Hình ảnh mặt trăng, mặt trời

Một phần của tài liệu Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao dân ca tày nùng (Trang 89 - 92)

Mặt trăng, mặt trời là hai vật thể vũ trụ đƣợc sử dụng nhiều lần trong các lời ca. Đây là hai hình ảnh mang giá trị biểu cảm cao, thể hiện những cảm xúc trữ tình đặc sắc của cƣ dân miền núi.

3.1.2.1. Hình ảnh trời – biểu hiện của thế lực linh thiêng, tầng lớp trên

Trong ca dao - dân ca Tày Nùng trời không chỉ đơn thuần là một vật thể vũ trụ mà đó còn là hình ảnh mang ý nghĩa linh thiêng, trời ở trên cao chứng kiến và biết hết mọi việc diễn ra dƣới trần gian:

Hai ta còn vua miếu trung gian Hai ta có mặt trời chứng kiến Anh trách em trời bắt

Ông trời mỗ trái tim anh trƣớc [4,118]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với ý nghĩa linh thiêng trời còn là biểu trƣng cho sự cao quý, sang trọng không sánh với những thứ tầm thƣờng, thấp hèn:

Em nhƣ chim diệc dƣới đàng

Anh nhƣ trời thẳm phƣợng hoàng bay cao Phƣợng hoàng bay lẫn vào mây Mặt trời diệc ƣớc ngàn ngày cũng không

[4,68] Em nhƣ rau chắm ngoài đồng Thấy đâu chắm mọc trên rừng mấy khi

Anh ơi nói kháy làm gì Bọng tre chói thử làm chi mặt trời?

[4,69]

Ngoài những ý nghĩa đã phân tích ở trên trời còn có ý nghĩa là chỉ thời gian, khí hậu thuận lợi hay khó khăn, nhân dân ta tƣ̀ xƣa tới nay vẫn coi trời là một hiện tƣợng rất gần gũi với cuộc sống con ngƣời vì thế họ thƣờng phải quan sát trời để mà sống , mà lao động , sản xuất. Thuận lợi thì vui còn khó khăn thì than thở. Những quy luật, hiện tƣợng tự nhiên ấy đƣợc thể hiện sâu sắc trong nhiều lời ca:

Hạn hán để nhái kêu trời

Chết khát thật khốn ai ngƣời làm mƣa? [4,144]

Ngƣời nông dân mỗi khi gặp bất hạnh hay những trắc trở trong cuộc sống họ chỉ biết "kêu trời": "Khi nào mới sáng trời ơi", "Trời sao chẳng loạn cho cùng", "Vì sao em khốn vậy trời", "Trời ơi khốn khổ vậy chi?"...

3.1.2.2. Hình ảnh trăng – biểu hiện của đời sống tư tưởng, tình cảm

Bên cạnh hình ảnh trời, hình ảnh trăng cũng xuất hiện với tần số khá cao nhƣng ý nghĩa cũng khác hơn . Hình ảnh trăng chủ yếu đƣợc dùng biểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiện đủ các khía cạnh tình cảm: Buồn, sầu, nhớ, thƣơng tha thiết... Vầng trăng có khi là ngƣời con gái đáng yêu, e ấp khiến bao chàng trai mơ ƣớc:

Bạn cũng nhƣ bóng trăng đang mọc Bao mây sao, cũng muốn đến cùng

[7,128] Trăng đẹp trên trời tít mây xa Đặt có cây quế với cây đa

Lòng ƣớc lấy trăng không lấy đƣợc Biến vào trong trăng trần thế mơ

[2,936]

Nhƣng cũng có khi thở than cho thân phận hẩm hiu chƣa gặp hạnh phúc trong tình yêu, ngƣời con gái tự ví mình nhƣ "Bóng trăng cuối tháng":

Thân tôi nhƣ bóng trăng cuối tháng Trăng chƣa lên mà núi đã che

[7,129]

Trong tình yêu luôn có những cung bậc cảm xúc, trạng thái khác nhau, khi buồn, khi vui, khi hồi hộp, mong ngóng... chàng trai trong bài ca dao sau ví nỗi nhớ ngƣời yêu của mình nhƣ nhớ ánh trăng rằm:

Nhớ em nhƣ nhớ trăng rằm

Nhớ trăng mỗi tháng một lần thấy trăng Nhớ nhau ta lại khó sang

Chiều chiều mong ngóng bàng hoàng trông trăng [4,136]

Cũng có lúc cô gái ngóng trăng sáng để đƣợc đi gặp ngƣời mình yêu, tâm trạng mong ngóng ấy đã trở thành bâng khuâng, thành nỗi đợi chờ bởi không phải đêm nào trăng cũng sáng:

Đêm đêm em vẫn ngóng trăng Mà trăng không sáng thì đừng nói đi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhƣ cá mong mỏi chờ ngày nƣớc dâng Em riêng ở những bâng khuâng

[4,164]

Hình ảnh trăng, trời trong ca dao - dân ca Tày Nùng là một hiện tƣợng độc đáo, thể hiện nhiều cung bậc trạng thái, tình cảm của con ngƣời. Chỉ có trong ca dao - dân ca, các hiện tƣợng tự nhiên mới thực sự mang tâm trạng con ngƣời, gắn với đời sống tình cảm con ngƣời. Do những đặc điểm riêng của sự vật, hiện tƣợng nêu trên nên hình ảnh trăng, trời đã đƣợc dân gian sử dụng thƣờng xuyên làm cơ sở, làm phƣơng tiện thẩm mỹ để con ngƣời bộc lộ thế giới nội tâm phong phú.

Một phần của tài liệu Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao dân ca tày nùng (Trang 89 - 92)