1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

pháp luật lao động campuchia với vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp của người sử dụng lao động

76 1,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 345,5 KB

Nội dung

Quy định của pháp luật lao động Campuchia về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong tuyển dụng lao động và thực tiễn áp dụng.. Quy định của pháp luật lao động

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KEO MENG HONG

PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG CAMPUCHIA VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP

CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

Trang 2

HÀ NỘI – 2011

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới

cô giáo TS, Trần Thị Thùy Lâm về sự hướng dẫn tận tình và chủ đáo của côtrong suốt quá trình hoàn thành luận văn

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trường Đạihọc Luật Hà Nội, Việt Nam đã tận tình giảng dậy, giúp đỡ tôi trong suốt quátrình tôi học tập và nghiên cứu tại trường

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Bộ ngoại giao VươngQuốc Campuchia đã tạo điều kiện thuận lợi, ủng hộ, giúp đỡ tôi để hoàn thànhluận văn này

Hà Nội, ngày 15 tháng 02 năm 2011

TÁC GIẢ

KEO MENGHONG

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG PHÁP

1.2 Điều chỉnh pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người

sử dụng lao động 11

1.2.1 Nội dung bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng laođộng 111.2.2 Biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng laođộng 16

1.3 Sơ lược lịch sử pháp luật bảo vệ người sử dụng lao động ở Campuchia 21

1.3.1 Từ 1953 đến năm 1997 211.3.2 Từ năm 1997 đến nay 22

Chương 2 PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG HIỆN HÀNH CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA VỚI VIỆC BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 26

Trang 5

2.1 Quy định của pháp luật lao động Campuchia về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong tuyển dụng lao động và thực tiễn áp dụng 26

2.2 Quy định của pháp luật lao động Campuchia về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong quản lý lao động và thực tiễn áp dụng 33

2.3 Quy định của pháp luật lao động Campuchia về bảo vệ tài sản cho người sử dụng lao động và thực tiễn áp dụng 40

2.4 Quy định của pháp luật lao động Campuchia về các phương thức bảo vệ NSDLĐ và thực tiễn áp dụng 46

Chương 3 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA VỚI VIỆC BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP

PHÁP CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 52

3.1 Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật lao động Vương Quốc Campuchia với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ 52

3.1.1 Mở rộng hơn nữa việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củaNSDLĐ trong mối tương quan với việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ 523.1.2 Đảm bảo việc hoàn thiện pháp luật lao động về bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của NSDLĐ trong giải pháp tổng thể với việc hoànthiện các quy định của pháp luât khác 553.1.3 Đảm bảo sự hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với điều kiệnthực tế của thị trường lao động Campuchia 57

3.2 Những giải pháp để hoàn thiện pháp luật lao động Campuchia với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp của NSDLĐ 59

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Hệ thống pháp luật của bất kỳ một nước nào cũng phản ánh những chuẩnmực, thông lệ và giá trị về kinh tế, chính trị, xã hội của nước đó tại thời điểmluật pháp được ban hành Ở Campuchia, trong giai đoạn nền kinh tế tập trungthì người sử dụng lao động chỉ là người nhân danh Nhà nước trong quản lý tàisản mà không có quyền quyết định bất cứ một vấn đề gì về tổ chức quản lýdoanh nghiệp Vì vậy, vai trò của người sử dụng lao động rất mờ nhạt Chính

sự bao bọc một cách toàn diện tuyệt đối của Nhà nước đối với quyền lợi củangười sử dụng lao động đã tạo ra sự trì trệ, thói quen ỷ lại, không phát huyđược năng lực tự chủ, tính năng động sáng tạo của bản thân người lao độngcũng như người sử dụng lao động Thực tế, người ta thường quan tâm và bảo

vệ “quyền và lợi ích người lao động” hơn bởi quan niệm người lao động làđối tượng yếu thế, dễ bị bất lợi hơn trong tương quan với người sử dụng laođộng Trong những năm gần đây, các tranh chấp lao động xảy ra nhiều hơn,thường xuyên hơn, trong đó quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng laođộng bị xâm hại cũng chiếm một phần tương đối lớn trong tổng số các vụ ánlao động Đã đến lúc phải nhận thấy việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa người sử dụng lao động cũng cần được coi trọng trong mối tương quanvới việc bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động Trên thực tế, có nhữngtranh chấp lao động xảy ra mà nguyên nhân chủ yếu là do trình độ chuyênmôn của người lao động kém, tính kỷ luật thấp và trình độ hiểu biết luật pháphạn hẹp dẫn đến việc gây thiệt hại không nhỏ cho người sử dụng lao độngtrong việc ổn định và phát triển doanh nghiệp Do đó việc nghiên cứu về vấn

đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động dưới góc độpháp luật lao động là hết sức cần thiết

Trang 7

2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Trong pháp luật lao động, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củangười sử dụng lao động được thể hiện ở nhiều nội dung và khía cạnh khácnhau Tuy nhiên luận văn này chỉ đề cập đến các quyền và lợi ích hợp phápchính của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động như quyền về tuyểndụng lao động, quyền tổ chức quản lý và quyền được bảo vệ về tài sản

Luận văn chủ yếu đề cập Bộ luật lao động Campuchia và một số văn bảndưới luật về lao động liên quan trực tiếp đến vấn đề này

3 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

a Mục đích

Nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận cũng như các quyđịnh pháp lý về vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụnglao động Đồng thời phân tích, đánh giá, nhìn nhận thực trạng và xu hướngphát triển các quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụnglao động trong Luật lao động của Campuchia Trên cơ sở đó đưa ra các giảipháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện chính sách pháp luật của Nhà nước vềvấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động nhằmcải thiện môi trường lao động ở Campuchia

