Từ thần thoại suy nguyên, nặng về luận đoán, suy tưởng về sự hình thành vũ trụ, về việc sinh ra con người thuở ban đầu, thần thoại đã phát triển thành những bài ca hào hùng ca ngợi những chiến tích kỳ diệu của con người bước đầu chinh phục thiên nhiên, sáng tạo văn hoá trong buổi đầu của sự hình thành tộc ngườị Đó chính là ngọn nguồn của truyền thuyết. Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong bài “ Nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương” đã viết:
“ Một nguồn sử quý giá là truyền thuyết dân gian...những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân ta qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hoá, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và mộng. Chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm
nên những tác phẩm văn hoá mà đời đời con cháu ưa thích”. Đúng như vậy,
truyền thuyết cũng như văn học nói chung với tất cả tính hư cấu và sức tưởng tượng bay bổng kỳ diệu tới đâu chăng nữa cũng chỉ là bắt rễ bén mầm từ thực tiễn xã hộị
Truyền thuyết thường thể hiện cảm quan của nhân dân về một sự kiện, một nhân vật lịch sử gắn với những tên gọi núi sông, gò bãi, làng xóm, đình đền, miếu mạo, lễ hộị... Truyền thuyết được coi như những “dấu tích” những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn
“ bằng cớ” về chiến tích của các nhân vật anh hùng, là nơi những sự kiện lịch sử,... đã “diễn ra”.
Khi khảo sát 8 truyền thuyết Tày- Nùng xứ Lạng có trong các tài liệu mà chúng tôi thu thập để nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có hai nhóm truyền thuyết tiêu biểu trong truyền thuyết xứ Lạng đó là truyền thuyết về anh hùng chống giặc ngoại xâm và truyền thuyết về thần tự nhiên.
2.4.2.1. Truyền thuyết Tày- Nùng xứ Lạng về đề tài anh hùng chống giặc ngoại xâm.
Lịch sử nước ta là lịch sử hàng ngàn năm chống giặc ngoại xâm. Dân tộc ta luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm từ mọi ngả, đặc biệt là phong kiến phương Bắc thuở xưa chưa bao giờ bỏ tham vọng thôn tính nước ta, đồng hoá nhân dân tạ Vì vậy, cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước, bảo vệ quyền sống, bảo vệ nền văn hoá dân tộc là một nội dung rất phong phú của lịch sử nước tạ Truyền thuyết đã ghi lại nội dung này bằng nhiều mẩu chuyện chống ngoại xâm quyết liệt và đầy vinh quang trên khắp các chặng đường lịch sử: từ những truyện kể về bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đến câu chuyện kể về bà Triệu cưỡi voi chém giặc cùng các nữ tướng...
Trong thực tế lịch sử, các tộc anh em trên khắp mọi miền của đất nước, bằng cách này hay cách khác, đã đóng góp phần của mình vào các chiến thắng vinh quang đó. Bằng thể loại truyền thuyết, các tác giả dân gian trong đó có tộc người Tày- Nùng ở xứ Lạng đã khắc hoạ lịch sử bằng những hình tượng độc đáo của địa phương, góp phần bồi đắp truyền thống yêu nước nồng nàn, truyền thống đoàn kết sắt son của đại gia đình dân tộc Việt Nam. Đồng bào ở đây vẫn lưu truyền những mẫu kể ngắn gọn về các anh hùng chống giặc ngoại xâm. Tềnh Tổng gắn với câu chuyện về ông quan cai quản đất xứ Lạng hồi đó là Hán quận công tìm cách trừ cướp giặc, cứu người bị nạn trong truyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn
gái giàu lòng yêu nước trong truyện “Câu chuyện về Ngõ Thề ở Chi Lăng”. Đó còn là bảy chàng dũng sĩ đã hoá thành bảy ngọn núi để án ngữ quân giặc, sống mãi với quê hương bản làng trong truyện về Cửa Quỷ, núi Quỷ (Chi Lăng)...
