Hình ảnh rồng

Một phần của tài liệu Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao dân ca tày nùng (Trang 112 - 145)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình ản h con rồng có nguồn gốc tƣ̀ các thần thoại , truyền thuyết , tƣ̀ phong tục tập quán, tìn ngƣỡng của cƣ dân khu vực Phƣơng Đông trong đó có dân tộc Việt , Thái, Tày Nùng…Rồng là con vật tƣởng tƣợng , đƣợc xếp ở vị trí đầu tiên trong bộ tƣ́ linh “Long-ly-quy-phƣợng”. Nhiều nhà nghiên cƣ́u cho rằng nguyên mẫu con rồng là con cá sấu , rắn hoặc thuồng luồng . Có thuyết cho rằng , con rồng bắt nguồn tƣ̀ Trunh Hoa và tƣ̀ đó con vật này mới lan sang các quốc gia khác.Chính vì lẽ đó trên con đƣờng thiên di hình ảnh con vật thần thoại này có sƣ̣ thay đổi theo nếp nghĩ của cƣ dân sống ở nhƣ̃ng vùng miền khác nhau. Vì là con vật không có thực , nên tùy theo lối tƣ duy và thị hiếu thẩm mĩ của từng dân tộc , tƣ̀ng khu vƣ̣c mà hình ảnh con rồng cũng đƣợc thay đổi sao cho phù hợp.

3.2.3.1. Rồng - biểu trưng cho những giá trị tốt đẹp

Đa số các nƣớc Châu Á coi rồng là con vật linh thiêng . Tổng hợp trong con vật li nh thiêng này là : trí tuệ , tín ngƣỡng , niềm tin , sƣ́c mạnh , nguyện vọng…Trải qua bao đời hình ảnh con rồng trở thành biểu tƣợng cao qúy và sƣ́c sống vĩnh hằng , có ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống xã hội của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.

Ngoài những nét nghĩa chung nói trên , đối với dân tộc Việt Nam rồng còn những nét nghĩa riêng , đó là nó chỉ nguồn gốc xuất xƣ́ của dân tộc ta tƣ̀ “Con rồng cháu tiên” . Tƣ̀ câu chuyện huyền thoại chàng Lạc Long Quân vốn mang trong mình nòi rồng lấy nàng Âu Cơ thuộc dòng dõi tiên đẻ ra bọc 100 trƣ́ng, sau nở thành 100 con. Hình ảnh con rồng đã ăn sâu vào trong tâm thức con ngƣời Việt Nam . Không nhƣ̃ng là xuất xƣ́ cho nòi giống dân tộc Vi ệt, rồng còn là thần linh , là chủ của các nguồn nƣớc , mang lại sƣ́c sống mãnh liệt, giúp mùa màng tƣơi tốt . Rồng là biểu tƣợng của sƣ́c mạnh , cho nên vua chúa đã lấy hình tƣợng rồng đại diện cho uy lực triều đình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trên các công trình kiến trúc của dân tộ c Việt nhƣ : cung điện , đình, đền, miếu, chùa…hình ảnh con rồng đã trở thành một motip trang trí không thể thiếu .Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày , ngƣời Việt cũng dùng hình ảnh rồng để diễn đạt nhƣ̃ng suy nghĩ , tƣ tƣởng của mình qua cách nói ví von , bay bổng nhƣ: “rồng bay phƣợng múa” , “đầu rồng đuôi tôm” , “trƣ́ng rồng lại nở ra rồng. Liu điu lại nở ra dòng liu điu”…

Hình ảnh con rồng xuất hiện trong ca dao - dân ca Tày Nùng với số lần 30, con số 30 không phải là cao nhƣng cũng không thấp điều đó đã thể hiện hình ảnh con rồng rất có ý nghĩa với ngƣời Tày Nùng.