Trang 8

4 Tình hình nghiên cứu đề tài

Pháp luật lao động về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người

sử dụng lao động là vấn đề nóng bỏng đối với tất cả các nước đặc biệt là cácnước đang phát triển như Việt Nam và Campuchia Do vậy, trong thời qua ởViệt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này Đã có một

số bài viết mang tính chất nghiên cứu một số nội dung của vấn đề bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động được đăng tải trên tạpchí Luật học, Tạp chí Nhà nước và pháp luật … kể cả một số luận văn thạc sĩ

và luận văn tiến sĩ luật học nghiên cứu liên quan đến vấn đề này Các côngtrình trên chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi pháp luật lao động Việt Nam.Tuy nhiên tại Vương quốc Campuchia, vấn đề này chưa được quan tâmcũng như tập trung nghiên cứu một cách thích đáng Ngoài dự án xây dựng vàsửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật nói chung và các văn bản pháp luật laođộng nói riêng, hầu như chưa có bài viết hoặc công trình nghiên cứu nào đềcập tới vấn đề này một cách đầy đủ, toàn diện, mặc dù Campuchia cũng đã làthành viên của tổ chức lao động quốc tế International Labor Organization(ILO) và cũng đã tham gia ký kết một số Công ước quốc tế

Vì vậy, đây là Luận văn đầu tiên ở cấp Thạc sĩ nghiên cứu về pháp luậtlao động Campuchia với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sửdụng lao động

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Phương pháp luận sử dụng chung cho mọi đề tài khoa học là phươngpháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lê Nin và luận văn này cũngkhông nằm ngoài thông lệ đó Đồng thời, tác giả còn sử dụng các phươngpháp bổ trợ như phương pháp so sánh, tổng hợp, đối chiếu, lịch sử để nhằmđánh giá vấn đề một cách khách quan, toàn diện nhất

Trang 9

6 Cơ cấu luận văn

Luận văn gồm lời nói đầu, 3 chương và kết luận:

Chương I: Một số vấn đề chung về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của người sử dụng lao động trong pháp luật lao động

Chương II: Pháp luật lao động hiện hành của Vương quốc Campuchia

với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và thựctiễn áp dụng

Chương III: Hoàn thiện pháp luật lao động của Vương quốc Campuchia

với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động

Trang 10

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG PHÁP

LUẬT LAO ĐỘNG

1.1 Khái niệm, vai trò của người sử dụng lao động và sự cần thiết phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ

1.1.1 Khái niệm người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động là một khái niệm hết sức quan trọng, được đềcập đến trong mọi Luật lao động tại bất kỳ quốc gia nào.Theo Luật Các tiêu

chuẩn lao động của Hàn Quốc thì:“NSDLĐ là người chủ sở hữu doanh

nghiệp, cơ sở sản xuất, có trách nhiệm quản lý doanh nghiệp, cơ sở sản xuất

đó Hay người thay mặt cho chủ sở hữu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất quản lý các vấn đề liên quan tới NLĐ” Như vậy, theo khái niệm này thì NSDLĐ lànhững người sở hữu đơn vị sản xuất, kinh doanh hoặc là người có đủ năng lựchành vi dân sự, có đủ tư cách pháp lý để có thiết lập ra quan hệ lao động, tức

là có thể tạo việc làm cho người lao động khác

Ở Việt Nam NSDLĐ là các cơ quan nhà nước, các tổ chức, các đơn vị

kinh tế thuộc mọi thành phần, các hợp tác xã, các cơ quan tổ chức nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, các cá nhân và hộ gia đình các cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng lao động cũng đều có thể trở thành chủ sử dụng lao động Điều 57 và Điều 58 của Hiến pháp Việt Nam quy định: “Công dân có

quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” và “Công dân có quyền

sở hữu tư liệu sản xuất, vốn và tài sản trong doanh nghiệp” Pháp luật Làocùng có quy định về vấn đề này, theo khoản 5, điều 2 của Bộ luật lao động

nước Lào thì: “NSDLĐ có nghĩa là một cá nhân hoặc tổ chức sử dụng lao

động cho các hoạt động của mình bằng cách trả lương hoặc tiền lương, và

Trang 11

cung cấp các lợi ích và các chính sách khác cho nhân viên theo quy định của pháp luật, quy định và hợp đồng việc làm”. Vì vậy, họ có quyền trở thànhNSDLD trong quá trình tự do kinh doanh của mình.

Điều 2 Luật Lao động Campuchia thì quy định: “NSDLĐ có nghĩa là

tất cả các cá nhân, pháp nhân, công cộng hay tư nhân được coi là sử dụng lao động khi người đó tạo nên một doanh nghiệp và sử dụng một hoặc nhiều công nhân, thậm chí không liên tục”.

