Hình ảnh đồ dùng cá nhân

Một phần của tài liệu Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao dân ca tày nùng (Trang 79 - 82)

Bao gồm những đồ vật liên quan đến từng cá nhân con ngƣời trong đời sống sinh hoạt hàng ngày nhƣ: áo, quần, khăn, mũ, nón, giày, đồ trang sức... Đây là nhóm có số hình ảnh và số lần xuất hiện ít nhất với 11 hình ảnh và 95 lần xuất hiện. Sau đây là bảng khảo sát:

Bảng khảo sát số 8 - Hình ảnh đồ dùng cá nhân

Hình ảnh Tƣ liệu A1 A2 A3 Tổng số Quần áo 22 20 5 47 Nón 14 2 2 18 Kim chỉ 9 0 3 12 Khăn 3 - 1 4 Gƣơng 3 - 1 4 Hoa tai 2 2 - 4 Túi xách 3 - - 3 Giày 2 - - 2 Hài 2 - - 2 Vòng tay - 2 - 2

Trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy nhóm hình ảnh đồ dùng cá nhân xuất hiện rất ít và số lần xuất hiện giữa các đồ dùng cũng có sự chênh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lệch rất rõ rệt. Tập trung chủ yếu vào hình ảnh áo quần (47 lần), nón (18 lần), kim chỉ (12 lần) còn những hình ảnh khác có sự xuất hiện khá khiêm tốn.

Trang phục là một hiện tƣợng lịch sử. Nó phản ánh điều kiện sản xuất, trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục, tập quán của mỗi dân tộc và những tác động của môi trƣờng sinh sống, sự trao đổi, tiếp thu các yếu tố trong khu vực lịch sử văn hóa. Y phục truyền thống của ngƣời Tày Nùng khá đơn giản, thƣờng làm bằng vải thô, tự dệt, nhuộm chàm và hầu nhƣ không có thêu thùa, hoa văn, họa tiết. Nam giới mặc áo cổ đứng, xẻ ngực, có hàng cúc vải. Nữ giới mặc áo năm thân, cài cúc bên nách, thƣờng chỉ dài quá hông. Ở đoạn cổ tay và lá sen bao giờ cũng đắp một miếng vải và bốn túi đều không có nắp. Nam nữ đều mặc quần cạp to, ống rộng, dài tới mắt cá. Màu áo xanh chàm với kiểu cách đơn giản đã thể hiện bản chất thuần phác, chân thật của ngƣời Tày Nùng. Kỹ thuật nhuộm vải tự nhiên và màu áo chàm đã để lại ấn tƣợng mạnh mẽ trong nhiều lời ca dao - dân ca.

Áo em mặc màu chàm cánh niếng Vô theo ban Bản Viểng thì vô

[4,61]

Trong nhiều bài ca mừng nhà, ngƣời Tày Nùng cũng không quên để riêng một buồng cho công việc nhuộm áo, nuôi tằm ƣơm tơ:

Một buồng để thờ phụng tổ tiên Một buồng để vải chàm nhuộm áo Một buồng để nuôi tằm ƣơm tơ...

[4,65]

Đối với mỗi con ngƣời trong cuộc sống hàng ngày, manh quần tấm áo là vật che thân không thể thiếu nhƣng giá trị thẩm mỹ của nó còn nằm ở khả năng tham gia biểu hiện những cái thuộc đời sống tƣ tƣởng, tình cảm và số phận con ngƣời. Trong miêu tả tình yêu nó mang ý nghĩa là cái gắn bó, là lời hẹn ƣớc, là lòng thủy chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hai ta kết nghĩa hết ngày băn khoăn Kết thành phu phụ một lần Không thành nhƣ thể áo quần vậy thôi

[4,104] Khỏi thôi dao đã đứt tay Áo đà rách nát đƣờng may vẫn lành

Lời thề sao đã quên nhanh Nỗi này hỏi tính sao đành chàng ơi?

[4,130]

Một ý nghĩa khác của áo là sự thể hiện những cảnh đời , những thân phận. ở đây có sự phân hóa thành hai mặt : Cái cao sang - cái thấp hèn ; cái giàu - cái nghèo; cái xấu - cái đẹp... đó là những đối lập về hoàn cảnh, về tính cách mà hình ảnh tấm áo khái quát lên . Với tấm áo rách đã nối l ên thân phận nghèo hèn của chàng trai, đã nghèo thì làm sao chàng dám nói năng:

Chó sủa gâu gâu chó sủa chi Áo rách anh đành nói ít đi

Áo rách anh đành không nói nữa Nhƣ ngƣời câm vậy biết nói gì

[4,36] Áo em thô lậu hơn ngƣời

Lấy ngay máng lợn làm thoi dệt thành Sợ to bằng cọng rơm xanh Dám đâu đứng cạnh lụa lành thẹn tơ

[4,61]

Cũng với ý nghĩa là vật giao nối, tiếp xúc trong tình yêu hình ảnh chiếc nón đƣợc lựa chọn đƣa vào ca dao - dân ca với ý nghĩa biểu cảm rất lớn , thể hiện khát vọng hạnh phúc:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hay là nón quý bạc vàng anh ơi,

Đƣợc không chung đội hai ngƣời Dặm xa có bạn thảnh thơi bƣớc cùng

[4,10]

Chiếc nón là vật dụng vô cùng quen thuộc đối với ngƣời Việt Nam. Vì ở khu vực mƣa lắm nắng nhiều nên mỗi khi đi làm đồng hay lên nƣơng rẫy ngƣời dân Tày Nùng không khi nào quên mang cái nón bên mình. Nguyên liệu làm nón cũng hoàn toàn có trong tự nhiên, từ tre, giang, lá cọ...

2.3. Khảo sát những hình ảnh liên quan đến con ngƣời trong ca dao - dân ca Tày Nùng

Một phần của tài liệu Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao dân ca tày nùng (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)