Hình ảnh động vật

Một phần của tài liệu Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao dân ca tày nùng (Trang 47 - 54)

Thế giới động vật trong ca dao - dân ca Tày Nùng là thế giới của 86 loài cụ thể. Đó là những con vật bé nhất nhƣ con muỗi, con kiến, con sâu... trên rừng cho đến những loài vật dƣới nƣớc nhƣ săn sắt, nòng nọc, liu điu... Một thế giới động vật vô cùng phong phú với tổng số lần xuất hiện của toàn nhóm là gần 700 lần. Dƣới đây là một số động vật tiêu biểu:

Bảng khảo sát số 2 - Hình ảnh động vật Hình ảnh Tƣ liệu A1 A2 A3 Tổng số Chim 226 32 35 293 Cá 44 16 13 73 Ong bƣớm 42 10 8 60 Én nhạn 10 21 15 46 Ve 19 - 15 35 Rồng 11 11 8 30 Ếch nhái 9 2 4 15 Chuột 8 5 - 13 Khỉ 8 - - 8 Cáo, cầy 5 - - 5 Săn sắt 5 - - 5 Nhện 5 - - 5 Hƣơu hoẵng 4 1 - 5 Kỳ lân 2 3 - 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Hình ảnh Tƣ liệu A1 A2 A3 Tổng số Hổ 4 - - 4 Rắn 3 - - 3 Đom đóm 3 - - 3 Cò 1 - - 1

Vùng Việt Bắc có độ che phủ rừng tƣơng đối lớn điều này không những tạo điều kiện cân bằng sinh thái cho môi trƣờng sống của con ngƣời mà còn là môi trƣờng thuận lợi cho sự cƣ trú, sinh sôi và phát triển của các loại động vật.

Quan sát bảng thống kê ta thấy hình ảnh chim có số lần xuất hiện cao nhất với 293 lần chiếm 40% tỷ lệ xuất hiện của toàn nhóm động vật. Theo kết quả phân loại và thống kê của chúng tôi, hình ảnh chim xuất hiện với 31 loài cụ thể. Nếu nhƣ trong ca dao - dân ca ngƣời Việt chúng ta hay bắt gặp các loại chim nhƣ: Chim sáo, chim sâu, chim ri... thì trong ca dao - dân ca Tày Nùng lại có những loài chim rất lạ, thể hiện đặc trƣng của vùng rừng núi Việt Bắc nhƣ: Chim khảm khắc, chim queng quý, cáng lò, béng bẻ, gát... Hình ảnh chim xuất hiện nhiều trong ca dao - dân ca Tày Nùng không phải mang tính ngẫu nhiên thể hiện cảm hứng sáng tạo nghệ thuật mà là nét phản ánh tâm tƣ tình cảm của ngƣời Tày Nùng. Các tác giả dân gian đã mƣợn hình ảnh loài chim để diễn tả, bộc lộ tâm trạng. Trong suy nghĩ của ngƣời Tày Nùng không loài vật nào có khả năng chuyên chở cảm xúc mạnh nhƣ loài chim:

Cáng lò hát lẻ tiếng cô

Queng quý gọi đã vào mùa tháng ba

Khảm khắc hót thay tiếng gà

Bồ câu gật gù nghe ra học bài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chim chích đậu nhẹ cành mai màu vàng

Chim gát vƣợt biển vƣợt mƣờng….

Trong tổng số 293 lần xuất hiện của loài chim, chim phƣợng hoàng đƣợc nhắc đến với tần số khá cao (39 lần). Ngƣời Tày Nùng quan niệm chim phƣợng hoàng là loài chim đẹp, chim quý, tƣợng trƣng cho sự sang trọng và những điều tốt đẹp. Vì thế, họ mƣợn hình ảnh loài chim này để nói lên ƣớc vọng của mình. Chim phƣợng hoàng khi đƣợc nhắc sóng đôi cùng chim loan thể hiện nguyện ƣớc lứa đôi quấn quýt, giao hòa "Phượng loan bay về phục.

Mỏ cặp hoa chói rực. Lão nguyệt quả thật xe dây". Khi đi cùng chim công lại

là biểu trƣng cho sự cân xứng, hài hòa "Mời họ hàng hãy ra nhận lễ. Để

phượng hoàng kết nghĩa chim công" và khi sóng đôi cùng hình ảnh rồng tạo

nên sự hoàn mĩ tuyệt đối.

