Hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ đƣợc thể hiện vô cùng phong phú trong các lời ca dao - dân ca Tày Nùng. Điều này thể hiện rõ qua số liệu thống kê với 43 hình ảnh. Chúng tôi sắp xếp thứ tự của các hình ảnh ở tất cả các bảng khảo sát theo số lần xuất hiện từ cao xuống thấp. Dƣới đây là một số hình ảnh tiêu biểu của nhóm 1.
Bảng khảo sát số 1 - Hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ
Hình ảnh Tƣ liệu A1 A2 A3 Tổng số Ruộng đồng 74 22 24 122 Nƣớc 60 49 19 118 Trời 50 17 42 109 Núi đồi 44 13 31 88 Rừng 31 17 22 70 Nƣơng rẫy 30 11 8 49 Gió 21 5 18 44 Trăng 23 5 16 44 Sông 18 15 2 35 Mây 18 6 11 35 Suối 14 10 6 30 Nắng 8 12 6 26 Mƣa 7 6 12 25 Sƣơng 14 7 4 25 Đèo 18 - 6 24 Biển 9 - 10 19 Sao 3 6 8 17 Vực 7 - 5 12 Ghềnh thác 6 - 2 8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả khảo sát cho thấy , thiên nhiên môi trƣờng địa lý có số lƣợng lớn các hình ảnh tham gia và số lần xuất hiện của các hình ảnh tiêu biểu cũng ở mức cao: Ruộng đồng (112), nƣớc (118), núi đồi (88), rừng (70), nƣơng rẫy (49), sông (35), suối (30)...
Hình ảnh các hiện tƣợng tự nhiên của thời tiết có: gió (44), nắng (26), mƣa (25), sƣơng móc (25), tuyết (10).
Hình ảnh các vật thể vũ trụ: Trời (109), trăng (44), sao (17).
Nhìn chung, các hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ có số lần xuất hiện không đồng đều. Theo kết quả số liệu thống kê trên thì hình ảnh "Ruộng đồng" có số lần xuất hiện cao nhất trong những lời ca dao - dân ca Tày Nùng (122 lần). Cùng với hình ảnh "ruộng đồng", hình ảnh "nƣơng rẫy" cũng xuất hiện với số lần khá cao (49). Ngƣời Tày Nùng là cƣ dân nông nghiệp lâu đời , canh tác ruộng nƣớc kết hợp với việc trồng các loại hoa màu trên nƣơng rẫy là một trong những thế mạnh của họ. Do địa bàn cƣ trú của đồng bào Tày Nùng ở nơi có nhiều rừng, núi xen kẽ các thung lũng lòng chảo nên ngƣời Tày Nùng rất thành thạo trong việc khai thác đất đai để làm nông nghiệp. Bên cạnh việc trồng lúa nƣớc ở những vùng trũng, vùng thấp ngƣời Tày Nùng còn biết dựa vào các triền đồi, triền dốc để làm ruộng bậc thang cấy lúa nƣơng, lúa cạn, trồng ngô và các loại hoa màu khác. Phƣơng thức phát rừng làm nƣơng rẫy là cách ứng xử thiên nhiên của thời đại tiền công nghiệp.Vì sinh sống tập trung ở miền thung lũng, dọc các triền sông, suối, đƣợc thừa hƣởng nhiều ƣu đãi của thiên nhiên với địa hình bằng phẳng, rộng rãi, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, nhiều sông lắm suối, nhiều đồng nƣớc, đất đai đƣợc khai thác tạo dựng thành đồng ruộng và trở thành những vựa lúa lớn của miền núi. Do điều kiện kiến tạo, kết hợp với sự bồi đắp của các dòng sông nơi đây có nhiều bồn địa lớn đến mức trở thành những cánh đồng thực sự nhƣ cánh đồng Hòa An (Cao Bằng), Thất Khê, Cao Lộc (Lạng Sơn), Tuyên Quang...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Với điều kiện nhiệt đới ẩm và địa hình 3|4 là đồi núi, nƣớc ta có một diện tích rừng phủ khá lớn tạo sự cân bằng sinh thái cho môi trƣờng sống của con ngƣời và các quần thể sinh vật. Rừng, đóng một vai trò lớn trong việc điều hòa khí hậu, điều hòa nguồn nƣớc, tạo độ phì nhiêu cho đất, bảo vệ đất khỏi sự xói mòn, rửa trôi; Rừng còn ảnh hƣởng trực tiếp đến chế độ canh tác và hoàn cảnh sinh sống của con ngƣời; Rừng ở các dải đất ven biển hạn chế đáng kể sức tàn phá của các cơn bão tố, ngăn chặn cát phủ lấp ruộng đồng, rừng ngập mặn bảo vệ đất đai, vai biển, cố định phù sa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự bồi tụ của đất "Ngày xƣa rừng bao phủ hầu nhƣ toàn bộ lãnh thổ Việt Nam" (46,89). Và ngày nay, khu Việt Bắc vẫn là khu vực có độ che phủ rừng lớn nhất nƣớc ta.