Như vậy, dù theo khái niệm nào, đứng trên quan điểm nào thì NSDLĐđược hiểu là tổ chức, đơn vị cá nhân có nhu cầu sử dụng lao động, có thể đảmbảo các điều kiện lao động và điều kiện sử dụng lao động và thực hiện nhiệm

vụ đối với người lao động

1.1.2 Vai trò người sử dụng lao động

Trong bất kỳ giai đoạn nào thì lao động vẫn luôn là một nhân tố quyếtđịnh sự tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội ở giai đoạn đó Tuy nhiên, chỉ cóngười lao động không thì không đủ, vì khi đó sẽ dẫn đến tình trạng hoạt độngsản xuất và kinh doanh diễn ra một cách tự phát, không có khoa học, khôngđược chuyên môn hóa và rất khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa được sảnxuất ra do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, khối lượng ít, không đủ để xuất khẩuhay đáp ứng các đơn đặt hàng lớn

Mặt khác, hầu hết NLĐ thường hạn chế về hiểu biết pháp luật trong việc

tổ chức sản xuất, kinh doanh, nên chưa biết tự tạo cho mình một việc làm,chưa có sự “động não” một cách thực sự trong khi làm việc, điều đó dẫn đếnmột nghịch lý rằng, nguồn lao động tuy nhiều nhưng không biết làm gì chohiệu quả và ổn định Thêm vào đó sẽ tồn tại sự di chuyển lao động từ miềnnày sang miền khác, từ nông thôn lên thành thị, từ miền núi xuống đồng bằng,

từ đó sẽ tạo ra làn sóng quá tải lao động ở một số nơi, nhưng lại thưa thớt laođộng ở một số nơi khác mà ở đó sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn

Trang 12

Tuy nhiên, khi có NSDLĐ phân bố lao động sẽ hợp lý hơn bởi NSDLĐ tạo raviệc làm cho người lao động Thêm vào đó con người và xã hội được hìnhthành, tồn tại và phát triển nhờ quá trình hoạt động sản xuất và nhất là sảnxuất vật chất {20, tr.36} Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụngcông cụ lao động tác động vào giới tự nhiên, nhằm cải biến các dạng vật chấttrong giới tự nhiên để tạo ra các loại sản phẩm Như vậy, xã hội tồn tại vàphát triển trước hết là nhờ sản xuất vật chất C Mác viết “Những thời đại kinh

tế - xã hội khác nhau không phải ở chỗ chúng ta sản xuất ra cái gì mà là ở chỗchúng ta sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào”, đó chính là

sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Trong đó, lựclượng sản xuất cơ bản là toàn bộ nhân loại, là công nhân, là người lao động cóvai trò quyết định, còn quan hệ sản xuất là quan hệ lao động do NSDLĐ tạo

ra Như vậy, nếu không có NSDLĐ thì sẽ không có quan hệ sản xuất hiện đại

và như vậy sẽ làm cho xã hội không phát triển được

Trải qua các cuộc cách mạng khoa học, cùng với sự phát triển của sản xuất,khoa học ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh Sự pháttriển của khoa học công nghệ này thường được những NSDLĐ nắm bắt nhanh

và rất tốt, họ biết cách vận dụng một cách khéo léo vào thực tế hoạt động củacông ty mình và truyền tải tới người lao động NSDLĐ là người quản lý và sửdụng các máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại ấy để có thể đảm bảo hiệu quảcao về kinh tế, kể cả việc sửa chữa, chăm sóc và bảo dưỡng chúng

Cùng với điều kiện về tài chính và trách nhiệm với khối tài sản đầu tưvào kinh doanh, NSDLĐ có sức mạnh, sự hiểu biết, kỹ năng lao động và ngàycàng trở nên có trí tuệ Trí tuệ của NSDLĐ là sản phẩm tự nhiên của lao động

và ngày càng phát triển nhờ kinh nghiệm quản lý và điều hành lao động.Trong điều kiện của khoa học công nghệ hiện đại đã làm cho NSDLĐ càngtrở thành một nguồn lực đặc biệt của sản xuất {12, tr.10} Bởi để đáp ứng

Trang 13

được nhu cầu phong phú và vô tận của con người trong sự phát triển đời sốngkinh tế - xã hội, thì bản thân các nguyên vật liệu tự nhiên chưa thể đáp ứngđược mà cần có sự kết tinh của lao động Với việc đầu tư tài chính máy móc,công nghệ, thông qua sản xuất, với việc sử dụng sức lao động của NLĐ,NSDLĐ và tạo ra sản phẩm có giá trị sử dụng tăng lên như: giá trị thẩm mỹ,

sử dụng, các tính năng…

Như vậy, NSDLĐ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triểnkinh tế - xã hội, họ là những người am hiểu luật pháp, luôn tìm ra các phươnghướng, lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới nhằm tạo ra nhiều việc làm chongười lao động, để từ đó tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội và nâng dần mứcsống của NLĐ góp phần vào sự tồn tại và phát triển, ổn định của một quốc giadân tộc {13, tr.31} Ở đâu có lực lượng NSDLĐ hùng mạnh, thì ở đó NLĐ cónhiều việc làm, có thu nhập cao và ở đó kinh tế và xã hội được đảm bảo pháttriển một cách ổn định và thịnh vượng

1.1.3 Sự cần thiết phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong pháp luật lao động.

Quan hệ lao động được hình thành trên cơ sở sự thương lượng thỏa thuậngiữa hai bên, NLĐ và NSDLĐ Trong quan hệ này, NSDLĐ thường ở vị thếmạnh hơn so với NLĐ bởi họ là người có tài sản, có quyền sở hữu đối với tàisản trong doanh nghiệp Thêm vào đó họ lại là người có quyền tổ chức vàquản lý lao động, có quyền kiểm tra giám sát quá trình lao động của người laođộng Vì thế, trong luật lao động, bảo vệ NLĐ là nguyên tắc được đặt lênhàng đầu Song bên cạnh đó, pháp luật lao động cũng phải bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của NSDLĐ Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củaNSDLĐ xuất pháp từ một số lý do sau:

- Một là, trong quan hệ pháp luật, khi đứng trước pháp luật không có chủthể nào mạnh hơn hay yếu hơn mà họ đều phải chịu sự điều chỉnh đã được quy

Trang 14

định của pháp luật Do vậy, với tư cách là một bên chủ thể trong quan hệ phápluật lao động, NSDLĐ cũng cần phải được bảo đảm những quyền và lợi íchchính đáng Theo điều 75 của bộ luật lao động nước Campuchia về các biện

pháp xử lý vi phạm: “Bất kỳ cá nhân, thể nhân hoặc pháp nhân vi phạm pháp

luật này sẽ được tái đào tạo, cảnh cáo, phạt tiền, phải tạm đình chỉ kinh doanh”.

