Thần thoại Tày-Nùng xứ Lạng

Một phần của tài liệu Khảo sát truyện kể dân gian tày nùng xứ lạng (Trang 47)

Theo Đinh Gia Khánh, thì ở nước ta “Thần thoại đã nảy sinh từ cuộc sống

của người nguyên thuỷ và phát triển theo yêu cầu của xã hội Lạc Việt”, có nghĩa là

thần thoại có từ trước công nguyên. Đồng quan điểm như trên, các nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị, Chu Xuân Diên cũng đưa ra các ý kiến: “Nói một cách đơn giản thần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

thoại là một loại truyện nói về thần, mang yếu tố thiên nhiên và xuất hiện vào thời

kì khuyết sử”“Thần thoại chỉ có thể xuất hiện trong giai đoạn thấp của sự phát

triển xã hội và của sự phát triển nghệ thuật. Trong giai đoạn đó, thần thoại đã có một vai trò tích cực trong đời sống tinh thần của con người: đó là phương tiện nhận thức quan trọng của người nguyên thuỷ, cũng là một trong những nguồn hình thành

những giá trị tinh thần truyền thống đầu tiên của dân tộc” .

Nói cách khác thần thoại là những sáng tạo nghệ thuật không tự giác, là hệ quả của lời giải thích từ tư duy ấu trĩ về những bí ẩn của thiên nhiên, vũ trụ dựa trên niềm tin ngây thơ và óc tưởng tượng phong phú của con người thuở hồng hoang. Sống giữa vũ trụ hoang sơ, giữa cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, bí ẩn, con người ngay từ thủơ sơ khai đã có nhu cầu nhận thức, lý giải các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ quanh mình. Câu hỏi lớn đặt ra với họ lúc bấy giờ là vũ trụ được hình thành như thế nào, mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ do ai sắp đặt, cái gì có trước, cái gì có saủ...

Vì không đủ khả năng giải thích bằng các tri thức khoa học các hiện tượng tự nhiên bí ẩn đó nên con người đã “ giải thích” bằng trí tưởng tượng, kết quả là đã sáng tạo một cách “vô ý thức” những câu chuyện mà trong đó thế giới tự nhiên đã được đồ chiếu theo chính xã hội con người, tức là vũ trụ được sáng tạo và điều hành, tổ chức, sắp xếp bởi những nhân vật khổng lồ với sức mạnh phi thường, những vị thần linh,... có thể làm nên tất cả những gì mà con người thời đó không thể làm và cũng không thể hiểu được.

Trong sự tưởng tượng của người xưa, các sự vật, hiện tượng có trong tự nhiên như sông ngòi, đồi núi, đồng bằng, sấm chớp, mưa gió... đều do người khổng lồ tạo thành. Các sự vật hiện tượng mà người khổng lồ tạo ra thường gắn với địa bàn cư trú nhất định của tộc ngườị Người Tày- Nùng cổ từ lâu đã sống tập trung ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Đây là miền đất có những dãy núi khá cao, những vùng đồi rộng nổi lên giữa trập trùng rừng nhiệt đới rậm rạp. Người Tày- Nùng chủ yếu quần cư đông đảo ở những thung lũng trù mật,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

dưới chân những dãy núi caọ Do vậy họ đã tạo ra được một nền kinh tế nông nghiệp phức hợp và một nền văn hoá mà các nhà khảo cổ gọi là “ Văn hoá

