Khảo sát những hình ảnh liên quan đến con ngƣời trong ca dao dân ca

Một phần của tài liệu Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao dân ca tày nùng (Trang 82 - 145)

Những hình ảnh liên quan đến con ngƣời gồm có các bộ phận: Tay, chân, mắt, mũi, miệng, đầu, trán, trái tim... Theo thống kê, chúng tôi nhận thấy có 21 hình ảnh với tổng số lần xuất hiện là 238.

Bảng khảo sát số 9 - Hình ảnh liên quan đến con ngƣời

Hình ảnh Tƣ liệu A1 A2 A3 Tổng số Chân 24 35 6 65 Tay 20 28 10 58 Mặt mũi 21 6 3 30 Mắt 11 2 10 23 Miệng 1 7 8 16 Lƣng 3 7 1 11 Bụng 6 1 - 7 Cổ 6 - - 6 Trái tim 3 - 3 6 Da 1 1 1 3 Máu 1 1 1 3 Tóc 3 - - 3 Đầu gối - - 2 2 Tai 2 - - 2 Trán 1 1 - 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Hình ảnh Tƣ liệu A1 A2 A3 Tổng số Đầu - - 1 1 Xƣơng - 1 - 1 Vai 1 - - 1 Eo 1 - - 1 Rốn 1 - - 1

Qua bảng thống kê chúng tôi nhận thấy hình ảnh liên quan đến con ngƣời có số lần xuất hiện từ cao xuống thấp của các hình ảnh nhƣ sau: Chân (65 lần), tay (58 lần), mặt mũi (30 lần), mắt (23 lần), miệng (16 lần), lƣng (11 lần)...

Ngƣời Tày Nùng có tâm hồn phong phú, lối suy nghĩ thẳng thắn. Họ không chỉ gửi gắm tâm tƣ, tình cảm, quan niệm sống vào những hình ảnh xuất phát từ tự nhiên, thiên nhiên, vũ trụ... mà còn gửi gắm cả vào những hình ảnh liên quan trực tiếp đến con ngƣời nhƣ: Tay, chân, mặt, mũi, miệng, vai, lƣng, trái tim... Những hình ảnh này không chỉ góp phần miêu tả con ngƣời, mà còn bộc lộ những trạng thái cảm xúc: Buồn - vui, tủi cực, nhọc nhằn, lên án, phê phán những thói xấu ở đời.

Để miêu tả vẻ đẹp của ngƣời thiếu nữ các tác giả dân gian đã mƣợn những hình ảnh liên quan đến con ngƣời nhƣ: Lƣng, cổ, mắt, miệng... Dƣới đây là vẻ đẹp mặn mà, duyên dáng của ngƣời thiếu nữ Tày Nùng:

Lƣng em eo, cổ em cao

Mắt chẳng lác nào, miệng chẳng méo đâu Đôi mắt hiền hậu bồ câu

Trăm hai nén bạc giá đâu rẻ tiền? [4,12] Đót tảng không xứng hoa tai Chân tay em trắng ngời ngời nhƣ tiên

Sáng tƣơi nhƣ đóa vặc viền [4,33]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Và khi miêu tả sự lôi thôi, luộm thuộm của những ngƣời vợ, những ngƣời mẹ đông con không còn chú ý đến hình thức thì cái xấu cũng xấu đến cùng cực:

Vợ anh em đã thấy Thấy mặt mũi bèn chiêm

Chân cong nhƣ chuôi liềm đơm ngƣợc [4,49]

Đầu mốc tựa mèo vùi tro

Em trông cứ tƣởng đầu rau cho đành Hóa ra vợ đẹp của anh

Tóc nhƣ tổ quạ rành rành mƣời phân Khác mƣờng em bực bội phần

Làm sao anh dám chung chăn chung màn?