Như vậy, có thể nói, khi có sự vi phạm trong quan hệ lao động, bất kỳ bên nàokhi có sự vi phạm cũng đều bị áp dụng những biện pháp xử lý thích đáng.Ngược lại, quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi bên cũng sẽ luôn được bảo vệ

- Hai là, việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NSDLD là tiền đề,điều kiện để đảm bảo quyền và lợi ích của NLD Trong QHLD, quyền củachủ thể bên này bao giờ cũng tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể bên kia tạothành mối liên hệ pháp lý thống nhất {22, tr.41} Chính vì vậy, không có chủthể nào chỉ có quyền hoặc chỉ có nghĩa vụ Nhiều khi, chúng ta có quan niệm:quyền của chủ thể bên này và nghĩa vụ của chủ thể bên kia là hai mặt đối lập,mâu thuẫn Sự suy nghĩ, nhận định như vậy là phiến diện, thiếu cái nhìn biệnchứng Thực ra, quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ đó là quan hệ của một thểthống nhất, quan hệ khép kín không thể chia tách của “một phương trình cóhai vế” mà nếu thiếu một vế thì không giải mã được bài toán đó

Hơn nữa, quyền lợi của NLĐ là do NSDLĐ đảm bảo thực hiện vì vậy khingười sử dụng lao động được đối xử công bằng, quyền và lợi ích trong doanhnghiệp được bảo vệ thì họ mới có thể tạo ra môi trường lao động đảm bảo mọiđiều kiện tốt nhất cho người lao động

- Ba là, khi quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ được bảo vệ thì sẽ tạođiều kiện ổn định, hài hòa mối quan hệ lao động, thúc đẩy sản xuất, kinhdoanh, khi đó sẽ làm phát triển thị trường lao động Một thị trường lao độngđược coi là phát triển và ổn định khi có sự cân bằng giữa cung lao động vàcầu lao động Nếu cung về lao động thừa sẽ gây ra tình trạng dư thừa lao

Trang 15

động, tăng tỷ lệ thất nghiệp của NLĐ, làm thị trường lao động bị mất sự ổnđịnh và cân đối Nhưng nếu cầu lao động thừa sẽ gây ra tình trạng thiếu laođộng, làm giá lao động lên cao, có nhiều ngành nghề, lĩnh vực khan hiếm laođộng, không có lao động vào sản xuất, khi đó sẽ không tạo ra của cải cho xãhội Mặt khác, khi cầu lao động tăng nhanh mà thiếu lao động giỏi thì thịtrường lao động cũng không thể ổn định, phát triển được Đó là điều chắcchắn vì cung và cầu chỉ có thể nằm trong một thể thống nhất của thị trườnglao động.

Như vậy, trong mối quan hệ với NLĐ thì NSDLĐ có một vai trò hết sứcquan trọng Nếu không có sự tổ chức, quản lý và điều hành tốt của NSDLĐthì NLĐ chỉ là những cá nhân riêng lẻ, không có môi trường làm việc trongmột tập thể có phân công lao động ở trình độ cao Khi đó, hoạt động của mỗingười mang tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp, không thể tạo ra được nhữngdây chuyền sản xuất có hiệu quả Thực tế đã chứng minh, nếu nơi nào mà cómột môi trường lao động được tổ chức tốt, quản lý của NSDLĐ tốt, tính kỷluật cao thì NLĐ sẽ làm việc hết năng suất, tạo ra nhiều sản phẩm, của cải.Khi đó lợi ích của NSDLĐ cũng được tăng lên và họ sẽ có điều kiện trả côngcho NLĐ cao hơn, đảm bảo cho NLĐ làm việc trong điều kiện tốt hơn

Lợi ích của NLĐ và NSDLĐ vừa mâu thuẫn nhau cũng vừa thống nhấtvới nhau Sự mâu thuẫn nhau thể hiện ở việc NLĐ bao giờ cũng muốn lươngcao, thời gian làm việc ít điều kiện lao động thuận lợi Còn NSDLĐ, do muốn

có nhiều lợi nhuận nên tìm cách tiết kiệm chi phí trong đó có chi phí choNLĐ Lợi ích của hai chủ thể này hướng tới là khác nhau, đối lập nhau,nhưng xét về căn nguyên thì nó lại có quan hệ tương hỗ Không có lợi ích củaNSDLĐ thì cũng không có lợi ích của NLĐ Cụ thể là: Khi NLĐ không tăngnăng suất, tạo ra nhiều sản phẩm tốt trong quá trình sản xuất, khi đó NSDLĐ

sẽ không có thu nhập và lợi nhuận sẽ không có hoặc không cao Trong trường

Trang 16

hợp đó, NSDLĐ cũng không có nguồn tài chính để có thể trả công cao chongười lao động và tạo ra các điều kiện tốt cho người lao động Như vậy, trongtrường hợp này thì tiền công của NLĐ và lợi nhuận của NSDLĐ đều giảm sút.

