Hình ảnh công trình kiến thiết

Một phần của tài liệu Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao dân ca tày nùng (Trang 63 - 71)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhóm này gồm có những hình ảnh: Nhà, cầu, đình, đền, chùa, phai, đập, kè, máng, lốc - cọn... đây là những công trình kiến thiết do bàn tay và khối óc của ngƣời lao động làm nên. Dƣới đây là bảng thống kê cụ thể của chúng tôi:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng khảo sát số 5 - Hình ảnh công trình kiến thiết

Hình ảnh Tƣ liệu A1 A2 A3 Tổng số Nhà 32 54 28 114 Con đƣờng 44 38 12 94 Cầu 18 - 6 24 Giếng 4 - 12 16 Cọn nƣớc 9 2 - 11 Phai 8 - - 8 Đập 7 - - 7 Máng 4 - - 4 Mỏ nƣớc 3 - - 3 Chùa - - 2 2 Đình, đền - - - 0

Trong số 12 hình ảnh thuộc nhóm này , nổi lên là hình ảnh nhà với 114 lần\ tổng số 281 lần xuất hiện của toàn nhóm. Nhà là không gian quen thuộc và không thể thiếu của đời sống gia đình, mái nhà còn đƣợc gọi là mái ấm vì nó tham gia vào việc giữ gìn và nuôi dƣỡng hạnh phúc, là nơi gắn kết bền chặt sợi dây tình cảm giữa các thành viên trong một gia đình. Vì thế mới có cách gọi thân tình giữa những con ngƣời có mối quan hệ mật thiết với nhau là "ngƣời một nhà".

Nhà cửa của ngƣời Tày Nùng là nhà sàn, một loại nhà truyền thống có lịch sử lâu đời của các tộc ngƣời trong khu vực lịch sử - dân tộc học Đông Nam Á. Ngôi nhà sàn là một thành tố cấu thành đặc trƣng văn hóa của các tộc ngƣời ở khu vực lịch sử - văn hóa Đông Nam Á. Nó vừa phản ánh vừa là hệ quả tác động của cảnh quan địa lý địa nhiên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhƣ chúng ta đã biết , đại bộ phận Đông Nam Á thuộc miền gió mùa với hai mùa cơ bản trong năm là mùa mƣa và mùa khô. Trong cảnh quan địa lý này lại có thể phân chia ra các vùng nhỏ nữa, vùng hạ du bờ biển, vùng châu thổ các con sông, vùng đồng bằng, vùng núi cao... Sự tác động lẫn nhau giữa gió mùa về mùa hạ và cảnh quan phức tạp đã dẫn đến lƣợng mƣa giữa các vùng có sự phân bổ khác nhau, nhƣng nhìn chung vẫn là vùng nhiều mƣa, nhờ đó mà thảm thực vật phát triển rất trù phú, nhất là vùng miền núi. Ngƣời Tày Nùng cƣ trú chủ yếu ở vùng miền núi phía Bắc, theo dòng chảy của lịch sử họ đã làm ngôi nhà sàn là ngôi nhà đầu tiên của mình. Nhờ có các công trình nhà sàn đã giúp cho con ngƣời chống đỡ đƣợc một phần những yếu tố bất lợi của môi trƣờng bên ngoài nhƣ những tia nắng chói chang của mặt trời, độ ẩm cao, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm và cả những động vật làm hại nhƣ: côn trùng, rắn rết, vắt, đỉa, thú dữ... Trong hoàn cảnh đó ở những công trình nhà săn là cần thiết.

Ngƣời Việt ta rất coi trọng việc làm nhà, công việc ấy đƣợc coi là một trong ba việc quan trọng nhất đời ngƣời "Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà. Trong ba

việc ấy thật là khó thay", đối với đồng bào Tày Nùng cũng vậy. Họ rất coi

trọng việc chọn đất để dựng nhà, một câu tục ngữ cổ đã nói lên quan niệm đó "Làm được ăn nhờ mồ mả, thong thả nhờ đất nhà". Vì vậy, khi chọn đất ngƣời Tày Nùng trƣớc tiên phải chú ý đến những điều kiện thuận tiện cho công việc làm ăn, sinh sống nhƣ gần ruộng, nƣơng, suối, nƣớc, bãi cỏ... chọn hƣớng kín đáo, tránh những hình thù quái gở của núi non , sông ngòi, bụi cây nhòm vào nhà , nếu chọn đƣợc vị trí đẹp thì công việc làm ăn sẽ gặp nhiều thuận lợi:

… Hƣớng nhà ăn đúng phía phƣơng nam Cƣ́ nhằm phƣơng nam ông mở cƣ̉a

Lại có con sông chảy sang ngang ………

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhà ông dựng đúng đất trung tâm Đúng điểm con rồng mới trở mình Cƣ̉a nhà dƣ̣ng đúng tim mạch đất Đầu rồng bốn phía hội chào mừng Rồng làng hội tụ cùng rồng núi…

[2, 594]

Nhà cửa của ngƣời Tày Nùng thƣờng đƣợc làm từ những nguyên vật liệu sẵn có trong thiên nhiên nhƣ gỗ, tre, nứa, lá gồi, lá cọ... và đƣợc xây dựng chủ yếu nhờ anh em, bà con xung quanh.

