở thành những cuốn tiểu thuyết dày dặn với cốt truyện phong phú, hấp dẫn, ý nghĩa tác phẩm được mở rộng, chứa đựng nhiều quan niệm của nhà văn về cuộc sống và gợi được nhiều suy nghĩ ở bạn đọc.
SVTH: NguyÔn ThÞ LuyÕn 26 2.1.3. Hiện thực hóa những chi tiết huyền ảo
Khi sáng tác bộ ba tiểu thuyết lịch sử dựa trên cơ sở chất liệu dân gian, Tô Hoài đã làm cho những câu chuyện xa xưa trở nên gần gũi, gắn bó với đời sống hơn. Để làm được điều đó, tác giả đã lược bỏ bớt những yếu tố hoang đường, kỳ ảo; sáng tạo thêm những sự kiện hoặc phát triển các chi tiết đã có; đồng thời xây dựng một hệ thống nhân vật phong phú và liên kết, xâu chuỗi nhiều tích cũ trong một chỉnh thể. Nhờ sự dụng công của Tô Hoài mà các truyện cổ giải thích về nguồn gốc một sản vật (quả dưa hấu), những địa danh (đầm Nhất Dạ, bãi Tự Nhiên) hay giải thích lý do mất nước (Mỵ Châu - Trọng Thủy)... trở thành những tác phẩm ngợi ca những con người anh hùng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Về điểm này, tác giả khẳng định: “Tiểu thuyết của tôi lược bỏ các chi tiết biến hóa, phù phép dị đoan mà thiên về tính thiết thực. Tôi muốn nhấn mạnh vai trò và công lao con người” [Dẫn theo 38,32].
Những yếu tố kỳ ảo hoang đường giữ một vai trò hết sức quan trọng trong nhiều thể loại truyện dân gian trong đó có truyền thuyết. Nó vừa phản ánh thế giới quan, vừa phản ánh ước mơ của người lao động về một sức mạnh vô địch chiến thắng mọi kẻ thù nhằm xây dựng một thế giới công bằng và hạnh phúc. Nó đồng thời là một thủ pháp nghệ thuật, một trong những phương tiện quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại của loại tác phẩm này. Tuy
nhiên, khi bước vào các tác phẩm văn học hiện đại, trong đó có Đảo hoang,
Chuyện nỏ thần, Nhà Chử, sự tồn tại của các yếu tố thần kỳ ấy không còn
được đảm bảo.
Trong truyện cổ tích Chử Đồng Tử, khi lên núi, Chử được sư Phật
Quang truyền phép rồi tặng cho một cây gậy và một cái nón. Hai vật đó đã tạo nên sự biến hóa kỳ diệu trong tác phẩm: cung điện lộng lẫy với những tiểu đồng, thị nữ và đông đảo quân lính hiện ra. Cuối truyện, tất cả cùng với Tiên Dung, Chử Đồng Tử bay lên trời, chỉ còn lại bãi Tự Nhiên và đầm Nhất Dạ.
SVTH: NguyÔn ThÞ LuyÕn 27
Viết Nhà Chử, những chi tiết đó đã được Tô Hoài lược bỏ. Trong tác
phẩm của ông không còn yếu tố biến hóa kỳ ảo mà chỉ còn lại con người với sức mạnh của bàn tay lao động lập nên những xóm làng đông vui, sầm uất từ đầu nguồn ra đến cửa sông. Nhân vật của Tô Hoài, vì vậy, có những suy nghĩ và hành động gần gũi hơn, thiết thực hơn.
Những yếu tố ma thuật phù phép cũng xuất hiện nhiều trong truyện Rùa
Vàng (Lĩnh Nam chích quái). An Dương Vương xây thành chống giặc nhưng
thành cứ xây xong lại đổ, ngày xây đêm đổ do âm hồn của các vua quan đời trước đến phá. Lại có con gà trắng hóa thành yêu tinh hiện về quấy nhiễu. “Ở đây truyền thuyết dân gian dường như đã được lịch sử hóa dưới ảnh hưởng của tư tưởng chính thống. Vì vậy câu chuyện xây thành Cổ Loa chống giặc ngoại xâm trở nên nặng nề, mang tính chất thần linh ma quái” [38, 33].Tô
Hoài, khi viết Chuyện nỏ thần, đã cắt bỏ đi những chi tiết đó. Trong tác phẩm
của ông, việc xây thành bắt đầu từ ý tưởng của Lý Ông Trọng và được thực hiện bởi công sức của toàn thể nhân dân khắp các cõi từ già, trẻ, gái, trai đến quan quân dưới sự chỉ huy tài giỏi của Cao Lỗ. Ông chỉ để lại chi tiết thần Kim Quy cho móng thần làm lẫy nỏ nhưng ngay cả việc dùng nỏ thần bắn một phát được mười mũi tên tiêu diệt mười vạn giặc cũng đòi hỏi sự hy sinh
đổ máu của bao lực sĩ. Chuyện nỏ thần, vì thế, đã kéo truyền thuyết về gần
với đời sống hơn và khẳng định một cách mạnh mẽ vai trò to lớn của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
Trong số các truyền thuyết gợi cảm hứng sáng tạo cho Tô Hoài viết bộ
ba tác phẩm này thì Sự tích quả dưa hấu chứa đựng ít yếu tố hoang đường kỳ ảo hơn cả. Cũng chính vì vậy mà diễn biến nội dung trong tác phẩm Đảo
hoang đều xoay quanh cuộc vật lộn với hoàn cảnh khắc nghiệt để tồn tại của
gia đình An Tiêm từ khi lập làng ở Bãi Lở đến lúc bị đày ra đảo hoang suốt mấy chục năm trời với những chi tiết rất thực: cảnh chống chọi với bão lũ, tìm nước uống, đào củ mài, săn hươu, bắt cá, làm nhà, trồng dưa... Chỉ khi hình
SVTH: NguyÔn ThÞ LuyÕn 28
tượng hóa sức mạnh của lũ lụt, tác giả mới gọi là “trâu thần trên sông Cái” nhưng vẫn miêu tả chúng đúng như thực tế. Đó là “dòng sông cuộn nước như nghìn vạn con thú nhe nanh vuốt lên dọa” [18, 158].