[4,85]

Chị nào đã dám miêu tả vợ của bạn nhƣ vậy thật là táo bạo, táo bạo ở hành vi, ở sự châm chọc. Không chỉ lấy hình ảnh lôi thôi, nhếch nhác của ngƣời phụ nữ ra làm trò cƣời ca dao - dân ca còn lên tiếng đả phá thói nghiện thuốc phiện. Hình dáng bảnh bao của chàng trai xƣa kia mất đâu hết nay thay vào đó là một hình thù quái dị:

Tƣởng nghiền thuốc phiện béo ra Mƣời năm thuốc phiện xót xa chẳng đừng

Rốn tụt dính chặt sống lƣng Hình thù da bọc lấy xƣơng còn gì

Tóc dài cổ rụt sầu bi

[4, 126]

Trƣớc những thiệt thòi, thiếu may mắn của những ngƣời bị bƣớu cổ, bị mắt thong manh ca dao - dân ca cũng cất lên tiếng cƣời châm chọc. Sự đùa cợt có hơi quá mức nhƣng nó góp phần thể hiện cái nhìn đa diện đối với mọi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vấn đề của cuộc sống. Dƣới đây là hình ảnh của ngƣời bị mắt "hoa mơ" và bị “bƣớu cổ”:

Thì này xuân mới lắm hoa Sao em, không mở mắt ra nhìn đời

Sao mở một mắt khinh đời

Bốn mùa buồn bã không cƣời làm duyên? [4, 168]

Có tiền mua thúng mua bồ Đựng thóc gặt mùa nào khó gì đâu?

Việc chi dƣới cổ đeo bầu? [4,16]

Việc đƣa nhƣ̃ng hình ảnh liên quan trƣ̣c tiếp đến con ngƣời vào trong ca dao - dân ca đã phản ánh cái nhìn rất sâu sắc nhƣng cũng rất cụ thể của ngƣời Tà y Nùng . Họ không chỉ ngợi ca cái đẹp mà còn trực tiếp nói đến nhƣ̃ng thói hƣ tật xấu ở đời thông qua việc miêu tả hình hài nhƣ̃ng kẻ nát rƣợu và nghiện thuốc phiện . Thêm nƣ̃a ca dao - dân ca Tày Nùng còn cất lên tiếng cƣời hài hƣớc, châm chọc với nhƣ̃ng ngƣời chẳng may bị mắc bệnh nhƣ “mắt hoa mơ” và bệnh “bƣớu cổ”.

* Tiểu kết chƣơng 2

Bằng việc khảo sát, phân loại các hình ảnh, chúng tôi đặt ra mục tiêu khái quát những hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày Nùng thành các nhóm khác nhau, theo các tiêu chí cụ thể. Công việc này nhằm mục đích tạo tiền đề cho việc nghiên cứu, tìm hiểu, giải mã các hình ảnh trong ca dao - dân ca dƣới góc độ của văn hóa học. Đó là nguồn gốc phát sinh, phát triển ý nghĩa của các hình ảnh trong đời sống tinh thần và đời sống vật chất của hai dân tộc Tày Nùng. Trong quá trình phân loại hệ thống hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày Nùng chúng tôi nhận thấy các hình ảnh đều góp phần phản ánh điều kiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sống, điều kiện lao động và những thói quen trong sinh hoạt (tôn giáo, tín ngƣỡng, phong tục tập quán, trang phục...) của ngƣời Tày Nùng.

Tần số xuất hiện của các hình ảnh và việc khảo sát hệ thống phân loại là cơ sở cho việc xác định các hình ảnh tham gia và mức độ sử dụng chúng trong ca dao - dân ca Tày Nùng. Đây cũng là số liệu cơ bản để so sánh với các hình ảnh trong ca dao - dân ca các dân tộc khác. Điểm nổi bật của tính chung trong ca dao - dân ca các dân tộc trong việc sử dụng những hình ảnh truyền thống tiêu biểu nhƣ: Chim, cá, rồng, phƣợng, hoa, cây, trái, trầu cau... các hình ảnh thiên nhiên vũ trụ nhƣ: Trăng, trời, mây, sao, gió... hay các hình ảnh các hiện tƣợng thời tiết khí hậu đều đƣợc phản ánh trong một chỉnh thể thống nhất của thiên nhiên miền khí hậu nhiệt đới gió mùa nƣớc ta nhƣ: Mƣa, nắng, gió, sƣơng... Bên cạnh đó, các hình ảnh mang nét đặc trƣng của thiên nhiên Việt Bắc do chỉ thích hợp phát triển ở điều kiện khí hậu, đất đai nơi đây nhƣ: Rau dạn, rau chắm, rau tèng, các loại dây leo... là những hình ảnh vừa góp phần tạo nên diện mạo chung của thiên nhiên Việt Bắc vừa thể hiện sắc thái đặc trƣng vùng miền.

