1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Truyện thơ tiễn dặn người yêu dưới góc nhìn văn hóa

96 1,2K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 2,6 MB

Nội dung

Vì vậy nghiên cứu truyện thơ Tiễn dặn người yêu là góp phần làm rõ hơn diện mạo văn học Thái, đặc biệt hơn khi chúng ta khám phá truyện thơ dân tộc Tiễn dặn người yêu dưới góc nhìn

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ HUYỀN

TRUYỆN THƠ TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU

DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,

VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ HUYỀN

TRUYỆN THƠ TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU

DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Ngành: Văn học Việt Nam

Mã ngành: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,

VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS TS Ngô Thị Thanh Quý

THÁI NGUYÊN - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này được cá nhân tôi thực hiện Mọi kếtquả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các

đề tài khác

Nội dung của luận văn có sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trêncác tạp chí, các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn

Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huyền

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến

PGS.TS Ngô Thị Thanh Quý - người đã tận tình hướng dẫn,

giúp đỡ tôi về tri thức, phương pháp và kinh nghi ệm nghiên cứutrong suốt quá trình thực hiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô giáo khoaNgữ văn, phòng đào tạo Trường Đại học Sư phạm - Đại học TháiNguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập,nghiên cứu tại trường

Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới người thân,đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điềukiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa học này

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huyền

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục .iii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi vấn đề nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Đóng góp của luận văn……… 7

7 Cấu trúc của luận văn 8

NỘI DUNG 9

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA - VĂN HỌC VÀ TRUYỆN THƠ TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU 9

1.1 Tìm hiểu chung về văn hóa - văn học 9

1.1.1 Văn hóa 9

1.1.2 Văn học 12

1.2 Vai trò, vị trí của văn hóa và văn học 15

1.2.1 Văn học phản ánh, soi chiếu văn hóa 15

1.2.2 Văn học góp phần lưu giữ, phát huy các giá trị văn hóa 18

1.3 Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa 19

1.3.1 Phương pháp tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa 19

1.3.2 Tiếp cận văn hóa trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu 21

1.4 Truyện thơ Tiễn dặn người yêu 23

1.4.1 Vài nét về dân tộc Thái 23

Trang 6

Chương 2 NỘI DUNG TRUYỆN THƠ TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU DƯỚI

GÓC NHÌN VĂN HÓA 29

2.1 Tín ngưỡng dân gian trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu 29

2.2 Phong tục, tập quán trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu 34

2.3 Văn hóa ứng xử trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu 42

2.3.1 Văn hóa ứng xử trong gia đình 42

2.3.2 Văn hóa ứng xử trong xã hội 45

Chương 3 NGHỆ THUẬT TRUYỆN THƠ TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA 52

3.1 Biểu tượng văn hóa trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu 52

3.1.1 Khái niệm 52

3.1.2 Một số biểu tượng tiêu biểu 53

3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 60

3.2.1 Khái niệm 60

3.2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu 61 3.3 Ngôn ngữ trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu 73

KẾT LUẬN 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Văn học – văn hóa là hai lĩnh vực không thể thiếu trong mọi tiến trìnhlịch sử của bất kì quốc gia, dân tộc nào Thông qua văn học, chúng ta có thểnhận ra diện mạo văn hóa của một quốc gia, và ngược lại Văn học có mối quan

hệ chặt chẽ với văn hóa, là một trong những yếu tố góp phần hình thành lên bảnsắc văn hóa dân tộc, văn học là tấm gương phản chiếu một phần văn hóa Vănhọc giúp hình thành, phát triến, làm mới văn hóa Đến lượt văn hóa, văn hóatạo đông lực, là tiền đề thúc đẩy văn học phát triển, không ngừng đổi mới Vănhóa và văn học có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời Tiếp cận tácphẩm văn học từ góc nhìn văn hóa giúp chúng ta có khả năng khai thác sâu giátrị nội tại của tác phẩm, có cái nhìn vừa bao quát, vừa sâu sắc, toàn diện đờisống văn học của cả cộng đồng, dân tộc

1.2 Truyện thơ là thể loại văn học quan trọng trong nền văn học cácdân tộc thiểu số Trong đó truyện thơ dân tộc Thái đã có những đóng góp

vô cùng lớn làm phong phú thêm kho tàng văn học dân gian dân tộc Tháinói riêng và văn học dân gian Việt Nam nói chung Nói tới truyện thơ Thái

chúng ta nhắc đến truyện thơ Tiễn dặn người yêu - tác phẩm tiêu biểu nhất

trong kho tàng truyện thơ của dân tộc Thái Vì vậy nghiên cứu truyện thơ

Tiễn dặn người yêu là góp phần làm rõ hơn diện mạo văn học Thái, đặc biệt hơn khi chúng ta khám phá truyện thơ dân tộc Tiễn dặn người yêu dưới góc

nhìn văn hóa sẽ cảm nhận được một vẻ đẹp riêng, gợi mở những hướng tiếpcận sâu sắc về nội dung, nghệ thuật và về văn hóa của dân tộc Thái

Hơn nữa, đây là một trong những tác phẩm văn học dân gian tiêu biểuđược đưa vào Chương trình Ngữ văn phổ thông hiện hành SGK lớp 10 không

đưa hết toàn văn tác phẩm nhưng qua trích đoạn thơ Tiễn dặn người yêu, người

Trang 8

Trên tiến trình nghiên cứu văn học đã có nhiều công trình nghiên cứu về

truyện thơ dân tộc Tiễn dặn người yêu Nhưng tìm hiểu truyện thơ dưới góc

nhìn văn hóa cho đến nay vẫn còn ít và cũng chưa có công trình nào tiếp cậnsâu sắc bản chất vấn đề Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết trên, tôi quyết

định lựa chọn đề tài: “Truyện thơ Tiễn dặn người yêu dưới góc nhìn văn hóa”,

với đề tài này tôi hi vọng sẽ góp một cách nhìn mới về những giá trị văn hóa

của dân tộc Thái qua truyện thơ Tiễn dặn người yêu.

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Lịch sử nghiên cứu về văn hóa học đã hình thành và phát triển rất

sớm trên thế giới với nhiều công trình tiêu biểu như: E.B.Tylor trong cuốn Văn hóa nguyên thủy xuất bản năm 1871 đến những nghiên cứu của M Bakhtin về văn hóa, văn học trong những công trình tiêu biểu của ông như Sáng tác của Francois Rabelais và văn hóa dân gian thời Trung cổ và phục hưng (1965) đã

khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa văn hóa và văn học Phương pháp nghiêncứu văn học dưới góc nhìn văn hóa ngày càng nhận được sự quan tâm nghiêncứu của các nhà văn hóa, văn học như: Mikhail Epstein, Yuri Lotman…

2.2 Ở Việt Nam, những năm đầu thế kỉ XX, hướng tiếp cận văn học từgóc nhìn văn hóa đã được nhiều học giả, các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu.Từ việc đưa ra những quan điểm về mặt nhận thức, lí luận dựa theo lý thuyếtphương Tây áp dụng vào thực tiễn Việt Nam đến việc thực nghiệm trên một sốtác phẩm của các tác gia tiêu biểu, giới nghiên cứu đã có nhiều công trìnhnghiên cứu văn hóa - văn học dưới sự soi rọi của ánh sáng văn hóa Có thể kể rađây một số công trình nghiên cứu thành công trong việc tiếp cận văn học từ góc

nhìn văn hóa như: Trần Đình Hượu với công trình Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại (1995) đã chỉ ra mối quan hệ giữa Nho giáo và văn học Việt

Nam trung cận đại: Dựa trên phương diện tìm hiểu lý thuyết, kết hợp phân tích,tổng hợp, ông đã tìm ra bản chất và quy luật của đối tượng: “Nghiên cứu làcho thực tế, và từ thực tế để nghiên cứu”; nghiên cứu Nho giáo, chủ yếu làthấy được sự sự tồn

Trang 9

tại, vận động của nó trong thực tiễn (trong đời sống xã hội, gia đình, họ hàng,làng, nước; trong văn hóa, văn học, nghệ thuật…).

GS.TS Trần Nho Thìn với công trình Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa đã có những lí giải mới về văn học trung đại và văn hóa: Nội

dung cuốn sách được chia làm ba phần, gồm cả lí luận và thực tiễn Trong phầnthứ nhất của quyển sách, tác giả đưa ra các khái niệm về văn hóa học và cáchnhìn nhận văn học từ hệ quy chiếu văn hóa học Phần thứ hai, các vấn đềcủa văn học trung đại Việt Nam được tác giả tiếp cận và giải quyết theo cơ sởvăn hóa học hết sức đọc đáo Phần cuối, bằng cách so sánh đối chiếu giữa haicặp khái niệm cũ - mới, trên cơ sở đặc trưng văn hóa, GS.TS Trần Nho Thìn cónhận xét về các vấn đề trong giai đoạn giao thời cực kì nhạy cảm của văn họcnước ta, giai đoạn mà cái cũ dần lùi lại để cái mới tiến lên [31, tr 70]

PGS.TS Nguyễn Bá Thành trong Bản sắc Việt Nam qua giao lưu văn học,

đã cho rằng: “Ta có thể nhìn thấy các chặng đường vận động và thay thế nhaucủa các mô hình văn hóa do sự chọn lựa của người Việt Nam Văn hóa khởinguyên, Văn hóa theo mô hình Trung Hoa, Văn hóa theo mô hình phương Tây,

và Văn hóa dân tộc tự chủ là bốn mô hình, bốn kiểu văn hóa, bốn thời đại vănhóa của Việt Nam Ở mỗi chặng đường, mỗi mô hình văn hóa đều là kết quảcủa sự tiếp nối, kế thừa và biến đổi của văn hóa dân tộc trong giao lưu và hộinhập Hẳn nhiên sẽ có một sợi dây xuyên suốt các mô hình văn hóa làm thànhbản sắc Việt Nam bên cạnh một cái nền cơ bản làm nảy sinh văn hóa ViệtNam.” [42, tr 135]

Nghiên cứu về văn học dân gian dưới góc nhìn văn hóa cũng có một số

bài viết tiêu biểu như: Đề tài luận văn thạc sĩ Khảo sát tục ngữ cổ truyền về Thái Bình từ góc nhìn văn hóa của Tô Thị Quỳnh Mai đã làm rõ nét văn hóa cổ

truyền của mảnh đất Thái Bình qua những câu tục ngữ tiêu biểu Bên cạnh đó

là bài nghiên cứu khoa học: Ẩn dụ về con người trong ca dao Việt Nam dưới

Trang 10

Nam được gửi gắm kín đáo qua những ẩn dụ, biểu tượng mang đậm đà bản sắcvăn hóa Việt, từ đó làm nổi bật những đặc trưng văn hóa trong đời sống sinhhoạt của người Việt.

