Hình ảnh hoa

Một phần của tài liệu Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao dân ca tày nùng (Trang 104 - 112)

Hoa là hình ảnh phổ quát mang tính toàn nhân loại. Trong tiếng Tày Nùng hoa còn có nhiều cách gọi khác nhƣ: Bjoóc, va... Ngƣời Tày Nùng dành rất nhiều tình cảm cho hoa, họ trọn hoa để trao gửi tâm tình, để bày tỏ nguyện vọng, ƣớc mơ, để gột rửa tâm hồn ngày càng thanh cao hơn. Họ đã tắm gội tâm hồn mình trong hƣơng sắc của hoa lá, để cho vẻ thanh tú của muôn hoa, chất cao quý của muôn hoa không ngừng thôi thúc những con ngƣời cần sống một cuộc sống trong sạch, cao thƣợng và tốt đẹp. Vì thế, hoa mang rất nhiều giá trị cốt lõi, nhiều ý nghĩa sâu sắc.

3.2.2.1. Hoa - biểu trưng cho cái đẹp

Tự ngàn xƣa, hoa đã đƣợc coi là tiêu chuẩn, là thƣớc đo cho mọi vẻ đẹp nhất là vẻ đẹp của con ngƣời. Xuất phát từ quan niệm ấy cho nên khi miêu tả, cảm nhận về vẻ đẹp của ngƣời con gái nhân dân đều so sánh, ví von với vẻ đẹp của các loài hoa:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Hoa lá muôn nở mặt mày nhƣ tiên - Trông em đẹp nhƣ một bông hoa ...

Dân tộc miền núi yêu màu sắc, có lẽ chủ yếu yêu màu sắc của hoa vì thế những đồ dùng, vật dụng quen thuộc trong gia đình ngƣời Tày Nùng đều đƣợc trang trí hoa văn, họa tiết bằng hoa lá, hoa lá đã đƣợc cách điệu hóa, có khi đơn giản hóa về mặt hình dạng nhƣng màu sắc vẫn đƣợc tô đậm. Bên cạnh vƣờn hoa rực rỡ của tự nhiên đại ngàn còn xuất hiện hình ảnh "Hoa nhân tạo", hoa trang trí trên đồ vật. Chúng tôi tạm chia hình ảnh "Hoa nhân tạo" thành 4 nhóm sau đây.

"Hoa nhân tạo" trang trí trên đồ dùng sinh hoạt: Ta bắt gặp những

hình ảnh chén hoa, bát hoa, mâm hoa, khay hoa, giƣờng hoa, chiếu hoa: - Ấm đẹp cùng chén hoa đựng nƣớc

- Khay hoa chén ngọc bịt bạc vàng - Cỗ bàn bày đủ vị bát hoa

- Xếp đặt toàn mâm hoa, bát sứ - Têm trầu đặt cơi hoa đầy đủ

- Chiếu hoa trải các giƣờng ngay thẳng - Chiếu hoa trải mọi chỗ vuông đều - Bƣớc chân tới giƣờng hoa định nghỉ

...

"Hoa nhân tạo" trang trí trên đồ dùng cá nhân nhƣ: áo hoa, giầy hoa.

- Tháng năm tháng sáu bận mùa công Tháng bảy tháng tám dệt giầy hoa - Áo vàng em mặc hoa đầy

Ngƣời Tày Nùng cũng có nghề trồng bông, dệt vải phát triển nhƣ nhiều dân tộc ít ngƣời khác nhƣng trang phục của ngƣời Tày Nùng lại khá đơn giản ít thêu thùa hoa văn, họa tiết. Màu áo chàm đã trở thành đặc trƣng tộc ngƣời, thể hiện tính cách giản dị của họ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

"Hoa nhân tạo" trang trí trên đồ dùng lao động sản xuất, ƣa trang trí

ngƣời Tày Nùng còn làm đẹp cả cho những đồ dùng trong lao động, chiếc đòn gánh, chiếc sọt đến ống bƣơng đựng nƣớc cũng đƣợc trang trí hoa văn:

- Xem cái bằng vằn hoa

- Lại có gáo vằn hoa múc nƣớc

- Ngƣời hỏi dao chuôi hoa, chuôi bạc - Sọt ngƣời đan lạt non, dang đẹp Đòn ngƣời lại khéo tết hoa hồng Mộng sọt lạt uốn rồng bay bƣớm Lá dong lót nhƣ áo bên trong Hình hoa sen, xanh hồng ngoài sọt

"Hoa nhân tạo" trang trí trên cột nhà, xà nhà, song cửa...