Từ những phân tích ở trên cho thấy: Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp củaNSDLĐ là hết sức cần thiết và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người sửdụng lao động sẽ khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất, phát triển thị trườnglao động, tạo nhiều việc làm cho NLĐ và nguồn thu thuế cho Nhà nước, thôngqua đó, có thể đảm bảo lợi ích cho NLĐ và phát triển kinh tế xã hội

1.2 Điều chỉnh pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người

NSDLĐ được quyền tuyển dụng lao động, sử dụng lao động theo nhu cầu SXKD

Đây là một trong những quyền phổ biến của NSDLĐ, vì khi NSDLĐ cóđược quyền này, họ mới chủ động được trong việc tuyển dụng lao động nhằmđáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tuyển dụng laođộng là một hiện tượng xã hội phát sinh từ sự mua bán một loại hàng hóa đặcbiệt trong xã hội, đó là hàng hóa sức lao động NLĐ (người bán) sẽ bán sức laođộng mà họ có, còn NSDLĐ (người mua) sẽ mua sức lao động của NLĐ để tiếnhành SXKD Sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt không thể mua ngay và

sử dụng ngay trong một lần mua, bán, mà nó đòi hỏi phải có một quá trình, một

Trang 17

thời gian nhất định Chính vì vậy, quá trình sử dụng lao động được diễn ra, đây

là khâu quan trọng để tồn tại quan hệ lao động Việc tuyển dụng rất có ý nghĩađối với NSDLĐ, vì NSDLĐ có được một số lượng và chất lượng NLĐ tốt thì sẽđảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời nó cũng tạo cho NLĐ cóviệc làm ổn định, góp phần giải quyết sự thất nghiệp trong xã hội, làm giảm bớt

sự nghèo đói và tệ nạn xã hội Mặt khác, khi được quyền tuyển dụng lao động

vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì NSDLĐ cần phải có quyền được sửdụng lao động sao cho hợp lý nhất để phù hợp với công việc hiện tại của đơn

vị, sắp xếp được đúng người, đúng việc nhằm phát huy cao nhất năng suất laođộng của mỗi người lao động Khi doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanhthì sẽ cần sử dụng thêm lao động, ngược lại khi doanh nghiệp làm ăn kémhiệu quả thì khi đó doanh nghiệp có thể phải giảm bớt lao động… Chính vìvậy, NSDLĐ cần có quyền tuyển chọn, sử dụng lao động theo nhu cầu sản

xuất, kinh doanh Bộ luật lao động của Việt Nam quy định: NSDLĐ có quyền

tuyển dụng lao động, bố trí điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất kinh

doanh (khoản 1 Điều 8) Luật lao động của hầu hết các nước cũng đều có quy

định tương tự

NSDLĐ có quyền quản lý lao động

Quản lý và điều hành lao động là hình thức mà NSDLĐ có thể bố trí laođộng làm việc theo một mô hình mà NSDLĐ đã thiết lập, nhằm mục đích phùhợp với sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việc điều hành này có ýnghĩa vô cùng quan trọng trong việc sử dụng lao động Vì, NSDLĐ quản lý

và sử dụng sức lao động của con người, chứ không phải quản lý một vật dụngnào khác Mặt khác, trong một tổ chức phải có nội quy, quy định cụ thể, nóđược xem như là chuẩn mực trong hoạt động để NLĐ vào nề nếp Trong mộtđơn vị, nhiều người cùng thực hiện một kế hoạch sản xuất, kinh doanh thống

Trang 18

nhất, nên cần phải có người quản lý để hướng hoạt động của nhiều người vào

lệ người lao động làm việc Khoản 1, Điều 8 bộ luật lao động nước Việt Nam

có quy định: “Người sử dụng lao động có quyền tuyển chọn lao động, bố trí,

điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; có quyền khen thưởng

và xử lý các vi phạm kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật lao động”.

Pháp luật hầu hết các nước cũng đều quy định vấn đề này

NSDLĐ có thể phối hợp với tổ chức công đoàn trong quản lý lao động

và kí kết thoả ước lao động tập thể phù hợp với điều kiện của đơn vị

Tổ chức công đoàn là một tổ chức được thành lập khi có quan hệ laođộng được thiết lập, lãnh đạo của tổ chức công đoàn là do người lao động bầu ra,hoạt động của tổ chức công đoàn là chăm lo đời sống của người lao động (tứcchia sẻ lúc hoạn nạn, ốm đau ), là cơ quan đại diện cho NLĐ để bảo vệ quyềnlợi cho NLĐ khi NSDLĐ xâm phạm quyền và lợi ích của NLĐ Tuy nhiên,không chỉ thế, tổ chức công đoàn còn tham gia hòa giải khi có tranh chấp laođộng xảy ra Tổ chức công đoàn còn động viên, khích lệ NLĐ làm việc sao cho

có năng suất và hiệu quả Do vậy, nếu cơ sở nào biết phát huy hết tác dụng của

tổ chức công đoàn thì sẽ góp phần giải quyết và làm hạn chế các tranh chấp laođộng có thể xảy ra Vì vậy, pháp luật cần phải bảo đảm để NSDLĐ có thể phốihợp với tổ chức công đoàn trong quản lý lao động và kí kết thoả ước lao động

Trang 19

tập thể phù hợp với điều kiện của đơn vị Nhiều nước đã quy định về vấn đề này,

cụ thể tại khoản 1, Điều 52 của Bộ luật lao động Việt Nam có quy định: “Trong

trường hợp sát nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì NSDLĐ và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở căn cứ vào phương án sử dụng lao động để xem xét việc tiếp tục thực hiện, sửa đổi, bổ sung hoặc ký thỏa ước lao động mới”.