Bên cạnh chim phƣợng, chim khảm khắc cũng đƣợc nhắc đến nhiều với (24 lần) nhƣng ý nghĩa thì khác hẳn. Tƣơng truyền loài chim này thƣờng đi có đôi nhƣng vì bị lạc mất bạn tình nên đêm đêm chúng thƣờng hót gọi nhau. Tiếng hót gọi nhau của chim khảm khắc thƣờng gợi nỗi buồn, nỗi sầu và để lại trong lòng ngƣời nghe sự ảo não khôn nguôi. Vì thế, ngƣời Tày Nùng hay dùng hình ảnh loài chim này để diễn tả nỗi buồn.

Vào tháng 3 khi một mùa vụ mới bắt đầu cũng là lúc tiếng hót của chim queng quý cất lên. Tiếng hát của chim queng quý đƣợc coi là tiếng báo hiệu một vụ mùa mới, nó thúc giục mọi ngƣời nhanh tay chuẩn bị giống má, làm đất, làm cỏ, chuẩn bị thật tốt cho vụ mùa mới.

31 loài chim, mỗi loài mỗi vẻ, mỗi loài mỗi ý nghĩa và trong số 293 lần xuất hiện ấy có một loài chỉ xuất hiện một lần duy nhất. Đó là hình ảnh con cò, chúng tôi muốn nhấn mạnh vào hình ảnh này trong sự so sánh với hình ảnh con cò trong ca dao - dân ca ngƣời Việt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong ca dao - dân ca ngƣời Việt, con cò, con bống là những hình ảnh vô cùng thân quen. Từ nửa cuối những năm 50 của thế kỷ trƣớc trong bài tiểu luận "Một đặc điểm tư duy hình tượng của nông dân về cuộc đời; đời người

với đời con cò và con bống" của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã có những

phát hiện vô cùng thú vị và quan trọng.

Về hình ảnh con bống theo Vũ Ngọc Phan có thể là hình ảnh tƣợng trƣng cho ngƣời thiếu nữ hay ngƣời thiếu phụ:

Cái bống đi chợ cầu Canh

Mua giấy mua bút cho anh vào trƣờng Nay mai anh đỗ làm quan

Võng anh đi trƣớc võng nàng theo sau Hay:

Cái bống cõng chồng đi chơi Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng

Nhà nghiên cứu đã nhận xét rất đúng rằng nhìn chung "Đối với ngƣời nông dân, con bống có vẻ xinh xẻo, hiền lành cho nên mỗi khi nói đến cái bống là ngƣời nông dân ta nói với giọng nâng niu"[39, 68].

Còn về hình ảnh con cò, theo ông nó là sự đại diện cho cả trai lẫn gái. Ông nhận thấy trong ca dao - dân ca ngƣời Việt hay nói đến hình ảnh loài chim này. Ông đã viết rất chính xác và tinh tế "Trong các loài chim kiếm ăn ở đồng ruộng, chỉ có con cò gần với ngƣời nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái, ngƣời nông dân Việt Nam thƣờng thấy con cò ở bên họ: Con cò lội theo luống cày, con cò bay trên đồng lúa bát ngát, con cò đứng trên đồng ruộng rỉa lông, rỉa cánh, ngắm nghía ngƣời nông dân làm lụng...",[39, 62] "Con cò trắng bạch kia tuy ngày đêm lặn lội, nhƣng nhiều lúc lại bay lên mây xanh. Nó cũng vất vả nhƣng nó có vẻ trong trắng, thanh cao, có những lúc vẫy vùng thoải mái, nó sống một cuộc sống mà ngƣời nông dân ta mong ƣớc"[39, 62]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vũ Ngọc Phan đã giới thiệu với ngƣời đọc những lời ca dao sau về hình ảnh phong phú của con cò:

- Một đàn cò trắng bay tung Bên nam bên nữ ta cùng hát lên

- Một đàn cò trắng bay quanh Cho loan nhớ phƣợng cho mình nhớ ta

- Mình nhớ ta nhƣ cà nhớ muối Ta nhớ mình nhƣ cuội nhớ trăng

- Cái cò, cái vạc, cái nông Ba con cùng béo vặt lông con nào

Vặt lông cái vạc cho tao

Hành, răm, nƣớc mắm bỏ vào mà thuôn - Cái cò là cái cò quăm

Mày hay đánh vợ mày nằm với ai Có đánh thì đánh sớm mai Chớ đánh chập tối không ai cho nằm.

