Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vnĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỖ VÂN NGA KHẢO SÁT Ý NGHĨA HÌNH ẢNH TRONG CA DAO - DÂN CA TÀY N
Trang 1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐỖ VÂN NGA
KHẢO SÁT Ý NGHĨA HÌNH ẢNH TRONG CA DAO - DÂN CA TÀY NÙNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
THÁI NGUYÊN - 2012
Trang 2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐỖ VÂN NGA
KHẢO SÁT Ý NGHĨA HÌNH ẢNH TRONG CA DAO - DÂN CA TÀY NÙNG
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Huế
THÁI NGUYÊN - 2012
Trang 3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác
Tác giả luận văn
Đỗ Vân Nga
Trang 4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ văn, phòng Quản lý và Đào tạo sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
đã tạo điều kiện cho tôi học tập
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Huế , người
trong suốt thời gian qua đã tận tình giúp đỡ và động viên rất nhiều để tôi có thể hoàn thành luận văn này
Lời cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Tác giả luận văn
Đỗ Vân Nga
Trang 5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục i
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CA DAO - DÂN CA TÀY NÙNG VÀ SỰ XUẤT HIỆN NHỮNG HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU TRUYỀN THỐNG 8
1.1 Ca dao - dân ca trong đời sống tinh thần của người dân Tày Nùng 8
1.1.1 Ca dao - dân ca nghi lễ và phong tục 9
1.1.2 Ca dao - dân ca lao động và sinh hoạt 12
1.2 Hiện tượng những hình ảnh tiêu biểu truyền thống xuất hiện trong ca dao - dân ca Tày Nùng 16
1.2.1 Hệ thống những hình ảnh, biểu tượng tiêu biểu truyền thống xuất hiện trong ca dao người Việt 16
1.2.2 Hệ thống những hình ảnh tiêu biểu truyền thống xuất hiện trong ca dao - dân ca Tày Nùng 28
*Tiểu kết chương 1 32
Chương 2 KHẢO SÁT VÀ PHÂN LOẠI HÌNH ẢNH TRONG CA DAO - DÂN CA TÀY NÙNG 33
2.1 Khảo sát những hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ trong ca dao - dân ca Tày Nùng 33
2.1.1 Hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ 34
2.1.2 Hình ảnh động vật 41
2.1.3 Hình ảnh thực vật 48
2.1.4 Hình ảnh vật nuôi 55
Trang 6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.2 Khảo sát những hình ảnh là vật dụng của con người trong sinh hoạt
hàng ngày 57
2.2.1 Hình ảnh công trình kiến thiết 57
2.2.2 Hình ảnh các dụng cụ sinh hoạt gia đình 65
2.2.3 Hình ảnh những dụng cụ lao động sản xuất 69
2.2.4 Hình ảnh đồ dùng cá nhân 73
2.3 Khảo sát những hình ảnh liên quan đến con người trong ca dao - dân ca Tày Nùng 76
* Tiểu kết chương 2 79
Chương 3 Ý NGHĨA XÃ HỘI VÀ THẨM MỸ CỦA MỘT SỐ HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU TRONG CA DAO - DÂN CA TÀY NÙNG 81
3.1 Ý nghĩa của những hình ảnh có nguồn gốc từ các hiện tượng thiên nhiên và đời sống hàng ngày của người dân Tày Nùng 81
3.1.1 Hình ảnh núi non và con đèo 81
3.1.2 Hình ảnh mặt trăng, mặt trời 83
3.1.3 Hình ảnh chim 86
3.2 Ý nghĩa của những hình ảnh c ó nguồn gốc từ tín ngưỡng - nghi lễ và phong tục tập quán của người Tày Nùng 94
3.2.1 Hình ảnh trầu cau 94
3.2.2 Hình ảnh hoa 98
3.2.3 Hình ảnh rồng 106
3.3 Ý nghĩa của những hình ảnh có nguồn gốc và liên quan đến con người 111 *Tiểu kết chương 3 112
KẾT LUẬN 114
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
PHỤ LỤC 120
Trang 7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Được thử thách qua không gian, thời gian và lòng người, được gọt dũa hàng ngàn, hàng vạn nhà thơ dân gian vô danh, ca dao - dân ca Việt Nam đã trở nên những viên ngọc quý óng ánh trong kho tàng văn học dân gian dân tộc Có thể nói, hàng triệu người Việt Nam không ai không thuộc ít hơn một câu ca dao hay một làn điệu dân ca Điều đó chứng minh ca dao - dân ca đã đi sâu vào đời sống tâm hồn dân tộc
Song song với ca dao - dân ca của người Việt, ca dao - dân ca các dân tộc thiểu số ở mọi miền đất nước cũng được cất lên cho dù âm thanh, giọng điệu, ngôn ngữ có khác nhau nhưng về mặt nội dung và nghệ thuật phong phú, đa dạng và đậm đà sắc thái dân tộc Lời ca, tiếng hát ấy là nhu cầu về đời sống văn hóa của nhiều cộng đồng xã hội mà nhà văn Gorki đã nhận định:
“Con người không thể sống mà không vui sướng được, họ phải biết cười đùa,
họ sáng tạo nên những bài hát vui tươi, họ thích nhảy múa” Bởi vậy, mà lời
ca, tiếng hát dân dã đã là một trong những yếu tố tinh thần quan trọng và cần thiết đối với đồng bào các sắc tộc
Lấy nguồn cảm hứng từ cuộc sống, từ thiên nhiên, vũ trụ lời ca, tiếng hát dân gian được tạo nên, nó là “cái hay, cái thơm của dân tộc” Không có tiếng đàn, tiếng hát “cuộc sống như thiếu muối, thiếu cơm” Nhất là đối với đồng bào các dân tộc cư trú ở những nơi non xanh núi biếc, suối sâu rừng thẳm Sống ở những vùng như vậy, chỉ có ca hát, đối đáp mới làm vui bản, rộn mường, câu ca cất lên để giải khuây bớt cảnh vắng lặng, giải tỏa những cực nhọc, khổ đau, cất lên để giãi bày tâm tư, để trao duyên tình tứ, để thể hiện ước mơ, khát vọng hạnh phúc và để giúp người dân nơi đây hăng say lao động, gây dựng bản làng ngày càng tốt đẹp hơn Cũng là dân tộc thiểu số nên
ca dao - dân ca của hai dân tộc Tày Nùng cũng không nằm ngoài quy luật phản ánh trên
Trang 8Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ca dao - dân ca Tày Nùng là một phần quan trọng trong ca dao - dân ca các dân tộc thiểu số, nó góp phần làm rạng rỡ hơn khuôn mặt xinh đẹp của văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam Với khối lượng những bài đã sưu tầm được có thể nói ca dao - dân ca Tày Nùng phong phú và đa dạng vào bậc nhất nhì so với các dân tộc anh em khác (chỉ sau dân tộc Việt) Giới nghiên cứu đã biết nhiều, viết nhiều về những làn điệu Then, Sli, Lượn…của người Tày Nùng
Tuy nhiên, ca dao - dân ca các dân tộc chủ yếu đạt nhiều thành tựu ở việc sưu tầm, biên soạn còn việc nghiên cứu các phương diện nội dung, nghệ thuật vẫn là vấn đề cần phải tiếp tục đi sâu tìm hiểu hơn nữa, nhằm để khẳng định ý nghĩa, giá trị văn hoá của kho tàng văn học dân gian này Trong đó, việc nghiên cứu những hình ảnh, hình tượng, biểu tượng phản ánh mang tính đặc trưng dân tộc hầu như chưa được các nhà nghiên cứu đề cập tới Do vậy, xuất phát từ tình hình thực tế, từ điều kiện và môi trường công tác học tập, từ tinh thần ham học hỏi và yêu thích ca dao - dân ca dân tộc các dân tộc thiểu
số, chúng tôi mong muốn được đi sâu tìm hiểu về những hình ảnh quen thuộc
và tiêu biểu xuất hiện với tần xuất cao trong ca dao - dân ca Tày Nùng Đó
chính là lý do gợi dẫn chúng tôi đến với đề tài “Khảo sát ý nghĩa hình ảnh
trong ca dao - dân ca Tày Nùng”
Chúng tôi hi vọng rằng sau khi đề tài này hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho những ai yêu thích và tìm đến với văn học dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Lịch sử nghiên cứu ca dao - dân ca Việt Nam
Dân tộc ta có lịch sử lâu đời và văn học Việt Nam cũng có hàng ngàn năm truyền thống Riêng về văn học dân gian, ít nhất lịch trình phát triển đã trải qua 4000 năm, kể từ thuở vua Hùng dựng nước
Trong tất cả các thể loại của văn học dân gian, ca dao - dân ca là phần phong phú nhất Đây cũng là phần có giá trị sâu sắc về mặt tình cảm và nghệ