Khu vực Việt Bắc đƣợc bao bọc chủ yếu bởi rƣ̀ng và các dãy núi cánh cung vì thế tất cả các tỉnh trong khu vực đều có núi.
Hình ảnh núi non, đèo, đồi, thung lũng xuất hiện thƣờng xuyên trong ca dao - dân ca Tày Nùng không phải là sự xuất hiện ngẫu nhiên mang tính ngẫu hứng sáng tạo nghệ thuật mà là nét phản ánh thực tế tính chất địa hình của một vùng đất đƣợc hình thành xen kẽ giữa đồi núi và trung du. Tất cả các tỉnh trong vùng đều có núi non, đồi xen kẽ thung lũng. Thêm vào đó ở vùng miền núi trung du này còn có những ngọn núi có độ cao trên 2000m. Tuy nhiên sự phân định này cũng chỉ mang tính tƣơng đối vì ở một số địa hình cao vẫn có những nơi thấp trũng và ngƣợc lại . Những vùng đất có kiến tạo địa hình theo kiểu xen kẽ nhƣ vậy đã thể hiện rõ nét sắc thái văn hóa pha trộn vừa của trung du vừa của miền núi. Các hình ảnh về sông suối, núi non, đồi, thung lũng xuất hiện nhiều trong ca dao - dân ca Tày Nùng nhƣng không hiện lên với tên núi, tên sông cụ thể.
Cũng với bảng số liệu thống kê trên, chúng tôi nhận thấy hình ảnh "Nƣớc" có tần số xuất hiện khá cao (118 lần). Đây là một trong những đặc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trƣng của sắc thái vùng đất này; bởi lẽ theo quan niệm của ngƣời Tày Nùng thì "nƣớc" đƣợc coi là yếu tố hàng đầu trong các khâu kỹ thuật liên hoàn của nền nông nghiệp Tày Nùng" (29,46), ngƣời Tày Nùng rất coi trọng nƣớc vì thế họ đã nói "Ruộng mà ngâm đƣợc nƣớc lâu, thóc mới đè thóc cũ trong bồ" (Nà chằm nặm chẽ, khẩu ké đè khẩu on chang bồ). Có thể nói, cùng với các yếu tố về điều kiện địa lý tự nhiên với địa hình miền núi, trung du xen kẽ thung lũng, điều kiện khí hậu độc đáo mang tính thất thƣờng, mùa đông lạnh, giá rét, sƣơng muối khắc nghiệt hơn hẳn các khu vực khác thì yếu tố nƣớc chính là đặc điểm cơ bản tạo nên giá trị văn hóa của cƣ dân Tày Nùng. Tính nƣớc của đồng bào Tày Nùng đƣợc thể hiện ở:
"Khu Việt Bắc có mạng lƣới sông suối khá dày đặc với nhiều con sông lớn và lƣợng nƣớc rất phong phú" (34,55). Các sông lớn ở Việt Bắc gồm có: Sông Hồng, Sông Lô, Sông Gâm, Sông Phó Đáy, Sông Chảy... các sông này đều có lƣu lƣợng nƣớc lớn, vừa cung cấp nƣớc cho tƣới tiêu, vừa bồi đắp phù sa cho đất đai màu mỡ.
Lƣợng mƣa trung bình năm của khu vực rất cao trên dƣới 2000mm, trong đó có những khu vực núi cao Hà Giang đạt 4802mm (Bắc Quang), Cao Bằng 1442mm, Bắc Kạn 1508mm, Hà Giang 2430mm...
Đặc biệt, khu vực Việt Bắc có rất nhiều sông, suối nhỏ, lƣợng nƣớc ngầm, nguồn nƣớc tự nhiên vô cùng phong phú.
Những yếu tố cơ bản trên đã tạo nên tính nƣớc đặc trƣng của vùng. Tuy nhiên, do cấu tạo địa hình mấp mô, chỗ cao chỗ thấp khác nhau, ruộng đất canh tác mang tính chất ruộng bậc thang. Vì vậy, việc giải quyết nƣớc tƣới tiêu cho cây trồng là một việc làm vô cùng quan trọng. ở đây, ngƣời dân Tày Nùng đã tạo ra một hệ thống "dẫn thủy nhập điền " độc đáo và điển hình cho toàn vùng Đông Nam Á . Đồng bào đã đúc kết một hệ thống thủy lợi nhƣ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Mƣơng - phai (đập chắn nƣớc) - Lái (kè - ngăn thông mực nƣớc) - Lìn (máng dẫn nƣớc) và hệ thống Lốc - Cọn.