Con rồng theo tiếng Tày Nùng đƣợc gọi là “tua luồng” hơn thế nhân dân đã tô điểm nâng vẻ đẹp thêm thành “luồng hoa” và gọi “luồng hoa” là “cầu vồng”. Trong truyện dân gian , “cầu vồng-luồng hoa” thỉnh thoảng trƣờn lên trời để tắm , khi ấy nó óng ánh đủ sắc màu còn khi nó tắm ở dƣới đất thì bầu trời vƣ̀a có mây bay vƣ̀a có mƣa , lúc này “rồng gặp mây” biểu tƣợng cho thân thể của lạc thú tinh thần.

Hình ảnh con rồng xuất hiện trong ca dao - dân ca Tày Nùng với rất nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện lối tƣ duy, quan điểm thẩm mĩ của nhân dân.

Rồng biểu hiện của thân phận cao quý , đáng yêu. Ngƣời Việt có câu “Trƣ́ng rồng lại nở ra rồng. Liu điu lại nở ra dòng liu điu” để nói về thân phận con ngƣời thì ngƣời Tày Nùng cũng có cách diễn đạt tế nhị mà sâu sắc không kém:

Lời nói nụ cƣời nhƣ hoa nở Con rồng quả sinh đẻ con rồng

[7,89]

Theo tƣ duy của đồng bào Tày Nùng thì ngƣời đẹp khôn sẽ đẻ ra ngƣời đẹp khôn và trong việc lƣ̣a chọn bạn ngƣời Tày Nùngkhông chỉ chọn những ngƣời có cùng tính cách, có chung sở thích mà còn có sự tƣơng đồng về hoàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cảnh, số phận. Phải chăng quan niệm này bắt nguồn từ tục “kết tồng” tốt đẹp có từ xa xƣa của dân tộc:

Con rồng bạn với con rồng

Con ngan làm bạn đẹp đẹp cùng con ngan Rồng bay rồng đất khác đàn

Phƣợng gà ăn thóc chung sàn vô duyên. [4,149]

Rồng biểu hiện của sƣ̣ tƣơng xƣ́ng trong tình yêu: Anh nhƣ rồng ở biển xa

Em nhƣ trăng chiếu sáng lòa trời cao [4, 182]

Trong quan niệm của ngƣời Tày Nùng gặp rồng trong giấc mộng là điềm báo tốt lành về một cuộc sống ấm no , hạnh phúc, là gặp nhiều niềm vui và may mắn trong cuộc đời:

…Mộng đƣợc ngủ giƣờng lụa song mây Mộng thấy đôi rồng bay vào gác

Mộng thấy đôi phƣợng bạc bón mồi con… [7,75]

Coi trọng việc xây nhà dƣ̣ng cƣ̉a đồng bào Tày Nùng cũng rất chú ý đến việc chọn thế đất, vị trí đất sao cho phù hợp với gia chủ để cuộc sống gặp nhiều thuận lợi , làm ăn đƣợc dễ dàng . Vì thế hình ảnh con rồng còn là biểu hiện của thế đất đắc địa:

Nhà ông dựng đúng đất trung tâm Đúng điểm con rồng mới trở mình Cƣ̉a nhà dƣ̣ng đúng tim mạch đất Đầu rồng bốn phía hội chào mừng Rồng làng hội tụ cùng rồng núi Hội về trông nhƣ đổi “vi quang”…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

[2,596]

Với tất cả nhƣ̃ng ý nghĩa tốt đẹp trên , hình ảnh rồng đã trở thà nh vật trang trí, tô điểm vẻ đẹp cho rất nhiều đồ dùng , vật dụng, cũng nhƣ nhà cửa của đồng bào Tày Nùng nhƣ: đèn rồng ,đòn rồng, sọt rồng ,chiếu rồng…

- Đòn ngƣời khéo tết hoa hồng Miệng sọt lạt uốn rồng bay bƣớm. - Ngƣời lấy đòn đầu rồng đi gánh. - Hai bên thắp dãy đèn hoa sáng bƣ̀ng Hai bên thắp sáng đèn rồng

Nhà anh quả thật thong dong hơn ngƣời. [4, 50]