Như vậy các bài viết trên đã đặt nền móng đầu tiên cho việc nghiên cứuvăn học dưới góc nhìn văn hóa và mở ra những hướng khai thác mới trong việctìm hiểu các tác phẩm văn học

2.3 Trong kho tàng văn học dân gian dân tộc Thái, truyện thơ là mộttrong những thể loại tiêu biểu và đặc sắc nhất Qua truyện thơ chúng ta có thểtìm hiểu về nếp sống, phong tục tập quán, về văn hóa của dân tộc Thái

Nghiên cứu về truyện thơ dân tộc Thái đã có nhiều bài viết hay và đặc sắc

như: Người Thái ở Tây Bắc - Việt Nam của tác giả Cầm Trọng Bài viết đã ghi

lại một số phong tục, tập quán, một số khái niệm về đạo lý làm người mà conngười trong xã hội người Thái đã trải qua Sách văn học chuyên biệt đầu tiên

có tính chất nghiên cứu về truyện thơ dân tộc Thái mang tên Tìm hiểu văn học dân tộc Thái Việt Nam của Cầm Cường, ông đã biên soạn và trích đăng một số truyện thơ Thái tiêu biểu viết về chủ đề lịch sử, xã hội và tình yêu như Chương Han, Xống Chụ Xon Xao, Khun Lú - Náng Ủa… Trên tinh thần tự hào dân tộc

và trân trọng di sản văn hóa truyền thống của cha ông để lại Lê Trường Phát

với bài viết Đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số đã trình bày khái

quát về thi pháp truyện thơ đặc biệt người viết đã đưa ra một cái nhìn khá toàn

diện về thi pháp truyện thơ Tiễn dặn người yêu Đến năm 2014, tác giả Ngô Thị Thanh Quý với công trình nghiên cứu Truyện thơ Tiễn dặn người yêu góc nhìn thi pháp đã tập trung làn rõ những thi pháp nghệ thuật trong tác phẩm như

vấn đề kết cấu, cốt truyện, thi pháp nhân vật, thi pháp không gian, thời gian

nghệ thuật, lời văn nghệ thuật của tác phẩm Tiễn dặn người yêu Bên cạnh đó

là các luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ cũng đã nghiên cứu, tìm hiểu về truyệnthơ dân tộc Thái như: Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Phượng Trường Đại Học

Sư Phạm Hà Nội với đề tài Nghiên cứu một số truyện thơ dân tộc Thái ở Việt Nam có cùng đề tài với truyện thơ Nôm dân tộc Kinh Bài viết đã so sánh, lí

Trang 11

giải về sự tương đồng, khác biệt giữa truyện thơ dân tộc Thái và truyện thơNôm dân tộc Kinh, đồng thời làm rõ những dấu ấn tư tưởng, thành tựu nghệthuật riêng của từng tác phẩm Luận văn thạc sĩ của Bùi Quang Vinh Trường

Đại Học sư phạm Hà Nội 2 viết về vấn đề So sánh truyện thơ dân tộc Thái và truyện thơ dân tộc H’Mông, người viết đã chỉ ra được điểm tương đồng và

khác biệt trong thể loại truyện thơ của hai dân tộc [34]

Nhìn chung, những nguồn tài liệu trên đã cung cấp một cái nhìn khá toàndiện về mối quan hệ giữa văn học - văn hóa và một số hướng tiếp cận tác phẩmvăn học từ góc nhìn văn hóa Đồng thời cũng đã đưa ra những hướng nghiêncứu, tìm hiểu khác nhau về truyện thơ dân tộc Thái nói chung và truyện thơ

Tiễn dặn người yêu nói riêng Tuy nhiên chưa có bài viết nào đề cập trực tiếp tới vấn đề truyện thơ Tiễn dặn người yêu dưới góc nhìn văn hóa Vì vậy, đề tài Truyện thơ Tiễn dặn người yêu dưới góc nhìn văn hóa sẽ tập trung làm rõ

những giá trị nổi bật của văn hóa dân tộc Thái

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

- Luận văn đưa ra những luận điểm mang tính chất lí luận và thực tiễn

về văn hóa, văn học; mối quan hệ giữa văn hóa - văn học và phương pháptiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa Luận văn khẳng định mối quan hệchặt chẽ giữa văn hóa và văn học, những phương thức biểu đạt của văn hóatrong văn học

- Trình bày những kết luận về giá trị nổi bật của văn hóa dân tộc Tháiđược thể hiện trong truyện thơ như: tín ngưỡng dân gian, phong tục tập quán,văn hóa ứng xử trong gia đình, trong xã hội, cùng các biểu tượng văn hóa, nghệthuật xây dựng nhân vật và ngôn ngữ…được thể hiện qua nội dung và nghệ

thuật của truyện thơ Tiễn dặn người yêu.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu, khai thác, khái quát cácgiá trị văn hóa dân tộc Thái tiêu biểu vả ý nghĩa của chúng được phản ánh trong

Trang 12

- Đề tài vận dụng phương pháp tiếp cận văn hóa học trong tìm hiểu vănhọc là hướng đi mới nhằm khai thác tác phẩm văn học ở bình diện mới bên

cạnh những cách tiếp cận văn học trước đó Đề tài Truyện thơ Tiễn dặn người yêu dưới góc nhìn văn hóa khi hoàn thành sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích

cho người học, người nghiên cứu tìm hiểu về văn hóa - văn học dân tộc Thái

4 Đối tượng và phạm vi vấn đề nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu nội dung truyện thơ Tiễn dặn người yêu thông qua việc phát

hiện, khái quát các giá trị văn hóa được phản ánh trong tác phẩm

4.2 Phạm vi vấn đề nghiên cứu

Với đề tài Truyện thơ Tiễn dặn người yêu dưới góc nhìn văn hóa, người

viết tập trung tìm hiểu những giá trị văn hóa của dân tộc Thái trong truyện thơ

Tiễn dặn người yêu thông qua việc khảo cứu văn bản Xống chụ xon xao của tác

giả Mạc Phi sưu tầm và biên soạn năm 1984 Ngoài ra, chúng tôi còn thamkhảo các nguồn tư liệu chính sau:

- Đặng Nghiêm Vạn (2002), Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 4, Truyện thơ, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc Gia

Viện văn học, Nhà xuất bản Đà Nẵng

- Phan Đăng Nhật (1981), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nhà

xuất bản Văn hóa, Hà Nội

Vấn đề nghiên cứu chủ yếu được trình bày trong đề tài là quan hệ giữa văn

hóa - văn học, các giá trị văn hóa có trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu.

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp liên ngành: Văn hóa luôn có mối quan hệ với các lĩnh vựckhác trong đời sống: văn học, ngôn ngữ, xã hội, lịch sử,… Phương pháp liênngành được thể hiện thông qua việc chúng tôi kết hợp nhìn nhận, đánh giá vẫn

Trang 13

đề văn hóa học dưới góc nhìn của nhiều lĩnh vực có liên quan: Ngôn ngữ học,

xã hội học, lịch sử học, …

- Phương pháp hệ thống: Văn hóa gồm nhiều yếu tố cấu thành, giữa cácyếu tố đó đều có mối liên hệ nhất định Hệ thống văn hóa là một tập hợp nhiềuphương diện, trong quá trình nghiên cứu cần có sự đánh giá và khái quát đầy đủcác lĩnh vực của văn hóa: Biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng, phong tục, tập quán.Nghiên cứu hệ thống để thấy được sự hình thành, phát triển và phân chia cáckhía cạnh của văn hóa trong một tổng thể thống nhất

- Các phương pháp nghiên cứu như:

+ Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp phân tích nhằm pháthiện, khai thác, phân tích một số tài liệu liên quan đến tác phẩm Qua đó,chúng tôi chọn lọc những thông tin, tri thức cần thiết phục vụ việc nghiêncứu Phương pháp phân tích bao gồm phân tích nguồn tài liệu, phân tích tácgiả và phân tích nội dung tác phẩm

+ Phương pháp so sánh: Nếu chỉ nhìn nhận ở một phương diện thì khôngthể đưa ra kết luận về vấn đề một cách chính xác Chính vì vậy, khi nghiên cứu

về văn hóa - văn học, chúng ta cần đặt đối tượng trong mối tương quan với cácđối tượng khác để có cái nhìn khái quát nhất Mục đích của phương pháp sosánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng của đối tượng nghiêncứu, giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ để đưa ra lựa chọn

+ Phương pháp tổng hợp: Là phương pháp được sử dụng nhằm liên kết các

bộ phận, khía cạnh liên quan đến đối tượng thành một chỉnh thể đầy đủ và sâusắc về chủ đề nghiên cứu Từ quá trình phân tích, chúng tôi đưa ra những kếtluận về vấn đề: Biểu hiện của văn hóa trong tác phẩm, ý nghĩa và giá trị của cáckhía cạnh văn hóa được phản ánh qua tác phẩm

+ Phương pháp thống kê: Thống kê các giá trị văn hóa tiểu biểu và tổng

Trang 14

6 Đóng góp của luận văn

- Luận văn đã hệ thống, khái quát, làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận và thựctiễn của văn hóa và văn học

- Luận văn xác định, làm rõ đặc điểm, ưu thế của việc tiếp cận văn học dướigóc nhìn văn hóa

- Luận văn đã tổng hợp, phân tích đánh giá và trình bày cụ thể, hệ thống các giá

trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc Thái được phản ánh trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu.

