Con người có đời sống tình cảm phong phú

Một phần của tài liệu Tìm hiểu truyện lịch sử của tô hoài và hướng tiếp cận từ góc nhìn văn hóa, phong tục ( khảo sát qua bộ ba tác phẩm đảo hoang, chuyện nỏ thần, nhà chủ) (Trang 39)

5. Cấu trúc của khóa luận

2.2.2. Con người có đời sống tình cảm phong phú

Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử không chỉ phản ánh công cuộc

dựng nước và giữ nước mà còn cho thấy cuộc sống của người Việt thuở xa xưa, tuy đầy vất vả, khó khăn và có phần còn hoang dã nhưng cũng đầy ắp những tình cảm cao đẹp và niềm tin trong sáng vào con người, vào cuộc sống.

Để chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, với giặc ngoại xâm hung bạo, ngay từ buổi đầu, người Việt đã phải xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp trong cộng đồng. Cùng với thời gian, những tình cảm thiêng liêng được hình thành và vun đắp ngày càng bền vững. Đó là tình cảm gia đình, làng xóm, tình yêu quê hương, thiên nhiên đất nước.

Gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là cái nôi nuôi dưỡng nhân cách mỗi con người. Tình cảm gia đình không chỉ là sự yêu thương chăm sóc nhau mà còn là sự quan tâm, dạy bảo, rèn cặp của cha mẹ đối với con cái.

SVTH: NguyÔn ThÞ LuyÕn 35

Những biểu hiện phong phú của tình ông cháu, cha con, mẹ con, anh em, và cả tình cảm lứa đôi... đã được Tô Hoài thể hiện trong ba tác phẩm ở những mức độ khác nhau. Cùng chung khát vọng khám phá con sông Cái, trong gia đình nhà Chử, ông Chử truyền lại kinh nghiệm, ý chí cho con cháu. Bố mẹ Chử và Chử noi gương ông, nối tiếp nhau trên những hành trình mở mang, xây dựng cuộc sống. Gặp lại ông ở bến quê, Chử nói: “Bố mẹ cháu bảo cháu, chỉ một lời ông nói đã nên cả đời con cái. Cái gì làm được, bố mẹ cháu bảo nhờ ông mà có” [18, 88]. Câu nói chứa đựng tất cả lòng biết ơn sâu sắc đối với công lao dạy dạy dỗ của người ông.

Đô Nồi luôn là tấm gương của hai con trai. Được cha dạy bảo, từ nhỏ, Đống và Vực đã biết múa roi, đấu vật, bơi lặn. “Đất nước thượng võ, con trẻ cũng biết háo hức ngọn roi, miếng vật”. Ông vui mừng thấy “hai đứa con mới năm nào còn loắt choắt, giờ đã thành những quân không vừa. Thằng anh, thằng em như nhau, chạy như ngựa, bơi như con rái cá rồi” [18, 495]. Lớn lên, không phụ công lao dạy dỗ và niềm tin của bố, cả hai đều trở thành những tướng tài, cùng bố tích cực tham gia công cuộc giữ nước của vua Thục và anh dũng hy sinh trong chiến đấu.

Trong gia đình Mai An Tiêm, bố mẹ, con cái luôn bên nhau những lúc vui buồn. Họ cùng tham gia hội thi nấu cơm, đấu vật và giật giải, cùng động viên an ủi nhau những ngày ở trong nhà ngục. Bị đày ra đảo, mọi người đều lo lắng chia sẻ công việc trong gia đình. Khi bị lạc, Mon đã khóc rất nhiều nhưng rồi ý nghĩ phải đi tìm bằng được bố mẹ và em đã giúp Mon vững vàng hơn. Những năm tháng sống một mình, Mon luôn nghĩ đến những người thân yêu nhất. Đi đến đâu, Mon cũng mang theo cây gỗ bậc thang đã giúp Mon sống sót trong trận sóng thần. “Cây gỗ nhà mình cứu mình, đưa đến đây... ở đây, chỉ còn có cái thang này thân thuộc, phải giữ nó.” Mon làm được cái lều bên gốc thông. “Cái cột có khấc làm thang nhà mình ngày trước bây giờ đem