...

Những dẫn chứng vừa nêu trên là cơ sở để nhà nghiên cứu đi đến kết luận "Trong ca dao ngƣời dân lao động Việt Nam đã mƣợn đời sống của con cò để biểu hiện đời sống của mình và dùng hình ảnh con cò để gợi hứng, để tỏ sự mong muốn của mình, nói lên những đức tính, nông nỗi khổ cực của mình và cả những thói xấu của mình nữa"[39, 67].

Bài tiểu luận của Vũ Ngọc Phan không những là một đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu hình ảnh, biểu tƣợng trong ca dao - dân ca mà còn là cơ sở để so sánh với hình ảnh, biểu tƣợng trong ca dao - dân ca dân tộc thiểu số nói chung và trong ca dao - dân ca Tày Nùng nói riêng mà ở đây là hình ảnh con bống, con cò. Qua khảo sát 728 bài ca dao - dân ca Tày Nùng chúng tôi nhận thấy hình ảnh con cò chỉ xuất hiện duy nhất 1 lần với ý nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

miêu tả cảnh đồng ruộng bát ngát, bao la chứ không mang ý nghĩa biểu trƣng cho cuộc đời hay tính cách của ngƣời nông dân. Đó là bài ca dao sau:

Sao em phát rẫy xì xòa

Không ăn gạo nếp ruộng nhà cùng ai Ruộng nhà thẳng cánh cò bay

Đốt nƣơng khói tỏa suốt ngày cực thân [4,58]

Với hình ảnh con bống dù là xinh xẻo, hiền lành nhƣng trong ca dao - dân ca Tày Nùng các tác giả dân gian không hề nhắc đến hình ảnh này một lần nào.

Trên bình diện dân tộc, các hình ảnh, hình tƣợng của các dân tộc không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa giống nhau. Hình ảnh con cò, con bống trong ca dao - dân ca ngƣời Việt là hình ảnh mang nghĩa biểu trƣng cho thân phận con ngƣời, cho tính cách, hoàn cảnh và cho cả phẩm chất. Nhƣng ý nghĩa này không hề gắn với hình ảnh con cò trong ca dao - dân ca Tày Nùng. Qua khảo sát của nhà nghiên cứu Vi Hồng ở khoảng dăm nghìn bài sli - lƣợn đã rút ra nhận xét. "Con cò chỉ xuất hiện 2 lần ở khoảng dăm nghìn bài sli - lƣợn với tƣ cách là đồ tầm thƣờng, bẩn thỉu" [20,76] ý kiến của Vi Hồng đã góp phần khẳng định hình ảnh con cò không phải là hình ảnh quen thuộc trên cánh đồng miền núi, càng không mang ý nghĩa biểu trƣng cho số phận, tính cách con ngƣời miền núi.

Ngƣời miền núi sống giữa rừng xanh chập trùng đƣợc nhìn "Trăm thứ chim" và "Nghe nghìn giọng hót" nhƣng nhƣ thế chƣa nói hết sự phong phú của các loài vật nơi đây. Ca dao - dân ca Tày Nùng còn nhắc đến hình ảnh ong, bƣớm (60 lần), Ve (35 lần). Ong, bƣớm, ve thƣờng đi với nhau tạo thành cặp: Bƣớm - ong, ong - ve và đặt trong mối quan hệ giao hòa, quấn quýt với hoa lá, cỏ cây nhằm diễn đạt những cung bậc cảm xúc trong tình yêu đôi lứa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cũng chính vì lẽ đó cụm từ ong - bƣớm đi liền nhau không mang ý nghĩa nhƣ trong cách hiểu của ngƣời Việt.