- Dát dài chạm đến song hoa

Hai bên thắp dãy đèn hoa sáng bừng - Nhà ngƣời chạm nên hoa nên rồng - Cột con chạm ngoài toàn hoa lá Cột cái bên ngoài chạm hoa lan

Hoa lá cùng với các con vật cao quý nhƣ rồng, phƣợng, kỳ lân... đƣợc sử dụng trong việc trang trí các đồ vật, nhà cửa đã nói lên ý thức thẩm mỹ của nhân dân rất gắn bó với thiên nhiên. "Đó là thứ thẩm mỹ thiết thực. Quan điểm thẩm mỹ này mãi mãi là bài học lớn về quan điểm nghệ thuật của các thế hệ sau". [19,67]

3.2.2.2. Hoa - hình tượng hóa con người

Trong quan niệm của ngƣời Tày Nùng hoa không chỉ mang ý nghĩa biểu trƣng cho cái đẹp mà còn chứa đựng ý nghĩa tâm linh. Theo họ khi đứa trẻ mới sinh ra là nhờ có "Mẻ va", "Mẻ bjoóc" nghĩa là "Mẹ Hoa" ban cho, ở một số gia đình ngƣời ta lập bàn thờ Mẹ Hoa bên cạnh bàn thờ tổ tiên. Điều này cho thấy họ rất coi trọng Mẹ Hoa và tục thờ hồn hoa. Với họ Mẹ Hoa sinh ra con ngƣời và giúp con ngƣời trƣởng thành:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chia hoa xuỗng trần gian thành nụ Chia hoa xuống đến chỗ thành ngƣời.

Ngƣời thiếu nữ với hoa thƣờng có mối quan hệ đặc biệt với nhau các tác giả dân gian đã không lầm khi khắc họa vẻ đẹp của ngƣời thiếu nữ trong sự tƣơng quan với các loài hoa:

Khi thƣơng hoa sói nhớ hoa nhài Nàng tựa hoa sói đẹp lắm thôi Hoa sói ngƣời duyên lòng son sắt Ƣớc sao lấy đƣợc trồng vƣờn tôi

[3,691]

Ngƣời con gái xuân sắc giống nhƣ những đóa hoa đang độ hàm tiếu hấp dẫn biết bao ngƣời, đó là vẻ đẹp rực rỡ của tuổi hoa niên "Ngời tận mắt, ánh tận mặt":

Nhà ngƣời có hoa thơm bông quý Em tôi còn sống lẻ một thân Hoa ngƣời lại đang xuân nở nhị Hoa ngƣời lại đang tuổi nở đều Sáng chói đẹp nhƣ sao giữa tháng

[7,28]

Con ngƣời là quí giá , là cao quý . Đó là quan niệm chung có tính nhâ n loại. Vì yêu con ngƣời , quý con ngƣời cho nên ngƣời Tày Nùng đã kì diệu hóa con ngƣời , ví con ngƣời với những vẻ đẹp rực rỡ của các loài hoa . Ý nghĩa này chúng ta cũng bắt gặp trong ca dao ngƣời Việt , ngƣời Mƣờng.. hoa cũng biết nhớ, biết thƣơng, cũng tình nghĩa, cũng trăng gió…Và Ngƣời là thứ hoa đẹp nhất:

Hoa Ngƣời đẹp nhất em ơi

Không hƣơng sắc lại bằng mƣời sắc hƣơng. [20, 126]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Việc ca ngợi vẻ đẹp của con ngƣời nhƣ hoa thơm , sắc thắm không phải là chuyện tán dƣơng đơn thuần mà cốt lõi của nó là sự nâng niu, quí trọng con ngƣời của nhân dân ta tƣ̀ xa xƣa , là nhân nhụy của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học dân gian. Vì thế ngƣời Mƣờng cũng nói:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trăm thƣ́ hoa không bằng hoa con gái

Trăm thƣ́ trái không bằng trái bông còm (lúa gạo)

