5. Cấu trúc của khóa luận
2.3.1. Bức tranh thiên nhiên đẹp thơ mộng
Với nhà văn Tô Hoài, thiên nhiên hầu như thường xuyên có mặt trong các truyện lịch sử của ông. Miêu tả thiên nhiên, Tô Hoài lựa chọn âm thanh màu sắc, mùi vị vừa cụ thể, vừa chân thực khách quan, rất gần với hiện thực đời sống sinh hoạt của con người. Giáo sư Hà Minh Đức đã nhận xét rất đúng: “Thiên nhiên trong tác phẩm của ông gồm nhiều màu vẻ từ những cảnh thơ mộng gợi cảm đến một thiên nhiên khắc nghiệt hung dữ (...) khi miêu tả thiên nhiên cũng là lúc điệu văn của Tô Hoài đậm đà màu sắc chữ tình và giàu chất thơ” [11, 137 – 138].
Ta có thể dễ dàng nhận thấy Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử là
những bài ca về thiên nhiên, con người và cuộc sống của cha ông ta trong buổi bình minh lịch sử. Đất nước hiện lên tươi đẹp với dòng sông Cái mênh mông “chẳng trông thấy bến bờ nào hai bên” và hiểm trở với bao ghềnh thác: “con sông bị chặt khúc, vùng vằng lao thẳng cánh vào núi, bọt nước bốc lên một làn sương phủ mờ. Nước xiết, tiếng kêu, tiếng gào, tiếng gầm rú, như tiếng ốc đinh tai, từ trong đá trong nước vang ra, không lúc nào ngứt hơi” [18, 17]. Bát ngát và hùng vĩ là nơi các dòng sông giao nhau “nước, mây, và chân trời lẫn nhau, uốn một vệt cao thăm thẳm”. Nhưng không chỉ hùng vĩ và dữ dội qua mỗi tác phẩm, người đọc còn bắt gặp những phong cảnh thật nên thơ, kỳ thú: “Đêm
SVTH: NguyÔn ThÞ LuyÕn 45
đêm, trông về phía rừng, con suối Sáng đêm nào cũng óng ánh”, lấp lánh muôn hạt vàng. Trên đảo, những bụi tầm xuân mọc thành rừng, “đỏ hồng như một rừng đào”. Dưới nước, “cá đi từng đàn, có khi lăn tăn như sóng cả một vùng biển, có lúc ăn nổi, chợt đụng mạn bè, quăng mình lên cao rồi ngã nhua nhúa vào lòng bè, loang loáng như mưa nặng hạt, như cầu vồng xanh đỏ xuống” [18, 359]. Trong rừng, voi hàng chục, hàng trăm con nghênh ngang khắp một vùng. Bầy hươu vừa giỡn vừa gặm cỏ. Gấu kéo nhau đi lững thững từng đàn...
Có thể thấy, trong truyện lịch sử của Tô Hoài thiên nhiên được hiện lên với vẻ đẹp quyến rũ đầy sức sống. Vẻ đẹp ấy được hiện lên qua nhiều cung bậc khi thì rất hiền hòa, thơ mộng nhưng cũng có lúc dữ dội, khắc nghiệt theo quy luật tự nhiên của nó. Đúng như đánh giá của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh: “Tô Hoài có chất thơ trong sáng nhất là khi miêu tả thiên nhiên”.