- Luận văn xác định nội dung, nghệ thuật của truyện thơ Tiễn dặn người yêu

dưới góc nhìn văn hóa từ đó thấy được văn hóa và văn học có mối quan hệ chặtchẽ với nhau Nhờ nội dung và đặc sắc nghệ thuật của truyện thơ mà các giá trịvăn hóa được biểu hiện rõ nét, góp phần làm cho truyện thơ Tiễn dặn người yêutrở nên gần gũi và có giá trị hơn

7 Cấu trúc của luận văn

Luận văn của chúng tôi ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo

và Phụ lục, phần Nội dung được triển khai trong ba chương:

Chương 1: Khái quát về văn hóa - văn học và truyện thơ Tiễn dặn

Trang 15

NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA - VĂN HỌC VÀ

TRUYỆN THƠ TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU

1.1 Tìm hiểu chung về văn hóa - văn học

1.1.1 Văn hóa

Từ trước đến nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, giới nghiên cứu đãđưa ra rất nhiều quan điểm về văn hóa Trong Tiếng Việt, văn hóa được dùngtheo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, lối sống Theo nghĩa chuyên biệt, vănhóa dùng để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn Trong khi theo nghĩarộng, văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại, cho đến tínngưỡng, phong tục, lối sống

Khái niệm văn hóa đã ra đời từ rất lâu Trong thời kỳ Cổ đại, đặc biệt là ởTrung Quốc, văn hóa được hiểu là cách thức điều hành xã hội của tầng lớpthống trị, văn hóa chi phối mọi hoạt động của con người Người đứng đầu trongviệc duy trì nề nếp, văn hóa là vua – Thiên Tử Họ đặt ra những quy định vềgiáo hóa, văn hóa để răn dạy con người, đưa con người vào khuôn phép nhấtđịnh Nói đến văn hóa Trung Quốc, người ta nghĩ đến những giáo lí ngặtnghèo của các triều đại, các lễ nghi, phong tục, tín ngưỡng rất phong phúnhưng cũng rất hà khắc Có thể nói văn hóa Trung Quốc là một nền văn hóa lâuđời và đồ sộ, bao gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể

Đối với phương Tây, từ “văn hóa” được hiểu là “vun trồng” , nghĩa làtạo ra những sản phẩm mới phục vụ con người từ tinh thần đến vật chất, từlịch sử đến hiện tại và tương lai Xét trên mọi phương diện, so với văn hóaphương Đông, văn hóa phương Tây có xu hướng cá nhân và mang tính chất

“thoáng” hơn cả về lối sống, phong tục và tuân thủ theo lí tính, luật pháp

Trang 16

Trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, người Việt Nam đã khôngngừng kiến tạo những thành tựu văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Các giá trịvăn hóa tinh thần, tâm linh vô cùng phong phú, đặc sắc đã được hình thành từthời các vua Hùng Đây là thời kì mà văn hóa làm tiền đề cơ bản trong tiếntrình phát triển của dân tộc Từ bao đời nay, nền văn hoá Hùng Vương luônđược các thế hệ nhân dân Việt Nam kế thừa, tiếp nối và trở thành nhân tố cốtlõi, tạo nên sức mạnh to lớn được hun đúc và phát triển đến ngày nay Từ gốcvăn hóa Hùng Vương, các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam trong quá trình sinhsống đã không ngừng lưu giữ, phát huy và đổi mới, tạo nên những nét đặc sắcriêng cho văn hóa của dân tộc mình Nhưng nhìn chung, dù nền văn hóa có pháttriển đến tầm nào thì mong ước chung của cộng đồng vẫn là được sống trongmột xã hội thịnh trị, giàu văn hóa truyền thống, đề cao con người Sau này,Nguyễn Trãi đã mơ ước một xã hội văn trị, lấy nền tảng văn hiến cao, lấy trình

độ học vấn và trình độ tu thân của mỗi người làm cơ sở cho sự phát triển vănhóa xã hội bền vững [45]

“Văn hóa” là từ quen thuộc sử dụng trong đời sống hằng ngày nhưng đếnnay chưa có định nghĩa một cách chính xác nhất, khái quát nhất về văn hóa.Mỗi quan điểm, nhận xét về văn hóa của các nhà nghiên cứu trong và ngoàinước đều dựa trên những khía cạnh nhất định Theo nhà nghiên cứu PhanNgọc, tính đến nay trên thế giới có khoảng 400 định nghĩa về văn hóa [20, tr.7]

Trong Đại từ điển Tiếng Việt, văn hóa là (1) những giá trị vật chất, tinh

thần do con người tạo ra trong lịch sử: nền văn hóa các dân tộc; kho tàng vănhóa dân tộc (2) Đời sống tinh thần của con người: phát triển k i n h t ế v à vănhóa; chú ý đời sống văn hóa của nhân dân (3) Tri thức khoa học, trình độ họcvấn: trình độ văn hóa; học các môn văn hóa (4) Lối sống, cách ứng xử có trình

độ cao: người có văn hóa; gia đình văn hóa mới (5) Nền văn hóa một thời kìlịch sử cổ xưa, xác định được nhờ tổng thể các di vật tìm được có những đặcđiểm chung: văn hóa Đông Sơn; văn hóa rìu hai vai [36, tr 1796]

Trang 17

Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóanên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vậtchất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và

nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chungsống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin [44]

Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do Nhà xuất bản Đà

Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quanniệm về văn hóa:

- Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do conngười sáng tạo ra trong quá trình lịch sử

- Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do conngười sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tácgiữa con người với môi trường tự nhiên xã hội

- Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đờisống tinh thần (nói tổng quát)

- Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát)

- Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh

- Văn hóa còn là cụm từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổxưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc điểmgiống nhau, ví dụ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông Sơn [40, tr 258]

Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc

Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần

do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sựtương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình [30, tr.32] Tìm hiểu thêm một số công trình nghiên cứu của ông, ông nhận định vănhóa có thể được hiểu theo hai phạm vi nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp

Trên một số trang web, diễn đàn, người viết cắt nghĩa về nội hàm khái

Trang 18

con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch

sử của mình, biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhấtđịnh; văn hóa có tính giai cấp; định nghĩa về văn hóa xã hội [42]

Khái niệm văn hóa về sau phát triển ngày càng phong phú Tùy cách tiếpcận khác nhau, cách hiểu khác nhau, đến nay đã có mấy trăm định nghĩa khácnhau về văn hóa Tuy khác nhau, nhưng các định nghĩa đó đều thống nhất ởmột điểm, coi văn hóa là cái do con người sáng tạo ra, sản phẩm riêng của conngười Mọi lĩnh vực văn hóa đều là văn hóa thuộc về con người, hưỡng đến conngười, các thứ tự nhiên không thuộc về khái niệm văn hóa Văn hóa là đặctrưng căn bản, phân biệt con người với động vật, cũng là tiêu chí căn bản đểphân biệt sản phẩm nhân tạo và sản phẩm tự nhiên Văn hóa có mối quan hệvới nhiều lĩnh vực của đời sống, trong đó có văn học

1.1.2 Văn học

Văn học được định nghĩa là nghệ thuật dùng ngôn ngữ và hình tượng đểthể hiện đời sống xã hội và con người [36, tr.1079]

Cuốn Văn học là gì? của Jean-paui Sartre đã cho chúng ta có được những

nhìn nhận về văn học mà cụ thể là mối quan hệ giữa nhà văn và tác phẩm vănhọc Nhà văn kết luận: “Tóm lại, văn học, trong bản chất của nó, là tính chủquan của một thế giới trong tình trạng cách mạng thường trực" mà ở đó, nhàvăn không được “vô can” trước cuộc đời, nhà văn phải hòa nhập với mọi tìnhthế để có được những tác phẩm văn học có giá trị [18, tr 23]

Văn học là một loại hình s á n g t á c , tái hiện những vấn đề của đời sống x ã

h ộ i v à c o n n g ườ i Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự h ư c ấ u ,

cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua ng ô n n g ữ Khái niệm vănhọc đôi khi có nghĩa tương tự như khái niệm v ăn c h ư ơ n g và thường bị dùng lẫnlộn Tuy nhiên, về mặt tổng quát, khái niệm văn học thường có nghĩa rộng hơnkhái niệm văn chương, v ă n c h ư ơ n g t hường chỉ nhấn mạnh vào tính t h ẩm m i ̃ , sựsáng tạo của văn học về phương diện ngôn ngữ, nghệ thuật ngôn từ ănV

Trang 19

c h ư ơ n g d ùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểuhiện đời sống [44].

Khác với các loại hình nghệ thuật khác, văn học là nghệ thuật ngôn từ, làmột loại hình sáng tác lấy việc phản ánh các vấn đề đời sống xã hội và conngười làm đối tượng nhận thức trung tâm

Trong thực tế, khái niệm văn học thường được gắn liền với văn chương.Nhiều khi hai lĩnh vực này được coi là giống nhau, có thể thay thế cách gọi chonhau Nhưng đây là hai phạm trù riêng biệt Vì có nhiều điểm tương đồng nên

dễ gây nhầm lẫn, vì vậy cần phân biệt văn học và văn chương: Vănchương là k h á i n i ệm d ùng để chỉ một ngành n g h ệ th u ật - nghệ thuật ngôn từ.Văn chương dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, phản ánh vàbiểu hiện đời sống Trong giới văn chương, các tác phẩm được coi là biểu hiệnsống còn của người nghệ sĩ Khái niệm văn chương và v ă n h ọ c t hường bị dùnglẫn lộn Văn học là khoa học nghiên cứu về văn học Nó lấy các hiện tượng vănchương nghệ thuật làm đối tượng cho mình Quan hệ giữa văn chương và vănhọc là quan hệ giữa nghệ thuật và khoa học; văn chương là đối tượng của vănhọc Có thể nói văn học bao hàm nghĩa văn chương

Văn học là một vốn tri thức đồ sộ được kết tinh bởi tài năng nghệ thuậtcủa con người và được lưu giữ qua nhiều thế hệ Văn học trong nhà trường làmột phần văn học đã được chắt lọc, gồm những giá trị văn học tiêu biểu đượcthời gian thử thách, phù hợp với bộ môn Ngữ văn Văn học nhà trường giớithiệu cho học sinh những tác gia, tác phẩm có tầm ảnh hưởng đến dân tộc quamọi thời kì; cung cấp những tri thức cần thiết để người học có thể tiếp cận vănhọc một cách thuận lợi nhất Có thể nói văn học là nhân học Giáo dục cầnchuẩn bị cho tuổi trẻ những kĩ năng nhạy bén, tự tin và tự chủ tiếp cận các vấn

đề của đời sống thông qua lăng kính văn học Người học không thể chỉ nhìnnhận văn học ở khía cạnh lãng mạn mà còn đánh giá tính thực tế, tính cấp bách