Trang 9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thuật biểu hiện Chính vì vậy, mà nó được nghiên cứu sưu tầm từ rất sớm với
số đầu sách khá dày dặn
Dưới chế độ phong kiến công trình sưu tập ca dao sớm nhất mà chúng
ta được thấy là sách Nam phong giải trào của Trần Danh Án (? ), tiếp đến là các cuốn Nam phong nữ ngạn thi của cùng tác giả, Quốc phong thi hợp thái của Nguyễn Khắc Tuần (1789 - ?), Thanh Hóa quan phong của Vương Duy Trinh, An nam phong thổ thoại của Trần Tất Văn, Việt Nam phong sử của
Trần Thanh Mại (1852 - ? )
Như vậy, là từ cuối thế kỳ XIX đến đầu thế kỳ XX việc ghi chép tục ngữ, ca dao đã được các nhà Nho nối tiếp tiến hành
Thời kì văn hóa phương Tây thâm nhập vào nước ta
Nguyễn Văn Ngọc và Nguyễn Văn Huyên là hai nhà nghiên cứu văn học dân gian, tiêu biểu cho những nhà văn hóa theo tân học nhưng coi trọng vốn văn học dân tộc Hai ông đã có những cống hiến đáng kể vào việc sưu tập
và nghiên cứu văn học dân gian với 6500 câu tục ngữ và 850 bài ca dao
Thời kỳ xây dựng nền văn hóa XHCN
Cách mạng tháng 8 đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại, mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triền về mọi mặt của đời sống dân tộc Lịch sử nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian nói chung và ca dao - dân ca nói riêng cùng bước sang một trang mới đầy khởi sắc
Mở đầu cho thời kì nở rộ công tác sưu tầm và giới thiệu văn học dân
gian là cuốn Tục ngữ và dân ca của Vũ Ngọc Phan (xuất bản lần I - 1956) cho
đến nay đã tái bản trên dưới 10 lần
Tiếp đến là hàng loạt cuốn sách về ca dao - dân ca của mọi miền tổ
quốc như: Hát ví Nghệ Tĩnh, Hát phường vải, Hát giặm Nghệ Tĩnh (2 tập, tập
1 gồm 2 quyển); Dân ca quan học Bắc Ninh, Dân ca Thanh Hóa, Dân ca
miền Nam Trung Bộ (2 tập); Dân ca Bình Trị Thiên…
Trang 10Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Việc sưu tầm và biên soạn những công trình trên đã trở thành cơ sở đầu tiên của việc nghiên cứu ca dao - dân ca và từ đó cho đến nay hàng trăm, hàng ngàn đầu trang sách đáng quý đã ra đời phục vụ cho công tác học tập và giảng dạy ca dao - dân ca trong các trường phổ thông và đại học
So với lịch sử sưu tầm và nghiên cứu ca dao - dân ca của người Việt thì sưu tầm, nghiên cứu ca dao - dân ca các dân tộc thiểu số còn rất non trẻ và dừng lại ở số đầu cách rất khiêm tốn Chỉ có một vài dân tộc có trình độ phát
triển thì công tác sưu tầm mới được đẩy mạnh Những cuốn Dân ca Mường,
Dân ca Mèo,… là những cuốn ra đời sớm nhất Nhưng vài thập kỉ trở lại đây
công tác sưu tầm và nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số đã được quan tâm hơn và ngày càng có nhiều công trình sưu tập, nhiều chuyên luận, bài viết được công bố và được giới nghiên cứu quan tâm chú ý
2.2 Lịch sử ngiên cứu ca dao - dân ca Tày Nùng
Việc nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số cũng được xúc tiến với rất nhiều chuyên đề, chuyên luận xuất sắc Nhiều đầu sách được xuất bản nhằm mục đích lưu giữ, bảo tồn nền văn học dân gian của dân tộc ít người, đồng thời cũng là để giới thiệu, quảng bá cái hay, cái đẹp của nền văn học đó
Ca dao - dân ca Tày Nùng được mọi người biết đến từ rất sớm với những làn điệu Then, Sli, Lượn…và những công trình đầu tiên có thể kể đến
là những cuốn
- Rọi, dân ca Tày do Trương Lạc Dương, Nông Đình Tuấn, Võ Quang
Nhơn sưu tầm biên soạn, Nxb dân tộc, 1970
- Dân ca đám cưới do Nông Minh Châu sưu tầm biên dịch, Nxb Việt
Bắc, 1973
- Hát Then, Sở văn hóa thông tin Việt Bắc sưu tầm và biên soạn, 1979
Trang 11Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Ca dao - dân ca Tày - Nùng do Triều Ân sưu tầm, tuyển dịch giới
thiệu, nhà xuất bản văn hóa dân tộc, H, 1994
Đặc biệt phải kể đến hàng loạt chuyên luận, bài báo của cố nhà văn Vi Hồng nghiên cứu, giới thiệu về ca dao - dân ca Tày Nùng Cụ thể như công
trình Sli, lượn dân ca trữ tình Tày - Nùng (Nxb văn hóa, H, 1979), hay các bài viết như “Bước đi Sli - lượn bước đi văn hóa dân gian” (Tạp chí Văn hoá dân
gian số 3/1993), “Vài suy nghĩ về hát quan lang lượn, phong slư” (Tạp chí Văn học số 2/1992)
Và trong một vài năm trở lại đây có rất nhiều đề tài, luận văn khoa học tìm hiểu về thể loại ca dao - dân ca Tày Nùng Điều đó cho thấy lịch sử nghiên cứu về ca dao - dân ca dân tộc thiểu số đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Lựa chọn đề tài luận văn “Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao
-dân ca Tày Nùng”, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát, nghiên cứu và hệ thống
về những hình ảnh tiêu biểu, xuất hiện một cách thường xuyên và chứa đựng những ý nghĩa biểu tượng mang đặc trưng dân tộc trong ca dao Tày Nùng Tài liệu mà chúng tôi dùng để khảo sát chủ yếu dựa vào các cuốn sách sau:
- Ca dao - dân ca Tày - Nùng, Triều Ân sưu tầm, tuyển dịch giới thiệu,
nhà xuất bản văn hóa dân tộc, H, 1994 (Tư liệu A1)
- Dân ca đám cưới Tày - Nùng, Vi Quốc Bảo, Nông Minh Châu sưu
tầm và giới thiệu, Nxb Việt Bắc, 1973 (Tư liệu A2)
- Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam (Tập 17, 18, 19),
Nxb Khoa học xã hội, H, 2007 (Tư liệu A3)
Đây là những công trình sưu tập khá đầy đủ về ca dao dân tộc Tày Nùng Trong quá trình khảo sát, chúng tôi có sự tham khảo và so sánh với ca
Trang 12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dao của những dân tộc cùng chung hệ ngôn ngữ để từ đó rút ra sự tương đồng
Qua việc tìm hiểu đề tài, luận văn sẽ chỉ ra những vấn đề sau:
- Giá trị và chỗ đứng của ca dao Tày Nùng trong văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói riêng và văn học dân gian Việt Nam nói chung
- Trên cơ sở những văn bản ca dao - dân ca đã khảo sát, thống kê chúng tôi sẽ tiến hành phân tích và rút ra ý nghĩa của những hình ảnh tiêu biểu truyền thống trong ca dao dân ca Tày Nùng
- Trên cơ sở phân tích và khảo sát, chúng tôi sẽ so sánh ý nghĩa hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày Nùng với một vài hình ảnh trong ca dao - dân
ca của dân tộc khác có điều kiện sống gần gũi hoặc có cùng hệ thống ngôn ngữ để tìm ra nét độc đáo khác biệt hoặc tương đồng như dân tộc Thái, Mường, Kinh, vv Từ đó khẳng định bản sắc dân tộc được tìm thấy trong các hình ảnh của ca dao - dân ca Tày Nùng
5 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt tới mục đích nghiên cứu, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê tư liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp nghiên cứu văn hóa học
Trang 13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
6 Đóng góp mới của luận văn
- Tìm hiểu về những hình ảnh tiêu biểu mang đặc trưng dân tộc xuất hiện trong ca dao Tày Nùng
- Đóng góp một cái nhìn mới sâu sắc hơn, toàn diện về ca dao - dân ca Tày Nùng thông qua quá trình phân tích và chỉ ra các ý nghĩa biểu đạt của những hình ảnh trong ca dao dân ca của các dân tộc này
7 Cấu trúc nội dung của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương
- Chương 1: Ca dao - dân ca Tày Nùng và sự xuất hiện những hình ảnh
tiêu biểu truyền thống
- Chương 2: Khảo sát và phân l oại hệ thống hình ảnh trong ca dao -
dân ca Tày Nùng
- Chương 3: Ý nghĩa xã hội và thẩm mỹ của một số hình ảnh tiêu biểu
trong ca dao - dân ca Tày Nùng
- Ngoài ra là phần Phụ lục, Tài liệu tham khảo
