Hình ảnh trầu cau

Một phần của tài liệu Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao dân ca tày nùng (Trang 100 - 104)

Trong số 147 hình ảnh thực vật đƣợc khảo sát trong ca dao - dân ca Tày Nùng, trầu cau xuất hiện với tần số khá cao 122 lần/ 886 lần. Tục ăn trầu nhuộm răng là nét văn hóa cổ truyền của cƣ dân nông nghiệp.

3.2.1.1. Trầu cau - biểu trưng cho tình yêu đôi lứa, kết nối nhân duyên

Miếng trầu đã đi vào cuộc sống dân gian nhƣ một phần không thể thiếu, gắn bó mật thiết trong tâm hồn mỗi con ngƣời. Có nhà nghiên cứu đã khẳng định: Trong mấy ngàn năm lịch sử cho đến ngày nay và có lẽ mãi mãi, trầu cau luôn hiện diện trong đời sống các dân tộc Việt Nam và các dân tộc Châu Á. Dù giầu dù nghèo ai cũng có thể có miếng trầu thắm têm vôi nồng cùng cau bổ tƣ, bổ sáu, bổ tám quyện vào rễ cỏ chay đỏ luôn là sự bắt đầu, sự khơi mở tình cảm vì thế ngƣời Việt mới có câu "Miếng trầu nên dâu nhà ngƣời".

Trong nhiều bài ca dao - dân ca Tày Nùng luôn có hình ảnh trầu cau với nhiều ý nghĩa, biểu hiện mọi cung bậc trạng thái tâm hồn con ngƣời. Hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ảnh trầu cau xuất hiện nhƣ một minh chứng cho tình yêu từ khi chớm nở cho đến khi nên duyên chồng vợ.

Trƣớc hết, trầu cau là sợi dây tơ hồng kết nối nhân duyên, khởi nguồn của tình yêu đôi lứa:

Gái trẻ đã dùng quen nhiều bận Ơn trầu đƣợc kết nghĩa nhân duyên Tháng ba trầu mở ban ngọn lá Trầu, vỏ, vôi kết nghĩa miếng ngon Gặp bạn bè bên vệ đƣờng ngồi chuyện Nhờ trầu cau càng mến tình thƣơng Trai gái nhờ trầu cau quen biết Nhờ trầu cau mà kết bạn bè

[7,69]

Trong cuộc sống hàng ngày, các chàng trai cô gái Tày Nùng vẫn thƣờng gặp nhau trong lao động, sản xuất hoặc trong những dịp sinh hoạt cộng đồng. Họ cũng đã có sự tìm hiểu về nhau, đã có tình ý với nhau vì thế trong những dịp lễ hội trầu cau đƣợc trao gửi đƣợc coi nhƣ là vật tín trao duyên, nhận trầu cao cũng có nghĩa là nhận lời cầu hôn:

Têm trầu nhớ để mà têm

Miếng nhai miếng để phần thêm cho tình [4,73]

Ngƣời Tày Nùng sống gần rừng nên ngoài trầu cau trồng ở vƣờn nhà còn có những loại trầu không mọc hoang ở rừng cũng có vị thơm, cay, nồng nhƣ trầu nhà đƣợc gọi là "Nhá", "Chấm", "Thƣơng"... vì vậy hình ảnh các loại trầu không còn là biểu hiện cho tấm lòng thủy chung điều quý giá và đáng trân trọng nhất trong tình yêu:

Mƣời trầu thua nhá lá tròn Mƣời ngƣời đẹp vẫn mỏi mòn bạn xƣa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

[4,44]

3.2.1.2. Trầu cau - đồ sính lễ trong ngày cưới, là vật tế lễ gia tiên

Trầu cau dùng để tiếp khách hàng ngày nhƣ bát nƣớc chè xanh, nhƣ điếu thuốc lào. Trầu cau có mặt trong mỗi cuộc vui, buồn, trong buổi lễ tế thần, tế gia tiên, lễ mừng thọ... Trầu cau còn là quà tặng, là sính lễ không thể thiếu trong đám dạm hỏi cho đến đám cƣới, trầu thay thiệp báo, thiệp mời. Miếng trầu tuy đơn giản nhƣng mang ý nghĩa vô cùng sâu đậm.