NSDLĐ có quyền được bảo vệ về tài sản

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, NSDLD sở hữu rất nhiều loại tàisản Từ những tài ản vật chất ban đầu mà họ đầu tư như thiết bị, máy móc,nhà xưởng đến những tài sản phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh,

và thậm chí là cả những loịa tài sản phi vật chất khác Đối với những tài sản

mà NSDLD đã đầu tư, đương nhiên thuộc sở hữu của họ và được Hiến phápcũng như pháp luật dân sự ghi nhận và bảo vệ Tuy nhiên, do đặc thù củaquan hệ lao động, trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ phát sinh thêm mộtloại tài sản thuộc sở hữu của NSDLD, đó chính là những lợi nhuận thu được

từ chính hoạt động sản xuất kinh doanh đó Đây là một loại tài sản có thể nói

là quan trọng nhất của NSDLD cần được pháp luật ghi nhận và bảo vệ TrongHiến pháp năm 1992 của Việt Nam có quy định về quyền sở hữu tài sản củacông dân tại Điều 58 "Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, củacải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản kháctrong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; đối với đất được Nhànước giao sử dụng thì theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 " Hay tại Bộluật dân sự 2005 của Việt Nam cũng quy định: "Điều 170 Quyền sở hữuđược xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây:

+ Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp;

+ Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Trang 20

+ Thu hoa lợi, lợi tức;

+ Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến;

+ Được thừa kế tài sản;

+ Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vôchủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vậtnuôi dưới nước di chuyển tự nhiên;

+ Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục,công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này;Người sử dụng lao động còn được đảm bảo bồi thường thiệt hại nếu bị ngườilao động hoặc các chủ thể khác xâm hại lợi ích hợp pháp

+ Các trường hợp khác do pháp luật quy định, Điều 169 Bảo vệ quyền

- Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợiích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của

cá nhân, pháp nhân hoặc của chủ thể khác theo quy định của pháp luật.".Như vậy, có thể nói lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanhcủa NSDLD cũng là một loại tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của NSDLD,được pháp luật ghi nhận và bảo vệ Trong trường hợp, NSDLĐ là người nướcngoài, những tài sản là lợi nhuận này không những chỉ được ghi nhận và bảo

vệ tại quốc gia sở tại mà còn được chuyển về quốc gia của họ

Trang 21

Tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là do NSDLĐ bỏ ra Khi NLĐ đến làmviệc, người lao động chủ yếu là mang sức lao động đến làm việc để lấy thunhập NSDLĐ chỉ thuê NLĐ làm việc khi mà NLĐ tạo ra lợi ích lớn hơn choNSDLĐ Trong quá trình lao động, NLĐ sẽ phải tiếp xúc, sử dụng tài sản củaNSDLĐ Vì vậy mà NLĐ phải có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích, bảoquản và quản lý tốt các trang thiết bị, máy móc mà NSDLĐ giao cho Trongquá trình sử dụng, sản xuất, kinh doanh, nếu NLĐ cố tình hay vô ý để xảy rathiệt hại lớn về tài sản của NSDLĐ thì NLĐ phải bồi thường cho NSDLĐtheo khuôn khổ của pháp luật, có như vậy mới đảm bảo cho sự đầu tư thêm,đầu tư lại của NSDLĐ Điều này cũng đã được nhiều nước áp dụng, và theo

Điều 89 và điều 90 của Bộ luật lao động Việt Nam thì: Hành vi gây thiệt hại

phải chịu trách nhiệm vật chất là các trường hợp làm hư hỏng, làm mất dụng

cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao hoặc tiêu hao vật

tư quá định mức cho phép hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp Theo nghị định số 099/2004/BLĐĐTNN ngày 21 tháng 4 năm

2004 của Campuchia quy định: “Các hành vi vi phạm của NLĐ gây ra thiệt

hại cho NSDLĐ phải bồi thường toàn bộ bằng giá trị thị trường và khấu trừ tiền lương từ ba tháng đến sáu tháng”.

Do vậy, việc bảo đảm bồi thường thiệt hại nếu bị người lao động hoặccác chủ thể khác xâm hại lợi ích hợp pháp là hoàn toàn hợp pháp và hợp lệ

1.2.2 Biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.

Biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích của người sử dụng lao động chính

là cách thức và phương pháp tiến hành để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của NSDLĐ do pháp luật quy định, sao cho không bị các đối tượng khác xâmphạm đến lợi ích của NSDLĐ Tùy vào từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể mà

có các biện pháp bảo vệ khác nhau Thông thường để bảo vệ các quyền và lợi

Trang 22

ích của mình một cách tốt nhất và có hiệu quả, NSDLĐ có thể áp dụng cácbiện pháp sau:

Tự bảo vệ: tham gia tổ chức của người sử dụng lao động

Trong nền kinh tế thị trường NLĐ thường liên kết lại để đấu tranh bảo

vệ quyền và lợi ích của mình trước NSDLĐ Tuy nhiên, NLĐ không chỉchống lại NSDLĐ trong phạm vi doanh nghiệp mà họ mở rộng ra là phạm vitoàn ngành hoặc toàn khu vực Chính vì thế NSDLĐ khó có thể đơn phương,

tự mình bảo vệ quyền lợi, phải liên kết với những người SDLD khác để bảo

vệ mình trước sự đấu tranh của NLĐ Đó chính là việc họ tham gia vào các tổchức của NSDLD Khi trở thành thành viên của các tổ chức đó, NSDLD sẽđược hưởng những quyền lợi mà tổ chức trao cho trong quá trình bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của mình nhất là khi có đình công xảy ra

