Con người đấu tranh trong cuộc sống sinh tồn và luôn mang khát vọng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu truyện lịch sử của tô hoài và hướng tiếp cận từ góc nhìn văn hóa, phong tục ( khảo sát qua bộ ba tác phẩm đảo hoang, chuyện nỏ thần, nhà chủ) (Trang 33)

5. Cấu trúc của khóa luận

2.2.1. Con người đấu tranh trong cuộc sống sinh tồn và luôn mang khát vọng

vọng cao cả

Trong cuộc sống, để tạo ra của cải vật chất con người phải lao động, phải đánh đổi bằng mồ hôi, sức lực và cả máu thịt của mình. Vì thế, cuộc sống của

SVTH: NguyÔn ThÞ LuyÕn 29

người Việt cổ trong buổi đầu lịch sử được Tô Hoài miêu tả trong Đảo hoang,

Chuyện nỏ thần, Nhà Chử thật nhọc nhằn vất vả và đầy gian khổ, hy sinh

nhưng cũng đầy những khát vọng cao đẹp. Để làm nổi bật được điều đó, tác giả thường đặt các nhân vật của mình trong những hoàn cảnh khó khăn và những tình huống thử thách buộc họ phải tìm cách vượt qua. Đó là những cuộc đương

đầu với thiên tai, thuỷ quái, là công cuộc đi tìm sự sống trong Đảo hoang, Nhà

Chử, là những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm trong Chuyện nỏ thần. Chính

trong hoàn cảnh đó, những phẩm chất tốt đẹp, những khát vọng lớn lao được bộc lộ, con người càng được tôi luyện và trưởng thành.

Để có thể yên ổn định cư ở các làng ven sông Cái và lập nên những bến

sông sầm uất, trong Nhà Chử, người dân đời này qua đời khác luôn phải

chống chọi với thuỷ quái. Ông Chử, bố Chử rồi Chử đều là những dũng sĩ đánh thuồng luồng, cá sấu nổi tiếng. “Năm nào, ở bến nào chẳng phải đi đâm thuồng luồng, cá sấu... Những con thuỷ quái vỡ tổ trên đầu nguồn về đầy sông. Sóng đánh như bão to” [18, 66]. Ông Chử, thời trai trẻ là chàng trai dũng mãnh, lẫm liệt. Chàng Chử với chiếc giáo dài đã bao lần cùng dân làng chiến đấu ngoan cường. “Mỗi năm mấy trận đánh thuồng luồng - mấy trận đổ máu, máu người và máu những con thuỷ quái”. Đến thời bố Chử và Chử lại dùng đá đánh thuồng luồng, cá sấu. Khi cùng đoàn người lên đầu nguồn lập nghiệp, bố Chử còn phải đương đầu với nhiều loài thú dữ: gấu, báo mà nhiều nhất là hổ. “Những con hổ đói, cả trăm con rống lên.Tưởng như sấm sét trận giông lên cơn” [18,84]. Nhưng đúng như bố Chử nói: “Cái giống hổ hung hăng thế nhưng cũng chỉ hay bắt nạt người nhút nhát”. Dân làng theo bố mẹ Chử ở lại, đào hố, đặt bẫy. Hổ bị tiêu diệt quá nhiều đã khiếp sợ, bỏ đi.

Chặng đường từ đầu nguồn về bến quê của Chử cũng gặp muôn vàn khó khăn. “Những ngọn thác, những con lũ, bao nhiêu cản trở đột ngột ngang trời, tưởng không thể vượt qua.” Lại còn cả những xoáy nước ghê

SVTH: NguyÔn ThÞ LuyÕn 30

rợn: “Cả chiếc độc mộc, trong nháy mắt, mất hút vào trong tiếng nước gào thét rợn tai” [18, 18]. Vậy mà Chử vẫn khéo léo chèo chống con thuyền băng qua muôn ngàn nguy hiểm. Về đến bến quê, “chỉ có một đêm, Chử đủ sức diệt cả một sông thuồng luồng” khiến mọi người hết sức ngạc nhiên và cảm phục. Chính trong gian nan thử thách mà Chử đã trưởng thành.