Với những nét phổ quát và đặc thù trên, hình ảnh nƣớc là một yếu tố văn hóa độc đáo của đồng bào Tày Nùng thể hiện qua các hoạt động lao động sản xuất nông nghiệp và trong sinh hoạt hàng ngày.
Thiên nhiên các hiện tƣợng tự nhiên của thời tiết cũng là một trong những yếu tố quan trọng đối với đời sống con ngƣời đặc biệt trong lao động sản xuất nông nghiệp. Từ xa xƣa, ngƣời Phƣơng Đông chúng ta đã quan niệm: Vũ trụ có 3 thế lực cùng tham dự vào quá trình làm ra của cải vật chất: Trời (khí hậu, thời tiết...), đất (thổ nhƣỡng và tái nguyên trong lòng đất...), con ngƣời (lao động kỹ thuật, ý chí...). Quả thực, khí hậu, thời tiết với các hiện tƣợng tự nhiên nhƣ: Nắng, mƣa, gió, sƣơng, tuyết... luôn là vấn đề thời sự của mọi thời đại, tác động sâu sắc đến sinh hoạt của con ngƣời. Và con ngƣời trong mối quan hệ với thiên nhiên đã tạo cho mình một lối sống, cách ứng xử hòa hợp dựa trên các điều kiện địa lý tự nhiên và khí hậu thời tiết của mỗi vùng.
Nhƣ chúng ta đã biết, khí hậu vùng Việt Bắc mang đặc điểm nhiệt đới ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh do chịu ảnh hƣởng sâu sắc của địa hình miền núi. Nét đặc sắc của khí hậu vùng Việt Bắc là ấm hơn và ẩm hơn so với khu Đông Bắc. Sở dĩ có đƣợc đặc điểm này, trƣớc hết là nhờ vai trò chắn gió Đông Bắc của dãy núi cánh cung Ngân Sơn nên mùa đông ở đây bớt lạnh hơn nơi cửa ngõ đón gió Đông Bắc; mặt khác các dãy núi cao ở phía Bắc tạo nên bức tƣờng chắn thuận lợi, đặc biệt với gió mùa hạ thổi qua vịnh Bắc Bộ vào Miền Bắc nƣớc ta có hƣớng thịnh hành là Đông và hƣớng Đông Nam. Vì thế, toàn vùng có lƣợng mƣa khá cao và đồng đều tạo nên độ ẩm lớn. Chính điều kiện khí hậu này đã tạo sự phát triển thuận lợi cho cây trồng và vật nuôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cũng vì nằm sâu trong nội địa nên vùng Việt Bắc hầu nhƣ không chịu ảnh hƣởng của bão.
Tuy nhiên, theo quy luật đai cao các vùng núi ở Việt Bắc thƣờng có khí hậu lạnh về mùa đông với nhiều ngày lạnh giá, xuất hiện cả hiện tƣợng sƣơng muối, sƣơng mù, thậm chí tại những vùng núi cao của Hà Giang, Lạng Sơn còn có tuyết rơi mỗi khi có đợt gió mùa đông bắc mạnh tràn về.
Sắc thái độc đáo của khí hậu vùng Việt Bắc đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trong những lời ca dao - dân ca của vùng đất nơi đây qua sự xuất hiện thƣờng xuyên của một số hiện tự nhiên nhƣ: Gió, mƣa, nắng, sƣơng, tuyết...
Sự phân hóa phức tạp của thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống, lao động sản xuất của ngƣời Tày Nùng. Tƣ duy nông nghiệp với niềm tin vào sức mạnh thần bí của các hiện tƣợng tự nhiên là cơ sở tạo nên hệ thống tín ngƣỡng trong đời sống văn hóa tinh thần của cƣ dân nơi đây.
Hiện tƣợng thiên nhiên liên quan đến vật thể vũ trụ nhƣ trăng, sao, trời cũng là những hình ảnh đƣợc nhắc đến nhiều lần trong các lời ca. Đây là những hình ảnh mang giá trị biểu cảm cao, thể hiện những cảm xúc trữ tình đặc sắc của cƣ dân miền đất giàu truyền thống văn hóa dân tộc này.
