Phân loại

Một phần của tài liệu Khảo sát truyện kể dân gian tày nùng xứ lạng (Trang 42)

Việc phân loại các thể loại và định ra ranh giới rõ ràng cho các thể loại văn học dân gian là điều bất khả thi một khi nó được hình thành trong một quá trình lịch sử rất dài qua cửa miệng của người đờị Tuy nhiên, dựa vào hàng loạt những phương thức, phương tiện tạo dựng nên tác phẩm, phối hợp chúng với nhau, các nhà folklore cũng đã hình dung ra bộ mặt từng thể loại, dù giữa chúng vẫn có sự giao thoạ

Người có công đầu trong việc ý thức phân loại truyện kể dân gian Việt Nam là Nguyễn Văn Ngọc, ông đã phân truyện cổ thành năm loại như sau:

-Những truyện thuộc về lối cổ tích hoặc dã sử, cha mẹ hay ông bà tối

thường kể cho con cháu nghẹ

-Những truyện mà kết cục đã thành câu phương ngôn, lý ngữ hoặc trái

lại xuất xứ từ những lý ngữ, phương ngôn ấy rạ

-Những truyện thuần về văn chương trong đó có những câu ca, bài hát

nôm na mà vui thú, giản dị mà tự nhiên, xưa kia đâu đó vẫn thường truyền tụng.

-Những truyện trong đó ngụ một ý cao xa thuộc về triết lý may ra so bì

được với Bách tử bên Trung Quốc và sau này có thể đem vào môn học cổ điển nước nhà.

-Những truyện vui chơi, cười đùa lý thú để tiêu sầu khiển muộn nhưng

chưa quá thuộc về cái thể gọi là tiếu lâm mà các nhà đạo đức nghiệt ngọng vẫn quên chê là nhảm nhí.

Tiếp theo, Nguyễn Đổng Chi trong Việt Nam cổ văn học sử (1942) cũng đã đưa ra một cách phân loại, ông đã chia chuyện đời xưa thành ba loại: Thần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

thoại, Chuyện thần quái, Chuyện vặt. Thần thoại tương đương với khái niệm thể loại thần thoại ngày nay, Chuyện thần quái tương đương với thể loại truyền thuyết và cổ tích, Chuyện vặt tương đương với thể loại truyện cười, truyện ngụ ngôn...

Trong kho tàng truyện cổ dân gian phức tạp và rộng lớn mà nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi đã ví như một khu rừng rậm rạp trong đó có nhiều loại cây “cây to, cây nhỏ, gỗ tốt, gỗ xấu mọc chằng chịt lẫn lộn” không phải hiếm những cốt truyện thuộc về những thể loại khác nhaụ..”. Nhưng việc xác định nó ra sao, theo những tiêu chuẩn nào, từ trước tới nay cùng với việc sưu tầm, biên soạn, nhiều soạn giả đã tiến hành việc phân loại, song cũng không tránh khỏi sự sơ sài, và lộn xộn, chồng chéo, thiếu nhất quán và lúng túng”...

Trong sách Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (1957), Nguyễn Đổng Chi cùng các ông Văn Tân, Nguyễn Hồng Phong đã phát triển sự hình dung sơ lược về thể loại truyện dân gian trước đây thành một bước phân loại các thể loại rõ ràng hơn. Đó là các thể loại: Thần thoại; Truyền thuyết; Cổ tích; Ngụ

ngôn; Tiếu lâm, Khôi hàị.. Trong đó ở mỗi chương mục sách các tác giả đều

kèm theo những phần phân tích cơ sở nội dung, xã hội và nghệ thuật. Về cơ bản cách phân loại này đã được các nhà nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian công nhận từ đó, cũng như trong các công trình nghiên cứu, phân loại văn học dân gian sau đó...

Gần đây các nhà folklore Việt Nam như Hoàng Tiến Tựu trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam tập 1(Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1990), Đỗ Bình Trị trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam tập 2 (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1992), Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn trong công trình Lịch sử văn học Việt Nam- Văn học dân gian (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997), Phạm Thu Yến, Nguyễn Bích Hà, Lê Trường Phát trong giáo trình Văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

2001)... đã thống nhất ở cách phân loại các thể loại văn học dân gian thành các loại hình như: tự sự, trữ tình, sân khấu dân gian... Trong đó cách phân loại về loại hình tự sự gồm các thể loại thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn...phù hợp với sự quan tâm của chúng tôi trong đề tài nàỵ Tuy nhiên khi tiến hành phân loại các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy sự phân loại này cũng chỉ mang tính chất tương đối bởi có sự đan xen giữa thể loại theo xu hướng truyền thuyết hoá và cổ tích hoá. Các lớp thể loại chồng chất lên nhau trong một truyện kể hoặc sự phân hoá các truyện kể thành nhiều xu hướng.

Kế thừa thành tựa của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi tiến hành phân loại truyện kể dân gian của người Tày- Nùng xứ Lạng dựa trên các tiêu chí chức năng thể loại, cảm hứng sáng tạo, đặc trưng thi pháp, và chức năng thể loại vì chức năng thể loại thể hiện mục đích sáng tác của tác giả dân gian. Chức năng thể loại chi phối phương thức biểu hiện và những đặc trưng thi pháp thể loại, khiến mỗi thể loại có những nét riêng. Dựa vào các tiêu chí đó chúng tôi nhận thấy truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng đều có cả ba thể loại: thần thoại, truyền thuyết và cổ tích, tuy số lượng không đều nhaụ Cụ thể theo những tài liệu khảo sát chính như đã nêu ở trên, truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng gồm 42 truyện trong đó theo sự phân loại của chúng tôi thì:

-Thần thoại (2 truyện)

-Truyền thuyết (8 truyện)- xem thêm phụ lục -Cổ tích (32 truyện).