- Vui mƣ̀ng thấy chiếu hoa, rồng, phƣợng Rải khắp cả gian dƣới giƣờng trên

Rải khắp cả buồng trong, buồng cạnh… [7, 54]

3.2.3.2. Rồng - biểu hiện của sự thấp hèn

Tuy nhiên , bên cạnh ý nghĩa cao qúy , tốt đẹp trong quan niệm của ngƣời Tày Nùng con vật này còn chƣ́a đƣ̣ng nét nghĩa tầ m thƣờng khi nhân dân mỉa mai nhƣ̃ng kẻ kiêu kì hoặc học đòi bằng câu tục ngƣ̃:

Rồng con theo rồng mẹ ƣỡn ẹo

“Phiểu” con theo “phiểu” mẹ vồ chó. [19, 100]

Nhƣ̃ng lúc không có thƣ́c ăn , trẻ kêu khóc bố mẹ thƣờng mắng “ giết rồng mà ăn thịt. Nhƣ vậy,hình ảnh rồng trong quan niệm của ngƣời Tày Nùng có hai ý nghĩa đối lập nhau: cao quý, tốt đẹp và tầm thƣờng. Cho nên hình ảnh con rồng trong ca dao - dân ca Tày Nùng cũng biểu hiện ở những trạng thái ý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghĩa không giống nhau lúc thì là biểu hiện của thân phận cao quý , lúc là vật trang trí đẹp đẽ,khi lại là thế đát đắc địa…

3.3. Ý nghĩa của những hình ảnh có nguồn gốc và liên quan đến con ngƣời

Bên cạnh việc sƣ̉ dụng những hình ảnh : mái tóc , làn da , miệng, đôi mắt…để miêu tả hình dáng và vẻ đẹp con ngƣời . Hình ảnh đôi chân xuất hiện trong ca dao - dân ca Tày Nùng chiếm một ƣu thế rất đặc biệt, nhân dân đã sƣ̉ dụng hình ảnh đôi c hân để diễn đạt mọi cung bậc cảm xúc trong tình yêu đôi lứa, đây là một nét khác biệt rất rõ so với các hình ảnh khác.

Đây là đôi chân vui, khỏe, nhanh nhẹn biểu hiện của một tâm trạng háo hƣ́c khi chuẩn bị đi gặp bạn gái , niềm vui ấy khiến cho đôi chân bƣớc xuống thang mà nhƣ đang bay:

Cơm xong đặt bát là thôi

Đôi mắt vội liếc ra ngoài chấn song Chân đi vài bƣớc xuống thang Thật không đèn đuốc mà đƣờng vẫn vui.

[4,16]

Là niềm vui không kiềm chế đƣợc, dƣờng nhƣ biến thành sức mạnh có thể làm sập thang , gẫy bậc khi biết làng mình có khách ghé thăm khiến đôi chân nhảy một bƣớc đã xuống đến mặt sân:

Lòng vui nghe khách vào lang Chân ta bƣớc sắp gẫy thang tƣởng chừng

Bƣớc chân mà nhảy chẳng đừng Xuống thang một bƣớc đã dừng mặt sân

[4,19]

Và cũng có lúc đôi chân yếu , rệu rã chẳng muốn đi , khuôn mặt thì trở nên ngẩn ngơ cũng chỉ vì nhớ nhung, buồn phiền trong tình yêu:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhớ anh cơm chiều thành cơm trƣa Nhớ anh ăn trƣa không thành bữa Bƣớc chân yếu tựa bóng giăng mờ Bƣớc chân yếu tựa bóng gƣơng cũ Lấy gƣơng soi mặt, mặt ngẩn ngơ

[4,36] Anh yêu em hết tháng ngày

Nhấc chân chân mỏi đọa đày lòng son Về nhà cơm chẳng thấy ngon

Nuốt cơm khi đã mất hồn tƣởng gai [4,91]

Con ngƣời cũng ủ rũ, héo hon nhƣ lá hành hơ lửa, đôi bàn chân trở nên lãng đãng vì phải tiễn anh ra về:

Héo nhƣ hơ lửa lá hành

Bàn chân lãng đãng tiễn anh khác mƣờng Buồn nhiều tìm khắp bốn phƣơng Không nơi vừa ý chán chƣờng héo hon

[4,89]

Hình ảnh đôi bàn chân, bàn tay đƣợc nhắc nhiều nhất trong những lời ca dao - dân ca đã phản ánh thói quen sinh hoạt của ngƣời Tày Nùng. Do cƣ trú ở địa bàn miền núi, giao thông còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại cho nên cũng nhƣ nhiều dân tộc ít ngƣời khác ngƣời Tày Nùng đi bộ khỏe và nhanh trên nhiều đoạn đƣờng hiểm trở. Đôi tay, đôi vai phải mang, vác, xách, gánh gồng là chủ yếu.

* Tiểu kết chƣơng 3

Ở chƣơng này , bằng việc giải mã ý nghĩa những hình ảnh tiêu biểu chúng tôi muốn cụ thể hóa những tri thức về một số đặc trƣng nghệ thuật trong ca dao - dân ca dân tộc Tày Nùng. Đây là những hình ảnh tiểu biểu có tần số xuất hiện cao, có ý nghĩa biểu trƣng ổn định, mang tính đặc trƣng của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hai dân tộc Tày Nùng. Nhìn chung, hình ảnh truyền thống thông ca dao - dân ca Tày Nùng có ý nghĩa biểu trƣng cho tín ngƣỡng, phong tục, tình yêu và cuộc sống. Vẫn còn những hình ảnh độc đáo, thú vị nhƣng do giới hạn của đề tài chúng tôi mới chỉ dừng lại ở việc khám phá, giải mã những hình ảnh tiêu biểu đƣợc nhiều ngƣời biết đến và có sức sống lâu bền trong ca dao - dân ca và trong đời sống tinh thần của dân tộc Tày Nùng.

Hình ảnh núi non và con đèo với ý nghĩa biểu trƣng là sự ngăn cách, là chƣớng ngại vật thử thách ý chí và nghị lực của con ngƣời trong cuộc sống cũng nhƣ trong tình yêu.

Hình ảnh trăng, trời là hai vật thể vũ trụ nhƣng rất gần gũi với ngƣời dân Tày Nùng mang giá trị biểu cảm cao thể hiện những cảm xúc trữ tình của cƣ dân miền núi.

Hình ảnh trầu cau mang ý nghĩa biểu trƣng của tình yêu đôi lứa, kết nối nhân duyên, thể hiện phong tục truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam.

Hình ảnh chim, hoa là hai hình ảnh khá đặc biệt, có số lần xuất hiện nhiều. Thể hiện nhiều ý nghĩa, nhiều cung bậc tình cảm, tình yêu, thân phận và nhân cách con ngƣời.

Để khám phá ý nghĩa các hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày Nùng chúng tôi đã sử dụng, kết hợp nhiều phƣơng pháp khác nhau. Tuy nhiên, tầng sâu của mỗi hình ảnh khi đi giải mã cũng chƣa khẳng định đã đến tận ngọn nguồn của nó. Mong rằng, với những gì đã cố gắng đây sẽ là một trong những bƣớc đi tiếp theo để khám phá những giá trị tiềm ẩn trong ca dao - dân ca dân tộc Tày Nùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

1. Hệ thống hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày Nùng đƣợc xây dựng bằng chất liệu ngôn tƣ̀ . Đó là nhƣ̃ng tƣ̀ ngƣ̃ chỉ hình ảnh mang ý nghĩa biểu trƣng, đƣợc đồng bào Tày Nùng chấp nhận và sƣ̉ dụng trong một thời gian dài. Nhƣ̃ng tƣ̀ ngƣ̃ này đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần trong ca dao - dân ca với ý nghĩa biểu trƣng tƣơng đối ổn định.