Đặc biệt, ngƣời Tày Nùng rất quan tâm đến việc trang trí, trạm trổ cho nhiều bộ phận của ngôi nhà vì thế đầu xà, cột nhà, song cửa... đều đƣợc chạm khắc, vẽ hình ảnh rồng, phƣợng, kỳ lân, hoa lá... thể hiện quan niệm thẩm mỹ của đồng bào nơi đây. Cấu trúc nhà cửa của ngƣời Tày Nùng mang đặc điểm có tính tộc ngƣời rõ rệt, thể hiện quy ƣớc truyền thống:

…Mỗi ngày đục xong ba lỗ chính Ba ngày đục đƣợc chín lỗ xong Cột con chạm ngoài toàn hoa lá Cột cái bên ngoài chạm hoa lan… [2,596]

Khác với nhà, đình, đền, chùa là môi trƣờng sinh hoạt mang tính cộng đồng, tính xã hội. Nhƣng hình ảnh chùa chiền hầu nhƣ vắng bóng trong ca dao - dân ca Tày Nùng vì "thực khó mà xác định ngƣời Tày Nùng thuộc tôn giáo nào. Phật giáo rất phổ biến ở Việt Nam nhƣng ngƣời Tày Nùng hầu nhƣ không có chùa thờ Phật mà chỉ có đình thờ thần, không có nhà tu hành mà chỉ có những ngƣời làm nghề cúng bái nhƣ "Tào", "Mo", "Then", "pựt" [32,18].

Đặc biệt, hình ảnh "Con đƣờng" có tần số xuất hiện nổi bật (94). Đối với ngƣời miền núi nói chung và ngƣời Tày Nùng nói riêng con đƣờng giữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống. Bởi vì sống ở những khu vực địa lý phức tạp, địa hình chỗ cao chỗ thấp khác nhau vì thế điều kiện giao thông đi lại gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Thậm chí việc đi lại giữa bản này với bản kia, giữa xã này với xã khác cũng phải vƣợt qua cả quả đồi, hoặc khe núi, khu rừng. Chính vì lẽ đó, "Con đƣờng" trở thành cầu nối giao thông vô cùng quan trọng.

"Con đƣờng" không chỉ dẫn ngƣời dân miền núi đi xa, đi rộng để học hỏi ở nhau những điều mới lạ, những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong lẽ sống ở đời mà "Con đƣờng" còn giúp nam nữ thanh niên bản nọ, bản kia giao lƣu tình cảm, đi lại tìm hiểu để nên duyên chồng vợ.

Trƣớc tiên xin ngắm con đƣờng Thƣ́ hai ngắm lộ qua mƣờng chơi xuân

Đƣờng hẳng tắp nhƣ tờ giấy trải Bằng phẳng nhƣ giấy viết

Giấy viết còn có kẻ dòng

Đƣờng đi bát ngát tƣng bƣng nhƣ gƣơng Tôi là khách lạ qua đƣờng

Là ngƣời khác chốn qua mƣờng qua thôn. [4, 108]

Cùng với hình ảnh "Con đƣờng", hình ảnh "Đèo" là chƣớng ngại vật khi qua các hẻm núi cao, việc vƣợt đèo thật vất vả nhƣng để đi lại đƣợc với nhau thì ngƣời dân phải chấp nhận nhƣ vậy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một công trình kiến thiết khác rất có ý nghĩa đối với ngƣời dân miền núi đó là chiếc cầu (24 lần). Do địa hình miền núi lắm sông, nhiều suối nhỏ, nhiều khe, vũng, vực con ngƣời muốn đi lại với nhau dễ dàng thì không có cách nào khác là phải bắc cầu. Những chiếc cầu gỗ, cầu tre là hình ảnh vô cùng quen thuộc và gần gũi với ngƣời dân nơi đây. Hình ảnh cầu trong ca dao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- dân ca Tày Nùng xuất hiện không gắn với những cái tên cụ thể, những dáng vẻ riêng mà các tác giả dân gian sử dụng hình ảnh cầu nhƣ là một thứ phƣơng tiện của sự giao nối trong tình yêu.