Trang 14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chương 1
CA DAO - DÂN CA TÀY NÙNG VÀ SỰ XUẤT HIỆN NHỮNG
HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU TRUYỀN THỐNG
Thơ ca dân gian của người Tày Nùng hết sức phong phú và đa dạng, biểu hiện đời sống tâm hồn Tày Nùng ở đủ mọi cung bậc và sắc điệu Người Tày Nùng nói rằng chỉ riêng những câu lượn của mình đã "Nhiều hơn sao trên trời" và ý tứ của nó cũng "Nhiều hơn nước chảy" Đó là "Những lời từ gió mà
ra thành tiếng" vọng vào núi, rền vách đá để dội lại lòng người mọi buồn - vui
- sướng - khổ ở cõi người Với họ con người thì có hạn nhưng những lời ca, câu hát từ ca dao - dân ca thì đông như cây rừng Thơ ca dân gian của người Tày Nùng có thể nói là phong phú, đặc sắc vào loại bậc nhất so với các dân tộc thiểu số anh em khác Nó bao gồm sli, lượn, hát then, hát pựt, mại xe, văn than, văn tế, phong slư, hát quan lang, hát đồng dao, hát ru em Có đến với những lời thơ, câu hát của người Tày Nùng chúng ta mới khám phá ra nhiều cái hay, các đẹp mang dấu ấn bản sắc tộc người chứa đựng trong lớp ngôn từ giản dị mà súc tích Đặc biệt, nhiều người đã nhận thấy hệ thống những hình ảnh, hình tượng có vị trí, ý nghĩa quan trọng trong ngôn ngữ thể loại này
1.1 Ca dao - dân ca trong đời sống tinh thần của người dân Tày Nùng
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những hình ảnh tiêu biểu truyền thống trong thể loại ca dao - dân ca Tày Nùng Tuy nhiên, trong đời sống các lớp hình ảnh này luôn tồn tại, gắn liền với môi trường sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian liên quan đến rất nhiều yếu tố về địa lý, lịch sử, xã hội Do vậy, trước khi đi vào nghiên cứu hệ thống hình ảnh trong ca dao - dân ca, chúng tôi tiến hành giới thiệu về các loại hình sinh hoạt ca dao - dân ca của người Tày Nùng
Ca dao - dân ca Tày Nùng chủ yếu được lưu truyền, tồn tại dưới hai dạng sau:
Ca dao - dân ca nghi lễ và phong tục
Ca dao - dân ca lao động và sinh hoạt
Trang 15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.1.1 Ca dao - dân ca nghi lễ và phong tục
* Khái niệm:
Ca dao - dân ca nghi lễ và phong tục là các lời hát của người thực hiện các hành vi nghi lễ trong các hoạt động nghi lễ như đám cưới, đám tang, đám cầu cúng, chúc tụng - những lời hát này đã trở thành một bộ phận hữu cơ của các nghi lễ đó [1,20]
Đây là một bộ phận thơ ca dân gian có nguồn gốc phong tục cổ xưa, mặc dù lời ca không ngừng được nhuộm sắc theo cảm hứng thời đại trong quá trình tồn tại và phát triển Mảng ca dao - dân ca nghi lễ và phong tục về cơ bản có sự gắn bó chặt chẽ với các hình thức nghi lễ nên được phân chia ra thành ba nhóm cụ thể sau:
1.1.1.1 Những bài ca cúng bái: Mo, then, pựt, loàn
Thờ cúng tổ tiên là một tục lệ phổ biến của người Tày Nùng Trong năm, vào những ngày lễ, tết hay gia đình có việc trọng đại như mừng nhà mới, mừng thọ, mừng đầy tháng trẻ nhỏ đến giải hạn , cấp sắc, cầu mưa, cầu mùa người Tày Nùng luôn sử dụng những bài ca cúng bái
Mo, then, pựt đều là những bài ca cúng bái dùng để cúng quẻ, trừ tà, cầu yên, giải hạn, "Chữa bệnh" cho người ốm, "Cầu mùa" cho dân gian nhằm đem lại niềm vui, chỗ dựa tâm linh cho từng gia đình Tày Nùng
Thể tài Mo chủ yếu được các ông Mo diễn xướng trong các cuộc hành
lễ trấn quỷ, trừ tà - ngôn ngữ Mo thường dùng là tiếng Hán Hoa Nam Nội dung Mo chứa đựng rất nhiều tính chất bí ẩn, thể hiện tín ngưỡng thần bí
Thể tài Pựt, Then có nhiều điểm tương đồng về nội dung và hình thức diễn xướng Trong nội dung Pựt, Then chất chứa giá trị văn học trong lời ca
và tính nghệ thuật cao trong diễn xướng Vì thế, hai thể tài này có sức hấp dẫn đặc biệt lâu bền, thật sự là nghệ thuật dân gian có sức cuốn hút mãnh liệt
Trang 16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nội dung Pựt, Then vừa diễn tả những quan niệm cổ xưa về vũ trụ, vừa diễn tả những khía cạnh hiện thực muôn vẻ đời thường trong xã hội Tày Nùng
Ở nhóm những bài ca cúng bái thể tài "Loàn" được coi như một loại bài
ca cúng bái đặc biệt, thể tài này được dùng trong lễ cầu mưa đầu năm mới mà người dân quen gọi là "Hội Lồng Tồng" Thể tài "Loàn" dùng cúng các vị thần linh, cầu mong sự bình an trăm họ, cầu trăm phúc đến với muôn người cầu mưa thuận gió hòa, cầu mùa màng phong lưu, vạn vật sinh sôi nảy nở, tống khứ tam tai, ôn dịch Loàn còn chứa đựng nội dung giáo huấn đạo đức theo quan điểm dân gian
1.1.1.2 Những bài ca tang lễ: Mại xe, văn than, văn tế
Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam , dân tộc Tày Nùng rất coi trọng việc tế lễ, tang ma Đối với họ, việc lo tang ma cho người đã khuất là một trong những lễ nghi phong tục quan trọng trong hệ thống chu kỳ đời người
Tang lễ của người Tày Nùng phải tuân theo những lễ nghi, phong tục khá chặt chẽ với những trình tự nhất định nhưng trong phạm vi luận văn này
là tìm hiểu và giới thiệu về các loại hình sinh hoạt ca dao - dân ca Tày Nùng nói chung nên chúng tôi chỉ giới thiệu một cách khái quát về các thể tài thuộc
ca dao - dân ca
Mại xe có nghĩa là mua nhà táng cho người đã khuất Trong tang lễ có một loại bài thơ ca được gắn với lễ thức "Mại", có nội dung như là những bài thơ ca báo hiếu Đó là những chương, đoạn cấu thành chỉnh thể gồm nhiều nội dung dành cho nhiều đối tượng khác nhau: con khóc cha mẹ, cháu khóc ông
bà, vợ khóc chồng, em khóc anh chị Điệu mại xe có thể được ngâm trong nhiều đêm tang lễ diễn ra
Văn tế, văn than dùng để ngâm, kể trước vong linh người đã khuất Thể văn thường dùng là thất ngôn , gieo vần lưng Nội dung của những bài văn tế ,
Trang 17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
văn than có thể dựa vào những khúc ngâm có sẵn trong sách vở đã được ghi chép và lưu truyền trong dân gian hoặc tang chủ nhờ người có học , có chữ nghĩa soạn lại theo hoàn cảnh của mình thể hiện ý nghĩa về nhiều mặt : Lẽ tử sinh đạo hiếu nghĩa , niềm thương tiếc , xót xa , sự nguyện cầu phù trợ cho người mai hậu tóm lại nội dung của những bài văn tế , văn than ở mặt nào cũng chứa chan tình cảm, cũng bi thương, xúc động khiến người nghe không thể cầm lòng
1.1.1.3 Những bài ca đám cưới: Hát quan làng
Trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc Tày Nùng nói chung và dân ca Tày Nùng nói riêng , các bài hát đám cưới là một tiểu hệ thống hết sức phong phú và chiếm một vị trí khá đặc biệt
Tùy từng vùng, từng nơi khác nhau người Tày Nùng gọi các bài hát đám cưới dưới nhiều tên gọi như: Vùng Lạng Sơn gọi là "Cỏ lẩu" (kể chuyện rượu), vùng Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái đều gọi là "Thơ lẩu" (thơ rượu) hay "Hát quan làng" Mặc dù, tồn tại dưới nhiều tên gọi như vậy nhưng nội dung các bài hát ấy vẫn là một, đó là những bài dân ca chỉ sử dụng riêng trong các đám cưới
Đây là một trong những tiểu hệ thống rất phong phú đã được tập hợp thành sách với tựa đề "Dân ca đám cưới Tày Nùng" do hai tác giả Nông Minh Châu và Vi Quốc Bảo biên soạn, tập hợp với số lượng trên 100 bài ca và được phân chia thành nhiều mục Mỗi mục ứng với một hành động lễ thức trong đám cưới, được sắp xếp theo trình tự nhất định
Trong đám cưới cô dâu, chú rể là nhân vật trung tâm nhưng không thể không nhắc tới vai trò quan trọng không thể thiếu đó chính là "Quan làng" và
