Văn hóa, văn học dân gian xứ Lạng nói chung

Một phần của tài liệu Khảo sát truyện kể dân gian tày nùng xứ lạng (Trang 33)

Giống như các tỉnh miền núi phía Bắc, xứ Lạng là tỉnh có các dân tộc ít người chiếm số đông. Là nơi chung sống của nhiều dân tộc anh em, trong đó dân tộc Tày và Nùng chiếm số đông nhất, bên cạnh đó còn có các dân tộc khác cùng chung sống như Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay, H’mông, Thái, Mường... Điều này đã tạo nên những mảng mầu văn hóa vô cùng đặc sắc cho xứ Lạng.

Khi nghiên cứu về xứ Lạng, nghiên cứu Nguyễn Trường Thanh trong

bài Xứ Lạng một vùng văn hoá đã cho rằng: Xứ Lạng chính là một vùng văn

hóa đặc sắc. Căn cứ vào các di chỉ khảo cổ nổi tiếng “rìu đá Bắc Sơn”, “ đầu Bắc Sơn” thì từ lâu cư dân của nền văn hóa Bắc Sơn đã biết chinh phục thiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

nhiên, sáng tạo nên nền nông nghiệp sơ khai với nghề làm vườn cổ xưa, nghề thuần dưỡng thú rừng, cây ăn trái và rau quả và những dấu tích của văn hóa Bắc Sơn cũng chứng minh một điều rằng xứ Lạng cũng là một trong những trung tâm của nền văn minh lúa nước cổ xưa của châu Á - Văn hóa Bắc Sơn nền văn hóa của cư dân ở hang, săn bắn, hái lượm động thực vật trong các thung lũng, bước đầu biết đến nông nghiệp sơ khaị Xứ Lạng còn được biết đến với nền “văn hóa Mai Pha” hậu kỳ của nền văn hóa Bắc Sơn, chủ nhân của nền văn hóa Mai Pha thuộc khối Âu Việt (gồm Tày, Nùng, Lý, Lãọ..) đã sáng tạo và phát triển nền văn minh thung lũng, nền nông nghiệp trồng lúa đầu tiên trên vùng núi nước tạ Cùng với chủ nhân của nền văn hóa Phùng Nguyên là khối Lạc Việt lập nghiệp trên vùng tam giác châu thổ Bắc Bộ tạo dựng nền văn minh sông Hồng. Cả hai khối này đều là người Việt cổ, nền tảng của quốc gia Âu Lạc thống nhất, thời đất nước vừa bước vào nền văn minh. Vì vậy nền văn hóa Mai Pha có một ý nghĩa trọng đại, nó lấp đầy khoảng trống sơ sử trong không gian Âu Lạc cổ đại ở phía Đông Bắc(mà về thời gian còn tạo thành truyền thống liên tục kể từ thời thái cổ Thẩm Khuyên- Thẩm Hai: văn hóa Bắc Sơn, văn hóa Mai Pha) cho đến tận thời kỳ lịch sử trên vùng đất xứ Lạng, một bộ phận cực kỳ quan trọng của nền văn hiến Đại Việt.

Thiên nhiên với cảnh trí độc đáo và nằm ở địa đầu của Tổ quốc nên từ lâu đã có sự giao lưu văn hóa rất lớn điều này đã là chất xúc tác quan trọng làm nên đặc điểm cốt cách con người xứ Lạng vừa hiền lành, dũng cảm, thành thực như chính núi rừng quê hương lại vừa mẫn cảm, khôn ngoan trước tình hình biên giới, trước biến động chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự ở hai biên giớị Những điều này đã tác động không nhỏ tới văn hóa, văn học dân gian xứ Lạng và làm nên gương mặt riêng của mảnh đất biên cương nàỵ

Xứ Lạng là nơi chung sống của nhiều dân tộc anh em. Mỗi tộc người cùng xây dựng cho mình một truyền thống văn hóa, văn học thống nhất trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

đa dạng, vừa có tâm hồn rộng mở, tiếp thu cái hay cái đẹp của văn hóa các dân tộc khác, đồng thời vẫn giữ được cái cốt cách của bản sắc văn hóa các dân tộc. Hơn nữa, các dân tộc này không chỉ sinh sống ở xứ Lạng mà còn sinh sống ở nhiều nơi khác trên cả nước. Vì vậy văn hóa, văn học xứ Lạng tự thân nó không thể tách rời, không chỉ còn có bản sắc riêng mà còn mang trong mình những đặc điểm chung của bản sắc văn hóa Việt Nam.

Một phần của tài liệu Khảo sát truyện kể dân gian tày nùng xứ lạng (Trang 33)