Trang 20

đất nước ta cũng đang được lưu giữ thông qua việc tìm hiểu các tác phẩm văn

học có dấu ấn văn hóa của một số dân tộc Tiễn dặn người yêu là một trong số

đó Chỉ một trích đoạn ngắn nhưng những đặc sắc văn hóa thể hiện một tìnhyêu tha thiết đã được khắc họa rõ nét Toàn bộ đoạn trích là lời tiễn dặn ngườiyêu, hành động chăm sóc ân cần, xót xa thương cảm và lời nguyện thề giữ trọn

tình yêu Kết thúc truyện thơ Tiễn dặn người yêu là một kết thúc có hậu theo

motip của văn học dân gian: ước mơ thành sự thật Hai người đoàn tụ, làmlại cuộc đời trong tình yêu bất diệt Chàng trai đã giữ đúng lời nguyện ước củamình "Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già" Conngười đã vượt lên trên số phận khắc nghiệt bởi những hành động tích cực đángtrân trọng, bởi lòng chung thuỷ, sự cao thượng và sức mạnh tình yêu chân chính.Trong tiến trình phát triển văn hóa – văn học, giai đoạn văn học dân gianđánh dấu bước khởi đầu cho quá trình phát triển văn học sau này Văn học dângian Thái nói riêng và văn học dân gian Việt Nam nói chung đều mang đậmtính tập thể, truyền miệng và tính dị bản Văn học dân gian, cụ thể là truyện thơ

Tiễn dặn người yêu không rõ tác giả sáng tác Vì thế nó là sáng tác tập thể Khi

đã là tập thể thì tác phẩm ấy mang đậm dấu ấn văn hóa của cả một cộng đồngngười Văn hóa dân gian Thái điển hình như tục cưới hỏi, ma chay, nếp sống,các biểu tượng, tín ngưỡng… được phản ánh trong truyện thơ hết sức tự nhiên,giản dị Văn hóa dân gian được lưu truyền, giữ gìn là do phần lớn có nhữngsáng tác tập thể như vậy Văn hóa dân gian có tính nguyên hợp, đây là cơ sở đểnhiều nhà nghiên cứu cho rằng văn học dân gian là một bộ phận của văn hóadân gian Bởi suy cho cùng, văn học dân gian là sự kết tinh các giá trị truyềnthống, là sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực

Văn học dân tộc Thái cho đến ngày nay vẫn còn được lưu giữ, văn họcThái khá đa dạng về thể loại và số lượng Người Thái có chữ viết riêng nênviệc sưu tầm, lưu giữ không quá khó khăn Điều này lí giải vì sao qua nhiều

thập kỉ, Tiễn dặn người yêu của người Thái còn được lưu truyền như người

Trang 21

Kinh lưu truyền Truyện Kiều Một số thể loại tiêu biểu trong sáng tác của người

Thái cổ thể kể đến truyền thuyết, tục ngữ, thơ tình yêu, dân ca, truyện cổ,truyện thơ Nghiên cứu văn học Thái là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứuquan tâm tìm hiểu

1.2 Vai trò, vị trí của văn hóa và văn học

1.2.1 Văn học phản ánh, soi chiếu văn hóa

Văn hóa và văn học không phải là một bộ phận của nhau mà là hai lĩnhvực riêng của đời sống Hai khái niệm hay xuất hiện cùng nhau vì trong thực tếchúng có mối qua hệ chặt chẽ, thúc đẩy và bổ sung cho nhau cùng phát triển.Văn học có khả năng biểu hiện, phản ánh văn hóa, văn học được coi là tấmgương soi chiếu văn hóa Trong tác phẩm văn học, ta nhận thấy có dấu ấn văn

hóa qua sự tiếp nhận và tái hiện của nhà văn Qua Sử thi Đăm Săn, người đọc

hiện đại có thể tìm thấy bản sắc văn hóa của các tộc người Tây Nguyên Bảnsắc truyền thống của người Tây Nguyên đã đi vào những trang sử thi sống độngcủa một thời kì lịch sử xa xưa của dân tộc tồn tại trong nếp ăn ở sinh hoạt hàngngày của họ Đó là những tục lệ, lễ nghi không thể thiếu, là nét văn hóa khá độcđáo của đồng bào Tây Nguyên Những tác phẩm văn học dân gian như sử thi làkho tàng văn học quý giá lưu giữ lại quá trình lịch sử của đồng bào Tìm kiếmtrong các sử thi, anh hùng ca có thể nhận biết được một số tập tục, lễ nghi, văn

hóa ứng xử, sinh hoạt Mo Đẻ đất đẻ nước chứa đựng trong đó cả một kho

tàng tri thức, kho tàng văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường Để tạo nên đượckho tàng văn hóa và tri thức ấy cần tới thời gian và không gian dài lâu, rộnglớn, cần tới sự gắn bó và ổn định lâu dài của một tộc người có tình yêu và tìnhđoàn kết gắn bó lâu bền với nơi “chôn nhau cắt rốn”, với quê hương xứ sở.Không gian gắn kết ấy đã giúp lưu truyền, gìn giữ một kho tàng văn hóa đầy tựhào mà không phải dân tộc nào trên thế giới này cũng có, đó là những bài mo

nghi lễ, trong đó đặc sắc nhất là mo Đẻ đất đẻ nước Tín ngưỡng thờ Quốc Tổ

Trang 22

Hùng Vương trên đất nước ta có mối quan hệ mật thiết với truyền thuyết về

thời đại Hùng Vương, mở đầu là truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên Qua

truyền thuyết, văn hóa nguồn cội được khơi gợi, đó là văn hóa uống nước nhớnguồn, thờ tổ tiên và ghi nhớ công lao của ông cha ta Thời Hùng Vương còn

gắn với nhiều truyền thuyết khác như: Truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy

với mã văn hóa có thể hiểu là: về chính trị, các vua Hùng đã có thể công khai tổchức các cuộc thi để tìm người kế vị; về nông nghiệp, người Việt thời này đãphát triển trồng lúa nước (có thể bao gồm cả lúa nếp) và chăn nuôi (có thể baogồm lợn/heo ), về triết học, bánh chưng và bánh giầy có thể tượng trưng choquan niệm vũ trụ gồm có mặt đất hình vuông màu xanh lá cây và bầu trời hình

tròn màu trắng Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh thể hiện phần nào thiên tai

chủ yếu mà người Việt cổ phải chống chọi có thể là thuỷ tai Nó cũng cho thấycác sức mạnh thiên nhiên, hay những nhân vật quan trọng giúp người dânchống chọi với thiên nhiên được thần tượng hoá (Sơn Tinh) Các vị thần nàyvẫn có thể có quan hệ hôn nhân với các công chúa của vua Hùng, vốn là nhữngngười bình thường Thông lệ cống nạp sản vật quý hiếm như là một thước đocho giá trị đã thịnh hành vào thời các vua Hùng, theo lời kể của truyền thuyếtnày [41, tr 58]

Truyền thuyết Thánh Gióng miêu tả một cuộc xâm lấn của giặc Ân vào thời Hùng Vương thứ sáu, truyền thuyết Mai An Tiêm miêu tả sự khai phá vùng đất phía nam (Thanh Hoá) với giống hoa quả mới (dưa hấu), Sự tích Trầu Cau

giải thích về phong tục ăn trầu của người Việt Nam Tập hợp những truyềnthuyết đó có thể được xem như một bộ sử dân gian vừa đượm màu sắc huyềnthoại, vừa chứa đựng những cốt lõi lịch sử trong ký ức hồi cố và truyền khẩuqua nhiều thế hệ Từ cốt lõi lịch sử của truyền thuyết về thời đại Hùng Vươngđến tâm thức và đến tín ngưỡng thờ vua Hùng Vương là quá trình phát triểnliên tục trong cộng đồng người Việt qua bao thế hệ nối tiếp nhau

Trang 23

Văn hoá tác động đến văn học không chỉ ở đề tài mà còn ở toàn bộ lĩnhvực hoạt động sáng tạo của nhà văn và quá trình lĩnh hội của độc giả Bản thânnhà văn với thế giới nghệ thuật của mình là một sản phẩm văn hoá, sản phẩm

đó được kết tinh thành những tác phẩm văn học Người đọc, qua các sáng tácvăn học cũng được rèn luyện về thị hiếu thẩm mỹ trong một môi trường vănhoá nhất định Chính không gian văn hoá này chi phối cách xử lý đề tài, thểhiện chủ đề, xây dựng hình tượng nhân vật, sử dụng thủ pháp nghệ thuật…trong quá trình sáng tác của người nghệ sĩ; đồng thời cũng chi phối cách phổbiến, đánh giá, thưởng thức, phê bình… trong quá trình tiếp nhận Một nền vănhoá mở, không bị bó hẹp mới có thể tạo điều kiện thuận lợi cho văn học pháttriển Vì vậy, có thể nói văn học là thước đo vừa đưa ra nhận định, vừa kiểmnghiệm chất lượng và trình độ văn hoá của một xã hội trong một thời điểm lịch

sử nhất định, trong đó con người đóng vai trò là kiểm chứng, quyết định đàothải hay tiếp nhận các sản phẩm kết hợp văn hóa – văn học

Dựa trên tinh thần đó, nhiều nhà nghiên cứu đã căn cứ vào những dữ liệuvăn học để tìm hiểu bức tranh văn hoá của một thời đại Nói cách khác, thựctiễn văn học có thể cung cấp những cứ liệu đáng tin cậy cho khoa nghiêncứu văn hoá Chẳng hạn, thông qua nội dung tái hiện của văn xuôi Việt Namđầu thế kỷ XX, người ta có thể chứng minh cho quá trình thâm nhập của vănhoá Tây Âu trong xã hội thời kỳ này

Nếu văn hoá chi phối hoạt động và sự phát triển của văn học, thì ngượclại, văn học cũng tác động đến văn hóa, có thể tác động trực tiếp trên mọiphương diện hoặc thông qua những bộ phận hợp thành khác của nó Những nhàvăn tiên phong của dân tộc bao giờ cũng là những nhà văn hoá lớn Bằng nghệthuật ngôn từ, họ đấu tranh, phê phán những biểu hiện phản văn hoá, đồng thờikhẳng định những giá trị văn hoá dân tộc Dù là phản ứng trước những vấn đềvăn hoá tiêu cực hay góp phần làm phát triển nền văn hóa, giới trí thức sáng tácluôn là những người tiên phong mở ra hướng nhìn về sự đổi mới của văn hoá

Trang 24

dân tộc, đổi mới nhưng vẫn luôn giữ gìn được bản sắc riêng, hòa nhập nhưngkhông hòa tan.