Trai gái Tày Nùng sau khi đã đi lại tìm hiểu nhau, đã vừa lòng thuận ý chắc hẳn sẽ có đám cƣới diễn ra. Chàng trai đã thực tình hỏi cô gái:

Thực lòng em có kết yêu anh Về bảo cha mẹ mới thực tình Đƣợc lòng cha mẹ đều thuận ý Anh dẫn trầu cau hỏi tận nơi

[3,932]

Cũng nhƣ nhiều dân tộc anh em khác, ngƣời Tày Nùng cũng dùng trầu cau làm lễ vật dâng cúng tổ tiên trong những ngày gia đình có việc hoặc ngày lễ, tết để cầu mong cuộc sống đƣợc êm ấm, thuận hòa, sinh con cháu đƣợc mạnh khỏe, giỏi khôn, của cải sinh sôi, nảy nở đƣợc đủ đầy...

Chắp tay giơ ngang trán đôi hƣơng Khói hƣơng bay lên gọi

Mùi thơm bay lên mời

Mời tổ tiên xuống nơi giƣờng nghỉ Trầu cau têm bổ đầy cơi

Mời tổ xuống tận nơi giờ này Để con rể (con dâu) ra đây bái tạ Tổ tiên hãy phù hộ hai bên

Phù hộ đƣợc an khang thịnh vƣợng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

[7,108]

Phong tục dùng trầu cau làm vật cúng tổ tiên là một phong tục đẹp của nhiều dân tộc trên đất nƣớc ta. Tuy nhiên, mỗi dân tộc lại gắn cho nó một ý nghĩa cụ thể khác nhau. Đối với ngƣời Tày Nùng trầu cau là thứ không chỉ quen thuộc ở cõi sống mà cả thế giới bên kia, tổ tiên cũng dùng đến mỗi khi bản làng có công việc hệ trọng.

3.2.1.3. Trầu cau - biểu trưng cho lòng hiếu khách, đoàn kết cộng đồng

Trong mọi quan hệ của ngƣời Tày Nùng nói riêng, dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số nói chung, miếng trầu có một vị trí rất quan trọng. Ngƣời Kinh có câu tục ngữ "Miếng trầu là đầu câu chuyện", ngƣời Thái cũng có câu "Miếng trầu là đầu cơ duyên". Têm trầu, mời trầu là một hình thức lễ nghi không thể thiếu, thể hiện lòng mến khách của gia chủ. Ngƣời Tày Nùng cũng giống nhƣ ngƣời Kinh, ngƣời Thái khi gặp nhau ngoài những lời thăm hỏi sẽ mời nhau miếng trầu để sau đó sẽ bắt đầu câu chuyện:

Trầu với cau có nghĩa ngọt ngào Hàng năm đến tháng ba đâm ngọn Trầu cau đƣợc vun bón trƣớc tiên Ai gặp nhau giữa đƣờng bên suối Cũng mời nhau câu chuyện trầu cau.

[7,66]

Nếu ca dao - dân ca là tiếng nói của tình cảm, của trái tim thì những bài hát mời trầu đã biểu hiện rất rõ những đức tính và bản chất cũng nhƣ tình cảm của ngƣời dân lao động Tày Nùng. Lòng mến khách của ngƣời Tày Nùng đã toát lên ở khắp các bài "Mời uống nƣớc và ăn trầu". Tấm lòng của chủ đối với khách đậm đà và chí tình biết bao! Những lời mời của chủ thật khó mà làm cho khách từ chối "Tiếng mời còn thơm hơn mùi rƣợu".

Thƣa cùng các bạn gái nết na Chúng tôi vừa đến nhà ngồi nghỉ Trầu cau thơm đủ vị đƣa lên Vôi, vỏ, quế đủ hƣơng thêm ngọt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trầu thơm nhờ vƣờn đƣợc che sƣơng Quế thơm nhờ có ngƣời chăm sóc Có vôi thêm có thuốc càng thơm Vôi đƣợc quyện trong trầu đẹp ý Quế đặt cùng có vị thêm hƣơng

[7,70]

Lòng mời mọc chân thành và sự chuẩn bị chu đáo của chủ đã khiến khách phải thốt lên "Các bạn thật có lòng mến khách".

Tất cả những ý nghĩa sâu sắc đƣợc biểu trƣng bởi trầu cau đều là những giá trị tinh thần truyền thống đẹp đẽ của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trên nền tảng văn hóa tinh thần, trầu cau trong ca dao - dân ca Tày Nùng xuất hiện nhiều và có một vị trí khá quan trọng đƣợc dân gian yêu thích và sử dụng để nhắc nhở, khơi gợi cho mọi ngƣời hƣớng về một cuộc sống đạo lý, nghĩa tình thủy chung.

Một phần của tài liệu Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao dân ca tày nùng (Trang 100 - 104)