Các thế hệ trong gia đình nhà Chử đều mơ ước khám phá con sông Cái. Thời trẻ, ông Chử đã ra đi để xem “mặt mũi chân tay sông nước dài đến thế nào”. Bởi vậy, ông “cả đời chả mấy khi ở yên một bến”. Sau khi trở về sống ở bến quê, ông lại muốn các con nối chí của mình, “cùng nhau lên ngọn nước, đi tìm cho biết tận cùng chân tơ kẽ tóc con sông này” [18,44]. Bố mẹ Chử ngược lên nguồn, Chử từ đầu nguồn xuôi ra cửa sông, cùng dân mở làng lập bến: “Con sông cũng bằng con đường đưa ta đi đến mọi chốn đất nước”. Hành trình của các thế hệ cứ thế nối tiếp nhau thực hiện khát vọng khám phá những vùng đất mới để bờ cõi ngày càng được mở mang.

Trong Đảo hoang, cuộc sống của An Tiêm trước khi ra đảo cũng gặp

không ít khó khăn. Được nhà vua cử đi mở đất ven sông Cái, “vốn là con sông dữ, nó như con trăn vùng lên cuốn vào lòng những làng xóm, những đồi nương, những cánh rừng, cả trâu, cả người” [18,155], An Tiêm đã cùng dân vác đá trên núi về ném xuống sông chặn dòng nước lũ, lấp những đoạn sông lở để biến vùng đất thường xuyên bị lũ lụt đe dọa thành một vùng đất bình yên: “Mỗi năm bãi mới lấn ra cho người đến trồng mía và dâu tằm. Làng xóm mọc lên ven sông, xa trông chen như vảy cá, đông vui san sát” [18, 159].

Truyện Sự tích quả dưa hấu không nói về điều này. Sáng tạo chi tiết An Tiêm

cùng dân làng đánh thủy quái, lập làng ở Bãi Lở, Tô Hoài muốn tái hiện công cuộc đắp đê sông Hồng trị thủy hàng bao đời của cha ông. Khi viết đoạn này

chắc hẳn tác giả nghĩ đến truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Bởi vậy mà sự

SVTH: NguyÔn ThÞ LuyÕn 31

động phi thường của con người: lấy đá "rỗng cả núi", "chuyển cả một dãy núi quanh rìa các triền Tam Đảo và Tản Viên ra đứng cao chênh vênh bên bờ sông" để chặn đứng dòng nước lũ.

Sau khi cùng dân Bãi Lở giật giải trong hội đầu năm ở kinh đô, do kẻ xấu gièm pha, cả nhà An Tiêm bị tống giam. Trong nhà ngục tối tăm, lạnh lẽo, An Tiêm kể cho các con nghe chuyện hồi nhỏ đánh nhau với cá mập ngoài biển Đông, lớn lên đi trị thủy ở Bãi Lở rồi đánh trâu thần ở sông Cái. Nàng Hoa thì kể chuyện sự tích trầu cau. Trong ngục tối vẫn vang lên tiếng cười. Những câu chuyện của bố mẹ đã giúp hai đứa trẻ vững dạ hơn, chuẩn bị tinh thần để đương đầu với những thử thách sắp tới.