2.Các hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày Nùng xuất phát từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Bƣớc đầu tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày Nùng xuất phát từ hai mạch nguồn cơ bản sau đây : Tƣ̀ tín ngƣỡng, nghi lễ phong tục tập quán và tƣ̀ sƣ̣ quan sát trƣ̣c tiếp các hiện tƣợng tƣ̣ nhiên và trong đời sống hàng ngày của nhân dân . Đa số các hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày Nùng mộc mạc, giản dị và dễ hiểu. Mộc mạc, giản dị nhƣ chính tâm hồn , tính cách và lối sống của đồng bào vùng núi . Tìm hiểu ngọn nguồn xuất phát của các hình ảnh là công việc phục vụ đắc lƣ̣c cho quá trình tìm hiểu và giải mã ý nghĩa biểu trƣng của các hình ảnh tron g ca dao - dân ca Tày Nùng.

3.Hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày Nùng có số lƣợng khá lớn với tần số xuất hiện rất cao đã thể hiện sƣ̣ phong phú và đa dạng của thế giới các hình ảnh. Trong luận văn này chúng tôi đã tiến hành khảo sát và phân loại các hình ảnh dựa trên đặc trƣng của các sự vật, hiện tƣợng xuất phát tƣ̀ vai trò quan trọng của các sự vật, hiện tƣợng thuộc thế giới khách quan trong quá trình hình thành hệ thống hình ảnh . Tƣ̀ đó chúng tôi chia hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày Nùng thành 3 nhóm cơ bản. Với 3 hệ thống hình ảnh đƣợc khảo sát chúng tôi nhận thấy mỗi hệ thống có nhƣ̃ng đặc điểm riêng nên cũng đƣợc dân gian khai thác ở những khía cạnh ý nghĩa không giống nhau.

4.Tìm hiểu và giải mã ý nghĩa những hình ảnh tiêu biểu truyền thống trong ca dao - dân caTày Nùng không phải là việc làm dễ dàng , bởi lẽ mỗi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hình ảnh đều có nền lịch sử - văn hóa- xã hội của nó. Dƣ̣a trên hệ thống hình ảnh đã khảo sát, miêu tả và phân loại chúng tôi đã lƣ̣a chọn ra nhƣ̃ng hình ảnh tiêu biểu nhất để tiến hành giải thích. Hình ảnh núi non, con đèo, trăng, trời và chim là nhƣ̃ng hình ảnh có nguồn gốc tƣ̀ các hiện tƣợng thiên nhiên và vật thể vũ trụ.ngƣời Tày Nùng quan sát nhƣ̃ng sƣ̣ vật , hiện tƣợng ấy để rồi gƣ̉i gắm nhƣ̃ng suy nghĩ , nhƣ̃ng tâm tƣ , tình cảm và mong ƣớc của mình . Hình ảnh hoa và trầu cau vốn dĩ cũ ng là nhƣ̃ng hình ảnh trong tƣ̣ nhiên nhƣng lại đƣợc đặt trong mạch nguồn tín ngƣỡng - nghi lễ và phong tục tập quán bởi ngƣời Tày Nùng có tục thờ Mẹ Hoa , hồn Hoa cũng nhƣ trầu cau gắn liền với nhũng phong tục tốt đẹp củ a ngƣời Việt nói chung và ngƣời Tày Nùng nói riêng . Hoa và trầu cau mang ý nghĩa biểu trƣng khá đặc sắc đó là : tình cảm, trạng thái của con ngƣời trong tình yêu và cuộc sống . Bên cạnh đó chúng tôi còn lí giải ý nghĩa củ a nhƣ̃ng hình ảnh liên quan trƣ̣c tiếp đến con ngƣời để minh chƣ́ng thêm về cái nhìn đầy thiết thƣ̣c của ngƣời dân Tày Nùng.

Việc khảo sát, phân loại và giải mã ý nghĩa biểu trƣng của các hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày Nùng đã góp phần nói lên những giá trị vật chất và giá trị tinh thần của ngƣời Tày Nùng trong ca dao - dân ca là vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo phản ánh rõ nét những sắc thái đặc trƣng tộc ngƣời .

Một phần của tài liệu Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao dân ca tày nùng (Trang 112 - 145)