Dựa vào bảng thống kê trên cho thấy trăng và trời có tần số tham gia vào những lời ca dao - dân ca rất cao, Trời (109), Trăng (44), trăng và trời đó là 2 hình tƣợng vật thể vũ trụ rất gần gũi với con ngƣời. Mặt trời tỏa ánh sáng ban ngày mang lại sự sống cho trái đất; mặt trăng phản xạ lại ánh sáng của mặt trời và phát sáng vào ban đêm. Hai luồng ảnh hƣởng giữa mặt trăng và mặt trời phối hợp tự nhiên với nhau tạo nên hiện tƣợng ngày đêm làm nên những điều kỳ diệu của sự sống trên hành tinh.
Theo quan niệm của ngƣời Tày Nùng khi mới khai thiên lập địa, trời - đất rất gần nhau, thậm chí khi giã gạo chầy còn có thể đụng vào trời. Chỉ cần bắc một chiếc thang nhỏ là có thể lên tới trời. "Trời đƣợc chia làm 3 mƣờng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Mƣờng trời là thế giới thần tiên, mƣờng ngƣời là mặt đất, mƣờng âm là những ngƣời sống trong lòng đất chỉ nhỏ bằng chiếc bình vôi" (32,12). Cội nguồn quan niệm vũ trụ này đã ảnh hƣởng quan trọng đến tâm thức văn hóa và tƣ duy của ngƣời dân Tày Nùng. Trời không chỉ đơn thuần là một vật thể vũ trụ mà đó là hình tƣợng thiêng liêng. "Trời là chúa tể muôn loài. Trời ở rất xa ta, ngƣời ta không thể nhìn thấy đƣợc. Nhƣng qua giải sông Ngân Hà trong suốt nhƣ một tấm hình khổng lồ, trời nhìn thấu suốt mọi việc, mọi vật to nhỏ xảy ra ở dƣới trần gian. Không có gì có thể giấu đƣợc trời. Cho nên khi gặp hoạn nạn, oan khổ ngƣời ta thƣờng kêu trời phù hộ hoặc để chứng kiến việc mình làm". (32,13). Mỗi khi gặp phải bất hạnh, trắc trở trong cuộc sống ngƣời nông dân chỉ biết "Kêu trời": Trời ơi khốn khổ vậy chi, trời ơi đau đớn muôn vàn, một mình trời hỡi em tu, vì sao em khốn vậy trời, trời làm hạn hán mất mùa chẳng sai...
Mặt trăng, mặt trời, những vì sao đƣợc coi nhƣ tai mắt của trời, báo cho mọi ngƣời biết những hiện tƣợng mƣa, nắng, lụt bão, dịch tễ, loạn lạc v.v.... ví
dụ: Sao nhặt báo hiện tượng mưa, sao thưa báo hiện tượng nắng, sao chổi
báo hiệu hiện tượng loạn lạc, giặc cướp..
Ngoài ra trăng và trời còn mang ý nghĩa biểu đạt thời gian . Theo quan niệm của ngƣời Á Đông thì trăng mang tính âm còn trời mang tính dƣơng . Vì vậy, ngƣời ta tính thời gian theo âm lịch là lịch mặt trăng và lịch dƣơng là lịch mặt trời. Các dấu mốc thời gian của con ngƣời cũng đƣợc xác định bằng mặt trăng và mặt trời. Thời gian xác định hoạt động hàng ngày là mặt trời và mặt trăng đánh dấu hoạt động của tháng năm. Trong ca dao - dân ca Tày Nùng, trăng và trời cũng là sự diễn đạt thời gian nghệ thuật.
Ngƣời Tày Nùng sống trong khung cảnh thiên nhiên kỳ thú, bƣớc ra khỏi cửa là thấy mây trời, trăng sao, rừng cao, núi thẳm. Bƣớc chân xuống đất là thấy sông, suối, ruộng, vƣờn vì thế những hình ảnh của thiên nhiên tự nhiên và vũ trụ đua nhau ùa vào các bài ca dao - dân ca với tần số xuất hiện đậm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đặc. Những hình ảnh này vừa mang tầm vóc kích thƣớc, hơi thở của vũ trụ vừa gắn bó thân thiết với đồng bào miền núi. Ngƣời Tày Nùng hát lên những bài hát có kích thƣớc vũ trụ không phải để thần bí, run sợ nó nhƣ trong quan niệm tôn giáo. Mà họ muốn mƣợn những hình ảnh này để gửi gắm tâm tƣ, nguyện vọng đồng thời cũng thể hiện ƣớc mơ chinh phục, khám phá thiên nhiên.