"Pả mẻ" "Quan làng" là người đại điện cao nhất trong đoàn đại biểu nhà trai
đi đón dâu Còn "Pả mẻ" là đại diện đứng đầu bên nhà gái Tiêu chuẩn để
Trang 18Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
được chọn là "Quan làng" và "Pả mẻ" phải là người có đạo đức, có uy tín, ăn nói lịch thiệp, nhất thiết phải biết hát, hát hay có tài ứng khẩu nhanh
Nội dung hát quan làng cũng rất nhiều vẻ, ứng với từng làn điệu nhất định: Hát về phong tục, hát về lịch sử, hát giao duyên Các bài hát giao duyên thường là các bài hát kết thúc một cuộc hát diễn ra giữa các phù rể và phù dâu
Ca dao - dân ca nghi lễ và phong tục Tày Nùng đã phản ánh một cách sắc nét xã hội và đời sống của dân tộc Tày Nùng Qua những bài ca cúng bái, tang lễ, đám cưới cả một xã hội Tày Nùng cách chúng ta hàng mấy trăm năm đã sống lại Nhất là những phong tục, lễ nghi, tục lệ về tang ma, về cưới xin, về cầu cúng, chúc tụng Tất cả những tục lệ ấy đều trở thành tư liệu quý báu cho những nhà văn hóa học, dân tộc học muốn nghiên cứu về văn hóa phong tục của dân tộc Tày Nùng
1.1.2 Ca dao - dân ca lao động và sinh hoạt
*Khái niệm:
"Dân ca sinh hoạt là các lời hát nhằm thực hiện các chức năng trong cuộc sống hàng ngày như ru con, vui chơi hay bày tỏ tình cảm đối với quê hương đất nước hoặc tình yêu đôi lứa" [1,20]
"Dân ca lao động là các lời hát nhằm bày tỏ tình cảm của người hát trong môi trường lao động (khi săn bắn, khi trồng cấy ) và các bài ca nông lịch" [1,20]
1.1.2.1 Những bài hát giao duyên: Lượn, phong slư
"Lượn" là một thể tài đặc biệt dùng để giao duyên giữa nam nữ thanh niên Theo nhà nghiên cứu người Tày, Vi Hồng đoán định "Lượn" có cội nguồn từ chữ "Ru" mà thành (19,30-31) "Lượn" là một lối hát g iao duyên có thể tương tự như lối hát quan họ Bắc Ninh của người Kinh, mà về nhóm loại
tự thân "Lượn" chia ra làm rất nhiều "Ngành" gồm có: Lượn slương, lượn cọi, lượn then, lượn nàng ới
Trang 19Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
"Lượn" nhìn chung không phải được diễn xướng như một cuộc hát thông thường để thưởng thức nghệ thuật Từ trong cội nguồn và bản chất,
"Lượn" là cách thức giao duyên giữa "Đôi bạn" và cũng có khi lượn bâng quơ
để tự bộc bạch, tự giải tỏa nỗi niềm riêng tư sâu kín
Thông thường một cuộc lượn được diễn ra công khai và thời điểm tiến hành lượn là vào đêm , có những cuộc lượn còn kéo dài trong nhiều đêm Những cuộc hát đối đáp giữa "Đôi bạn" hay "Đôi bọn" nam thanh nữ tú này
có nội dung rất đa dạng với những thể thức như: Hát hỏi, hát chào, hát thăm, hát tỏ tình, hát mừng quê bản, mừng bản, quê bản có người khôn của khéo, có vật lạ với cảnh sắc muôn hồng ngàn tía, hát về những mối quan hệ yêu thương trong cảnh ngộ đời thường Có thể nói thể ca hát này là cả một thế giới tâm hồn rất nhiều sắc điệu và cung bậc làm say lòng bao thế hệ
Phong slư cũng là một loại hình giao duyên nhưng là giao duyên qua thư Hình thức giao duyên này đã có từ rất xa xưa, khi mà phần lớn dân số Tày Nùng còn chưa biết chữ Thông thường, người con trai phải nhờ thầy (Slẩy cá) là người giỏi chữ nghĩa, thơ phú, biết vẽ, biết trang trí soạn phong slư gửi cho người con gái mà họ đem lòng yêu mến, khi người con gái nhận được phong slư cũng lại đi nhờ thầy đọc hộ và viết thư trả lời
Một bức phong slư có giá trị tinh thần rất đáng quý, một bức phong slư hay, giàu cảm xúc không chỉ mang lại niềm vui cho người nhận nó mà còn trở thành tài sản chung của cả bản, cả mường, rất nhiều người thuộc lòng
Những bức phong slư của trai, gái Tày Nùng không đơn thuần chỉ có chữ nghĩa mà còn được trang trí công phu, cầu kỳ với nhiều hoa văn, hình hài rất ấn tượng Khung của bức phong slư được trang trí với nhiều họa tiết, có lộc, có hoa, có bướm, có cỏ cây và các loài chim Đặc biệt, ở bốn góc có bốn cặp chim én mỏ ngậm những lá thư Đó là hình ảnh tượng trưng cho những con én, nhạn đưa những bức phong tình, bắc nối lương duyên giữa những đôi trai gái
Trang 20Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình thức mở đầu những bức phong slư thường được làm theo khuôn mẫu đã thành mô thức câu trong dân gian
Phần nội dung người viết thường kể về hoàn cảnh, nỗi niềm, tâm trạng
cụ thể Người ta nói rằng, chuyện trai gái yêu nhau tỏ tình bằng thư là chuyện thường, nhưng tỏ tình theo lối phong slư của người Tày trong tập quán văn hóa truyền thống là một nét ứng xử độc đáo, thể hiện một trình độ "đoan trang trí tuệ"
1.1.2.2 Những bài hát vui chơi của trẻ em: Hát đồng dao và hát ru em
Những bài hát vui chơi dành cho trẻ em ở bất cứ dân tộc nào trên đất nước ta đều hay, ngộ nghĩnh, vui, khỏe nhất là những bài đồng dao
Đồng dao là những câu hát dân gian có nội dung và hình thức phù hợp với trẻ em, do trẻ em hát lúc vui chơi Đồng dao có thể do người lớn sáng tác nhưng cũng có trường hợp do chính trẻ em sáng tác
Đồng dao do trẻ em nghĩ ra một cách trực tiếp, hồn nhiên, tinh nghịch xuất phát từ chính những trò chơi hàng ngày của các em Nhờ những mối liên
hệ giữa trí tưởng tượng và thực tế nhiều khi ngộ nghĩnh đến lạ lùng hoặc đột ngột xuất hiện một nét cảm nhận sâu sắc bất ngờ khiến người lớn phải sửng sốt ví như những bài đồng dao nhử động vật của trẻ em Tày Nùng như “bài nhử kiến , gọi bướm” sau đây:
“Ơi kiến, ơi ong! Hỡi ôi tổ con kiến , con ong, mày hãy đi mời quan ra đây, đến ăn gan con ong đất , đến ăn mật con tò vò , đến ăn dái gà mái , gà mái cấy lúa nhà, gà lôi đi gieo mạ, bà ngựa thổi ò e, châu chấu tơ thổi kèn, hai anh
em đánh trống, chó mắt ngốc ngồi nhìn, chộp lấy đầu cá nướng , nắm lấy lưỡi
mẹ mèo…” [29, 218]
Nội dung những bài hát đồng dao của trẻ em miền núi , vùng cao thường phản ánh thế giới tự nhiên một cách rất cụ thể, rất gần gũi với môi trường sinh hoạt của các em nó xuất phát từ mái nhà sàn đến chiếc cầu vào bản, trên bãi nương, bến nước và bên ánh lửa hồng Đó là một thế giới sinh
Trang 21Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
động với muôn màu, muôn vẻ, muôn loài, muôn vật được hiện ra rõ ràng, sắc nét như nó vốn có Từ những cảnh quan tự nhiên của môi trường sống ngàn năm gần gũi với cộng đồng trẻ em Tày Nùng gọi kiến, gọi ong, gọi bướm, gọi chim, gọi cả nắng, cả mưa để kể về mọi thứ chuyện, mà chuyện gì cũng đậm đà bản sắc quê hương, làng bản, con người
Nếu đồng dao có môi trường diễn xướng là chính những trò chơi của trẻ thơ thì hát ru qua lời người mẹ êm ái, dịu dàng, qua lời người bà ngọt ngào, đằm thắm với tất cả tình yêu thương Hát ru em cũng là một cách bắc cầu trí tuệ, tâm hồn cho thế hệ sau
Đồng dao là nguồn vui bất tận đối với trẻ thơ, còn hát ru là nguồn sữa tinh thần nhiều như mạch nước ngầm, bồi dưỡng con người từ thuở trên nôi
về tình yêu thương giữa con người với con người, với tự nhiên, với lao động, với ước mơ khát vọng về hạnh phúc
Những loại hình sinh hoạt ca dao - dân ca chúng tôi vừa giới thiệu trên đây có những thể tài riêng có của dân tộc Tày hoặc dân tộc Nùng Nhưng dựa trên sự tương đồng về điều kiện sống, trình độ kinh tế cũng như phong tục tập quán không cách xa nhau là mấy nên chúng tôi tiến hành giới thiệu một cách khái quát nhất về các loại hình sinh hoạt ca dao - dân ca cơ bản của hai dân tộc Tày Nùng