Trăm thƣ́ hƣơng thơm không bằng hƣơng thơm con mái (gái). Không chỉ so sánh vẻ đẹp của hoa với ngƣời thiếu nữ, ngƣời Tày Nùng còn ví hoa nhƣ ngƣời con trai cao quý, đáng yêu. Nói khác đi hoa còn là biểu trƣng cho thân phận cao quý, sang trọng:

- Anh nhƣ hoa kim trong chùa Em nhƣ dây thúa chỉ bò rừng xa - Thân anh nhƣ đóa vặc viền Thân em cỏ hán ở liền ruộng to - Anh nhƣ hoa loỏng, hoa rồm Em nhƣ chàm dại âm thầm lối đi - Thân anh hoa cúc, hoa kim Thân em hoa guột thì tìm đồi cao Nửa đêm móc tỏa trắng phau

Hoa guột ngạt thở ai nào cảm thƣơng [4,132]

Những loài hoa nhƣ : Hoa kim, hoa vặc viền (phặc phiền), hoa loỏng, hoa rồm, hoa cúc... đều là những loài hoa đẹp sắc thơm hƣơng đƣợc nhiều ngƣời yêu thích. Thật tinh tế, ý nhị khi các tác giả dân gian lựa chọn những loài hoa này để nói lên thân phận, phẩm chất của con ngƣời. Sóng đôi với vẻ đẹp cao sang của những loài hoa đẹp là những câu thơ viết về những loài hoa kém giá trị hơn. Vì thế hoa còn mang ý nghĩa biểu trƣng cho số phận kém may mắn hoặc cuộc sống khó khăn nghèo khổ.

Hoa với ý nghĩa biểu trƣng là ngƣời con gái đã có nơi có chốn . Mặc dù rất đẹp đã khiến nhiều chàng trai ao ƣớc, khao khát nhƣng phải thất vọng:

Hoa thời có chủ cấm ngăn

Đóa thời đã có chƣa xuân quản mà Nào ai dám bạc cùng hoa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hoa phón nở chốn rừng gần

Cây này có chủ cấm ngăn khó bàn [4.135]

Hình ảnh hoa xuất hiện hầu khắp trong các bài ca dao - dân ca Tày Nùng góp phần không nhỏ trong diễn đạt mọi khía cạnh, mọi góc độ tình cảm. Hoa trong những lời ca dao - dân ca hình nhƣ chƣa bao giờ bất lực trong biểu đạt ý nghĩa. Hoa không chỉ biểu trƣng cho vẻ đẹp, cho sự thanh cao, tao nhã, cho tuổi trẻ mà hoa còn là nỗi buồn, nỗi bất hạnh của những số phận kém may mắn. Hình ảnh hoa tàn, hoa héo gợi sự liên tƣởng đến những cô gái già nua, quá lứa nhỡ thì, những bông hoa héo, hoa tàn ấy không những không đƣợc chú ý mà còn bị rẻ rúng, chà đạp:

Em nhƣ mặt nƣớc sau piêu Trời mƣa mát mẻ ra điều nở tƣơi

Nở rồi hoa héo cành rơi Đầu mùa sớm nở rã rời hại chƣa

Hoa nở muộn lại còn trơ

Không chê hoa chốn bụi bở xin mang [4,86]

Em nhƣ hoa héo còn gì Anh còn lời bấc lời chì đào hoa

[4,188 ]

Trên rừng có trăm nghìn thứ hoa, loại quả, hoa nào cũng đẹp cũng xinh. Giữa đại ngàn xanh thẳm ấy sắc đỏ của hoa vông thật nổi bật ai cũng khen hoa vông đẹp tƣơi thật. Nhƣng ngƣời dân Tày Nùng có cái nhìn rất thiết thực bởi vông nở hoa mà không đậu quả thì ai chuộng dùng. Ngƣời xƣa đã sử dụng hình ảnh "Hữu hoa vô quả" để nói lên nỗi bất hạnh của những ngƣời phụ nữ không thể có con:

Hết xuân mới nở hoa vông Lạc mùa hoa nở khoe hồng mà chi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hữu hoa vô quả sầu bi

Hoa này không quý dùng gì thế gian [4,133]