SVTH: NguyÔn ThÞ LuyÕn 36

bắc làm thang leo lên nhà mới. Mỗi lần trèo lên, bước mỗi khấc nhìn xuống, tưởng cái Gái đã giẫm vào khấc ấy, tưởng hôm bố đẵn cây gỗ này về làm thang. Mon chạnh nghĩ, thương thân, không muốn bước lên. Nhưng lại nghĩ bây giờ chỉ có cái cột ấy là thân thiết, ở đây chỉ còn cái cột biết mặt và thuộc bàn chân bố mẹ, em mình. Mon lại bước lên bậc cái thang lên nhà mới” [18, 289]. Tìm được dòng suối có vàng, Mon không chỉ đãi vàng làm dao cho mình mà còn để dành làm đồ trang sức cho mẹ và em. “Mon sẽ làm cho cái Gái những chiếc vòng khuyên vàng, làm vòng khuyên vàng cho mẹ nữa, như ở Bãi Lở. Chắc mẹ và em thích lắm” [18, 293]. Nhặt được hạt dưa chim thả xuống, đem gieo, Mon hy vọng sẽ có ngày nhờ dưa mà gặp được bố mẹ. “Sang năm, chim biển sẽ kéo về ăn quả nhiều nữa. Khi ấy, chắc bố mẹ mình ở đâu cũng thấy có chim bay qua trên đầu... Rồi bố sẽ đưa mẹ và em theo chim đến đây. Mình ra hái quả, thế là được gặp” [18, 334]. Trong suy nghĩ của Mon, lúc nào cũng có hình bóng của bố mẹ và em mình.

Cũng như Mon, An Tiêm và Nàng Hoa trong những năm tháng phiêu bạt vẫn không lúc nào nguôi nhớ đứa con trai thân yêu. Khi đã ra làm nhà trên bờ biển, có lần An Tiêm bắt được con cá lờm dài bằng sải tay, xách một xách nặng. Cả nhà nướng cá ăn. Nghĩ đến con trai đang lưu lạc phương nào, “Nàng Hoa đương ăn bỗng nghẹn ngào trong cổ. Nàng đứng dậy, ra ngoài giếng, lấy cái gàu mo nang kéo nước. Nước mắt Nàng Hoa rơi trong gàu nước'' [18, 346]. Thế rồi An Tiêm đóng bè xuôi xuống phía Nam tìm con. Sau nhiều ngày ròng rã, đến bãi dưa, thấy hai con gấu, cuối cùng An Tiêm cũng tìm được Mon. “Hai bố con xô lại, níu chặt vai nhau. Nước mắt An Tiêm giàn giụa trên mặt, trong lúc An Tiêm cười như mếu. Bây giờ An Tiêm mới biết đời mình gian truân đến thế mà vẫn còn nước mắt để dành cho lòng thương yêu con" [18, 376]. Cảnh mẹ con gặp nhau cũng thật xúc động: “Bỗng cái Gái quay thoắt vào. Gái đã trông thấy Mon. Rồi tiếng gọi mẹ ơi ới. Cả Nàng Hoa

SVTH: NguyÔn ThÞ LuyÕn 37

cũng từ trong bóng mát những đám cây vàng tâm hớt hải ra. Thấy Mon, Nàng Hoa ngã khuỵu ngay xuống... Lát sau, Nàng Hoa mới mở mắt, thều thào nói:

“- Con đấy ư ?

- Con đây, Mon con đây. Mon con về với mẹ rồi” [18, 383].

Để thể hiện tình cảm của mỗi người trong gia đình An Tiêm, Tô Hoài đã lựa chọn những chi tiết tiêu biểu đồng thời cho thấy sự khác nhau trong cách bộc lộ tình cảm của các nhân vật. Ở người mẹ là những giọt nước mắt, còn bố và con trai, điềm tĩnh hơn, tình cảm được thể hiện trong ý nghĩ và việc làm. Nhưng đến khi không nén được xúc động và niềm vui sướng, An Tiêm cũng "giàn giụa nước mắt" và "cười như mếu". Tình cảm gia đình sâu nặng đã giúp họ có thêm sức mạnh đương đầu với mọi khó khăn trong cuộc sống. Dù xa cách họ vẫn tin đến một ngày bố mẹ, con cái, anh em lại cùng nhau sum họp một nhà.