Bước đầu tìm hiểu về các loại hình sinh hoạt ca dao - dân ca của người Tày Nùng đã cho chúng ta thấy sức sống lâu bền và sự lan tỏa mạnh mẽ của thể loại này trong đời sống sinh hoạt tinh thần của người Tày Nùng Ca dao - dân ca của các dân tộc thiểu số nói chung và của dân tộc Tày Nùng nói riêng thường xuất hiện trong môi trường diễn xướng cụ thể gắn liền với đời sống, phong tục, tín ngưỡng và văn hóa tộc người Chính vì thế ca dao - dân ca là nơi thể hiện một cách sinh động nhất những nét đặc trưng riêng biệt của văn
Trang 22Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hóa tộc người Tày Nùng, đó là một mảng màu riêng biệt trong bức tranh đa sắc màu của nền văn hóa Việt Nam
1.2 Hiện tượng những hình ảnh tiêu biểu truyền thống xuất hiện trong ca dao - dân ca Tày Nùng
Khi tìm hiểu về những hình ảnh trong văn học dân gian nói chung và hình ảnh trong ca dao - dân ca nói riêng nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định Ở chiều sâu của các hình ảnh đều không chỉ chứa đựng một tầng ý nghĩa Việc tìm hiểu cặn kẽ nguồn gốc phát sinh của các hình ảnh không phải là công việc đơn giản, dễ dàng Hệ thống hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày Nùng được sinh ra, nuôi dưỡng, lớn lên không chỉ trên mảnh đất của văn học dân gian mà còn của các loại hình văn hóa, văn nghệ Bên cạnh đó, trong mỗi một hình ảnh còn chứa đựng nhiều bí ẩn về sự ra đời, tồn tại và phát triển của lịch sử, xã hội, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của hai dân tộc Tày Nùng Chính vì lẽ đó, việc tìm hiểu và giải thích ý nghĩa của hệ thống các hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày Nùng là một việc làm cần thiết
Bước đầu tìm hiểu, chúng tôi chỉ ra hiện tượng xuất hiện những hình ảnh tiêu biểu truyền thống trong ca dao - dân ca Tày Nùng và so sánh sự xuất hiện này cũng phổ biến trong ca dao - dân ca các dân tộc khác như Thái, Mường, Việt
1.2.1 Hệ thống những hình ảnh, biểu tượng tiêu biểu truyền thống xuất hiện trong ca dao người Việt
Ca dao - dân ca là phần phong phú nhất trong văn học dân gian của dân tộc ta Đây cũng là phần có giá trị nhất về mặt tìm cảm và nghệ thuật biểu hiện vì thế qua nhiều biến động của lịch sử nó vẫn được nhân dân trau chuốt
và lưu truyền
Ca dao - dân ca Việt Nam nói chung và của các dân tộc thiểu số nói riêng vừa phản ánh lịch sử, vừa miêu tả chi tiết phong tục tập quán trong sinh
Trang 23Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hoạt vật chất và sinh hoạt tinh thần của nhân dân lao động nhưng trước hết là bộc lộ tâm hồn dân tộc trong đời sống riêng tư, đời sống gia đình và đời sống
xã hội Để diễn tả được mọi cung bậc , sắc thái tình cảm của đời sống tinh thần, nhân dân ta đã sử dụng những hình ảnh có sẵn trong tự nhiên , vũ trụ như: Mây, núi, trăng, sao, nắng, mưa, gió, đèo, khe, suối cho đến những vật thể là đồ dùng trong sinh hoạt như: Khăn, áo, gương, lược, mũ, giày để bộc
lộ tâm tư, tình cảm con người
Đến nay, đã có rất nhiều công trình công trình nghiên cứu về hệ thống hình ảnh, biểu tượng trong ca dao - dân ca người Việt Nổi bật là bài viết khá
nhiều công phu và tỉ mỉ "Giá trị biểu trưng nghệ thuật của các nhân vật thể
nhân tạo trong ca dao cổ truyền Việt Nam" tác giả Trương Thị Nhàn đã tiến
hành khảo sát 1.350 câu ca dao trong cuốn "Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam"
do Vũ Ngọc Phan sưu tầm và biên soạn, in lần thứ 8, H, 1978 Tác giả Trương Thị Nhàn đã xác định được 210 vật thể nhân tạo, xuất hiện 790 lần, chiếm tỷ
lệ 60% số lần xuất hiện/ câu Có thể thấy, đó là một thế giới vật thể nhân tạo
vô cùng phong phú và đa dạng trong ca dao người Việt Dựa trên sự thống kê trên Trương Thị Nhàn đã phân loại các hình ảnh vật thể nhân tạo thành bốn nhóm cụ thể:
Nhóm 1: Các đồ dùng cá nhân: áo, quần, khăn, mũ, nón, gương, lược, giày Nhóm 2: Các dụng cụ sinh hoạt gia đình: Chăn, chiếu, giường, màn,
mâm, chén, bát, đĩa
Nhóm 3: Các dụng cụ sản xuất: Lưới, đó, lờ, gàu, con thuyền
Nhóm 4: Các công trình kiến thiết: Nhà, đình, cầu
Ở bài viết này tác giả Trương Thị Nhàn đã đưa ra một số phân tích cụ thể đối với những vật thể tiêu biểu, cả về tần số xuất hiện và khả năng biểu trưng hóa nghệ thuật Trong mỗi nhóm tác giả lại đi sâu phân tích kỹ sự xuất
Trang 24Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hiện của một hoặc hai hình ảnh tiêu biểu cũng như lý giải vì sao nó xuất hiện với tần số cao cũng như giá trị thẩm mỹ và khả năng biểu đạt
Nhóm 1: tác giả đã chỉ ra 36 loại đồ vật với tổng s ố lần xuất hiện của
toàn nhóm là 182 lần Nổi bật nhất trong nhóm này là sự xuấ t hiện của chiếc
áo với 77 lần xuất hiện với những hình thức như : áo gấm, áo xông hương, áo lành, áo rách…và các bộ phận của áo như : nút áo , tà áo , vạt áo…Tác giả Trương Thị Nhàn đã đi sâu vào phân tích giá trị biểu trưng của hình ảnh chiếc
áo, đó là giá trị thẩm mỹ và khả năng biểu hiện Chiêc áo không chỉ đơn thuần là vật che thân mà trong ca dao - dân ca nó còn chứa đựng những ý nghĩa khác
Trong miêu tả tình yêu , chiếc áo mang ý nghĩa là cái gắn bó ,là sự giao nối, tiếp xúc bởi chiếc áo luôn gắn với da thịt con người , nó mang hơi ấm, nó chứa đựng những khao khát thầm kín về sự gần gũi, sự tiếp xúc thân thể trong tình yêu:
- Áo xông hương của chàng vắt mắc Đêm em nằm em nằm em đắp lấy hơi
- Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay
Chiếc áo còn có ý nghĩa khác là thể hiện những cảnh đời , tính cách và số phận con người , những đố i lập áo lành - áo rách , áo rách - áo xông hương… là những đối lập của hoàn cảnh, của số phận:
- Chồng ta áo rách ta thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người
- Thế gian còn dại chưa khôn Sống mặc áo rách, chết chôn áo lành
Không chỉ dừng lại ở việc nêu lên ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh
chiếc áo , những bộ phận của chiếc áo cũng góp phần miêu tả con người về mặt hình dong, dáng vẻ:
Trang 25Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tìm em đã mướt mồ hôi Lại đứt nút áo, lại rơi khăn đầu
Cái nút áo, cái khăn đầu giữ một vai trò hết sức tế nhị trong việc miêu
tả cái nhếch nhác, cái xộc xệch của một anh chàng long đong vì… yêu
Nhóm 2: Ở nhóm này tác giả cũng đã có sự thống kê rất chi tiết với 57
vật thể xuất hiện 303 lần Các dụng cụ sinh hoạt gia đình được sử dụng trong
ca dao - dân ca thiên về biểu hiện những yếu tố , những tình huống của đời sống liên quan nhiều đến tình yêu và hạnh phúc gia đình Để miêu tả cuộc sống lứa đôi ca dao thường mượn cái chăn , cái chiếu , cái màn , cái gối , cái giường cho đến đôi đũa , mâm, bát…có thể giải thích lí do chính là sự gầ n gũi, đắc dụng và thiết thân của những vật dụng đó trong cuộc sống gia đình , cuộc sống vợ chồng
Trong 57 vật thể dụng cụ sinh hoạt gia đình tác giả đã chú ý phân tích hình ảnh đôi đũa với ý nghĩa rất đặc biệt Hơn bất cứ vật dụng nào khác , đôi đũa có khả năng biểu hiện các kiểu quan hệ của đôi lứa Đôi đũa gắn liền với tập quán sinh hoạt của người Vệt Nam bởi trong bữa ăn của người Việt thì đôi đũa là vật dụng không thể thiếu nhưng cái chính là ở đặc điểm cấu trúc của nó: đũa bao giờ cũng phải có đôi Trong ca dao, đôi đũa xuất hiện thành ba biến thể chính:
Đôi đũa lệch chỉ quan hệ khập khiễng, không xứng đôi vừa lứa:
Chồng thấp mà lấy vợ cao Như đôi đũa lệch so sao cho bằng Đôi đũa bằng chỉ quan hệ tương xứng:
Đôi ta như đũa trong kho Không tề không tiện cũng so cho bằng Đôi đũa ngọc chỉ quan hệ tương xứng đến tuyệt mỹ:
Đôi ta là bạn thong dong
Trang 26Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng
Nhóm 3: Nhóm công cụ sản xuất Tác giả đã thống kê được 58 công cụ
tập trung ở hai nghề chính là: nghề làm ruộng và nghề sông nước với 235 lần xuất hiện Nhưng trong ca dao cái nghĩa công cụ trở nên mờ nhạt hoặ c mất hẳn, nhường chỗ cho sự biểu hiện những nhân tố thuộc đời sống tâm lý , tình cảm con người Cơ sở của sự biểu trưng hóa nằm ở mối liên tưởng giữa hoạt động lao động sản xuất với những hành vi tâm lý, tình cảm
Trong số 58 vật thể thuộc nhóm này ,đạt đến khả năng biểu trưng hóa phong phú, đa dạng và tinh tế nhất là vật thể con thuyền với những biến thể ý nghĩa của nó trong mỗi lần xuất hiện là khác nhau
Cũng có những con thuyền x uất hiện với ý nghĩa tả thực như : thuyền câu, thuyền chài , thuyền nan , thuyền thúng , thuyền lớn , thuyền nhỏ…trong những câu ca dao miêu tả phong cảnh và sinh hoạt ở miền quê Chỉ có những con thuyền mang đậm dấu ấn tâm tưởng con người mới trở thành biểu trưng nghệ thuật, mang nhiều nét ý nghĩa khác nhau:
Nét nghĩa thứ nhất, con thuyền - tâm tư xáo động:
Giữa sông Hương gợn sóng khuynh thành Đêm khuya một chiếc thuyền mành ngả nghiêng Nét nghĩa thứ hai, con thuyền - những số phận phụ nữ đơn côi, lận đận:
- Lênh đênh chiếc bách giữa dòng
- Lênh đênh một chiếc thuyền tình Nét nghĩa thứ ba, con thuyền - sự chinh phục thử thách , gian nan cuộc đời:
Thuyền nan chèo thẳng giữa dòng
Em mũi, anh lái, lên thác xuống ghềnh được không?
Nét nghĩa thứ tư, con thuyền -người ra đi:
Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
Trang 27Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
v.v…
Đã có một sự hóa thân sâu sắc của hình tượng con thuyền trong ca dao, khiến con thuyền trở thành một thứ “mẫu đề” vào loại tiêu biểu nhất trong ca dao - dân ca
Nhóm 4: Nhóm những công trình kiến thiết với 22 vật thể và 153 lần
xuất hiện Nổi lên trong nhóm này là vật thể nhà với 50 lần xuất hiện Mái nhà
là không gian sinh hoạt quen thuộc của đời sống gia đình ,nó tham gia trực tiếp vào việc miêu tả hạnh phúc ấm êm, bình ổn mà con người luôn cần đến:
Em về cắt rạ dánh tranh Chặt tre chẻ lạt cho anh lợp nhà
Sớm khuya hòa thuận đôi ta…
Trong thực tế đời sống , luôn có những kiểu nhà khác nhau ,phản ánh điều kiện sống không giống nhau Khi đi vào ca dao , chúng trở thành những biểu tượng của những tình thế đối lập trong cuộc sống Nói đến nhà lim , nhà ngói, gác tía, lầu hoa… là nói đến sự giàu sang , phú quý.Nói đến nhà rạ , nhà tranh vách đất… là nói đến sự nghèo nàn , thiếu thốn Trong tương quan với hai mặt của cuộc sống tình cảm , chúng trở thành biểu tượng cho những nghịch cảnh hay cho hạnh phúc:
Chẳng tham nhà ngói bức bàn Trái duyên coi bằng một gian chuồng gà
Ba gian nhà rạ lòa xòa Phải duyên coi tựa chín tòa gỗ lim
Trong nhóm những công trình kiế n thiết, tác giả còn chú ý đến vật thể chiếc cầu Công trình này cũng được ca dao sử dụng rất thường xuyên với ý nghĩa cơ bản nhất là sự giao nối trong tình yêu:
Ước gì sông rộng một gang Bắc ầu dải yếm cho chàng sang chơi
Trang 28Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhưng cũng có lúc chiếc cầu trở thành sự thách đố của hoàn cảnh đối với tình yêu:
Phải chi ngoài biển có cầu Để anh ra đó giải sầu cho em
Có lúc, để diễn tả cái vô hạn, cầu được tả cùng với nhịp Chính cái nhịp cầu đã đóng vai trò quyết định để biến cái cầu trong thực tế thành cái cầu của thế giới tâm tưởng, tình cảm:
Qua cầu ngả nón trông cầu Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu Thoát ra ngoài ý nghĩa vật thể cụ thể , các vật thể nhân tạo trong ca dao bộc lộ khuynh hướng xã hội hóa , nhân sinh hóa những hiện tượng thuộc đời sống tự nhiên Trong ca dao, các vật thể nhân tạo thay thế cho nhau , kết hợp với nhau trong một mục đích chung phổ biến : Khái quát về những cái thuộc hoàn cảnh, tính cách, đời sống, tư tưởng tình cảm của con người và nhiều khi còn là chính bản thân con người trong các mối quan hệ tình cảm - xã hội
GS Nguyễn Xuân Kính, chuyên gia nghiên cứu văn học dân gian,
ngoài chuyên luận Thi pháp ca dao (1992), ông đã có hàng loạt đầu sách nghiên cứu về ca dao - dân ca Trong bài viết "Một số biểu tượng, hình ảnh
trong ca dao" ( 29,309-354), ông đã đề cập đến những biểu tượng , hình ảnh
xuất phát từ các hiện tượng thiên nhiên và tự nhiên với việc phân loại thành
ba nhóm như sau:
Nhóm 1: Các hiện tượng tự nhiên: Trăng, sao, mây, gió
Nhóm 2: Thế giới thực vật: Cây, cỏ, hoa, lá
Nhóm 3: Thế giới động vật: Rồng phượng, chim muông
Trong bài viết của mình tác giả Nguyễn Xuân Kính đã đi vào phân tích một số hình ảnh tiêu biểu truyền thống thuộc thế giới thực vật như cây trúc, cây mai, hoa nhài và biểu tượng động vật là con bống, con cò Không chỉ
Trang 29Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phân tích, lý giải ý nghĩa các hình ảnh biểu tượng trên tác giả còn đặt trong sự
so sánh với văn học viết, qua đó làm nổi bật ý nghĩa của những hình ảnh đó
* Hình ảnh cây trúc, cây mai trong ca dao người Việt
Dưới sự phân tích , lí giải của tác giả Nguyễn Xuân Kính cây trúc , cây mai được nhắc đến trong ca dao không mang ý nghĩa tả thực mà là nhằm thể hiện con người và những cung bậc tình cảm trong tình yêu đôi lứa
Khi cây trúc được nhắc đến một mình nó tượng trưng cho người con gái xinh xắn, đáng yêu:
- Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh
- Trúc xinh trúc mọc bờ ao
Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh Trong nhiều trường hợp , hình ảnh “trúc”, “mai” được dùng xoắn xuýt với nhau thể hiện tình cảm đôi lứa thắm thiết, gắn bó:
- Đêm qua nguyệt lặn về tây Sự tình kẻ đấy người đây còn dài…
Trúc với mai, mai về ,trúc nhớ Trúc trở về, mai nhớ trúc không?
Bây giờ kẻ Bắc người Đông Kể sao cho xiết tấm lòng tương tư!
-Hôm qua sum họp trúc mai Tình chung một khắc nghĩa dài trăm năm
- Ai đi đâu đấy hỡi ai Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm
Tìm em như thể tìm chim Chim ăn bể Bắc, đi tìm bể Đông
Trang 30Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đặc biệt, trong ca dao - dân ca người Việt “trúc” , “mai” được dùng để diễn tả nhiều cung bậc của tình cảm, nhiều cảnh ngộ của tình duyên
Đây là lời nhắn nhủ, hi vọng:
Đợi chờ trúc ở với mai Đợi chờ anh ở với ai chưa chồng Đây là tâm trạng háo hức, mừng vui khi gặp gỡ:
Trầu này cúc, trúc, mai, đào Trầu này thục nữ anh hào sánh đôi Đây là niềm mơ ước kết nghĩa trăm năm:
Bao giờ sum họp trúc mai Lòng nguyền kết tóc lâu dài trăm năm Đây là sự gửi gắm, tin tưởng:
Có lòng tạc một chữ vàng Thiếp đưa duyên lại đôi đàng cậy anh Tìm nơi trúc tốt mai xanh
Tìm nơi bóng cả lắm ngành dựa nương
Đây là lời giận hờn, trách móc:
Những là lên miếu xuống nghè
Để tôi đánh trúc, đánh tre về trồng Tưởng rằng nên đạo vợ chồng Nào ngờ nói thế mà không có gì
Đây là những nỗi buồn, nỗi sầu:
- Ao thu nước gợn trong veo
Gió thu khêu giục, ghẹo người tình chung Buồn tênh cái tiếng thu chung Đêm thu ta biết vui cùng với ai?