…Sắp hết xuân, nở trên cành hoa vông Có thời không gặp cũng không

Có hoa không quả khó trông nên hồn. [4, 162]

Hoa trong ca dao - dân ca Tày Nùng không chỉ đắc địa trong lĩnh vực biểu đạt tâm tình mà đối với các lĩnh vực khác hoa cũng tỏ ra sắc sảo trong biểu đạt tƣ tƣởng. Với đề tài than thân, trách phận hình ảnh hoa cũng luôn cất lên tiếng nói tố cáo mà hoa ngón là hình ảnh điển hình. Hoa ngón, lá ngón xuất hiện khá nhiều lần trong ca dao - dân ca với ý nghĩa là loài hoa độc có khả năng làm chết ngƣời. Việc những ngƣời phụ nữ tìm đến với hoa ngón đã thể hiện những cay đắng, tủi nhục họ không thể chịu đƣợc nữa trong cuộc sống:

Muốn ăn lá ngón hoa vàng đời ta Nên chi chết thảm cũng là

Hình ảnh hoa ngón trong đời sống dân tộc Tày Nùng nói chung và ca dao - dân ca Tày Nùng nói riêng đƣợc coi nhƣ một hình tƣợng oan nghiệt, cay đắng và tủi nhục.

3.2.2.3. Hoa - biểu trưng cho tình yêu đôi lứa

Tình yêu là đề tài muôn thuở, nói không hết của con ngƣời. Trong văn học dân gian Việt Nam đề tài này đƣợc đề cập đến nhiều hơn bất cứ một đề tài nào khác. Các thi sĩ dân gian đã vẽ nên một khung cảnh tình yêu với muôn màu, muôn vẻ, với đầy đủ mọi cung bậc, trạng thái cảm xúc. Hoa đã trang điểm cho cuộc sống, làm cho cuộc sống nhiều hƣơng sắc giống nhƣ tình yêu đủ mọi cung bậc đã điểm tô cho cuộc đời này thêm tƣơi, thêm đẹp. Hoa trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ca dao - dân ca Tày Nùng có mối quan hệ mật thiết với ong, bƣớm. Mối quan hệ này biểu trƣng cho tuổi trẻ, cho khát vọng tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.

Năm mƣời hai tháng chuyển vần Bƣớm ong giao hẹn quây quần cùng hoa

[4,138]

Theo bƣớc đi của thời gian, mỗi năm cứ đến độ xuân về ngƣời Tày Nùng lại náo nức tham gia lễ hội. Đây cũng là dịp để nam thanh nữ tú gặp gỡ, cất lên những điệu sli, câu lƣợn, để trao nhau tình cảm cũng giống nhƣ cuộc gặp gỡ, hội ngộ của bƣớm ong với hoa lá:

Xuân tới tháng hai hoa đua nở Non ngàn cỏ nội hoa đua cƣời Sơn lâm ong bƣớm bay tìm nụ

[4,46]

Một năm, mƣời hai tháng với bốn mùa ngƣời Tày Nùng sống trong hƣơng thơm sắc thắm của hoa. Hoa với ngƣời mãi mãi là nghĩa tình, là bè bạn thân thƣơng ấm áp. Suốt bốn mùa ngƣời ta nói chụyện với hoa nhƣng hình nhƣ không bao giờ cạn lời. Ngƣời Tày Nùng cất lên những lời ca ca ngợi hoa với mong muốn, ƣớc mơ có một "Xã hội nhân loại" tuy mỗi ngƣời mỗi vẻ nhƣng tất cả mọi ngƣời hãy cố gắng sống cho đẹp, cho thanh cao để xã hội ấy trở nên đẹp đẽ nhƣ một "Xã hội hoa".

Trong ca dao - dân ca Tày Nùng hình ảnh hoa đã đƣợc dân gian sử dụng với rất nhiều ý nghĩa biểu trƣng độc đáo và sâu sắc. Điều đó đã chứng minh rằng tƣ duy hình ảnh của ngƣời Tày Nùng vừa cụ thể nhƣng cũng rất trừu tƣợng. Hơn thế, nó còn biểu hiện tình cảm của đồng bào vùng cao dành cho thiên nhiên rất đáng trân trọng.

Một phần của tài liệu Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao dân ca tày nùng (Trang 104 - 112)