Sự xuất hiện không đồng đều và ý nghĩa không giống nhau của các hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày Nùng là phƣơng thức phản ánh quy luật sáng tác và quan niệm thẩm mỹ trong xu hƣớng cảm thụ thiên nhiên của cƣ dân mỗi vùng miền.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

Ý NGHĨA XÃ HỘI VÀ THẨM MỸ CỦA MỘT SỐ HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU TRONG CA DAO - DÂN CA TÀY NÙNG

Hệ thống những hình ảnh xuất hiện trong ca dao - dân ca Tày Nùng đã cho thấy đó là một thế giới hình ảnh phong phú, đa dạng và sinh động. Có những hình ảnh chỉ đơn thuần là sự tái hiện hiện thực vốn có của tự nhiên, thiên nhiên nhƣng cũng có những hình ảnh luôn chứa đựng trong đó những ý nghĩa biểu trƣng cần đƣợc khám phá, giải mã. Thông qua việc giải mã ý nghĩa các hình ảnh sẽ hiểu đƣợc nền lịch sử - văn hóa - xã hội của hai dân tộc Tày Nùng. Đó là những quan niệm thẩm mỹ, tín ngƣỡng, phong tục, tập quán và cả quá trình hình thành và phát triển của xã hội cƣ dân Tày Nùng. Từ những điều lý giải về nguồn gốc và tiến hành khảo sát phân loại ở chƣơng 1, 2. Chƣơng viết này, chúng tôi đƣa ra một số cách hiểu về ý nghĩa của những hình ảnh tiêu biểu truyền thống có số lần xuất hiện nhiều trong ca dao - dân ca Tày Nùng.

3.1. Ý nghĩa của những hình ảnh có nguồn gốc từ các hiện tƣợng thiên nhiên và đời sống hàng ngày của ngƣời dân Tày Nùng

3.1.1. Hình ảnh núi non và con đèo

3.1.1.1. Núi non và con đèo - biểu hiện của sự ngăn cách

Núi non và con đèo là một trong những hình ảnh khá đặc sắc trong ca dao - dân ca Tày Nùng. Núi non, con đèo cũng nhƣ hình ảnh sông, suối không chỉ phản ánh thực tế địa hình vùng Việt Bắc mà nó còn chứa đựng một ý nghĩa cốt lõi là: sự ngăn cách. Con đèo là chƣớng ngại vật qua các hẻm núi cao mà ngƣời dân Tày Nùng thƣờng phải vƣợt qua khi đi lại giữa bản này với bản kia. Vƣợt đèo thật vất vả và lắm gian nan! Lên đến đỉnh đèo "Thấy ông trời rửa bát", "Gió lọt qua lỗ tai" và "Thấy ma xay thóc"... đó là những câu ngạn ngữ của ngƣời Tày Nùng cổ nói về nỗi vất vả khi vƣợt đèo. Từ thực tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ấy, hình ảnh núi non và con đèo đã trở thành vật thử thách ý chí và nghị lực của con ngƣời.

Núi non và con đèo là chƣớng ngại, là sự ngăn cách của quyền lực xã hội, của lòng ngƣời, của số mệnh và những lực lƣợng siêu nhiên khác... trong cuộc sống cũng nhƣ trong lĩnh vực lứa đôi, hạnh phúc gia đình:

Ƣớc gì ủi bớt núi cao Đôi ta đi lại sớm chiều thấy nhau

[4,174]

Đó là một ý rất quen thuộc trong ca dao - dân ca. Núi non và con đèo là một trở ngại lớn trong mọi lĩnh vực cuộc sống nhƣng dân gian chƣa bao giờ tuyệt vọng. Bằng ý chí và nghị lực của mình nhân dân đã kêu gọi nhau "san đồi mở chợ", "ủi bớt núi cao", "cuốc thấp đèo thì hết non cao"...