1.2.2 Văn học góp phần lưu giữ, phát huy các giá trị văn hóa

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội Văn học lại là phương tiệnphản ánh đời sống xã hội thông qua nghệ thuật xây dựng tác phẩm của nhà văn.Chính vì vậy, có thể nói văn học là tấm gương phản ánh văn hóa

Trong xu hướng toàn cầu hóa, việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trịvăn hóa truyền thồng là điều hết sức cần thiết Văn hóa truyền thống các dân tộcthiểu số là những giá trị vật chất, tinh thần được kết tụ, giữ gìn trong toàn bộquá trình lịch sử phát triển của từng dân tộc Để không làm thất lạc các giá trịvăn hóa dân tộc thiểu số, công tác nghiên cứu, sưu tầm, hệ thống hóa và bảoquản tư liệu là điều vô cùng quan trọng Công việc này đòi hỏi phải có sựkết hợp của nhiều lĩnh vực liên ngành Trong đó, việc sưu tầm, khảo cứu cáctác phẩm văn học để tìm ra những giá trị văn hóa tồn tại trong mỗi tác phẩm làhướng đi thuận lợi Bởi chính những tác phẩm văn học, đặc biệt là một sốtác phẩm truyện thơ dân gian được lưu truyền rộng rãi, mang tính tập thể, vìvậy hàm

lượng giá trị văn hóa được phản ánh trong tác phẩm khá đặc sắc và tiêu biểu.Từ

đó, khuyến khích hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giớithiệu các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số thông qua việcgiảng dạy, nghiên cứu tác phẩm văn học

Văn hóa - văn học có vai trò quan trọng trong việc định hướng cho cuộcsống của con người và xã hội Thông qua văn học, người ta tìm thấy những giátrị văn hóa Từ những giá trị ấy để đánh giá trình độ, lối sống, phẩm chất củacộng đồng dân tộc Hiện nay, trong giáo dục đã phổ biến phương pháp dạy họctích hợp, dạy học theo chủ đề Trong một tác phẩm, việc tích hợp tìm hiểu thipháp học, văn hóa học là điều không khó làm Việc bảo tồn, phát huy giá trị vănhóa theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng đều được chú trọng giảng dạy trong nhàtrường Văn hóa - văn học gắn liền với con người Việc tìm hiểu các tác

Trang 25

phẩm

Trang 26

văn học từ hiện đại đến văn học dân gian theo hướng tích hợp văn hóa khôngnhững giúp phát hiện giá trị văn hóa, mà còn lưu giữ và phát huy các giá trị đó.Mục đích cuối cùng của việc tìm hiểu là hướng đến tình cảm, nhận thức của conngười trong việc ứng xử với môi trường xung quanh, tiếp cận và giao lưu giữacác nền văn hóa trên phương diện các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, biểutượng văn hóa… Từ đó làm giàu thêm vốn sống của cộng đồng, mỗi cá nhân cónhận thức đúng đắn về văn hóa truyền thống.

Giữa văn học và văn hóa có mối quan hệ hữu cơ mật thiết Cùng vớinhững cách tiếp cận văn học bằng xã hội học, mĩ học, thi pháp học…, cách tiếpcận văn học dưới góc nhìn văn hóa giúp chúng ta lí giải trọn vẹn hơn tác phẩmnghệ thuật với hệ thống mã văn hóa được bao hàm trong từng tác phẩm Nhữngyếu tố văn hóa liên quan đến thiên nhiên, địa lí, lịch sử, phong tục, tập quán,ngôn ngữ… có thể được vận dụng để cắt nghĩa những phương diện nội dung vàhình thức của tác phẩm Nó cũng có thể góp phần lí giải quan niệm sáng tác,con đường hình thành và lưu giữ tác phẩm văn học

1.3 Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa

1.3.1 Phương pháp tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa

Thuật ngữ văn hóa học đươc biết đến từ sau công trình The Science of Culture của L A White (1900 – 1975) xuất bản ở Mĩ năm 1949 Theo ông:

Văn hóa là lớp các đối tượng và hiện tượng phụ thuộc vào khả năng tượngtrưng hóa của con người Ông xác định văn hóa là “một lĩnh vực nhân học”.Điều này cũng tương tự như sứ mệnh của văn học: đề cao giá trị nhân đạo, trântrọng con người [2, tr 152]

Dù có nhiều hướng tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu văn hóa – vănhọc, song các tác giả vẫn có chung quan điểm: Xem văn hóa là sự phân biệtgiữa con người với động vật, muốn văn hóa bộc lộ rõ các giá trị thì nhất thiếtcần có một phương tiện thích hợp để biểu hiện, đó là văn học Văn hóa cũng

Trang 27

không kế thừa theo thời gian mà phải có quá trình, có môi trường để “gửigắm”, phải gắn liền với các lĩnh vực khác, trong đó không thể thiếu văn học.Văn hóa được hình thành cùng với sự xuất hiện của xã hội loài ngườinhưng văn hóa học lại là một phương pháp mới, được xuất hiện chưa lâu tronggiới nghiên cứu Phương pháp tiếp cận văn hóa học trong văn học giúp ngườinghiên cứu tìm hiểu các quy luật phát triển của văn hóa – văn học Đồng thời,

sử dụng phương pháp tiếp cận văn hóa học cho phép người nghiên cứu tìm ra

sự tương tác của văn hóa – văn học qua các thời kì Trong lịch sử nghiên cứuvăn học, nhiều quan điểm văn học dựa trên những phương pháp tiếp cận khácnhau tạo nên sự đa dạng về văn hóa – văn học Chẳng hạn, trước khi xuất hiệnphương pháp tiếp cận văn hóa học, giới nghiên cứu đã có nhiều công trình tìmhiểu về văn hóa dưới góc nhìn thi pháp Nhìn từ cách tiếp cận của nguyên lý mĩhọc, thi pháp được hiểu như là những nguyên tắc biện pháp chung làm cho vănbản, phát ngôn, trở thành tác phẩm văn học Theo cách tiếp cận từ phân tíchphê bình, thi pháp là những nguyên tắc biện pháp nghệ thuật cụ thể tạo thànhcác đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm, tác giả, thể loại trào lưu Các nhànghiên cứu đều có những cơ sở để tìm hiểu về truyện thơ, tiêu biểu là PGS.TS

Lê Trường Phát

Về góc nhìn thi pháp cấu trúc trong truyện thơ Tày và truyện thơ của một

số dân tộc thiểu số khác, GS.TS Vũ Anh Tuấn cho rằng có ba dạng kết cấu:Dạng truyện thơ trữ tình - tự sự, dạng cấu trúc dựa trên một cốt truyện cổ tích,

là dạng cấu trúc dựa trên cơ sở sử dụng một mô típ truyện kể dân gian Về đặcđiểm thi pháp nhân vật truyện thơ Tày, tác giả cho rằng có ba kiểu nhân vậtvừa kế thừa thi pháp nhân vật cổ tích vừa phát triển mới, số phận nhân vậtmang tính lý tưởng hóa Về thi pháp lời văn nghệ thuật truyện thơ, theo tác giả

Vũ Anh Tuấn có ba đặc điểm hết sức rõ rệt: kết hợp ngôn ngữ đời thường vớingôn ngữ thơ ca dân gian Tày, khả năng biểu cảm của thể thơ, lời văn đa giọng

Trang 28

điệu Nhìn chung, truyện thơ các dân tộc thiểu số đều có một số nét tương đồng

về đặc điểm thi pháp, nhân vật, cốt truyện Về cơ bản, vấn đề thi pháp truyện

thơ các dân tộc thiểu số nói chung và truyện thơ Tiễn dặn người yêu nói riêng

đã phần nào sáng tỏ Đây là cơ sở quan trọng cho việc cắt nghĩa nguồn gốctruyện thơ, một vấn đề khoa học đáng chú ý và tương đối phức tạp [42]

Trong khi đó, ở một phương diện khác, khi đặt văn học trong mối tươngquan với văn hóa thông qua phương pháp tiếp cận mới chúng ta lại có đượcmột cách nhìn mới về truyện thơ: Văn học không những biểu hiện của văn học

mà còn kết tinh, tác động đến văn hóa, đặc biệt là các giá trị văn hóa truyềnthống Văn học và văn hóa có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Chính vì thế, tìmhiểu văn học dưới góc nhìn văn hóa sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều vềmột tác phẩm văn học Qua đó, chúng ta có thể giải mã một số dấu ấn văn hóa

có trong tác phẩm văn học mà nếu không kết hợp xem xét khía cạnh văn hóa thìkhó có thể hiểu rõ ràng, chính xác Ví dụ có nhiều phương diện văn hóa nhưphong tục, tập quán, di tích lịch sử, truyền thống trang phục… được thể hiện rõtrong tác phẩm văn học

Tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa góp phần giải thích một số hiệntượng văn hóa đời sống, nét đặc trưng của một số nền văn hóa từ thời đại trước.Từ đó ta đưa ra được những nhận định về nhân vật, cách giải quyết vấn đề củangười sáng tác, tâm lí chung của độc giả…

Tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa sẽ góp phần tìm ra mối liên hệgiữa tác phẩm văn học với văn hóa thời đại, với đời sống xung quanh Văn học

sẽ trở nên gần gũi và dễ tiếp nhận hơn nếu dấu ấn văn hóa trong tác phẩm vănhọc được quan tâm giải mã

1.3.2 Tiếp cận văn hóa trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu

Như đã nói ở trên, tiếp cận văn hóa học trong văn học là phương pháp cónhiều ưu thế và được dùng phổ biến trong nghiên cứu văn học, phân tích các

tác phẩm trong tiến trình văn học qua các thời kì Văn hóa trong tác phẩm Tiễn

Trang 29

dặn người yêu được biểu hiện cụ thể qua hệ thống các tín hiệu văn hóa, trong

đó các biểu tượng đóng vai trò chủ đạo

Văn hóa là một hệ thống mở Hệ thống văn hoá trong tác phẩm bao gồmtín ngưỡng dân gian, phong tục - tập quán, biểu tượng văn hóa Những biểuhiện này có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống ngôn ngữ, các tín hiệu văn hóa.Trong tác phẩm, văn hóa mang đầy đủ những đặc trưng: Tính nhân sinh, tính

hệ thống, tính lịch sử và tính giá trị Đồng thời, văn hóa phản ánh một cáchđúng đắn, toàn vẹn, sâu sắc đời sống thực tiễn của con người dân tộc Thái và

xã hội đương thời [32, tr 15]

Văn hóa thực hành qua lời kể của cô gái là một tiêu chí để định hướngtừng người sống thực với cộng đồng, dân tộc Mối quan hệ gia đình, họ hàng,làng bản phản ánh trình độ, bản chất của dân tộc Thái Quy định về văn hóaứng xử, chuẩn mực ứng xử được coi như những thiết chế mà các thành viêntrong cộng đồng thừa nhận, duy trì trong đời sống Nhân cách của mỗi conngười được tạo dựng và trở nên tốt đẹp, trước hết bởi các giá trị văn hóa truyềnthống của cộng đồng

Trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu, văn hóa vẫn mang đầy đủ các đặc

trưng của nó: tính cộng đồng, thẩm mĩ, và tính nhân đạo Nhân vật trong tácphẩm được đặt vào các mối quan hệ khác nhau với thiên nhiên, làng bản, cánhân với cá nhân, với chính mình ở không gian, thời gian rộng lớn Từ đó bộc

lộ những nét văn hóa riêng của cộng đồng mình Việc tìm hiểu văn hóa khôngthể bỏ qua việc khám phá hệ thống nhân vật, tâm trạng, hành động của họ.Nhìn chung, soi chiếu văn học dưới góc nhìn văn hóa, mà cụ thể là truyện thơ

Tiễn dặn người yêu và những giá trị văn hóa dân tộc Thái đều nhằm tập trung

phản ánh con người, phản ánh đời sống xã hội đương thời

Quan hệ nhân ái của người dân tộc Thái đặc biệt là câu chuyện tình yêuđôi trai gái xuất phát từ tính nhân đạo – tính chất có được ở cả hai lĩnh vực văn

Trang 30

quan tâm tìm hiểu và khai thác các giá trị văn hóa Bên cạnh đó còn phát hiệnmột số hủ tục, định kiến còn tồn tại được nói đến trong tác phẩm làm ảnhhưởng đến các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Thái Từ đó đề cao tư tưởnggiải phóng con người, ca ngợi tình yêu tự do, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và chốnglại sự chà đạp con người ở xã hội Thái còn nhiều bất công với những hủ tục lạchậu.

1.4 Truyện thơ Tiễn dặn người yêu

1.4.1 Vài nét về dân tộc Thái

Người Thái đã có mặt ở miền Tây Bắc Việt Nam trên 1200 năm, là concháu người Thái di cư từ vùng đất thuộc tỉnh V ân N a m , bây giờ Tổ tiên củacác cư dân nói n g ô n n g ữ T ai - K a d a i d i cư từ Ấn Độ tới My - an - m a, rồi sau

đó tới V â n N am ( Trung Quốc) khoảng 20.000 - 30.000 năm trước Từ đó họđến Đông bắc Thái Lan và sau đó di cư dọc vùng duyên hải Hoa Nam lên phíabắc đến cửa sông Trường Giang, gần Thượng Hải Người Thái di cư đến ViệtNam trong thời gian từ t h ế k ỉ 7 đ ến th ế k ỉ 1 3 T rung tâm của họ khi đó là Đ i ệ n

Bi ê n P h ủ ( Mường Thanh) Từ đây, họ tỏa đi khắp nơi ở Đông Nam Á bây giờnhư Lào, Thái Lan, bang Shan ở Miến Điện và một số vùng ở đông bắc Ấn Độcũng như nam Vân Nam [10, tr 596]

Theo T ổ n g đi ều t r a d â n s ố v à nh à ở n ăm 20 0 9 , người Thái ở Việt Nam cóhơn một triệu người, là dân tộc có dân số đứng thứ 3 tại Việt Nam, có mặt trêntất cả 63 t ỉ n h , t h à n h p h ố [1, tr 589]

Người Thái nói các thứ tiếng thuộc n h ó m n gô n n g ữ g ố c T h ái của h ệ n g ô n ng

ữ T h á i - K a d a i Trong nhóm này có t i ế n g T h á i c ủa ng ười T h ái ( T h á i

L a n ), t i ế n g L ào c ủa n g ư ời L à o , t i ế n g S h a n ở My - an - m a v à ti ế n g C h o a n g ở miền Nam Trung Quốc Tại Việt Nam, 8 sắc tộc ít người gồm Bố Y, Giáy, Lào,

Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái được xếp vào nhóm ngôn ngữ Thái [1, tr 592]Dân tộc Thái là một trong số ít các dân tộc có chữ viết riêng ở Việt Nam.Chữ của dân tộc Thái thuộc kiểu chữ Xăng - cơ - rit (Xư - xan) Ngôn ngữ Thái

Trang 31

có nhiều phương ngữ khác nhau nhưng họ đều hiểu được tiếng nói của nhau vìvẫn có những điểm chung về ngữ âm, từ vựng, cấu trúc ngữ pháp.

Văn hóa vật chất và tinh thần của người Thái rất phong phú, đa dạng

Về văn hóa vật chất, thói quen ăn uống, trang phục, xây dựng nhà cửa vàtổ chức kinh tế của người Thái có nhiều nét đặc sắc, mới lạ Các món ăn củangười Thái hiện nay đã trở thành đặc sản như hạt mắc khén, món cá nhảy, cơmlam Người Thái chế biến món ăn rất công phu, cẩn thận, chứa đựng cả tấmlòng của họ gửi gắm vào đó Về trang phục, người Thái, đặc biệt là người phụ

nữ rất duyên dáng, kết hợp khéo léo giữa các họa tiết trong trang phục gồmnhiều món đồ như áo dài, áo ngắn, váy, thắt lưng, khăn, nón, xà cạp, hoa tai,vòng cổ, xà tích… Dân tộc Thái ở nhà sàn Nhà sàn được xây dựng tỉ mỉ, gầngũi với thiên nhiên, từ kiến trúc đến hoa văn đều bắt nguồn từ thực tế lao độngsản xuất Nhà của người Thái cổ bao giờ cũng có hai cầu thang: Một cầu thang

ở bên trái, cuối nhà cho phụ nữ lên xuống Một cái là phần sàn nhà được nối dài

ra ngoài trời, các bậc mang số lẻ (thường là chín bậc), đây là nơi các bà, các mẹngồi chơi, thêu thùa Về kinh tế, người Thái làm nông nghiệp tự cung tự cấp.Người Thái có nhiều sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp: đắp mương, bắcmáng, làm ruộng bậc thang Đồ thổ cẩm của người Thái cho đến nay vẫn rấtnổi tiếng về sự công phu, độc đáo, bền đẹp Thói quen trong sinh hoạt, lao độngsản xuất thể hiện những đức tính tốt đẹp của người dân tộc Thái: chăm chỉ, thậtthà, hòa nhập với thiên nhiên, đất trời Cùng với đó, họ cũng có đời sống vănhóa tinh thần mang đậm dấu ấn dân tộc mình [46]

Người Thái có nhiều lễ hội, nổi bật là lễ Cầu Mưa (Xến Xó Phốn) NgườiThái tin thần linh cai quản mưa gió, thần linh thương những đứa trẻ không cócha nên đã không làm mưa, gây ra hạn hán Người dân phải làm lễ cầu mưa,cúng lễ các vị chủ nước, chủ sông, chủ suối Ngoài ra, dân tộc Thái có lễ hội

Trang 32

Phong tục ma chay, cưới hỏi của dân tộc Thái có nhiều nghi thức Đối vớingười chết, người Thái quan niệm chết là tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia, vìvậy đám ma là lễ tiễn người chết về với “mường trời” Đám tang thường cónhiều lần cúng viếng để linh hồn được lên với mường trời Lễ tang có hai bước

cơ bản la Pông và Xống Pông có nghĩa là phúng viếng tiễn đưa hồn người chếtlên cõi hư vô, đưa thi thể ra rừng chôn (Thái trắng), thiêu (Thái đen) Xống làđưa đồ tang lễ ra bãi tha ma và kết thúc bẵng lễ gọi ma trở về ngụ tại gian thờcúng tổ tiên ở trong nhà [46]

Về tục lệ cưới xin, người Thái đã từ lâu đời thực hiện chế độ hôn nhânngoại dòng tộc Những người có quan hệ huyết thống với nhau không kết hônvới nhau Hôn nhân của người Thái là hôn nhân một vợ một chồng bền vững,hôn nhân cư trú bên nhà chồng Người Thái có phong tục cưới hai lần: Cưới lên(đong khửn), người con trai đi ở rể Sau một thời gian vài năm, tổ chức cướixuống (đong long), mới đưa cả vợ con về nhà mình và từ đó vợ chồng cùng concái sinh sống ở bên nhà trai Tục lệ hôn nhân của người Thái cho phép con trai,con gái tự do tìm hiểu Cơ hội cho trai gái được tự do tìm hiểu là những dịp lễhội xên bản, xên mường, những dịp cưới xin vào nhà mới Tuy nhiên, việcđược phép tự do tìm hiểu không đồng nghĩa với việc được tự do kết hôn Việckết hôn của con cái chủ yếu vẫn do bố mẹ quyết định Khi trai gái ưng nhau,con trai về báo cáo cha mẹ, cha mẹ sẽ tìm hiểu gia đình bên nhà gái, khi thấyhai bên “môn đăng hộ đối”, phẩm chất người con gái có thể chấp nhận được,gia đình nhà trai sẽ tiến hành các thủ tục của một lễ cưới Trong xã hội cổtruyền của người Thái, có những trường hợp trai gái yêu nhau nhưng bị cha mẹngăn cản, không đến được với nhau, đôi trai gái thường cố gắng thuyết phụccha mẹ Nếu không thuyết phục được, tục lệ người Thái cũng “mở” lối thoátcho những đôi trai gái thực sự yêu nhau bằng tục lệ cổ truyền: Rủ nhau sangmường khác sinh sống Nếu chỉ có nhà gái ngăn cản, bên nhà con trai có thể tổchức cướp dâu Cô gái đến nhà trai, trình ma nhà trai, ở đó vài ngày rồi dẫnnhau

Trang 33

về nhà gái xin cưới, hoặc người con trai cứ mang theo chăn màn đến ở rể nhàgái Phong tục cưới hỏi của người Thái được thể hiện rõ nét trong tác phẩm

Tiễn dặn người yêu mà ở những chương sau chúng tôi sẽ nghiên cứu cụ thể hơn.

