Tín ngưỡng tiêu biểụ

Một phần của tài liệu Khảo sát truyện kể dân gian tày nùng xứ lạng (Trang 106)

Truyện kể dân gian xứ Lạng lưu truyền rộng rãi trong dân gian và được người dân kể lạị Trong quá trình lưu truyền, nó không chỉ gắn với những địa danh, những vùng đất cụ thể của xứ Lạng mà còn gắn với sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng trong các tục thờ cúng và trong các lễ hội

Trong số các tín ngưỡng thờ thần ở đất nước ta, nổi bật nhất là tục thờ thần Nước, còn gọi là tục thờ Thuỷ thần. Từ xa xưa, trong tâm thức của mình, người dân vùng sông nước coi Thuỷ phủ là nơi vua Thuỷ Tề, Long Vương, Nam Hải Đại Vương hoặc Hà Bá ngự trị và cai quản. Thế giới thuỷ phủ nằm dưới biển cả sâu thẳm, dưới những dòng sông, con suối và mặt hồ nước mênh mông. Thế giới ấy đầy bí ẩn và huyền ảo, con người không thể đến được, còn các loài vật dưới đó mang biểu tượng sức mạnh của thần linh. Với quan niệm như vậy, các truyện kể, truyền thuyết và lễ tục về những linh vật sinh tồn dưới Thuỷ phủ có sự liên quan đến tục thờ thần Nước.

Trong đời sống tín ngưỡng dân gian xứ Lạng, dấu tích thờ cúng thần Nước được biểu hiện dưới lớp vỏ bọc là một biểu tượng linh vật thuộc về nước đó là tục thờ Rắn. Loài vật đã đi vào đời sống văn hóa của nhân loại bằng nhiều cách thức và sự biểu hiện khác nhaụ Mỗi loài đều mang những ý nghĩa biểu trưng nhất định và tiêu biểu cho văn hóa, tín ngưỡng, tập tục, lối sống hay đặc tính của một dân tộc, vùng miền. Nhưng, có lẽ, không có loài vật nào mà ý nghĩa biểu trưng phong phú như loài rắn. Hình tượng rắn không chỉ xuất hiện trong hầu hết các nền văn hóa mà còn mang nhiều ý nghĩa khác nhau, đôi khi đối lập nhaụ Rắn biểu trưng cho cả giới tính nam và nữ; là một vị thần sáng thế, biểu trưng cho vũ trụ thời hỗn mang nhưng đôi khi lại là một thành viên hay vị thần bảo hộ của gia đình, là nguồn nước và cũng là lửa, là vị phúc thần và ác thần, điều tốt và cái xấu, tượng trưng cho sự sống bất tử và cái chết, dương thế và âm ty, sự hủy diệt và tái sinh, tình yêu, nhục dục và tội lỗị..Trong văn hóa dân gian Việt Nam, rắn là một hình tượng phổ biến và có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

sức ám ảnh mạnh mẽ, phổ biến nhất của người Việt ở đồng bằng sông Hồng. Có thể thấy tục thờ rắn ở các đền dọc theo sông Hồng, sông Cầu, sông Đuống, sông Kỳ Cùng... và qua các di tích, lễ hộị..

Tục thờ rắn với tư cách là thủy thần nên ở xứ Lạng dọc theo dòng sông Kỳ Cùng và các bản làng xuất hiện khá phổ biến tục thờ về linh vật này, đó là các truyền thuyết tín ngưỡng về thần Rắn, ông Dài, ông Cộc. Trong không gian văn hoá xứ Lạng, tục thờ thần Rắn diễn ra khá phổ biến. Truyền thuyết về Rắn gắn liền việc giải thích nguồn gốc các lễ hội, dấu tích đình, đền như: Lễ hội đình Vằng Khắc, lễ hội Phài Lừa Nà Lình, lễ hội Bưa Lừa Văn Mịch... Truyền thuyết về rắn gắn liền với ngôi miếu thôn Nà Lình và khu vực đoạn sông Thà Bó từ Pác Hát đến Pò Phiêng (đoạn sông Kỳ Cùng chảy qua). Người dân nơi đây kể rằng “một chủ nhà họ Hoàng ra đoạn sông Thà Bó đánh cá. Ông kéo lưới lên vớt được một quả trứng, không giống trứng gà cũng không giống trứng vịt, ông bèn thả xuống sông. Sau bao lần như vậy, ông vớt lên vẫn thấy quả trứng cũ, ông bèn đem về cho gà ấp. Sau đó trứng nở ra thành một con rắn, ông gọi là Củm. Ông đưa Củm vào chum nuôi nhưng nó lớn nhanh như thổi làm cho mọi người sợ hãi, ông bèn đem ra đoạn sông trước miếu thả và nói: rắn không được nổi lên làm mọi người sợ hãi, khi nào ta vỗ ba lần thì mày hãy về kỳ lưng cho tạ Từ đó rắn không nổi lên nữăHiện giờ thỉnh thoảng đoạn sông đó đục ngầu lên, dân làng cho là rắn về tắm nên nước sông đục). Với mong muốn Thần phù hộ cho mưa thuận gió hoà, cuộc sống ngày càng sung túc nhân dân ven đoạn sông Thà Bó tổ chức đua thuyền từ Pác Hát đến Pò Phiêng. Khi thuyền qua đoạn giữa Thà Bó đều lật ba lần để gọi rắn cùng đuạ Dân làng quan niệm rắn là con trai vị thần ở miếu Nà Lình, nên ngày mùng 4 tháng 4 (âm lịch) làm lễ cúng ở miếu, đua

thuyền, lật thuyền giữa sông để gọi rắn cùng vui” [44, 65] .