thung lũng”. Những đặc điểm tự nhiên phức hợp này là chỗ dựa để người xưa

tin rằng đó là những kỳ tích do người khổng lồ tạo rạ

Nhiều văn bản truyện cổ xuất hiện và được lưu truyền trong các dân tộc Tày, Nùng từ vùng Cao Bằng đến khắp các vùng của Lạng Sơn, đặc biệt là các thiên thần được coi là có công tạo lập đất nước, tạo lập vùng định cư của các dân tộc. Trong kho tàng truyện kể dân gian xứ Lạng của dân tộc Tày- Nùng có thần thoại “ Công việc bỏ dở của Thần Nông” (Thần thoại dân tộc Tày). Truyện kể rằng: “ Ngày xưa, xứ Cẩu Phung có vợ chồng Thần Nông sinh được hai con traị Khi hai con đã lớn, vợ chồng Thần Nông bèn chia đôi đất mình đã khai phá thành ruộng cho hai con mỗi đứa một nửa, lấy con sông Bắc Khê làm giới hạn... Khi chia đất cho hai con xong thấy đất còn rộng quá mà ruộng thì ít, liền phá hoang thêm. Vợ chồng Thần làm việc suốt ngày đem. Từng khu rừng hoang nối tiếp nhau đổ dưới bàn tay của vợ chồng Thần. Hàng ngày trời mở mắt xem Thần Nông làm việc. Mặt trời đưa đến đâu, cây rừng mới ngả đều khô hết. Ngả cây xong, Thần Nông phóng lửa đốt. Rồi chồng phía Đông, vợ phía Tây, hai Thần thi nhau làm. Trâu của hai Thần cày rất khoẻ, đất lật lên từng tảng to nhỏ, cao thấp như những trái đồi, trái núị Nhưng vì bắt trâu làm quá sức, nên khi Thần chưa kịp bừa nhỏ, san bằng những tảng đất ấy, thì trâu đã lăn ra chết cả. Trời biết vợ chồng Thần Nông bắt trâu chết, tức giận liền gọi về trờị Công việc phá hoang của Thần Nông vì vậy phải bỏ dở.

Thần Nông đã tạo nên cánh đồng Thất Khê bao la bằng phẳng. Núi đồi bao vây lấy cánh đồng này, từng dãy nhấp nhô chạy từ phía Bắc xuống phía Nam là dấu tích công việc bỏ dở của Thần Nông. Những tảng đất cày lên chưa kịp bừa nhỏ chính là ngọn núi Khau Sliêng, Khau Piao, Lũng Phầy, Khau Luông, Hua Vài ngày naỵ Lũng Phầy là nơi Thần Nông châm mồi lửa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

đầu tiên đốt rừng, Hua Vài là nơi trâu Thần kiệt sức ngã gục chết. Nhớ ăn Thần, về sau dân vùng này dựng đền thờ tại làng Nà Sùa ở giữa cánh đồng của người con thứ. Hằng năm cứ đến ngày 12 tháng 4 âm lịch, các xã nằm trong cánh đồng Thất Khê đều góp gạo, thịt tế Thần Nông...”[Công việc bỏ

dở của Thần Nông, 3, 119-121]

Với đồng bào xứ Lạng, Thần Nông không chỉ là người tạo lập vùng đất, ruộng đồng mà Thần Nông còn là người cai quản ruộng vườn, đất đaị Vị Thần có thể hô gió, gọi mưa cho mùa màng, cây cối tốt tươi, cho cuộc sống dân bản bình an, vụ mùa bội thu, chăn nuôi gia súc đầy đàn, đầy lũ.

Sống ở vùng rừng núi hoang sơ, hiểm trở, luôn phải đối mặt với những bí ẩn, thách thức của tự nhiên, đồng bào Tày- Nùng ở xứ Lạng ngày từ những ngày đầu tiên cư trú trên mảnh đất ruộng đồng này đã mang trong mình khát khao nhận thức, lý giải các hiện tượng tự nhiên kỳ vĩ quanh mình. Trong tư duy của đồng bào thời xa xưa, tạo ra vũ trụ, sắp đặt vũ trụ phải là những con người, những vị thần mang trong mình sức mạnh siêu nhiên, công trạng siêu phàm như vậỵ Cách giải thích hồn nhiên, ngây thơ tuy không có tính khoa học nhưng đã chứng tỏ người xưa đã rất quan tâm đến mọi hiện tượng xung quanh mình, đã quan sát tỉ mỷ và cố gắng giải thích sự tồn tại của nó.

