Hình ảnh những dụng cụ lao động sản xuất

Một phần của tài liệu Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao dân ca tày nùng (Trang 75 - 79)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cuộc sống lao động ở một miền thiên nhiên nhiệt đới lắm sông, nhiều suối, nhiều khe, vũng, vực... với một nền nông nghiệp chƣa có sự phát triển về kỹ thuật, hình ảnh "Con trâu đi trước cái cày theo sau" vẫn là chủ yếu đã để lại trong ca dao - dân ca một thế giới đa dạng của những công cụ lao động sản xuất thô sơ nhƣng rất có ý nghĩa. Bao gồm 20 dụng cụ tập trung ở hai nghề chính là nghề làm ruộng và nghề sông nƣớc, ngoài ra còn có nghề phụ nhƣ nghề mộc, nghề rèn. Dƣới đây là bảng khảo sát cụ thể của toàn nhóm:

Bảng khảo sát số 7 - Hình ảnh những dụng cụ lao động sản xuất

Hình ảnh Tƣ liệu A1 A2 A3 Tổng số Dao 6 48 6 60 Đòn gánh 6 24 4 34 Lƣới 12 2 2 16 Cày bừa 10 2 4 16 Nơm 3 2 6 11 Cuốc xẻng 4 2 4 10 Hép 5 - - 5 Lờ 1 4 - 5 Đòn càn 2 3 2 7 Chài 4 - - 4 Búa - - 4 4 Liềm 2 - 2 4 Rìu - - 2 2 Khoan - - 2 2 Đục - - 2 2 Cƣa - - 4 4 Thƣớc - - 3 3 Hom 2 - - 2 Loóng 2 - - 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nổi bật trong nhóm hình ảnh dụng cụ lao động sản xuất là hình ảnh con dao với 60 lần xuất hiện và chiếc đòn gánh 34 lần. Tiếp theo là cày bừa (16 lần), lƣới (16 lần), nơm (11 lần), cuốc xẻng (10 lần)...

Đồng bào Tày Nùng là những ngƣời cần cù, sáng tạo, trong lao động sản xuất. Yêu lao động, họ biết quý trọng những của cải vật chất do chính sức mình tạo ra.

Của cải làm ra nhƣ nƣớc nguồn không cạn Của bố mẹ để lại nhƣ nƣớc lũ trôi qua

Yêu quý lao động ngƣời Tày Nùng yêu quý cả những công cụ lao động những dụng cụ đã cùng họ làm ra biết bao của cải vật chất. Theo phong tục Tày Nùng khi ngƣời con gái đi lấy chồng ngoài những của hồi môn nhƣ: Vòng bạc, hoa tai, vải vóc, chăn màn... thì trong hòm không thể thiếu hai dụng cụ lao động đó là: Con dao và lưỡi cuốc. Đây là hai dụng cụ quan trọng nhất trong lao động của ngƣời Tày Nùng cho nên khi nhắc đến con dao ngƣời Tày Nùng đã rất trân trọng giới thiệu đến tác dụng cũng nhƣ những tính năng thiết thực của nó:

Dao vừa chẻ nứa trong nhà nhóm bếp Dao vừa mới chẻ lạt buộc vƣờn

Dao lấy củi phát nƣơng vừa lại Dao vừa chặt chuối lợn sau nhà Dao thái thịt để mà làm cơm khách.

[7, 39]

Quả thật, không ai có thể hiểu hết tác dụng của con dao nhƣ ngƣời Tày Nùng. Cùng với hình ảnh con dao, cày, bừa, cuốc, xẻng cũng là những nông cụ không thể thiếu trong lao động sản xuất. Ngƣời Tày Nùng vừa làm ruộng nƣớc dƣới thung lũng kết hợp với ruộng bậc thang trên các triền đồi nên công cụ lao động cũng vô cùng phong phú, đáp ứng yêu cầu lao động. Ngoài sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dụng liềm để gặt lúa nhƣ nhiều dân tộc anh em khác, dân tộc Tày Nùng còn có chiếc hép (hình con muỗm ở giữa có lƣỡi sắt) dùng để ngắt từng bông lúa nếp. Đây là dụng cụ dành cho riêng cho phụ nữ.

Những nông cụ đƣợc làm từ sắt, thép cũng do chính bàn tay ngƣời Tày Nùng làm ra vì ở vùng đồng bào Việt Bắc nghề rèn có từ khá sớm và rất phát triển. Mỗi nhà đều có lò rèn riêng và nhà nào cũng có ngƣời biết làm nghề rèn.

Dụng cụ làm mộc và nghề mộc không phát triển mạnh ở đồng bào Tày Nùng. Tuy vậy, đồng bào vẫn có những dụng cụ cần thiết nhƣ: Búa, rìu, khoan, cƣa, đục... để xây dựng nhà cửa, đóng bàn ghế và những đồ dùng khác trong nhà.

Đánh bắt tôm, cá cũng là một trong những nghề góp phần nuôi sống con ngƣời. Ngƣời Tày Nùng cƣ trú ở địa bàn có mạng lƣới sông suối dày đặc nên rất thành thạo nghề đánh bắt tôm, cá. Tính chất quan trọng của việc đánh cá ở vùng miền núi thể hiện rõ tính đa dạng và phổ biến của nhiều loại dụng cụ đánh bắt cá.

Chài, lƣới luôn đóng vai trò quan trọng trong nghề cá, đây đƣợc coi là một phát minh quan trọng trong lịch sử ngƣ nghiệp của nhân loại. Sự ra đời của chài lƣới giúp con ngƣời đánh bắt cá đƣợc thuận tiện, dễ dàng hơn. Ngoài chài, lƣới đồng bào còn sử dụng nhiều loại dụng cụ khác nhƣ: Nơm, lờ, hom... Đặc biệt hình ảnh thuyền vừa là phƣơng tiện giao thông phục vụ cho việc đi lại trên sông nƣớc thì thuyền còn là phƣơng tiện tham gia lao động sản xuất. Thuyền của đồng bào miền núi chủ yếu là thuyền độc mộc (làm bằng thân cây to khoét rỗng) và mảng (ghép từ tre, nứa). Phƣơng tiện này góp phần đắc lực vào việc đánh bắt cá, tôm và chuyên chở lâm thổ sản. Thuyền độc mộc là một sáng tạo của ngƣời Tày Nùng trên sông nƣớc.

Chiếc đòn gánh tre cũng là một dụng cụ đắc lực trong lao động sản xuất cũng nhƣ trong sinh hoạt. Chiếc đòn gánh với đôi dậu hoặc đôi sọt hai bên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giúp đồng bào gánh mạ ra đồng hoặc gánh những sản phẩm nông nghiệp từ trên nƣơng, rẫy về nhà, cho đến mang những sản vật đó ra chợ bán. Thậm chí khi có quà đi thăm hỏi bà con, anh em ở xa, hay mang đồ sính lễ cho đám dạm hỏi, đám cƣới... ngƣời Tày Nùng đều phải gồng gánh. Vì vậy, chiếc đòn gánh rất quan trọng và có ý nghĩa với họ.

Hệ thống hình ảnh dụng cụ lao động sản xuất đã phản ánh hình thái kinh tế của ngƣời Tày Nùng nghề nông kết hợp nghề cá, bên cạnh đó những nghề thủ công nhƣ đan lát, nghề rèn cũng rất phát triển.

Một phần của tài liệu Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao dân ca tày nùng (Trang 75 - 79)