Bị đày ra hòn đảo hoang vu giữa biển cả, gia đình An Tiêm gặp bao nhiêu khó khăn chồng chất, tưởng chừng không qua nổi. Đầu tiên là những tai họa do thiên nhiên giáng xuống. Vừa đặt chân lên đảo, chưa kịp định thần, họ đã gặp ngay cơn bão cạn: “Những cơn gió lại ầm ầm giựt lên, đánh cả những tảng đá to đổ rào rào xuống biển. Trông ra thấy những con sóng trắng xóa bóng đêm”. Cả nhà phải mò mẫm tìm hang đá ẩn vào. Mấy năm sau, khi đang sống yên ổn trong rừng, họ lại gặp một trận rồng cuốn nước thật kinh hoàng. Trong đêm tối như mực, đột nhiên nghe tiếng ào ào, rồi “tiếng réo, tiếng đá, tiếng cây khủng khiếp đổ”. Mọi người đều cố gắng chống chọi với tai họa bất ngờ. “Con người mắc vào đá như những hòn sỏi, như những con chuột bị lắc đi lắc lại trong ống. Trong cơn mê hoảng, nhưng trong tiềm thức cả khi mê, con người vẫn không mất hẳn trí nhớ. Nước ộc vào hang, nước ra, những bàn tay, bàn chân tưởng chết cứng, vẫn bám gờ đá, vướng chắc vào gờ đá” [18, 271]. Hôm sau, An Tiêm tìm thấy Gái trong góc hang, thấy nàng Hoa nằm ngất trên một đỉnh đá. Còn Mon đã bị sóng cuốn trôi ra bãi biển, Bố mẹ, con cái phải mất nhiều năm vất vả mới tìm được nhau. Khi cả gia đình đã chuyển ra làm nhà trên bờ biển, họ lại gặp một trận rồng cuốn nước nữa. Khi mọi người

SVTH: NguyÔn ThÞ LuyÕn 32

đang mải mê làm việc, đột nhiên “trời đen thẫm đương lan xuống mặt biển. Rồi từ thinh không mù mịt, thòng ra những lằn cột trắng nhởn như những chiếc ngà voi khổng lồ thả xuống” [18, 399]. Họ vội vàng chạy vào ẩn trong một hang đá. “Từ khi đến ở chỗ bờ biển này, mấy phen bão cạn, bão nước ập đến, lần nào cũng cầm cái chết trong tay, nhưng rồi qua khỏi cả, nhờ hốc núi ấy” [18, 399]. Miêu tả những trận thiên tai khủng khiếp, Tô Hoài muốn đặt nhân vật của mình trong những thử thách lớn lao, khi phải đối mặt với cái chết, để từ đó họ khẳng định được lòng ham sống và bản lĩnh của mình.

Sống trên đảo hoang, ngoài những lần đương đầu với thiên tai (bão, lũ, sóng thần), thú dữ (hổ, trăn, cá sấu), gia đình An Tiêm còn bị những cơn khát, cái đói và cái rét hành hạ. Nhưng những khó khăn đó không làm họ gục ngã mà trái lại, càng khiến cho họ thêm quyết tâm vượt qua tất cả để khẳng định sự tồn tại của mình.

Suốt bao nhiêu năm bị lưu đày, cuộc sống vô cùng vất vả, thiếu thốn, An Tiêm và vợ con vẫn luôn tâm niệm một điều: dù thế nào vẫn phải sống cho ra con người: “Ta quyết mở mang lên, quyết không chịu sống rúc ráy như con tê tê trong lòng đất” [18, 266]. Không những thế, họ còn nuôi khát vọng lớn lao biến hòn đảo hoang vu thành nơi đông vui như quê hương Bãi Lở. “Mấy chục năm trời đằng đẵng trên đảo hoang cũng không làm tắt được ngọn lửa của niềm tin và hy vọng, của những khát vọng lãng mạn tích cực của Con Người” [18, 278]. Chính vì vậy mà vượt lên mọi thử thách khắc nghiệt, “vợ chồng con cái An Tiêm vẫn sống và đương gây dựng chốn đảo hoang thành cõi bờ đồng đất quê ta” [18, 267]. Ước nguyện đẹp đẽ đó sau này đã được Mon và dân làng biến thành hiện thực.

Trong Chuyện nỏ thần, cuộc sống của người dân được phản ánh ở một

SVTH: NguyÔn ThÞ LuyÕn 33

Quân Tần kéo sang ào ào như nước lũ, đốt làng, vơ vét, cướp bóc của cải. “Cả nghìn người vác giáo khắp vùng, gặp gì chặt nấy. Bắp ngô, quả mít, bầu bí, nhổ cả bãi đỗ, bãi lạc...”, lùng bắt trâu, bò, dê, lợn. Dân phải chạy vào rừng. Nhưng đêm đến, họ lại kéo nhau đi đốt lều trại quân Tần. Thời tiết khắc nghiệt, nắng hạn và mưa lũ cũng góp phần tiêu diệt quân thù. Cho đến khi Cao Lỗ và Đống dùng mưu giết được tướng Đồ Thư thì quân Tần phải bãi binh, đất nước được hoà bình.