So với truyền thuyết và cổ tích, thần thoại có số lượng ít hơn cả, chỉ 2/42 truyện. Hiện tượng này chắc chắn không vì lý do nguồn gốc, sự xuất hiện của tộc người Tày- Nùng xứ Lạng, bởi người Tày- Nùng là cư dân bản địa nằm trong cộng đồng Tày- Nùng cổ có mặt ở Việt Bắc từ rất sớm. Sự thật thì ngay cả người Kinh, tộc người chiếm đa số ở Việt Nam, số lượng thần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

thoại sưu tầm được cũng rất ít (Xem: Nguyễn Đổng Chi- Lược khảo về thần

thoại Việt Nam), đến mức các nhà folklore học đã khẳng định Việt Nam

không có thần thoạị Người Tày, Nùng xứ Lạng (hay cả người Kinh) ít có thần thoại, có lẽ không vì họ không quan tâm đến nguồn gốc, sự hình thành của vũ trụ, của muôn loài trong thế giới quanh mình, mà theo chúng tôi, điều này trước hết có thể xuất phát từ chính việc sưu tầm, khảo cứu văn học dân gian trong đó có thần thoại- thể loại ra đời sớm nhất và đã “ một đi không trở

lại”. Cho đến nay các công trình nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian xứ

Lạng đã được xuất bản không nhiềụ Riêng về truyện kể dân gian mới chỉ có

tập Truyện cổ xứ Lạng do Nguyễn Duy Bắc, Hoàng An, Hoàng Tuấn Cư,

Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội, 1997 và một số tác phẩm có trong một số công trình nghiên cứu về văn hoá, lễ hộị Lý do tiếp nữa có thể là do sự chuyển hoá của thể loại trước những nhu cầu của lực lượng sáng tác mới, làm cho nguồn thần thoại chưa kịp cố định đã bị xé vụn, biến tướng đi không còn nguyên dạng. Truyền thuyết và cổ tích đã lượm lại những “mảnh vỡ” của thần thoại để làm dày dặn, phong phú hơn cho cốt truyện của mình. Đây cũng chính là lý do khiến chúng tôi gặp không ít khó khăn khi tiến hành phân loại, tìm hiểu truyện kể dân gian của đồng bào Tày- Nùng xứ Lạng.

Do tính chất phức tạp của đối tượng nên chúng tôi chưa thể khẳng định hệ tiêu chí mình đưa ra đủ sức bao quát triệt để mọi hiện tượng, nên bên cạnh việc lập ra hệ thống tiêu chí để phân loại như trên, chúng tôi cũng sẽ chú ý tìm hiểu cả những hiện tượng giao thoa, chuyển hoá về mặt thể loại để làm đầy đủ hơn diện mạo truyện kể dân gian của người Tày- Nùng xứ Lạng.

Sự giàu có và phong phú của văn hoá, văn học dân gian xứ Lạng được lắng kết trong hệ thống truyện cổ dân gian. Đó là một kho tàng văn hoá được nẩy sinh trên nền văn minh nông nghiệp, văn minh thung lũng. Những thần thoại, truyền thuyết, truyện cố tích đều thấm đẫm tâm tư, tình cảm, phong tục,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

tập quán của con người nơi đâỵ Khi đi tìm hiểu truyện cổ xứ Lạng cũng cần chú ý đến sự giáp ranh giữa các thể loại của truyện cổ như thần thoại với truyền thuyết, giữa truyền thuyết với truyện cổ tích. Đôi khi giữa chúng còn là sự sát nhập hẳn vào nhau như thần thoại được truyền thuyết hoá và truyền thuyết được cổ tích hoá.

Trong quá trình nghiên cứu văn học dân gian, các nhà nghiên cứu đều khẳng định rằng mọi giới hạn về mẫu kể bao giờ cũng chỉ là tương đốị Mỗi tộc người dù ít ỏi hay cực kỳ đông đảo đều tự khẳng định cho mình một truyền thống nghệ thuật riêng. Đó là những nội dung liên tiếp được củng cố và được hiện ra trong những kết hợp thể tương ứng, bao gồm các thành tố được sát nhập theo nguyên tắc xác định trong từng chặng đường cụ thể. Hơn nữa trải qua những biến thiên của thời gian và sự vận động, bảo lưu, lưu truyền trong một không gian rộng lớn thì giữa các thể loại của văn học dân gian nói chung và truyện cổ xứ Lạng có sự “Hội nhập- Tiếp xúc” với nhau trong thể loại truyện cổ và các thể loại văn hóa, văn học dân gian khác. Song nó vẫn là một “Sản phẩm” văn học dân gian của địa phương- một loại giá trị tinh thần có thuộc tính đa nghĩa lại luôn luôn được lưu chuyển và co giãn giữa dòng đời chảy trôi từ từ, chậm chạp không có bến bờ cho nên tất lẽ thường phải chấp nhận nhiều cách đánh giá, nhận định khác nhau theo ý kiến chủ quan của từng người nghiên cứụ

Từ những quan niệm trên, trong quá trình khảo sát nguồn truyện kể Tày- Nùng xứ Lạng chúng tôi chú ý đến những mẫu kể mà chúng tôi cho là tiêu biểu cho dạng truyện theo nguyên tắc đồng hình và theo đặc trưng thể loại để có những phân loại, nhận thức cụ thể. Vì thế, tuy số lượng bản kể không nhiều và không bao quát hết nội dung cụ thể nhưng vẫn bảo đảm ý nghĩa học thuật.

Một phần của tài liệu Khảo sát truyện kể dân gian tày nùng xứ lạng (Trang 42)