Dân tộc Thái là một trong những dân tộc lớn, có nhiều biến động, thăngtrầm trong lịch sử và có nhiều đóng góp cho mảnh đất chữ S Việt Nam trongtiến trình phát triển toàn diện của đất nước

1.4.2 Vài nét về truyện thơ Tiễn dặn người yêu

Truyện thơ Tiễn dặn người yêu là một kiệt tác nghệ thuật dân gian có giá

trị nhân đạo sâu sắc, mang nhiều nét văn hóa của dân tộc Thái là truyện thơ haynhất trong kho tàng truyện thơ của các dân tộc ít người, một tác phẩm lớn trongnền văn học Việt Nam

Tác phẩm được bước ra ánh sáng từ sau khi giải phóng hoàn toàn Tây

Bắc Tiễn dặn người yêu là truyện thơ dân gian của dân tộc Thái ở Tây Bắc

Việt Nam ghi bằng lời hát Trong nhân dân mấy châu Sông Mã, Mai Sơn,Thuận Châu, Mường La và các châu Yên, châu Mộc vẫn lưu hành truyền thuyết

cho Tiễn dặn người yêu là câu chuyện tình của một đôi trai gái ở bản Panh và

bản Sái thuộc xã Tranh Đấu, Thuận Châu ngày nay

Truyện thơ là lời chàng trai dặn người yêu khi tiễn nàng về nhà chồng cha

mẹ nàng chê chàng trai nghèo nên gả cho người khác Lúc đầu anh dự tính đibuôn có tiền về sẽ chuộc lại người yêu Cô gái chờ đợi năm này sang năm khácđến lúc anh trở lại thì cũng là lúc hết hạn người kia ở rể cô gái phải về nhàchồng Để kéo dài những giây phút gặp mặt anh tiễn đưa cô gái và hẹn ước sẽlấy nhau "khi goá bụa về già" Ở nhà chồng cô gái sống không hạnh phúc, bịcoi thường và bị đuổi về nhà mẹ Cha mẹ chị lại gả chị cho người thứ hai Chịcàng ngẩn ngơ, buồn tủi hơn Nhà chồng đem chị ra chợ bán như một món đồ.Tình cờ người mua được chị chính là người yêu ngày trước Truyện tập trungvào những mâu thuẫn bị đẩy lên bi kịch khi cô gái hết lần này đến lần khác đều

Trang 34

thúc là cảnh gia đình đoàn tụ; hai người yêu thương nhau như buổi ban đầu.

Tiễn dặn người yêu còn là bài ca ca ngợi tình yêu chung thủy, tình yêu tự do

của con người vượt lên khó khăn, thành kiến xã hội khắc nghiệt Tác phẩmmang ý nghĩa nhân văn cao đẹp:

Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông.

Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già.

Tác phẩm đã tiếp thu những tinh hoa của dân ca Thái, được nhiều thế hệtrau chuốt, bổ sung, nên chất thơ trong truyện với ngôn ngữ nghệ thuật dân gianđiêu luyện, uyên bác thấm đượm tình người, tạo nên một bản sắc riêng, làm chotác phẩm sống mãi trong tâm hồn mọi thế hệ người Thái Tây Bắc Ngày nay,trong các các cuộc vui như đám cưới xin, mừng nhà mới hay ngày lễ tết, ngườiThái vẫn hay tổ chức hát đối đáp hoặc giao duyên trai gái Những câu hát đóhầu hết là sử dụng các câu hát trong tác phẩm Họ đã khéo léo lựa chọn từngcâu, từng đoạn để sử dụng vào nội dung bài hát cho đúng ý của mình Truyện

thơ Tiễn dặn người yêu là một kiệt tác nghệ thuật dân gian có giá trị nhân đạo

sâu sắc, là một trong những truyện thơ hay nhất trong kho tàng truyện thơ củacác dân tộc ít người, một tác phẩm lớn trong nền văn học Việt Nam Trongtruyện thơ có nhiều nét văn hóa truyền thống nổi bật được phản ánh cụ thể, gầngũi

Trang 35

TIỂU KẾT

Trong chương một của đề tài, chúng tôi đã tìm hiểu một số vấn đề chungliên quan đến văn học, văn hóa và mối quan hệ của chúng Văn hóa - văn học lànhững lĩnh vực hình thành, tồn tại và phát triển theo quy luật riêng nhưng cómối quan hệ gắn bó mật thiết Mỗi lĩnh vực đều có những cách hiểu khác nhaunhưng đều có cùng sứ mệnh: Hướng đến con người, đề cao tư tưởng nhân văn,hướng đến chân - thiện - mĩ

Tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa là một trong những phươngpháp có nhiều ưu thế, sử dụng phương pháp để có được những thuận lợi choviệc nghiên cứu, mở rộng phạm vi tác phẩm văn học Từ đó chúng ta có cáinhìn đa chiều, sâu sắc hơn về tác phẩm văn học, góp phần giúp văn học gần gũihơn trong đời sống con người

Vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc được nhà nước ta phát động trong nhiềunăm nay Nghiên cứu văn hóa trong văn học là một trong những biện pháp giúpbảo tồn nét đặc sắc của dân tộc Dân tộc Thái là một trong những dân tộc lớn ởnước ta, dân tộc này đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực văn học với nhữngphong tục, tập quan, thói quen sinh hoạt đặc sắc Thành tựu to lớn mà người

Thái để lại là Tiễn dặn người yêu - truyện thơ có giá trị nghệ thuật cao Đề tài

sẽ tập trung tìm hiểu tác phẩm này dưới góc nhìn văn hóa ở những chương sau

Trang 36

Chương 2

NỘI DUNG TRUYỆN THƠ TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU DƯỚI GÓC NHÌN

VĂN HÓA

2.1 Tín ngưỡng dân gian trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu

Tín ngưỡng dân gian là một hoặc một số hành động, phương thức giao tiếpgiữa người, vật hiện hữu với những lực lượng siêu nhiên được lưu giữ phổbiến trong cộng đồng từng dân tộc Tín ngưỡng dân gian thể hiện sự khátvọng, tôn kính, niềm tin vào một nhân vật liên hệ trực tiếp đến nhu cầu trầntục của con người, nhân vật đó có thể là hiện thực, có thể là lực lượng siêunhiên đủ đáp ứng mong ước của con người Tín ngưỡng dân gian không cótổ chức hệ thống chặt chẽ như tôn giáo, nhưng nó vẫn được lưu truyền lâudài song hành với tôn giáo

Những đặc điểm về lịch sử phát triển đất nước như có nhiều dân tộc cùngsinh sống, phong tục tập quán, trình độ phát triển xã hội, trình độ dân trí và bảnsắc văn hoá của các các dân tộc khác nhau, không chỉ tạo ra sự đa dạng văn hoá

mà còn tạo ra sự đa dạng tín ngưỡng Văn hoá tín ngưỡng không chỉ làm nênnhững giá trị tinh thần, tình cảm, tâm thức và tâm linh của văn hoá mà còn gópphần tạo nên bản sắc và sức sống lâu bền của văn hoá các dân tộc Ngàynay, một số tín ngưỡng dân gian vẫn còn được thực hành phổ biến như tínngưỡng phồn thực; thờ cúng tổ tiên; tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, con người;tín ngưỡng thờ thần Các tín ngưỡng hầu như đều có những nghi lễ riêng, cókhi được kết hợp trong các lễ hội truyền thống ở nhiều nơi

Tín ngưỡng là một hình thái biểu thị đức tin - niềm tin của con người vàcủa cộng đồng người ở một trình độ phát triển xã hội và nhận thức nhất địnhvào một sự vật thiêng liêng, cao cả, cái đáng sùng kính trong thế giới ngườihoặc thế giới siêu nhiên nào đó Tín ngưỡng và tôn giáo có sự khác biệt nhau

về hình thức và trình độ tổ chức Đặc điểm này không chỉ quy định sự khác biệt

Trang 37

giữa tín ngưỡng và tôn giáo, mà còn xác định bản chất và đặc trưng dân giancủa tín ngưỡng Mỗi dân tộc có những tín ngưỡng riêng thể hiện bản sắc, tậptục của dân tộc mình Nhìn chung, các tín ngưỡng đều mang tính chất cộngđồng, hướng thiện và có sức sống lâu bền Dân tộc Thái nói riêng và các dântộc khác trên đất nước Việt Nam đã hình thành riêng cho mình chuỗi tínngưỡng đáp ứng nhu cầu tinh thần của cả cộng đồng người [47]

Trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu có sự xuất hiện tín ngưỡng về vía:

… Về nhà thôi vía hỡi

Về với cây sào dang vắt khăn,…

Vía anh yêu đừng nằm nơi gốc lau Đừng ngủ sau gốc sậy,

Hỡi vía anh yêu, về nhà theo nhau

… Vía em yêu hỡi…

Vía là khái niệm trung gian giữa hồn trừu tượng và xác cụ thể Người Tháixưa cho rằng mỗi con người có năm chục vía đằng trước và ba chục vía đằngsau Vía đằng sau thường hay bị lạc, nếu đã có người yêu thì vía hay tìm đến,phiêu du cùng vía bạn Vì thế phải gọi quay về Cùng với vía là mệnh:

… Bay muôn phương tìm xem thử mệnh nàng, Mệnh nàng xa ta một với hay xa ta một sải?

Theo quan niệm xưa, người Thái cho rằng mỗi người sinh ra đều doThen đúc nên, có sẵn một sợi dây hoặc một cái móc, móc số mệnh treo trêntrời Nếu ai chung liền một mệnh thì sẽ lấy được nhau, hòa hợp đến già Conngười ở dưới đất bao nhiêu may rủi, họa phúc, đều do mệnh của người ấy treotrên mường trời quyết định trước Mệnh không thể thay đổi hay xê dịch chỉ đếnkhi nào chết thì mệnh mới dứt Ở đây, chàng trai nói đến việc muốn níu giữ côgái nhưng không thành vì cha mẹ ngăn cản Họ yêu nhau nhưng họ tin vào số

Trang 38

còn rất mờ nhạt Vía hay mệnh của con người theo quan niệm người Thái vànhiều dân tộc khác cho rằng là do Then quyết định:

… Yêu nhau sợ Then không thương Then thương sợ trời cao không giúp…

Người Việt xưa có tín ngưỡng thờ Trời Để giải thích một số sự vật, hiệntượng thiên nhiên, người ta tin rằng có các vị thần linh chi phối, dần dần hìnhthành tín ngưỡng sùng bái tự nhiên Trong số các tín ngưỡng sùng bái tự nhiên,Trời được coi là một trong những vị thần có tầm ảnh hưởng sâu rộng, chi phốinhất Ông Trời trong tâm thức người Việt là vị thần tối cao nên ai cũng hướng

về Có nhiều thành ngữ, tục ngữ viết về ông Trời như “trời cao có mắt”, “bántrời không mời thiên lôi”, “số trời đã định”, “trời sinh voi sinh cỏ”,… Trời tuy