Những sự kiện, những nhân vật trong truyện có thể không hoàn toàn có thực nhưng với đồng bào nó lại có tác dụng khái quát lịch sử, đời sống tinh thần chung của cộng đồng làng bản. Nội dung cơ bản của nhóm truyện kể này là phản ánh công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, quá trình làm ăn sinh sống, giữ gìn, xây dựng bản làng. Chi phối toàn bộ nội dung này là nguồn cảm hứng ngợi ca, tôn vinh. Công cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống ngoại xâm...đó đã để lại những tia hồi quang đậm nét trong lòng nhân dân, trở thành nguồn cảm hứng để họ sáng tạo ra những truyền thuyết muôn đời cho thế hệ.
Lòng ngưỡng mộ, cảm phục trước những hy sinh, những đóng góp cao cả, những tài năng, phẩm chất của con người này đã khiến dân gian sáng tạo nên những câu chuyện đầy thơ mộng, lưu truyền từ đời này sang đời khác, như để nhắc nhở con cháu mình về công lao của những lớp người đi trước. Điều này cho thấy chính lịch sử hào hùng của bản làng, của tộc người đi qua đã để lại ở mỗi làng, mỗi xóm, mỗi vùng đất, những di tích, lễ hội những nét khắc trạm không thể phai mờ. Đồng bào truyền miệng nhau đời này qua đời khác những câu chuyện hào hùng đó làm cho những con người, những sự kiện lịch sử trong truyện là có thực và chính nó đã khắc tạo tên, tạo hình cho núi sông, đất nước, tạo nên bản sắc của bản làng. Mỗi câu chuyện như một bài ca ca ngợi công lao, sự đóng góp của mỗi con người dành cho bản làng yêu dấụ
2.4.2.2. Truyền thuyết Tày- Nùng xứ Lạng về các vị thần tự nhiên
Khi khảo sát truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng, chúng tôi nhận thấy ở thể loại thần thoại trong quá trình lưu truyền và tồn tại đã có sự biến đổi về nhiều mặt và chịu sự tác động của các yếu tố lịch sử, yếu tố tôn giáo và tín
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn
ngưỡng dân gian đã làm cho quá trình truyền thuyết hoá thần thoại diễn ra mạnh mẽ. Xưa kia, người Việt nói chung và người Tày, Nùng nói riêng đã có một hệ thần thoại phong phú, đó là những truyện kể về các thực thể tự nhiên như mặt trăng, mặt trời, bầu trời, biển cả, dòng sông, ngọn núi, cây cối, tảng đá, vật tổ...tất cả đều gắn với các tình tiết hoang đường, kỳ ảo, phản ánh tư duy nhận thức huyền thoại của con người về thế giới tự nhiên. Thế giới tự nhiên ấy đã được con người gắn cho bản tính thần linh, do thần linh sinh ra và cai quản. Về sau do quá trình lịch sử hoá, địa phương hoá..., các thần thoại đó đã được sáng tạo và tái sáng tạọ Chính điều này làm cho diện mạo, bản chất nguyên sơ của thần thoại không còn nguyên dạng nữa, thần thoại đã mang cả tính chất truyền thuyết. Trong quá trình lưu truyền lâu dài qua các triều đại, qua nhiều thế hệ người dân, các thần thoại dần trở thành những truyền thuyết đúng nghĩa, bởi trên thực tế đã diễn ra quá trình truyền thuyết hoá thần thoạị Tuy nhiên, các yếu tố thần thoại, hay nói cách khác các mảnh vụn của thần thoại vẫn còn lưu dấu vết rất đậm trong các truyền thuyết, đặc biệt là truyền thuyết về các thần tự nhiên, và đó là sự hỗn dung về thể loại giữa thần thoại và truyền thuyết. Đề cập đến yếu tố tự nhiên trong thể loại truyền thuyết dân gian, tác giả Trần Thị An trong bài Những biểu tượng không gian thiêng trong
truyền thuyết dân gian người Việt đã chỉ ra rằng: “Núi, đá, sông nước, cây và