3.1.1.2. Núi non, con đèo - vật thử thách ý chí, nghị lực của con người

Trong lĩnh vực tình yêu và hôn nhân trong xã hội cũ chắc chắn nhiều cặp nam nữ bị cấm ngăn, bị ràng buộc, bị chia lìa nhƣng trong ƣớc mơ họ chƣa bao giờ tuyệt vọng, chƣa bao giờ buông thả số phận cho dù có nhiều trở ngại, vì thế để khẳng định sức mạnh tình yêu họ quyết tâm:

Thƣơng nhau mở lối lại qua Dù bao đèo núi lọ là băn khoăn

[4,138] Thƣơng nhau san núi nên đồng San đồi mở chợ ta cùng bán mua

[4,141] Chín đèo mƣời dốc xông pha

Thƣơng nhau không ngại đƣờng xa là thƣờng [4,144]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Núi non, con đèo càng cao , càng trở ngại thì càng chứng tỏ đƣợc lòng quyết tâm và ý chí của con ngƣời , họ quyết vƣợt qua tất cả để rút ngắn khoảng cách, để đƣợc gần nhau hơn:

Dù bao nƣớc lũ cũng về Dù bao núi đá cũng thề vƣợt qua

[4,141] Đƣờng anh chân núi ven ven Vƣợt non không ngại xuống lên mấy đèo

Con đƣờng nhân ngãi cheo leo Ta cuốc thấp đèo thì hết non cao

[4,177]

Ƣớc mơ, ý chí và nghị lực ấy đã làm cho ca dao - dân ca có một không khí lạc quan, tin tƣởng, yêu đời sâu sắc. Chắc hẳn đó phải là ý nghĩ táo bạo của những ngƣời lao động chân chính nhƣ ngƣời dân Tày Nùng.

3.1.2. Hình ảnh mặt trăng, mặt trời

Mặt trăng, mặt trời là hai vật thể vũ trụ đƣợc sử dụng nhiều lần trong các lời ca. Đây là hai hình ảnh mang giá trị biểu cảm cao, thể hiện những cảm xúc trữ tình đặc sắc của cƣ dân miền núi.

3.1.2.1. Hình ảnh trời – biểu hiện của thế lực linh thiêng, tầng lớp trên

Trong ca dao - dân ca Tày Nùng trời không chỉ đơn thuần là một vật thể vũ trụ mà đó còn là hình ảnh mang ý nghĩa linh thiêng, trời ở trên cao chứng kiến và biết hết mọi việc diễn ra dƣới trần gian:

Hai ta còn vua miếu trung gian Hai ta có mặt trời chứng kiến Anh trách em trời bắt

Ông trời mỗ trái tim anh trƣớc [4,118]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với ý nghĩa linh thiêng trời còn là biểu trƣng cho sự cao quý, sang trọng không sánh với những thứ tầm thƣờng, thấp hèn:

Em nhƣ chim diệc dƣới đàng

Anh nhƣ trời thẳm phƣợng hoàng bay cao Phƣợng hoàng bay lẫn vào mây Mặt trời diệc ƣớc ngàn ngày cũng không

[4,68] Em nhƣ rau chắm ngoài đồng Thấy đâu chắm mọc trên rừng mấy khi

Anh ơi nói kháy làm gì Bọng tre chói thử làm chi mặt trời?