Lễ hội đình Vằng Khắc – Nà Lừa- Lộc Bình liên quan đến truyền thuyết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

lưới, có một đứa con traị Một hôm, ông lão bắt được một quả trứng lạ rất lớn, đem về giấu ở thúng trấu rồi quên bẵng đi mấy ngày, không ngờ trứng đã nở ra một con có màu đỏ. Rắn quen với người và mỗi ngày một lớn. Ông lão mang rắn để thả sông. Về sau ông lão cưới vợ cho con trai mình. Một hôm cô dâu mới ra sông tắm giặt bỗng mất hút. Ông lão giận lắm, gọi rắn lên định giết chết, nhưng nhát chém của ông chỉ làm nó đứt khúc đuôi, nên từ đó có tên là ông Cộc (tiếng địa phương là Vằng Khắc). Rắn báo cho ông biết: Vua Thủy cho hắn coi khúc sông này và cám ơn bố nuôi về việc cưới vợ cho nó. Ba năm sau vào một mùa mưa lũ, nước sông Kỳ Cùng dâng cao ngập hết ruộng nước, và sắp ngập cả bản làng. Dân làng đến cầu xin ông cụ gọi rắn về cứu giúp, ông cụ bèn ra bến sông gọi lớn: “ Vằng Khắc ơi! Vằng Khắc con ơi hãy mau về cứu ta và dân bản”. Một lúc sau sấm chớp nổi lên, mây đen vần vũ, trời tối đen như mực tiếng sóng đánh trên sông ầm ầm như tiếng thác rừng. Vào quá giờ ngọ thì bầu trời trở nên quang đãng, nước sông rút nhanh chóng, xác những con thuỷ quái chết dạt vào bờ nhiều vô kể, dân làng cho rằng rắn thần đã đánh nhau với thuỷ thần, hà bá cứu dân thoát khỏi cơn lũ lớn. Để ghi nhớ ơn sâu nghĩa nặng của rắn Vằng Khắc và đức độ của cụ già họ Đinh, dân làng tôn rắn làm Thành hoàng làng và xây dựng nơi thừa tự gọi là đền (đình) Vằng Khắc, mở hội tế thần vào dịp tháng 4 âm lịch hàng năm. Tại đình Vằng Khắc, đồng bào Tày, Nùng từ bao đời hương khói trong niềm tin tưởng cầu phúc, lộc, khang, mùa màng tươi tốt cho mình và bản làng. Lễ hội được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ ơn đức của ông lão đã nuôi ông cộc và phù hộ cho dân làng yên ổn, sau nữa là rước ông ra đình Vằng Khắc cùng

với ông Cộc- vị Thành hoàng làng” [44, 83-85]

Sự tích hội Bưa Lừa gắn với lễ hội Bưa Lừa ở Văn Mịch Bình Gia được

tổ chức cứ 3 năm một lần (vào năm nhuận) vào ngày 4/4 âm lịch để đón Thần Thuồng luồng trở về Văn Mịch thăm bố mẹ cùng bà con dân bản, để luôn nhớ tới công ơn và thán phục cái sức mạnh phi thường của thuông luồng xưa, có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

một sức mạnh vô biên cùng với ý chí, quyết tâm cao độ đã dũng mãnh tiêu diệt toàn bộ lũ thuồng luồng độc ác đem lại cuộc sống bình yên cho dân bản.

Bên cạnh đó tín ngưỡng thờ nước còn được thể hiện ở lễ hội chùa Tiên - một trong những sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng đặc sắc ở xứ Lạng được tổ chức vào đầu năm mới gắn với truyền thuyết về Giếng Tiên kể về một ông Tiên đã giúp dân nguồn nước chống hạn năm nào . Trong bối cảnh là một địa bàn cư trú là cư dân nông nghiệp ở vùng thung lũng rẻo cao thì lễ hội Chùa Tiên đã phần nào phản ánh ước vọng về nguồn nước no đủ cho việc sản xuất nông nghiệp. Yếu tố tự nhiên này có ảnh hưởng đặc biệt đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của đồng bào Tày, Nùng xứ Lạng.

Đồng bào Tày, Nùng xứ Lạng sống ở vùng địa hình hiểm trở, hoang vu, nơi xen lẫn giữa núi non, đèo thác với sông suối nên việc coi trọng, tôn sùng những con vật thiêng cũng là cách để đồng bào cầu mong sự bình yên, phúc lành cho cuộc sống của họ. Những nét tâm lý, tín ngưỡng đó hiện còn tồn di, để lại dấu vết trong những câu chuyện cổ cũng là điều dễ hiểụ Tín ngưỡng thờ rắn ở xứ Lạng cũng bắt nguồn từ những tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt cổ. Xuất phát từ môi trường tự nhiên gắn với điều kiện sông nước, đầm lầy, hình tượng rắn đã được đồng hóa với nước, thủy thần và đi vào tâm thức dân gian từ rất sớm và thường gắn với tục thờ các vị thần tự nhiên.

Một phần của tài liệu Khảo sát truyện kể dân gian tày nùng xứ lạng (Trang 106)