Thờ ơ trúc muốn ghẹo mai
Trang 31Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Vì tình nên phải mệt mài đêm thu
- Chiều nay có kẻ thất tình
Tựa mai, mai ngả, tựa đình, đình xiêu
Tóm lại, trong ca dao - dân ca “trúc” , “mai” thường được dùng với ý nghĩa tượng trưng cho đôi bạn trẻ, cho tình duyên và những cung bậc cảm xúc trong tình yêu đôi lứa
*Hoa nhài trong ca dao
Hoa là một biểu tượng đáng chú ý trong ca dao Trong hàng trăm thứ hoa với hàng nghìn hương thơm , sác thắm tác giả đã chú ý đến hoa nhài (hoa lài) Loài hoa với vẻ đẹp hiền hòa , bình dị và sắc trắng tinh khôi , mặc dù không rực rỡ về sắc màu cũng không nồng nàn về hương thơm nhưng loài hoa này lại có ý nghĩa biểu c ảm khá dặc biệt , thể hiện quan niệm thẩm mỹ của nhân dân ta
Để miêu tả cảnh xứng đôi vừa lứa nhân dân ta đã ví von:
Đôi ta lấm tấm hoa nhài Chồng đây vợ đấy kém ai trên đời
Hoa nhài thường được ví với nụ cười đáng yêu của người con gái:
- Em là con út nhất nhà
Lời ăn tiếng nói thật là khoan thai Miệng em cười như cánh hoa nhài Như nụ hoa quế như tai hoa hồng Ước gì anh được làm chồng Để em làm vợ, tơ hồng trời xe
- Ba cô anh lạ cả ba Bốn cô anh lạ cả bốn biết là ai quen ai ? Anh chỉ quen một cô da trắng tóc dài Miệng cười như cánh hoa nhài nở nang
Trang 32Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hoa nhài còn gợi đến vẻ đẹp bên trong và lâu bền:
Càng thắm lại càng mau phai Thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu
Hương hoa nhài còn tượng trưng cho vẻ cao quý, văn minh:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
Trong thơ ca dân gian, hoa nhài thường ít được nhắc đến ở vị trí ưu thế,
mà thường là thứ hoa khiêm tốn nhưng có duyên mặn mà:
- Chơi hoa cho biết mùi hoa Thứ nhất hoa lí thứ ba hoa nhài
- Tai nghe lệnh cấm hoa tai
Em đeo hoa lí, hoa lài cũng xinh
- Hoa lí là chị hoa lài Hoa lí có tài, hoa lài có duyên
Đào kia chưa thắm đã phai Thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu
………
Theo khảo sát của tác giả Nguyễn Xuân Kính trong số 12.487 lời ca dao - dân ca được tập hợp trong công trình sưu tập Kho tàng ca dao người Việt, có 41 lời nhắc đến hoa nhài thì có một lời nói hoa nhài kém giá trị Những lời còn lại với những cách diễn đạt khác nhau đã ca ngợi hoa nhài bởi
vẻ đẹp và hương thơm của nó
Ngoài hai bài viết công phu và thú vị trên thì còn rất nhiều bài viết phân tích riêng lẻ về một vài hình ảnh, biểu tượng khác trong ca dao - dân ca như bài "Biểu tượng hoa đào", “Biểu tượng hoa sen” , “Biểu tượng hoa hồng” của Nguyễn Phương Châm, bài "Biểu tượng trăng trong thơ ca dân gian" của
Hà Công Tài
Trang 33Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Như vậy, qua một số bài nghiên cứu nói trên, chúng tôi thấy rằng những hình ảnh của thiên nhiên, tự nhiên hay những đồ dùng, vật dụng do con người sáng tạo ra trong cuộc sống là những hiện tượng rất dễ nhận thấy trong
ca dao - dân ca Chỉ riêng một hiện tượng là hình ảnh hoa cũng đã nói lên điểm chung giữa các dân tộc
Yêu hoa, quý hoa trong ca dao người Việt có bài ca “Trăm hoa” , một bài ca độc đáo, chứng tỏ các tác giả dân gian rất giàu có tri thức về hoa:
Em hỏi thời anh xin thưa Hoa kia trăm thứ biết em ưa hoa nào
Hoa Gạo nhấm rượu trên cao Lảo đà lảo đảo rơi nhào cỏ may
Hoa Lựu má đỏ phây phây Hoa Ngâu chúm chím, hoa Bèo Tây bềnh bồng
………
Có yêu anh thì em lấy làm chồng Xin đừng đỏng đảnh tựa Hoa Vông cuối mùa
Bông Lau trên núi phất cờ
Anh xin bện chổi quét bàn thờ nhà em
Trăm hoa anh đã dẫn em xem Nhưng hoa nào đẹp bằng em - hoa Người
Hoa người đẹp nhất em ơi Không hương sắc lại bằng mười sắc hương
[19, 308-314]
Một năm mười hai tháng với bốn mùa người Tày Nùng sống trong hương thơm sắc thắm của hoa , suốt bốn mùa người ta nói chuyện với hoa , thì thầm với hoa nên họ cũng có những bài ca ca ngợi các loài hoa Sau đây chỉ là một trong những bài về đề tài hoa bốn mùa, hoa mười hai tháng:
Tháng giêng hoa xòe nụ âm âm Hoa “Loỏng” nở tháng hai thơm ngọt
Trang 34Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tháng ba hoa “Mạ” nở làm mùa Hoa “Guột” nở tháng năm mùa cấy Hoa “Kim hoa” tháng sáu sáng trưng Tháng bảy là hoa “Bông” trắng nõn Hoa “con gái” tháng tám non tươi
“Ke tóm” nở vàng ngời tháng chín Tháng mười hoa “Phón” nở sáng bừng Tháng một hoa “Dâu” nở trắng bông
Em nói bạn “sớm trưa” hãy nghĩ Tháng chạp là hoa “Mận” trắng ngần Quế chi hoa “thanh tân” để tắm
Vi Hồng là một trong những nhà nghiên cứu có sự am hiểu sâu sắc về văn hóa Tày Nùng nói chung và văn học dân gian Tày Nùng nói riêng Ông
có rất nhiều bài báo, bài chuyên luận, bài nghiên cứu về nền văn hóa, văn học
Trang 35Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
của hai dân tộc này Trong cuốn chuyện luận "Sli - lượn dân ca trữ tình Tày,
Nùng" ông đã có sự tìm hiểu khá kĩ lưỡng và phân chia các lớp hình ảnh , hình
tượng trong sli - lượn thành 4 lớp đề tài
Lớp 1 Đề tài về vũ trụ:
Ở lớp này bao gồm những hình ảnh bắt nguồn từ vũ trụ xa xăm đó là những nắng, mưa, sương, móc, mây mù, trăng sao, trời, rồng, phượng, thuồng luồng Những hình ảnh thuộc lớp này thường mang tầm vóc, hơi thở của vũ trụ Người Tày Nùng đưa những hình ảnh này vào trong ca dao - dân ca không nhằm mục đích phóng lên một cái gì to lớn rồi thần bí nó, run sợ trước
nó như trong quan niệm của tôn giáo
Việc đưa những hình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ vào trong ca dao - dân
ca của người Tày Nùng trước hết là để biểu hiện các khía cạnh tình cảm: Buồn, nhớ, thương, tha thiết, chung thủy, trách móc nhưng hơn nữa còn bộc
lộ ước mơ chinh phục tự nhiên, chiếm lĩnh vũ trụ, làm chủ vũ trụ đồng thời người Tày Nùng muốn trải hồn theo bề cao, rộng của vũ trụ
Lớp 2 Đề tài về nhiên nhiên miền núi:
Đây là lớp đề tài phong phú, nhiều màu - hương - sắc nhất trong các lớp đề tài, nó bao gồm rất nhiều hình ảnh, hình tượng sống động
Những hình ảnh động vật gồm cả động vật trên cạn, trong rừng, dưới nước, từ những con vật nhỏ bé như con ong, cái kiến đến con hổ, con báo
Những hình ảnh thực vật: Cỏ, cây, dây rừng, hoa, lá, củ, quả
Ở lớp đề tài thứ hai này nhà nghiên cứu Vi Hồng đã nhấn mạnh không thể phân tích có tính chất hệ thống ý nghĩa các hình tượng với lý do là hệ thống này rất phong phú về số lượng hình tượng Tất cả những gì thuộc về thiên nhiên đều nằm trong lớp đề tài này Tác giả Vi Hồng đã phân tích một cách có trọng tâm vào những hình ảnh mà theo ông đó là những hình tượng trung tâm như: Hoa, ong, bướm, chim và hình ảnh con đèo
Trang 36Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Những hình ảnh thuộc đề tài thiên nhiên trong ca dao - dân ca Tày Nùng là một thiên nhiên xanh tươi, bạt ngàn, rất trẻ, rất khỏe, ngồn ngộn tràn lan sức sống Thiên nhiên không gọt đẽo cầu kỳ mà là một thiên nhiên hoang dã như nguyên Trong ca dao - dân ca Tày Nùng, ta thấy con người say sưa với thiên nhiên của đại ngàn đến mức say đắm Cho nên,
