Hình ảnh các dụng cụ sinh hoạt gia đình

Một phần của tài liệu Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao dân ca tày nùng (Trang 71 - 75)

Có đến 51 vật dụng sinh hoạt gia đình với 384 lần xuất hiện. Nhắc đến văn hóa vật chất truyền thống của đồng bào Tày Nùng ngoài nhà cửa, ăn uống chúng ta không thể không đề cập tới các phƣơng tiện sinh hoạt vật chất, các phƣơng tiện này gắn liền với đời sống con ngƣời tạo nên cuộc sống vật chất vô cùng phong phú. Dƣới đây là bảng khảo sát cụ thể:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng khảo sát số 6 - Hình ảnh các dụng cụ sinh hoạt gia đình

Hình ảnh Tƣ liệu A1 A2 A3 Tổng số Giƣờng chiếu 11 93 10 114 Mâm bát 6 62 - 68 Ấm chén 6 23 2 31 Đũa 15 15 - 30 Đèn 15 8 23 Cơi trầu 4 14 4 18 Chảo 6 8 - 14 Nồi niêu 4 10 - 14 Khay - 10 - 10 Sọt - 9 - 9 Quạt 4 4 - 8 Chổi - 7 - 7 Hòm 4 2 - 6 Gáo 4 - - 4 Chõ - 4 - 4 Thớt - - 4 4 Máng - 4 - 4 Bẳng - 3 - 3 Cối - - 2 2

Qua bảng khảo sát hình ảnh giƣờng, chiếu hiện lên với tần số cao nhất (114 lần), tiếp theo là những đồ dùng trong ăn uống nhƣ: mâm, bát (68 lần), ấm, chén (31 lần), đũa (30 lần), đèn (23 lần), cơi trầu (18 lần), khay (12 lần)...

Để nói đến cuộc sống lứa đôi, cuộc sống vợ chồng ca dao - dân ca Tày Nùng cũng giống nhƣ ca dao - dân ca ngƣời Việt ,thƣờng mƣợn hình ảnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thiết thân của những vật dụng đó trong cuộc sống gia đình. Không phải ngẫu nhiên mà trong lối nói thông dụng ngƣời ta sử dụng từ "chăn gối" để nói đến quan hệ vợ chồng. Giường, chiếu, chăn, màn… với những tính năng trong đời thƣờng của chúng đã trở thành không gian của những mơ ƣớc tình yêu, của khát vọng sum vầy. Những hình ảnh giường, chiếu, chăn, màn… đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong ca dao - dân ca đã phần nào nói lên đời sống tinh thần vô cùng phong phú của đồng bào miền núi và qua đó còn thể hiện khát vọng về một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc.

Đặc biệt, hình ảnh đôi đũa xuất hiện tới 30 lần với ý nghĩa biểu hiện các trạng thái cảm xúc cũng nhƣ kiểu quan hệ trong tình yêu đôi lứa. Đôi đũa gắn với tập quán sinh hoạt của ngƣời Việt Nam nói chung và dân tộc Tày Nùng nói riêng. Đũa là đồ dùng trong bữa ăn không thể thiếu nhƣng cái chính là ở đặc điểm cấu trúc của nó: Đũa bao giờ cũng phải có đôi . Hình ảnh đôi đũa đƣợc sƣ̉ dụng trong ca dao - dân ca Tày Nùng chủ yếu dể diễn tả tâm trạng của con ngƣời trong tình yêu không thuận lợi chứ không phải nói đến các kiểu quan hệ trong tình yêu nhƣ trong ca dao - dân ca ngƣời Việt.

Tác giả dân gian Tày Nùng đã thật tinh tế và sâu sắc khi lựa chọn hình ảnh đũa chẳng đủ đôi để nói đến hoàn cảnh cô đơn, lẻ bóng của ngƣời thiếu nữ, lời giãi bày của cô gái nghe thật xót xa, nó nhƣ là một lời than thân trách phận:

Em nhƣ đũa chẳng đủ đôi Một chiếc thật tồi khó gắp thức ăn

[4,79]

Và tâm trạng buồn bã, ngẩn ngơ của chàng trai khi thiếu bạn cũng đƣợc ví von, so sánh với hình ảnh đũa thiếu đôi:

Anh buồn nhƣ đũa thiếu đôi Thiếu đôi với đũa cũng rồi bù cho

Ngƣời thiếu bạn thật ngẩn ngơ [4,95]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quả thật, ngƣời Tày Nùng với tâm hồn mộc mạc và lối suy nghĩ giản đơn họ đã sử dụng những hình ảnh ngay xung quanh cuộc sống của mình để diễn đạt mọi trạng thái tâm tƣ vẫn là hình ảnh đôi đũa mà họ đã diễn đạt đƣợc nỗi nhớ, nỗi sầu, sự tƣơng tƣ:

Bữa cơm chống đũa bờ mâm

Hai hàng nƣớc mắt khôn cầm thảm thƣơng Nhớ em hai tiếng khác đƣờng

Ngã ba chiếc bóng chán chƣờng tai nghe [4,99]

Trời sinh trai gái đẹp đôi Bữa cơm chợt nghĩ nhƣ ngƣời đã no

Đũa cầm tay cứ quanh co

Trong tâm thảng thốt hững hờ hƣ không Lo toan luống những bàng hoàng Nuốt cơm trong miệng rõ ràng không trôi

Cách nào chào đƣợc anh giai? [4,144]

Không chỉ nói đến nỗ i nhớ và nhƣ̃ ng khát vọng cao đẹp , chính đáng nhƣ̃ng cảm xúc vốn có trong tình yêu , ngƣời Tày Nùng còn nói đến cả sƣ̣ không tƣơng xƣ́ng, cân đối trong tình yêu và sƣ̣ gian dối , lƣờng gạt thông qua nhƣ̃ng hình ảnh nồi đất với ghênh, nồi không:

Xƣ́ng đâu nồi đất với ghênh Cho dù đặt cạnh vẫn chênh rõ ràng

Ghênh tan còn đƣợc đống gang Nồi tan chỉ có đi đàng Long Châu.

[4, 71] Chớ lƣ̀a lên gác cất thang Chớ lƣ̀a đun lƣ̉a nồi không có gì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nƣớc cạn trơ bãi cát cùng nắng phơi [4, 144]

Ngoài những vật dụng quen thuộc trên, đồ dùng sinh hoạt của ngƣời Tày Nùng vô cùng phong phú và đa dạng đƣợc thể hiện qua các loại đồ dùng nhà bếp, đồ chứa đựng các sản phẩm nông nghiệp, các sản vật miền núi.

Loại đồ dùng thổi nấu và chế biến đồ ăn, thức uống. Ngoài những đồ dùng thổi nấu thông thƣờng nhƣ: Nồi, niêu, chảo ngƣời Tày Nùng còn có những loại chõ đồ xôi rất độc đáo và đặc biệt. Chõ đồ xôi của đồng bào gọi là "khây khẩu", chõ nấu rƣợu to hơn chõ đồ xôi gọi là "khây lẩu" hai loại chõ này đƣợc làm từ ống tre hoặc khúc gỗ đục thân.

Loại đồ đựng của đồng bào mới thực sự phong phú và đa dạng về chủng loại cũng nhƣ kích cỡ. Đồ đựng chứa chất lỏng ngoài sành sứ nhƣ chum, vại còn có các loại ống tre, ống nứa để đựng những thứ có lẫn cả cái, cả nƣớc nhƣ: Cang, cong, bằng, bẳng, bƣơng, máng, phét... Chứa ngô, thóc, gạo, đỗ... có thúng, bồ, dậu, giảo (loại cót to), sang (cũng là một loại cót to nhƣ giảo nhƣng khác về hình thù)... Chứa rau, quả, măng, củ có: Soỏng (tựa nhƣ cái làn), túi nải, túi lƣới... Đựng quần áo, đồ dùng cá nhân có: Hòm, ... Đựng mạ ra đồng có: Thạ, sọt... Đựng lợn ra chợ bán có: Rọ, sọt... Đựng tôm, cua, cá có: Hom, giỏ, tủm...

Nguyên vật liệu để làm ra những đồ dùng kể trên hoàn toàn có sẵn trong tự nhiên chủ yếu là: Tre, nứa, mai, giang, vầu, bƣơng... có thể để nguyên ống hoặc chẻ lạt, đan thành dụng cụ. Hệ thống hình ảnh dùng để chứa đựng trênphần nào cho thấy nghề thủ công đan lát rất phát triển ở vùng đồng bào Tày Nùng sinh sống. Những đồ dùng ấy đã thể hiện sự khéo léo và kỹ thuật cao của chị em phụ nữ. Điều này cũng chứng tỏ vai trò của chị em trong việc tìm kiếm, hái lƣợm các nguồn lợi tự nhiên.

Một phần của tài liệu Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao dân ca tày nùng (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)