Thấp thoáng trong Nhà Chử, người đọc còn bắt gặp tình cảm nam nữ

trong sáng, mộc mạc. Đó là tình cảm chân thành của bà lão nơi bến quê dành cho ông Chử thời hai người còn trẻ. Ngày ấy, trên hành trình khám phá con sông Cái, chàng Chử ghé vào nghỉ lại xóm bến rồi ra đi, để nhớ thương chờ đợi bao nhiêu năm cho một cô gái, giờ đã thành bà lão...

Đến lượt Chử, trên con thuyền xuôi về thăm ông, dừng chân ở một xóm bến, cũng bị một cô gái có đôi mắt đen lóng lánh sau vành khăn giấu mất dao với hy vọng giữ chân Chử lại nơi này. Về sau, cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên với Nàng Dong đã đem đến cho Chử một cuộc hôn nhân tốt đẹp. Đó cũng là khát vọng của người bình dân về hôn nhân bình đẳng, không phân biệt sang hèn, vợ chồng cùng lao động, góp sức xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Trong Chuyện nỏ thần, tình cảm giữa tướng quân Cao Lỗ với Tàm, cô

nàng hầu công chúa, cũng thật lãng mạn. Biết nhau từ khi cùng đi đội đất xây thành, họ dần cảm mến nhau. Không nhiều lời, chỉ là những câu hát lúc rập

SVTH: NguyÔn ThÞ LuyÕn 38

rờn như sóng nước, lúc mơ màng bay lượn; đôi mắt ánh ra như ánh mảnh sao vút sa xuống; tiếng sáo véo von cùng những câu đối thoại ngắn qua bức tường,... nhưng giữa họ có sự thông cảm và chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc đời bất hạnh của Tàm và cảnh ngộ đáng buồn của Cao Lỗ. Chỉ vài nét thoáng qua, nhưng mối tình lãng mạn, đẹp và buồn của cặp trai tài, gái sắc này đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.

Tình quê hương làng xóm cũng được thể hiện thật đậm đà qua mỗi tác

phẩm. Trong Nhà Chử, trên đường về thăm ông, ghé vào đâu, Chử cũng được

đón tiếp thật chân tình, nồng hậu: “Cả vùng dọc bãi đã phong thanh nghe tin có khách lạ”. Từ ông lão điếc, bạn của ông Chử đến bà lão xóm bến, các cô gái hái dâu,... tất cả đều đón Chử như đón người thân đi xa mới trở về. Các cô “như những nàng tiên sa xuống bến. Cô mang rá gạo. Cô vác cây vầu nước. Hai cô khiêng một con lợn thui. Mỗi cô một thứ. Cả nồi, cả hông, cả thúng cái. Rồi cùng ngồi, bổ cau hoa, têm lá trầu hoa. Chẳng mấy lúc, trầu cau đã bày la liệt, thơm nồng nàn” [18, 45]. Các chàng trai thì đón khách bằng rượu báng thơm mát đựng trong những chiếc cảnh to. Họ cùng nhau ăn trầu, uống rượu, múa hát thâu đêm. Sáng hôm sau, Chử ra đi, cả đoàn tiễn chân với lời hẹn tha thiết: “một đi mười nhớ, không bao giờ quên. Nhớ khi nào ngược, tạt vào rủ nhau cùng đi. Nhớ đấy” [18, 52]. Những tình cảm bình dị mà đẹp đẽ này là một phần máu thịt, làm nên bản sắc của người Việt và nhờ đó mà cộng đồng người Việt tồn tại được qua bao thử thách, nhất là trong những cuộc đương đầu với thiên tai và kẻ thù xâm lược.