Tổ chức giới sử dụng lao động có thể đại diện cho NSDLĐ tham gia cơchế ba bên, bảo vệ và thay mặt cho NSDLĐ làm việc với các cơ quan nhànước có thẩm quyền để ra các chính sách mới về lao động, sao cho hợp lýnhất cho cả NLĐ và NSDLĐ Mặt khác, giới sử dụng lao động cũng là tổchức đại diện cho NSDLĐ tham gia đòi quyền lợi cho NSDLĐ khi bị xâmphạm Vì vậy, cần phải đảm bảo cho NSDLĐ được quyền tham gia tổ chứccủa giới sử dụng lao động theo quy định của pháp luật Sao cho việc tham giađược thuận tiện nhất để có thể đảm bảo việc hoạt động của các tổ chức giới sửdụng lao động Nếu không có sự tham gia của NSDLĐ thì giới sử dụng laođộng được thành lập cũng không giải quyết được vấn đề gì khi mà không cóngười tham gia

Yêu cầu Nhà nước bảo vệ thông qua việc yêu cầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.

Khi xảy ra tranh chấp trong quan hệ lao động thì biện pháp ưu tiên đầutiên để giải quyết là thương lượng Thương lượng là quá trình mà NSDLĐ và

Trang 23

NLĐ tự dàn xếp thỏa thuận với nhau và cùng nhau quyết định mọi vấn đề màkhông thông qua sự can thiệp của một thế lực bên ngoài nào hay một trunggian nào (theo điều 158 Bộ luật lao động Việt Nam) Trong quan hệ lao độngthì nguyên tắc tự do thỏa thuận và bình đẳng rất được coi trọng và cần thiết,

nó có tác dụng nhanh và hiệu quả, giảm bớt được căng thẳng giữa các bên vàlàm giảm chi phí về tài chính cũng như thời gian, qua đó nó giúp NSDLĐ vàNLĐ tránh được những va chạm không cần thiết, giảm bớt được nguyên nhândẫn đến mâu thuẫn lớn tiếp theo và không cần có sự can thiệp của các cơ quancông quyền Thông thường NSDLĐ rất thích và quan tâm đến phương phápnày, vì họ không có nhiều thời gian để đi tranh chấp lao động ngoài tòa án mà

họ phải tập trung vào sản xuất, kinh doanh Mặt khác, khi các tranh chấptrong quan hệ lao động được hòa giải thì uy tín, danh dự và sự nghiệp củaNSDLĐ sẽ ít bị tổn hại Do đó, thương lượng là phương pháp mà NSDLĐluôn hướng tới khi có tranh chấp lao động xảy ra Do nó mang tính đơn giản,gọn nhẹ, ít phức tạp và tốn ít chi phí cả về tài chính và thời gian nên nó đượcNSDLĐ lựa chọn hàng đầu

Một tranh chấp lao động xảy ra khi một trong các bên cảm thấy quyềnlợi của mình bị xâm phạm, do đó họ muốn bảo đảm và đòi quyền lợi chomình Khi đó việc thương lượng sẽ không thành và sẽ không đạt được kết quảnhư mong đợi Vì vậy, việc hòa giải sẽ được sử dụng khi hai bên đã không thểthương lượng được Khi công tác hòa giải được tiến hành thì sẽ có thêm mộtcấp trung gian đứng ra làm hòa giải và họ sẽ có những tiếng nói nhằm đảmbảo lợi ích của cả hai bên

Hòa giải là một biện pháp hòa bình, hữu nghị, bởi khi NSDLĐ lựa chọnhình thức này chứng tỏ rằng NSDLĐ rất tôn trọng người hòa giải, họ cần sựkhách quan, công bằng khi nhìn nhận vấn đề Khác với Trọng tài hay tòa án,người hòa giải không có quyền đưa ra những phán quyết, nhưng lời thương

Trang 24

thuyết của họ lại có tính thuyết phục, có giá trị Trong xã hội hiện nay thìcông tác hòa giải, cấp trung gian hòa giải là cực kỳ quan trọng và cần thiếttrong mối quan hệ lao động.

Trong công tác hòa giải, trình tự hòa giải cũng rất đơn giản, nhanh gọn,

do đó làm cho NSDLĐ rất đồng tình và ủng hộ, vì chính họ cũng không muốnkéo dài thời gian tranh chấp lao động Thông thường, trong vòng bảy ngàylàm việc kể từ khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải của các bên tranh chấp laođộng thì Hội đồng hòa giải phải tiến hành hòa giải Hiện nay, thời gian đó làphù hợp cho cả các bên tranh chấp và Hội đồng hòa giải Khi có tranh chấptrong quan hệ lao động, NSDLĐ luôn mong muốn được hòa giải sớm, vì họrất tin tưởng vào Hội đồng hòa giải sẽ là đơn vị trung gian đảm bảo tínhnhanh, gọn và không mất nhiều chi phí mà vẫn đảm bảo được lợi ích của cácbên Trong trường hợp hòa giải thành, hai bên nhất trí với phương án hòa giảicủa Hội đồng hòa giải thì sẽ cùng ký vào biên bản hòa giải và các bên sẽ phải

có nghĩa vụ thực hiện những cam kết đã nghi trong biên bản Từ đây nhữngmâu thuẫn về quyền lợi và lợi ích của các bên đã được giải quyết xong và cácbên có thể tiếp tục quan hệ lao động thì tiếp tục, còn nếu không thì hai bên sẽkết thúc quan hệ lao động Như vậy, trong một chừng mực nào đó thì Hộiđồng hòa giải là cơ quan giải quyết tranh chấp lao động nhanh gọn, hiệu quả

Khi tranh chấp lao động xảy ra mà hòa giải không thành thì hai bên sẽtiến hành nhờ đến vai trò của Hội đồng trọng tài lao động Theo khoản 2 điều