Nhưng chỉ được ít lâu, người dân Âu Lạc lại phải chuẩn bị đối phó với giặc Triệu. Công cuộc xây thành, làm nỏ đã diễn ra hết sức khẩn trương, được toàn dân tích cực tham gia. Mấy lần quân Triệu kéo sang, những cuộc chiến đấu đã diễn ra vô cùng quyết liệt. Ở trận cuối cùng, khi vua Thục thất thế chạy ra bờ biển, các tướng vẫn tiếp tục chỉ huy quân lính chiến đấu giữ thành và chặn giặc. “Đến trưa hửng, máu đỏ chảy tràn một vùng đồi bãi. Quân Triệu càng tới đông đặc, đen nghịt. Đến lúc trông vào, không trông thấy voi tướng Đống, tướng Vực. Không thấy một bóng quân quan trai tráng Chiêm Trạch đâu nữa” [18, 723].

Nhiều năm sau, quân Hán do Tô Định chỉ huy lại kéo sang chiếm đóng nước ta, gây ra bao tội ác đối với nhân dân, nào bắt lính, nào cống nộp đủ loại sản vật quý: voi trắng, chim công, hồ tiêu, hương đen, hương trắng... Nhân dân bị đày đọa hết sức khổ cực. “Người lên rừng bóc quế. Người xuống bể làm muối. Nơi nào không đủ lệ thì xử giảo, xử chém. Có chỗ bêu đầu. Có chỗ họp người lại đứng xem voi giằng xác. Mỗi năm một cơ khổ hơn. Người các nơi đi tha hương, trốn vào rừng ở” [18, 737]. Nhưng khủng khiếp hơn cả vẫn là hội đong người, bắt lính của Tô Định. “Người lính Hán đưa một người trai tuyển ra giữa bãi. Tiếng trống khẩu nổi lên. Người lính Hán đẩy người trai kia chúi xuống khe gỗ. Con hổ đen đã đợi sẵn mồi, xông lên. Người bị hổ quật chết tươi lập tức... Quá trưa, xác người chết ứ nơi lưng hầm. Mùi máu tanh

SVTH: NguyÔn ThÞ LuyÕn 34

làm đất bốc ngùn ngụt như khói” [18, 749]. Những chàng trai nhanh nhẹn thoát được vuốt hổ sẽ bị bắt vào lính. Số phận của họ cũng chẳng may mắn gì hơn. Lựa chọn và đặc tả chi tiết này, tác giả tô đậm tội ác tàn bạo của kẻ thù và cho thấy, bị đè nén đến mức không thể chịu nổi, nhân dân các cõi đã vùng lên, tập hợp dưới ngọn cờ khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.

Sống trong cảnh luôn bị nạn ngoại xâm đe dọa, người dân Âu Lạc vẫn luôn mong muốn có được thành cao, hào sâu, vũ khí lợi hại để chống chọi kẻ thù. Thành Cổ Loa và nỏ thần chính là hiện thân của ước mơ có được sức mạnh giành chiến thắng để bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc. Xét cho cùng, trong bộ ba tác phẩm của Tô Hoài, con người luôn phải đấu tranh, phải vượt lên để xây dựng cuộc sống no ấm, bình yên, giữ vững được bờ cõi. Đó cũng là khát vọng muôn đời của toàn dân tộc. Đặt nhân vật trước muôn vàn khó khăn, thử thách, Tô Hoài cũng cho thấy họ đã vượt qua những thử thách và bộc lộ những khát vọng đẹp đẽ như thế nào.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu truyện lịch sử của tô hoài và hướng tiếp cận từ góc nhìn văn hóa, phong tục ( khảo sát qua bộ ba tác phẩm đảo hoang, chuyện nỏ thần, nhà chủ) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)