Thƣơng nhau cầu chỉ cũng sang

Không thƣơng cầu gỗ cũng không tới bờ Cầu gang cũng mục sờ sờ

Nếu thƣơng bằng lạt hững hờ cầu sang [4,102]

Trên bình diện sinh thái học tộc ngƣời thì hai dân tộc Tày Nùng cƣ trú chủ yếu tập trung tại miền thung lũng, dọc các triền sông suối, nguồn nƣớc tự nhiên, mạch ngầm... cung ứng không đến nỗi khan hiếm để phục vụ cho cuộc sống thƣờng nhật của con ngƣời và sản xuất nông nghiệp. Do địa hình miền đồi núi mấp mô, chỗ cao chỗ thấp khác nhau, ruộng đất của ngƣời Tày Nùng ngoài ruộng nƣớc dƣới thung lũng, họ còn biết khai thác những thửa ruộng bậc thang là vô cùng cần thiết và quan trọng . Ở đây, ngƣời Tày Nùng đã tạo ra một hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh: Mƣơng - phai; Lái; Kè; Lìn và hệ thống lốc, cọn.

Phai là công trình tƣới nƣớc nhỏ nhất. Đắp phai tức là dùng đất hoặc đá đắp ngang suối nƣớc cho nƣớc dâng tràn lên rồi khơi mƣơng cho chảy vào ruộng.

Kè, đập thƣờng đƣợc xây dựng ở những suối nƣớc to, chảy xiết. Việc vừa xếp đã ngăn dòng chảy kết hợp dựng cọc gỗ, xà ngang xếp từng lƣợt ngƣợc dòng suối, thoai thoải từ thấp lên cao nƣớc sẽ theo một hệ thống mƣơng chính và phụ đƣa nƣớc lên đồng. Tuy nhiên, phai và kè chỉ đƣa nƣớc lên đƣợc một độ cao nhất định.

Muốn đƣa nƣớc lên những ruộng cao hơn ngƣời Tày Nùng phải xây dựng hệ thống lốc (cọn). Nguyên vật liệu làm cọn nƣớc là những thứ hoàn toàn do thiên nhiên cung cấp nhƣ: Tre, nứa, song mây, ống bƣơng... Hình ảnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những cái cọn nƣớc ngày đêm quay đều đƣa nƣớc lên ruộng cao trở thành hình ảnh quen thuộc của ngƣời dân miền núi. Nó thể hiện đặc trƣng vùng miền, là một đặc điểm nổi bật của các dân tộc vùng cao trong việc ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất. Ngƣời dân Tày Nùng rất tự hào về hình ảnh cái cọn nƣớc quay khoan khoan của mình. Trong ca dao - dân ca hình ảnh cọn nƣớc, phai, đập... đƣợc nhắc đến với số lần không nhiều nhƣng ý nghĩa của nó thật to lớn:

Dừng chân tôi ngắm đồng mênh mông Mở mắt ngắm bốn phƣơng buồn bã Ruộng phai lại ruộng suối số đa Quanh năm đến vụ mùa cày cấy

Ruộng hạn làm chẳng đƣợc thảm thƣơng Đời trƣớc có Thần Nông sáng dạ

Ngƣời tạo cái cọn nƣớc chuyển vần Mới có nƣớc xuống đồng cày cấy Lƣu truyền để đời sau làm đồng Ngƣời ta theo cũng làm cái cọn Ơn ngƣời cũng thông bụng đủ đầy Lấy gỗ về đẽo cổ đóng cọc

Lòng ngƣời khéo lo nghĩ ngàn đƣờng Lấy gỗ về đẽo máng đựng nƣớc

Đắp phai dựng cọn quay khoan khoan Để chờ nƣớc lên đồng ruộng

Thôi đoạn ngƣời lấy ống liền quai Cọn có đến hơn trăm ống nƣớc Cái múc là cái đổ xuống máng Tức thì nƣớc tràn lan đầy đồng Ếch nhái gọi hội đồng vào mùa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

[4,66]

Đặc biệt, ngƣời Tày Nùng rất yêu quý các mỏ nƣớc, vì cái mỏ nƣớc trong veo ở chân dãy núi đất, núi đá là nguồn nƣớc cũng cần, cũng quý nhƣ cơm gạo và những thức ăn khác. Quan niệm đó còn truyền lại trong câu thành ngữ "Gạo ở nhà, nước ở mỏ" "Gạo - nước" của ngƣời Tày Nùng khác hoàn toàn khái niệm "Cơm nƣớc" của ngƣời Kinh. Đối với đồng bào Tày Nùng "Gạo - nước" hai thứ nuôi sống con ngƣời đều quý nhƣ nhau. Nƣớc mỏ biểu hiện những tình cảm, những quan hệ trong sáng, thanh cao. Họ trân trọng cái mỏ nƣớc, họ lý tƣởng hóa cái mỏ nƣớc trong.

Mỏ nƣớc trai gỗ vác đẹp không? Hai bên gỗ vông áp sát

Mồ côi xem bóng đến soi Thiếu phụ về giặt áo

[4,63]

Hệ thống hình ảnh công trình kiến thiết đã cho thấy sự sáng tạo không ngừng của hai dân tộc Tày Nùng. Sự sáng tạo ấy vừa là để thích ứng với môi trƣờng sống vừa là sự phản ánh sắc thái đặc trƣng vùng miền.

Một phần của tài liệu Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao dân ca tày nùng (Trang 63 - 71)