[4,69]

Ngoài những ý nghĩa đã phân tích ở trên trời còn có ý nghĩa là chỉ thời gian, khí hậu thuận lợi hay khó khăn, nhân dân ta tƣ̀ xƣa tới nay vẫn coi trời là một hiện tƣợng rất gần gũi với cuộc sống con ngƣời vì thế họ thƣờng phải quan sát trời để mà sống , mà lao động , sản xuất. Thuận lợi thì vui còn khó khăn thì than thở. Những quy luật, hiện tƣợng tự nhiên ấy đƣợc thể hiện sâu sắc trong nhiều lời ca:

Hạn hán để nhái kêu trời

Chết khát thật khốn ai ngƣời làm mƣa? [4,144]

Ngƣời nông dân mỗi khi gặp bất hạnh hay những trắc trở trong cuộc sống họ chỉ biết "kêu trời": "Khi nào mới sáng trời ơi", "Trời sao chẳng loạn cho cùng", "Vì sao em khốn vậy trời", "Trời ơi khốn khổ vậy chi?"...

3.1.2.2. Hình ảnh trăng – biểu hiện của đời sống tư tưởng, tình cảm

Bên cạnh hình ảnh trời, hình ảnh trăng cũng xuất hiện với tần số khá cao nhƣng ý nghĩa cũng khác hơn . Hình ảnh trăng chủ yếu đƣợc dùng biểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiện đủ các khía cạnh tình cảm: Buồn, sầu, nhớ, thƣơng tha thiết... Vầng trăng có khi là ngƣời con gái đáng yêu, e ấp khiến bao chàng trai mơ ƣớc:

Bạn cũng nhƣ bóng trăng đang mọc Bao mây sao, cũng muốn đến cùng

[7,128] Trăng đẹp trên trời tít mây xa Đặt có cây quế với cây đa

Lòng ƣớc lấy trăng không lấy đƣợc Biến vào trong trăng trần thế mơ

[2,936]

Nhƣng cũng có khi thở than cho thân phận hẩm hiu chƣa gặp hạnh phúc trong tình yêu, ngƣời con gái tự ví mình nhƣ "Bóng trăng cuối tháng":

Thân tôi nhƣ bóng trăng cuối tháng Trăng chƣa lên mà núi đã che

[7,129]

Trong tình yêu luôn có những cung bậc cảm xúc, trạng thái khác nhau, khi buồn, khi vui, khi hồi hộp, mong ngóng... chàng trai trong bài ca dao sau ví nỗi nhớ ngƣời yêu của mình nhƣ nhớ ánh trăng rằm:

Nhớ em nhƣ nhớ trăng rằm

Nhớ trăng mỗi tháng một lần thấy trăng Nhớ nhau ta lại khó sang

Chiều chiều mong ngóng bàng hoàng trông trăng [4,136]

Cũng có lúc cô gái ngóng trăng sáng để đƣợc đi gặp ngƣời mình yêu, tâm trạng mong ngóng ấy đã trở thành bâng khuâng, thành nỗi đợi chờ bởi không phải đêm nào trăng cũng sáng:

Đêm đêm em vẫn ngóng trăng Mà trăng không sáng thì đừng nói đi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhƣ cá mong mỏi chờ ngày nƣớc dâng Em riêng ở những bâng khuâng

[4,164]

Hình ảnh trăng, trời trong ca dao - dân ca Tày Nùng là một hiện tƣợng độc đáo, thể hiện nhiều cung bậc trạng thái, tình cảm của con ngƣời. Chỉ có trong ca dao - dân ca, các hiện tƣợng tự nhiên mới thực sự mang tâm trạng con ngƣời, gắn với đời sống tình cảm con ngƣời. Do những đặc điểm riêng của sự vật, hiện tƣợng nêu trên nên hình ảnh trăng, trời đã đƣợc dân gian sử dụng thƣờng xuyên làm cơ sở, làm phƣơng tiện thẩm mỹ để con ngƣời bộc lộ thế giới nội tâm phong phú.

3.1.3. Hình ảnh chim

Hình ảnh các loài chim xuất hiện rất nhiều trong truyện cổ tích, thần thoại, trong lời ru của bà, trong lời hát đồng dao của trẻ nhỏ... Trong các câu

Một phần của tài liệu Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao dân ca tày nùng (Trang 82 - 145)