ở trên cao nhưng cũng rất gần gũi với dân gian Trời được coi như một vị thầncông lí: Ai làm điều ác trời sẽ không tha, ai làm việc thiện thì trời sẽ ban phúc.Ông Trời là đối tượng để người dân cầu cạnh, nhất là những người gặp hoàncảnh khó khăn Trong văn hóa truyền thống của người Việt, từ thời phong kiến,tín ngưỡng thờ Trời được cung đình hóa bằng một nghi thức trọng thể của quốcgia: lễ Tế giao - nghi lễ đầu tiên của một vị Hoàng đế sau khi lên ngôi Vớingười Thái, Then được hiểu là vua, chúa trên cõi trời Then và Trời theo quanniệm của dân tộc Thái không có sự phân biệt, đều cùng là một lực lượng huyền

bí, siêu nhiên, có sức mạnh vô hạn Người Thái đặt niềm tin vào đó nên ở đây,

cô gái lo sợ không được thương cho chót, nỗi lo sợ nhiều bề của cô gái thấuđến trời xanh

Tín ngưỡng vạn vật hữu linh cũng xuất hiện trong truyện thơ:

… Ngày về trời treo trên cổ ngựa bay, Đàn bay lên thành một cánh bướm vàng,…

Người Việt tin rằng mọi vật đều có linh hồn từ con người đến núi, sông,cây, cỏ, các loài động vật, Linh hồn biết tất cả những gì mà con người đanglàm và có thể giúp con người ở mọi lúc, mọi nơi Tín ngưỡng này bắt nguồn từ

Trang 39

thực tại: Trước thiên nhiên bao la, bí ẩn và chứa đựng nhiều hiểm họa, conngười đã tôn thờ, thần thánh hóa lực lượng tự nhiên thành siêu nhiên với nhữngbiểu tượng sức mạnh của thần linh và cầu khấn, thờ cúng để được che chở.Người dân Đông Nam Á thờ cúng thần Đất, thần Lúa Người Khmer gọi là ông

Tà, thờ bằng đá

Truyện thơ nhắc đến “ngựa bay” “Ngựa bay” hay ngựa có cánh là hìnhcon vật được treo trước mộ người chết Người ta sẽ đẽo ngựa gỗ có cánh, trangtrí xanh đỏ, treo trên cây tang cạnh mộ để ngựa đưa hồn người chết về trời.Trên cổ ngựa gỗ đeo những kỉ vật mà lúc sinh thời người chết quý nhất Tínngưỡng này có điểm tương đồng với quan niệm “trần sao âm vậy” của nhiềudân tộc khác Theo đó, khi có người chết, người ta làm lễ và chuẩn bị các hìnhnhân cũng như vật dụng cần thiết để đốt cho người chết Đó chính là văn hóađốt vàng mã duy trì hàng ngàn đời nay Hiện tại, văn hóa này đã đi xa hơn mứcvốn có của nó, có nhiều biến tấu, gây tổn hại về kinh tế cũng như mĩ quan nêncần phải có những biện pháp xử lí thích hợp Điển hình là việc ngừng đốt vàng

mã, hóa sớ ở các chùa chiền

Tín ngưỡng vạn vật hữu linh được thể hiện trong tác phẩm còn xuất pháttừ những truyền thuyết lịch sử Thái mà người dân Thái tin vào đó:

Nai sợ ngã, sợ chết,

- Xin van người, người hỡi!

Chim sợ ngã, sợ chết,

- Xin van người, người hỡi!

Đó là việc người Thái tin con vật biết nói Niềm tin vào tín ngưỡng nàyđược thể hiện qua cách ứng xử của chàng trai với thiên nhiên, con vật: Chàngtha mạng cho chúng Trong vô vàn con vật, mỗi con mang đến cho con ngườinhững điều may rủi khác nhau Từ đó dẫn đến việc người Thái tin vào điềm -

Trang 40

… Anh thấy vợ chồng chim phượng đang ăn quả si, Con đậu cành dưới chúi xuống ăn quả cánh trên, Con đậu cành trên chui lên ăn quả cành dưới,…

Chim phượng vốn là biểu tượng của sự cao quý, quấn quýt nhưng khi cóhành động lạ như vậy thì lại không đem lại điều tốt lành cho người nhìn thấy

nó Hình ảnh trái lẽ tỏ ý là điềm gở, điềm xấu Điềm gở đó mãi sau này khichàng trai trở về mới biết: Người yêu đã đi lấy chồng khác

Tín ngưỡng trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu không được đề cập đến

nhiều nhưng thông qua lời kể giản dị, cụ thể có thể thấy tác giả đã vận dụngsáng tạo và đưa vào truyện những tín ngưỡng mang đậm bản sắc của dân tộcmình Qua đó phản ánh đời sống sinh hoạt, suy nghĩ và hành động của ngườidân Thái nói chung và chàng trai, cô gái trong truyện nói riêng Việc cô gáiđem mình so sánh với các con vật vừa thể hiện được giá trị của cô gái, vừa nóiđến số phận bẽ bàng của cô:

Anh bán em xuống dưới như người Thái bán trâu, Anh bán em lên mường như người Lào bán ngựa,…

Rồi như lời của người cha cô gái:

Con gái yêu tao giá bằng voi mới gả, Giá bằng trâu cũng có được may ra,…

Cô gái khi phải rời xa gia đình về bên nhà chồng đã thấy rất buồn và gửigắm tình cảm đến những con vật trong nhà:

… Chào trâu, chào ngựa, chào bò, mùa tết vui gặm cỏ non xanh! Các tín ngưỡng dân gian được phản ánh trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu mang đậm bản sắc dân tộc Thái xưa kia Đây là những tín ngưỡng phổ biến

trong cộng đồng dân tộc người Thái, chi phối và ăn sâu vào cuộc sống, nếpnghĩ của họ Đặc biệt trong việc kết hôn, người Thái coi trọng và tôn thờ, tintưởng vào những đấng siêu nhiên có thể giúp đôi trai gái nên vợ thành chồnghoặc phải xa cách, tình duyên dang dở Tín ngưỡng dân gian góp phần làm giàu

Ngày đăng: 10/10/2018, 17:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương (2009), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, Nhà xuất bản Thống kê thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng điềutra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009
Tác giả: Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê thànhphố Hồ Chí Minh
Năm: 2009
2. Dẫn theo A.A Beik (2000), Văn hóa học – Những lí thuyết Nhân học văn hóa, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa học – Những lí thuyết Nhân học vănhóa
Tác giả: Dẫn theo A.A Beik
Năm: 2000
3. Trần Bình (2001), Tập quán hoạt động kinh tế của một số dân tộc ở Tây Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập quán hoạt động kinh tế của một số dân tộc ở TâyBắc Việt Nam
Tác giả: Trần Bình
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc
Năm: 2001
4. Trần Bình (2009), Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc
Tác giả: Trần Bình
Nhà XB: Nhà xuấtbản Văn hóa dân tộc
Năm: 2009
5. Đoàn Văn Chúc (1997), Xã hội học Văn hóa, Viện Văn hóa và Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học Văn hóa
Tác giả: Đoàn Văn Chúc
Nhà XB: Nhà xuấtbản Văn hóa - Thông tin
Năm: 1997
6. Chuyển dẫn tư Phạm Vĩnh Cư (2004), Sáng tạo và giao lưu, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáng tạo và giao lưu
Tác giả: Chuyển dẫn tư Phạm Vĩnh Cư
Nhà XB: Nhà xuất bảnHội nhà văn
Năm: 2004
7. Bùi Văn Trọng Cường (2000), Tiễn dặn người yêu, Tạp chí Văn nghệ dân tộc và miền núi, Hà Nội, số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiễn dặn người yêu
Tác giả: Bùi Văn Trọng Cường
Năm: 2000
8. Cầm Cường (1988), Tìm hiểu văn học dân tộc Thái ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu văn học dân tộc Thái ở Việt Nam
Tác giả: Cầm Cường
Nhà XB: Nhà xuấtbản Khoa học xã hội
Năm: 1988
9. Cầm Cường, Cầm Kỷ, Hà Thị Thiệc (1986), Truyện dân gian Thái, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện dân gian Thái
Tác giả: Cầm Cường, Cầm Kỷ, Hà Thị Thiệc
Nhà XB: Nhàxuất bản Khoa học xã hội
Năm: 1986
11. Lò Xuân Dừa (2004), Bước đầu tìm hiểu một vài đặc điểm của Truyện thơ Khun Lú - Nàng Ủa, Luận văn Thạc si Ngữ văn, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu một vài đặc điểm của Truyệnthơ Khun Lú - Nàng Ủa
Tác giả: Lò Xuân Dừa
Năm: 2004
12. Nguyễn Bích Hà (2002), Giáo trình Văn học dân gian, Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Văn học dân gian
Tác giả: Nguyễn Bích Hà
Nhà XB: Nhà xuất bản ĐạiHọc Sư Phạm
Năm: 2002
14. Nguyễn Xuân Hòa (1993), Truyện cổ và dân ca Thái vùng Tây Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện cổ và dân ca Thái vùng Tây Bắc ViệtNam
Tác giả: Nguyễn Xuân Hòa
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc
Năm: 1993
15. Phạm Thị Thu Hương (2015), Truyện ngắn Trần Thùy Mai từ góc nhìn văn hóa, Luận văn Thạc sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội – Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn Trần Thùy Mai từ góc nhìnvăn hóa
Tác giả: Phạm Thị Thu Hương
Năm: 2015
16. Nguyễn Xuân Kính (2008), Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 21, 22, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu văn hóa, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểusố Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Xuân Kính
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 2008
17. Hoàng Nam (2013), Tổng quan văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam (Quyển 1), Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan văn hóa truyền thống các dân tộc ViệtNam (Quyển 1)
Tác giả: Hoàng Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
Năm: 2013
18. Nguyên Ngọc (1999), Văn học là gì, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học là gì
Tác giả: Nguyên Ngọc
Nhà XB: Nhà xuất bản Hội Nhà Văn
Năm: 1999
19. Phan Ngọc (1999), Một cách tiếp cận văn hóa, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một cách tiếp cận văn hóa
Tác giả: Phan Ngọc
Nhà XB: Nhà xuất bản Thanh Niên
Năm: 1999
20. Phan Ngọc (2015), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới
Tác giả: Phan Ngọc
Nhà XB: Nhà xuất bảnĐại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2015
21. Phan Đăng Nhật (1981), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam
Tác giả: Phan Đăng Nhật
Nhà XB: Nhàxuất bản Văn hóa
Năm: 1981
22. Lê Trường Phát (1996), Truyện thơ các dân tộc thiểu số- một thể loại văn học, hai phong cách ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, Hà Nội, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện thơ các dân tộc thiểu số- một thể loạivăn học, hai phong cách ngôn ngữ
Tác giả: Lê Trường Phát
Năm: 1996

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w