Trong Chuyện nỏ thần, Lý Ông Trọng là người đã có công giúp vua Tần

chống giặc Hung Nô, được vua Tần rất trọng dụng. Nhưng với ông, “lúc già lại được trở về nơi chôn rau cắt rốn, lại thấy cháu chắt đông đàn bao nhiêu lần hơn xưa. Một đời người được cái may cái vui đến thế là đủ”. Những năm cuối đời, về sống ở vùng đất bãi ven sông Cái, ông đã dành phần lớn thời gian dạy dỗ,

SVTH: NguyÔn ThÞ LuyÕn 39

bảo ban các thế hệ con cháu luyện tập võ nghệ, bàn với vua Thục ý định xây thành để bảo vệ bờ cõi và chính ông đã tìm được vùng “đất hiểm nghìn năm dụng võ” rất hợp ý nhà vua. Nhưng tình cảm của ông đối với quê hương đất nước không chỉ thể hiện ở trách nhiệm và tầm nhìn của một vị tướng mà còn ở ý thức giữ gìn phong tục tập quán của dân tộc. Đã hơn trăm tuổi, một đời tha hương, ông vẫn không quên những món ăn quen thuộc của quê nhà. “Con cháu biếu cho miếng bánh chưng bánh dày, bánh mật, bánh ngói, cơm nắm, cơm lam, xôi nén,... được nhắm rượu thịt trâu thui, gỏi cá... Răng chưa rụng, nhưng phải làm cối nghiền mới nhai được miếng trầu thơm ấm. Lại nhớ mùi trầu cau nồng nàn từ thuở còn rúc vú mẹ" [18, 500]. Ông hiểu biết sâu sắc và tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc. “Nào thấy đâu khác nhau, không phải như vua quan Tần bổ báng rợ Hồ, man Việt. Không, người Thương, người Miên, người Ngô cũng thế thôi. Mỗi người ở nơi đã được sinh ra là cái sướng nhất. Ta đi cả đời đến đầu bạc trở lại mới thấy ra niềm sung sướng ấy” [18, 500]. Lời nói của ông như chân lý đúc kết từ những trải nghiệm trong cuộc đời từng trải của mình, truyền lại cho vua Thục, Đô Nồi, Đô Lỗ, Đống, Vực - những người mà ông yêu mến, tin tưởng - những tâm tư, khát vọng của mình. Và cuối cùng ông thanh thản ra đi sau khi uống ngụm chè vò pha bằng nước sôi nấu trong nồi lá cọ trát bùn “ngon không đâu có được” của quê nhà. Xây dựng nhân vật Ông Trọng, ngoài việc dựa vào những chi tiết có trong tích cũ và sáng tạo những chi tiết mới, hẳn Tô Hoài còn liên tưởng đến thế hệ những người cao tuổi ngày nay. Đó là những cụ ông, cụ bà vừa giàu tình cảm, vừa giàu kinh nghiệm sống. Họ không chỉ đầy trách nhiệm trong việc chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ mà còn luôn có ý thức nhắc nhở con cháu giữ gìn và vun đắp những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cha ông. Ở thời nào các cụ cũng là vốn quý, là chỗ dựa tinh thần vững chắc của cả cộng đồng.