họ vươn dài, trải rộng mọi cảm xúc của mình đến muôn vật của tự nhiên
Lớp 3 Lớp đề tài hiện thực:
Lớp này với ý nghĩa phản ánh hiện thực cuộc sống sáng tạo của con người Thuật ngữ hiện thực được tác giả Vi Hồng sử dụng theo nghĩa hẹp Đó
là hiện thực của cải vật chất do con người trong quá trình lao động sáng tạo ra
Có thể nói rằng "Con người của thời đại sli - lượn" sáng tạo ra, gây dựng nên biết bao vật phẩm thì có bấy nhiêu bài sli - lượn ca ngợi về những vật phẩm ấy Lớp đề tài này có những hình ảnh phổ biến như: Cái nhà, cái cửa, cái chày, cái cối, cái chảo, niêu, nồi, ấm, chén, bát, đũa, cái chiếu, cái giường không sao kể hết được Trong quá trình tìm hiểu và phân tích tác giả chú ý đến ba hình tượng nổi bật : Cái cọn nước đưa nước lên ruộng cao , con đường đi và cái cầu bắc qua khe, qua suối
Ý nghĩa cơ bản của lớp đề tài này là : Ca ngợi tài khéo léo , trí thông minh của con người , khả năng sáng tạo của con người trong quá trình tạo ra những đồ dùng, vật dụng nhằm phục vụ cuộc sống cho chính mình
Lớp 4 Đề tài về sự thấp hèn
Đứng về mặt "Chất liệu hình tượng" lớp đề tài này không trở thành một lớp riêng biệt mà nó chính là sự thoái hóa của ba lớp trên Một số hình tượng của lớp này trước kia thuộc lớp trên vốn có sự bình đẳng, ngang hàng với các hình ảnh, hình tượng khác Nhưng do sự phân hóa xã hội, phân hóa giai cấp
mà nó rơi xuống lớp dưới, xuống địa vị thấp hèn Những hình tượng này liên kết với những con vật nhỏ bé, xấu xí tạo thành lớp đề tài thứ tư mà tác giả Vi
Trang 37Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hồng gọi là “lớp đề tài thấp hèn” nhằm ám chỉ những con người thấp hèn, kém cỏi trong xã hội cũ
Những hình ảnh, hình tượng thấp hèn chúng ta thường bắt gặp trong ca dao - dân ca Tày Nùng là: Con rùa, con quạ, con cun cút (nốc tủm), chim chích (nốc sẩy), đom đóm, con nhện, con cóc, con khỉ, con săn sắt, hoa guột, rau dại, dây quấn, dây leo
Việc phân loại các hình ảnh, hình tượng thiên nhiên, vũ trụ cũng như các sản phẩm do con người sáng tạo ra trong sli - lượn theo tác giả Vi Hồng đều có sự bắt nguồn từ những quan niệm nhân sinh quan, thế giới quan, vũ trụ quan của người Tày Nùng cổ
Với cách phân loại thành bốn lớp đề tài đã kể trên chúng ta thấy được rằng hiện tượng những hình ảnh tiêu biểu truyền thống xuất hiện trong sli - lượn của hai dân tộc Tày Nùng là hiện tượng phổ biến cũng như trong ca dao
- dân ca người Việt Thông qua việc tìm hiểu các cách thức phân loại hệ thống hình ảnh trong ca dao - dân ca người Việt và trong sli - lượn dân ca trữ tình Tày Nùng của các tác giả đã kể trên chúng tôi nhận thấy trong ca dao - dân ca Tày Nùng cũng có sự xuất hiện của các hệ thống hình ảnh Đó là hệ thống những hình ảnh sau:
Hệ thống 1: Những hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ
Hệ thống 2: Những hình ảnh là vật dụng của con người trong sinh hoạt hàng ngày
Hệ thống 3: Những hình ảnh liên quan đến con người
Trang 38Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
*Tiểu kết chương 1
Bước đầu tìm hiểu về các loại hình sinh hoạt tinh thần và nguồn gốc của hệ thống hình ảnh, hình tượng xuất hiện trong ca dao - dân ca Tày Nùng chúng tôi nhận thấy một số điểm như sau:
Ca dao - dân ca Tày Nùng có sự gắn bó chặt chẽ với đời sống sinh hoạt, với các nghi lễ, phong tục, với lễ hội truyền thống của dân tộc tạo nên sắc thái riêng có của hai dân tộc Tày Nùng
Trên cơ sở giới thiệu về các loại hình sinh hoạt ca dao - dân ca Tày Nùng chương viết đã chỉ ra sự phong phú, đa dạng của các thể tài qua đó nói lên đời sống tinh thần của người Tày Nùng rất nhiều sắc điệu, cung bậc, cảm xúc
Nhìn chung, những hình ảnh, hình tượng trong ca dao - dân ca Tày Nùng đều được xuất phát từ hai mạch nguồn cơ bản đó là: Từ tín ngưỡng, nghi lễ, phong tục và từ sự quan sát tinh tế, trực tiếp các hiện tượng thiên nhiên trong đời sống hàng ngày của nhân dân lao động
Trong quá trình tìm hiểu về sự xuất hiện hệ thống hình ảnh, hình tượng trong ca dao - dân ca người Việt nói chung cũng như trong ca dao - dân ca Tày Nùng nói riêng chúng tôi khẳng định rằng sự xuất hiện này là một hiện tượng phổ biến và rất dễ nhận thấy
Trang 39Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chương 2 KHẢO SÁT VÀ PHÂN LOẠI HÌNH ẢNH TRONG
CA DAO - DÂN CA TÀY NÙNG
Thế giới hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày Nùng phong phú và đa dạng như chính bản thân cuộc sống - nơi cội nguồn đã sinh ra các hình ảnh Trước khi đi vào giải thích ý nghĩa và giá trị thẩm mỹ của hệ thống hình ảnh, chúng tôi tiến hành khảo sát và phân loại những hình ảnh tiêu biểu truyền thống trong ca dao - dân ca Tày Nùng dựa trên cơ sở phạm vi giới hạn của những tư liệu đã được lựa chọn để khảo sát Chúng tôi phân loại hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày Nùng thành 3 hệ thống cơ bản sau đây:
Hệ thống những hình ảnh về thiên nhiên, vũ trụ
Hệ thống những hình ảnh là vật dụng của con người trong đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất
Hệ thống những hình ảnh liên quan đến con người
Dựa vào đặc trưng của sự vật , hiện tượng trong mỗi một hệ thống chúng tôi lại phân loại thành các nhóm hình ảnh cụ thể, bao gồm 9 nhóm
2.1 Khảo sát những hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ trong ca dao - dân ca Tày Nùng
Người Tày Nùng sống chủ yếu trên địa bàn miền núi Việt Bắc (một phần nhỏ ở Tây Bắc và Tây Nguyên) đã từ lâu đời vì thế họ có sự gắn bó mật thiết với thiên nhiên miền núi Thiên nhiên đã nuôi sống họ từ ngàn xưa, đã
ưu đãi họ cả về vật chất cũng như tinh thần Người Tày Nùng sống chan hòa giữa đại ngàn, bốn mùa xanh đậm của cỏ cây, hoa lá, của vạn vật chim muông, của mưa rừng, suối lũ
Tiến hành khảo sát 728 bài ca dao - dân ca Tày Nùng chúng tôi xác định được hình ảnh thuộc về thiên nhiên, vũ trụ với tần số xuất hiện ở từng mức độ đậm, nhạt khác nhau Có thể khẳng định, đó là một thế giới phong phú sinh động Sau đây là một số bảng thống kê mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát
Trang 40Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.1.1 Hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ
Hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ được thể hiện vô cùng phong phú trong các lời ca dao - dân ca Tày Nùng Điều này thể hiện rõ qua số liệu thống kê với 43 hình ảnh Chúng tôi sắp xếp thứ tự của các hình ảnh ở tất cả các bảng khảo sát theo số lần xuất hiện từ cao xuống thấp Dưới đây là một số hình ảnh tiêu biểu của nhóm 1
Bảng khảo sát số 1 - Hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