Năm mƣời hai tháng chuyển vần Bƣớm ong giao hẹn quây quần cùng hoa

Gái trai trẩy hội lại qua

Trai tài gái sắc lân la bên đƣờng [4,138]

Cá, tôm và các loài thủy sản cũng đƣợc nhắc nhiều trong ca dao - dân ca Tày Nùng, nổi bật trong nhóm này là hình ảnh cá với 73 lần xuất hiện với các loài cá: Cá liềng, cá viốc, cá hồng, cá chép, cá trôi, cá chầy,... những loài cá đặc trƣng vùng Việt Bắc. Trong ca dao - dân ca Tày Nùng cá là hình ảnh quen thuộc giới thiệu về sản vật của một vùng quê , không chỉ có vậy , cá còn đƣợc dân gian đƣa vào câu hát của họ để biểu thị số phận, tính cách con ngƣời miền núi và cả nhƣ̃ng quan niệm về đạo đƣ́c, lẽ sống ở đời:

Ăn trầu thấy lạ không vôi

Cá uống nƣớc khắp muôn nơi hƣ lòng Con ngƣời chớ nếm lung tung.

[4, 111]

Là cƣ dân sống ven sông, suối, đƣợc thừa hƣởng nhiều ƣu đãi của thiên nhiên nên ngƣời Tày Nùng rất thành thạo việc đánh bắt tôm cá. Sông, suối vừa là nguồn thủy lợi vừa là kho thực phẩm phục vụ nhu cầu hàng ngày của con ngƣời. Một đặc điểm độc đáo của địa lý nƣớc ta là hầu nhƣ những chỗ nào có nƣớc, dù nông hay sâu đều có cá, có nhiều cá trú ngụ, sinh sôi và nảy nở. Tại những chân ruộng bậc thang có nƣớc cũng có nhiều cá. Ngƣời miền núi không chỉ biết khai thác nguồn thủy sản sẵn có mà nhiều nơi, ngƣời ta còn thả thêm cá vào ruộng để tăng thu hoạch. Việc nuôi cá ruộng trở thành một tập quán lâu đời của ngƣời Tày Nùng. Vì thế, đánh bắt cá, tôm cũng là nghề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phổ biến từ xa xƣa của ngƣời Tày Nùng. "Cá thƣờng đƣợc thả ở chân ruộng sâu, lắm bùn, màu mỡ, đủ thức ăn cho cá. Khoảng tháng giêng, tháng hai hàng năm vào mùa cá sông suối đẻ trứng, chỉ cần ra sông suối vớt lấy trứng cá mang về ƣơm trong ao gần nhà hay chân ruộng đã đƣợc chuẩn bị trƣớc. Đến khoảng tháng năm, tháng sáu khi mạ đã bén rễ xanh tƣơi, rồi mới đem thả cá con xuống gốc lúa để cá ăn mùn và sục bùn chân lúa cũng thêm xanh tốt. Cá nuôi ở ruộng cũng rất mau lớn, chóng đƣợc ăn khoảng tháng tám, tháng chín là có thể thu hoạch đƣợc" [29,58 - 59].

Lúa - cá - con ngƣời luôn gắn bó với nhau. Cá là một thành tố tạo nên cấu trúc bữa ăn truyền thống của nhiều dân tộc thiểu số trong đó có ngƣời Tày Nùng:

Bữa cơm = cơm nếp + cá + rau

Ở nhà sàn, ăn cơm nếp với khúc cá trắng là bữa ăn lý tƣởng của ngƣời Tày Nùng xƣa. Nguồn lợi do đánh bắt thủy sản mang lại có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với ngƣời miền núi, vì thế ngƣời Tày Nùng đã có câu: "Ba ngày đánh cá thì cả ba ngày ăn cá đến xƣớc lợi" (Slăm vằn tức pja kin ngƣợc trạo). Ngƣời Tày Nùng còn có tục đánh cá vào dịp thanh minh để có cá tảo mộ. Trong lễ cơm mới thƣờng phải có thức ăn bằng thủy sản, trong mo cơm mới ở Hà Giang có nói đến "30 món ăn trên cạn, 60 món ăn dƣới nƣớc" [29,105].

Mặc dù, đánh cá có vai trò quan trọng trong lao động xã hội của hai dân tộc Tày Nùng, nhƣng không có một bộ phận cƣ dân nào chuyên sống về nghề cá, mà ở đây trồng trọt - chăn nuôi gia súc, gia cầm - chài cá kết hợp thành một cấu trúc kinh tế để tạo ra cái ăn nuôi sống con ngƣời. Theo chúng tôi, đây cũng là cấu trúc chung cho các tộc ngƣời làm nghề nông sống trong các thung lũng và trên triền các dòng sông, suối miền núi.

Một phần của tài liệu Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao dân ca tày nùng (Trang 47 - 54)