Nhìn chung, việc kéo giãn khoảng cách sử thi là xu thế của tiểu thuyết hiện đại. Với cái nhìn chân thực, khách quan về lịch sử, nhà văn có điều kiện đi sâu vào những vấn đề về đời sống, đưa ra được những quan niệm nghệ thuật về
con người, gửi gắm những bài học về cuộc sống, về lịch sử. Trong Đảo hoang,
Chuyện nỏ thần, Nhà Chử, do có sự lược bỏ bớt những yếu tố hoang đường,
sáng tạo thêm những chi tiết hiện thực, nhấn mạnh yếu tố con người, bộ ba tác phẩm của Tô Hoài trở nên gần gũi, mang tinh thần đời sống và điều quan trọng là đã khẳng định được vai trò và sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của buổi đầu lịch sử. Qua việc đời sống hóa cốt truyện trên cơ sở chất liệu dân gian, Tô Hoài đã thể hiện được năng lực quan sát, miêu tả chi tiết, xây dựng nhân vật, phát huy vốn ngôn ngữ hết sức phong phú và những hiểu biết sâu rộng của mình về lịch sử và văn hóa của dân tộc.
2.2. Khắc họa những chân dung mới
Trong các truyện lịch sử ra đời như: Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Kể
chuyện Quang Trung (Nguyễn Huy Tưởng); Bên bờ Thiên Mạc, Trên sông truyền hịch, Trăng nước Chương Dương (Hà Ân); Sao khuê lấp lánh (Nguyễn
Đức Hiền)... các nhà văn thường viết về các nhân vật anh hùng cứu nước của dân tộc với những khát vọng lớn lao, cao cả. Họ luôn sống hết mình vì lý tưởng mà mình theo đuổi, sẵn sàng xả thân quên mình cho độc lập tự do và hòa bình của dân tộc. Còn Tô Hoài khi viết truyện lịch sử, lại khắc họa những chân dung mới về những con người lao động với những phẩm chất cao đẹp ngay giữa cuộc sống đời thường.
2.2.1. Con người đấu tranh trong cuộc sống sinh tồn và luôn mang khát vọng cao cả vọng cao cả
Trong cuộc sống, để tạo ra của cải vật chất con người phải lao động, phải đánh đổi bằng mồ hôi, sức lực và cả máu thịt của mình. Vì thế, cuộc sống của
SVTH: NguyÔn ThÞ LuyÕn 29
người Việt cổ trong buổi đầu lịch sử được Tô Hoài miêu tả trong Đảo hoang,
Chuyện nỏ thần, Nhà Chử thật nhọc nhằn vất vả và đầy gian khổ, hy sinh
nhưng cũng đầy những khát vọng cao đẹp. Để làm nổi bật được điều đó, tác giả thường đặt các nhân vật của mình trong những hoàn cảnh khó khăn và những tình huống thử thách buộc họ phải tìm cách vượt qua. Đó là những cuộc đương
đầu với thiên tai, thuỷ quái, là công cuộc đi tìm sự sống trong Đảo hoang, Nhà
Chử, là những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm trong Chuyện nỏ thần. Chính
trong hoàn cảnh đó, những phẩm chất tốt đẹp, những khát vọng lớn lao được bộc lộ, con người càng được tôi luyện và trưởng thành.
Để có thể yên ổn định cư ở các làng ven sông Cái và lập nên những bến
sông sầm uất, trong Nhà Chử, người dân đời này qua đời khác luôn phải
chống chọi với thuỷ quái. Ông Chử, bố Chử rồi Chử đều là những dũng sĩ đánh thuồng luồng, cá sấu nổi tiếng. “Năm nào, ở bến nào chẳng phải đi đâm thuồng luồng, cá sấu... Những con thuỷ quái vỡ tổ trên đầu nguồn về đầy sông. Sóng đánh như bão to” [18, 66]. Ông Chử, thời trai trẻ là chàng trai dũng mãnh, lẫm liệt. Chàng Chử với chiếc giáo dài đã bao lần cùng dân làng chiến đấu ngoan cường. “Mỗi năm mấy trận đánh thuồng luồng - mấy trận đổ máu, máu người và máu những con thuỷ quái”. Đến thời bố Chử và Chử lại dùng đá đánh thuồng luồng, cá sấu. Khi cùng đoàn người lên đầu nguồn lập nghiệp, bố Chử còn phải đương đầu với nhiều loài thú dữ: gấu, báo mà nhiều nhất là hổ. “Những con hổ đói, cả trăm con rống lên.Tưởng như sấm sét trận giông lên cơn” [18,84]. Nhưng đúng như bố Chử nói: “Cái giống hổ hung hăng thế nhưng cũng chỉ hay bắt nạt người nhút nhát”. Dân làng theo bố mẹ Chử ở lại, đào hố, đặt bẫy. Hổ bị tiêu diệt quá nhiều đã khiếp sợ, bỏ đi.
Chặng đường từ đầu nguồn về bến quê của Chử cũng gặp muôn vàn