SVTH: NguyÔn ThÞ LuyÕn 40

Trong Đảo hoang, người dân Bãi Lở luôn sát cánh cùng An Tiêm trong

những ngày vất vả chống thiên tai cũng như khi tham gia hội thi ở kinh thành. Ngày gia đình An Tiêm bị đi đày, họ đã cho thuyền đuổi theo để mang biếu An Tiêm những món quà bình dị nhưng thật quý báu: đôi giày cỏ, chiếc nón lá, con dao và hòn đá đánh lửa với lời bộc bạch “vật thì thường nhưng quý ở tấm lòng”. Những ngày đầu lên đảo, đối mặt với muôn ngàn khó khăn, vợ chồng con cái An Tiêm sống được là nhờ món quà vô giá đó, hay nói đúng hơn, họ tồn tại được trên đảo hoang, trước hết là nhờ tình người sâu nặng. Sau này cũng chính người dân Bãi Lở lại hân hoan chào đón An Tiêm trở về. Gặp lại ông lão hồi trước, An Tiêm xúc động nói: “Cho tôi con dao cái lửa, ông lão cao kiến hơn tôi nhiều” [18, 464]. Có nhau khi buồn vui, trong hoạn nạn, tình cảm của dân làng với An Tiêm luôn thủy chung, gắn bó. Chính vì vậy mà vợ chồng An Tiêm không lúc nào nguôi nhớ đến quê hương. Hình ảnh Bãi Lở hiện lên trong câu chuyện của An Tiêm kể cho các con nghe khi bị giam ở nhà ngục. Ra đảo, gặp hoa tầm xuân nở hồng như một rừng đào, Mon lại nhớ đến hoa tầm xuân ở Bãi Lở. Nghe tiếng hươu kêu, An Tiêm nhớ “chuyện ngày trước ở Bãi Lở, khi mới đến, An Tiêm dang tay bá cổ hươu mà hươu cũng không chạy” [18, 247]. Bãi rau ngót gặp trong rừng thưa lại nhắc họ nhớ đến cây ngót ở bờ sông Cái. Nghe lanh lảnh tiếng ve núi giọng kim trong vắt, cả nhà “bỗng thấy lạ quá, sửng sốt, thế rồi lại tưởng vẫn như ở Bãi Lở ven sông Cái ngày nào”. Mùa lạnh đến, “xống áo vợ chồng con cái bạc và rách như xơ mướp”, họ lại nhớ ngày mới đến Bãi Lở “chưa ai trồng bông, trồng dâu được, cả làng phải tước sợi bẹ cọ ra làm váy áo đụp thêm cho khỏi rét” rồi còn “vào rừng lấy vỏ cây sui đắp vào người” [18, 261]. Cả nhà đào được củ mài đưa về luộc trong ống vầu, “mùi mài tỏa thơm ngậy khắp nhà, hệt mùi xôi nếp cái mới. Tự nhiên ai cũng nhớ cõi Bãi Lở, nhớ đến làng xóm ven sông Cái” [18, 265]. Khi bị lạc bố mẹ và em, làm bạn với gấu, Mon lại tập cho anh

SVTH: NguyÔn ThÞ LuyÕn 41

em gấu biết đánh vật rồi thường xuyên đấu vật với nhau, "phải như mọi người ở lò vật Bãi Lở”. Buổi sáng nhìn mặt trời lên “Mon bỗng dưng nhớ chắc cũng ông mặt trời này, buổi sáng ngày trước ở ven sông Cái... Mặt trời đương lên đằng ấy, Bãi Lở ở đằng ấy... ở Bãi Lở, có làng có bãi trên bờ sông, khi mặt trời lên, có chim gáy cúc cu rộn ràng, có đàn khướu mun líu lo, có đàn ri đàn sẻ ào ào vừa bay vừa kêu trong gió” [18, 312]. Hình ảnh quê hương trong ký ức mỗi người thật gần gũi, thân thương và cụ thể. Mỗi cảnh, mỗi vật trên đảo hoang đều gợi nhớ đến quê hương. An Tiêm, Nàng Hoa và Gái từ núi đá lần hồi ra bờ biển “mong ước lại được như nhà mình ở ven sông Cái... Một đời đã đổ mồ hôi làm nên nơi ăn chốn ở thành chòm thành xóm thì không bao gời quên được” [18,339]. Dựng được nếp nhà tranh, “An Tiêm đứng ngắm, tưởng mình đứng ở giữa đất Bãi Lở, trong xóm ven sông”. Sống ngoài đảo hoang xa xôi, cách biệt, An Tiêm “lần nào trông về đất quê bao giờ cũng thấy như phía ấy có hơi người toả ra, ấm áp hơn”. Hình ảnh quê hương luôn ở trong trái

Một phần của tài liệu Tìm hiểu truyện lịch sử của tô hoài và hướng tiếp cận từ góc nhìn văn hóa, phong tục ( khảo sát qua bộ ba tác phẩm đảo hoang, chuyện nỏ thần, nhà chủ) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)