mây mù là biểu tượng của không gian thiêng trong truyền thuyết. Đó là nơi trú ngụ của thần linh, là không gian tồn tại của sự sống trong dạng động và tĩnh...”[1,803-829 ]. Tuy nhiên, tác giả chưa đi đến khẳng định về sự tồn tại của dạng truyền thuyết về thần tự nhiên với tư cách là một tiểu loại nằm trong thể loại truyền thuyết dân gian. Xét dưới tiêu chí nội dung và thi pháp của thể loại truyền thuyết, chúng tôi nhận thấy có một mảng truyền thuyết xứ Lạng về thần tự nhiên khá phổ biến và được biểu hiện dưới các dạng thái khác nhaụ Đó là truyền thuyết về những nhân vật nguyên dạng là thần tự nhiên và truyền thuyết về các nhân vật thần tự nhiên đã được lịch sử hoá. Trong đó bao gồm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn
các truyền thuyết về thần Nước, thần Đá, thần Núị Gắn liền với các truyền thuyết là các di tích, phong tục thờ cúng và lễ hội được lưu truyền từ xa xưạ Các nhân vật thần Nước vốn là những nhân vật thần thoại giải thích cho sự ra đời, tồn tại của dòng sông, mặt hồ và cả quá trình chinh phục nguồn nước của con ngườị Trong truyện kể dân gian xứ Lạng các nhân vật này được gắn với những sinh hoạt văn hoá lễ hội, tục thờ liên quan đến việc giải thích nguồn gốc hình thành của các lễ hộị Vì thế, các truyện kể dân gian về nhân vật thần Nước đậm tính chất của nhân vật truyền thuyết
Giống như dân tộc Việt ở vùng Trung du và đồng bằng Bắc Bộ, các dân tộc người thiểu số Tày, Nùng trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là canh tác cây lúa và một số hoa màu khác. Họ rất coi trọng từng thửa ruộng, mảnh vườn của mình và nghề nông. Trong sản xuất nông nghiệp và trồng cây lúa, yếu tố nước là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầụ Nước làm cho con người sợ hãi khi lũ lụt, và nước giúp nhà nông cấy cày, sản xuất trong cuộc sống hàng ngàỵ Vì thế đồng bào Tày, Nùng xứ Lạng lưu giữ cho mình khá nhiều những truyền thuyết phản ánh tính cầu nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp như những môtip chuyện về Ông Cộc, Ông Dài, Thần Rắn được lưu truyền dọc bờ sông Kỳ Cùng và liên quan đến sự tích các lễ hội như: Lễ hội đình Vằng Khắc, lễ hội Phài Lừa Nà Lình, lễ hội Bưa Lừa Văn Mịch, lễ hội
chùa Tiên...Những sự tích này chúng tôi sẽ lý giải sâu hơn ở những nội dung
tiếp theo.
Như vậy, xét về đặc trưng thể loại, những câu chuyện truyền thuyết Tày, Nùng xứ Lạng đã được sử dụng như những chứng cứ lịch sử, như sự ghi nhận lòng tri ân của nhân dân (tác giả và là người kể truyền thuyết) đối với nhân vật trong truyện. Những tên địa danh, những sự tích lễ lễ hộị.. đều gắn với những truyền thuyết cụ thể. Điều này khiến cho truyền thuyết của đồng bào vừa đầy màu sắc huyền thoại vừa như là những điều “có thực” xảy ra từ cuộc sống giữ gìn bản làng của chính họ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn
Truyền thuyết Tày, Nùng xứ Lạng không đơn giản chỉ là tên đất, tên làng, những dấu tích, tín ngưỡng để lại mà còn là âm thanh của đất- những âm thanh thân thiết từ cuộc sống, từ lịch sử đấu tranh, sinh sống, làm ăn mấy ngàn năm của vùng đất vọng truyền về. Những truyền thuyết mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, mang đậm âm thanh núi rừng. Ở đó ẩn chứa sâu sắc những giá trị chân - thiện - mỹ của người dân xứ hoa Hồị