Một bộ phận trong truyện kể xứ Lạng của dân tộc Tày- Nùng xứ Lạng còn có những câu chuyện để giải thích về các địa danh bao quanh con người được gọi là thần thoại địa danh. Thần thoại địa danh của đồng bào Tày, Nùng xuất hiện để giải thích sự hình thành núi sông, gò bãị..bằng cách nhân tính hoá, nhân hình hoá các hiện tượng tự nhiên, khoác cho tự nhiên những hành động, sự việc hệt như của con ngườị Tên gọi Bủng Kham là một vũng nước ở thôn Nà Phái xã Đại Đồng huyện Tràng Định. Xưa kia nơi đây là vũng nước rộng, nước chảy trong vắt quanh năm. Hiện nay Bủng Kham chỉ còn một vũng nước nhỏ, dấu tích còn lại là cồn cát phía Đông và gò đá phía Tây, trên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

mặt có dấu vết các bàn “ô ăn quan” tương truyền là nơi đùa của các nàng Tiên xưa kiạ Truyện kể rằng: “Ngày xửa ngày xưa, có bẩy nàng tiên đã trốn Ngọc Hoàng xuống hạ giới ngao dụ Khi bay qua vùng Cẩu Pung thấy phong cảnh sơn thuỷ hữu tình nơi đây tuyệt đẹp, bèn dừng chân ngắm cảnh và tắm mình trong dòng nước trong xanh mát rượị Vì quá mải vui, các nàng tiên quên cả về trờị Lâu không thấy các nàng về, Ngọc Hoàng phái thiên thần đi tìm. Nghe tiếng Thiên thần gọi, các nàng giật mình biết quá mải vui mà phạm lệnh Thiên đình nên vội vàng xiêm áo bay về trời, quên cả bảy dải lụa xanh ở Cẩu Pung. Bảy dải lụa xanh ấy tự nhiên biến thành bảy dòng suối lớn trong xanh mát rượi, tưới cả cho cánh đồng rộng lớn. Đó là các con suối Nặm Ăn, Khuổi Nộc, Pác Chác, Khuổi Ngìn, Khuổi Sao, Khuổi Mịt, Thâm Luông. Từ ấy cánh đồng có tên gọi là Thất Khê, tức là bảy con suốị Trong số bẩy con suối đó thì suối Nặm Ăn là lớn nhất, nước trong xanh nhất, mát nhất, có phong cảnh đẹp nhất mà Nàng tiên chọn tắm, đó là vũng nước xoáy Bủng Kham ở thôn Nà Phái, xã Đại Đồng. Những khi gió mát trăng thanh, đêm khuya vắng lặng, Nàng tiên cả thường gọi các em đến tắm dòng nước mát và đã khoét xuống gò đá hai bàn “chét” cho các em cùng chơị Đánh “chét ô ăn quan” là một trò chơi giải trí thú vị và phổ biến ngày xưa của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc. Gò đá Bủng Kham là nơi lạnh lùng khác thường, ngày xưa những lúc vắng lặng hoặc lúc hoàng hôn buông xuống, ít ai dám đi qua, và Bủng

Kham trở thành đất thiêng từ đó”.[44, 31-32]

Nhân dân quanh vùng quan niệm Bủng Kham là nơi vui chơi giải trí của thân tiên rất thiêng, nên ai chịu khó thờ cúng ở đó thì sẽ được các nàng Tiên phù hộ cho làm ăn phát đạt, mùa màng nương rẫy bội thu, gia súc đầy đàn, cuộc sống yên bình, gia đình no ấm hạnh phúc. Công cuộc kiến tạo núi sông của tự thân vũ trụ trở thành công việc của các thần, của những anh hùng văn hoá, những lực lượng siêu nhiên. Điều đó đã thể hiện, niềm tin, khao khát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

nhận thức khám phá vũ trụ và tình yêu, lòng tự hào của đồng bào về vẻ đẹp của thiên nhiên; ước mong chinh phục, thắng đoạt tự nhiên dù chỉ trong tưởng tượng, bằng tưởng tượng

Xem xét và khảo sát thần thoại của đồng bào Tày- Nùng xứ Lạng tuy với số lượng ít nhưng cũng phần nào cho ta thấy cảm quan và trí tưởng tượng của đồng bào vô cùng phong phú. Dù hoang đường khó tin nhưng chúng vẫn mang sức hấp dẫn đặc biệt, sức “ hấp dẫn của một nghệ thuật nảy nở trên những điều kiện xã hội sơ khai, một nghệ thuật về sau không bao giờ có thể

sản sinh được nữa”.

Một phần của tài liệu Khảo sát truyện kể dân gian tày nùng xứ lạng (Trang 47)