169 của Bộ luật lao động Việt Nam quy định về trọng tài lao động là: “Hội

đồng trọng tài lao động cấp tỉnh gồm các thành viên chuyên trách và kiêm chức là đại diện của cơ quan lao động, đại diện của công đoàn, đại diện của NSDLĐ và một só luật gia, nhà quản lý, nhà hoạt động xã hội có uy tín ở địa phương… Hội đồng trọng tài quyết định theo nguyên tắc đa số bằng cách bỏ phiếu kín” Tuy nhiên, việc sử dụng cơ chế này chỉ được áp dụng đối với các

Trang 25

trường hợp tranh chấp lao động tập thể Suy cho cùng Hội đồng trọng tài cũng

là một cấp trung gian như hòa giải, nhưng tính ưu việt của Hội đồng trọng tài

so với Hội đồng hòa giải ở chỗ: thông thường, Hội đồng trọng tài có quyềnđưa ra những phán quyết đối với cả hai bên về việc tranh chấp đó Thôngthường, thời hạn hòa giải không quá bảy ngày làm việc,kể từ ngày nhận đượcđơn yêu cầu hòa giải (theo khoản 1 điều 171 bộ luật lao động nước ViệtNam) Trong trường hợp hai bên chấp nhận phương án hòa giải thì Hội đồngtrọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành, có chữ ký của hai bên tranhchấp, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng trọng tài lao động Hai bên có nghĩa

vụ chấp hành các thỏa thuận ghi trong biên bản hòa giải thành Còn nếu trongtrường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranhchấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý dochính đáng thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải không thành,

có chữ ký của bên tranh chấp có mặt, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng trọngtài lao động Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phảiđược gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn một ngày làm việc, kể từ ngàylập biên bản Trong khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đang tiến hành việcgiải quyết tranh chấp lao động thì không bên nào được hành động đơnphương chống lại bên kia (theo khoản 2 điều 171 bộ luật lao động nước ViệtNam) Các bên cũng có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết Tuy nhiênloại tranh chấp mà thủ tục giải quyết tranh chấp lao động có khác nhau Đốivới tranh chấp lao động cá nhân (sau khi hòa giải không thành tại hội đồnghòa giải cơ sở) các bên mới được quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết Song cũng có một loại tranh chấp lao động cá nhân các bên có thể khởi kiệnluôn ra Tòa án nhân dân Chẳng hạn ở Việt Nam những tranh chấp được quyđịnh tại khoản 2 Điều 166 Bộ luật lao động Các bên có thể khởi kiện ra Tòa

án nhân dân mà không nhất thiết phải qua hòa giải cơ sở Còn đối với tranh

Trang 26

chấp lao động tập thể thông thường tranh chấp đó phải được giải quyết tạimột số các cơ quan tổ chức rồi mời được giải quyết tại Tòa án nhân dân.Chẳng hạn như ở Việt Nam đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền phảiđược giải quyết tại Hội đồng hòa giải cơ sở, Chủ tịch Ủy Bản nhân dân huyệnnếu không giải quyết được mới ra Tòa án nhân dân.

1.3 Sơ lược lịch sử pháp luật bảo vệ người sử dụng lao động ở

Campuchia.

1.3.1 Từ 1953 đến năm 1997

Ngày từ khi Nhà nước Campuchia giành được độc lập từ Pháp năm

1953, Nhà nước Campuchia đã có luật lao động đầu tiên và một số luật khác,nhưng luật lao động của Campuchia vẫn đi theo luật pháp của Pháp Trongthời kỳ đó, luật lao động chưa phát triển và gặp rất nhiều khó khăn trong viêc

áp dụng Còn nhân dân chưa hiểu biết luật lao động nhiều Sau khi ký kếtHiệp ước Pháp-Campuchia vào ngày 08 tháng 11 1949, Thanh tra lao độngPháp đã chính thức được chuyển giao cho Chính phủ Campuchia, Bộ laođộng và xã hội được thành lập năm 1951 bởi một sắc lệnh số 651/1951/ QH,Ngày 26 tháng 12 năm 1951 Từ năm 1953 đã có sự kiện rất quan trọng trongviệc chuyển giao quản lý của các tòa án Campuchia từ chính quyền Pháp choChính phủ Campuchia ngày 29 tháng tám, 1953 và tổ chức dịch vụ lao độngđược thành lập và sau đó được tăng cường Các Bộ và một số vấn đề lao động

và xã hội cũng dần dần tổ chức lại Nhiều văn bản pháp luật khác cũng được

sử dụng để mở rộng phạm vi của pháp luật lao động Trong lĩnh vực lao động,NLD và NSDLĐ được tự do thỏa thuận để xác lập, duy trì quan hệ phù hợpvới quy định của Nhà nước, quyền và lợi ích của hai bên chủ thể trong laođộng đã được nhìn nhận rõ hơn Một số văn bản pháp luật lao động trong giaiđoạn này thể hiện sự đổi mới trong lĩnh vực lao động ở Campuchia, như Nghịđịnh số 0196, 17/1996/CP, ngày 24 tháng 1 năm 1996 ban hành Quy chế lao

Trang 27

động đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Pháp lệnh hợp đồnglao động ngày 19/01/1994, Pháp lệnh số 317/CP, ngày 21 tháng 11 năm 1996trong việc giải quyết tranh chấp lao động.v.v…

Xem xét một số tranh chấp lao động thường gặp, bên cạnh những vụviệc có nguyên nhân phát sinh từ NSDLĐ thì cũng còn có những vụ việc dẫnđến tranh chấp mà hoàn toàn do lỗi của NLĐ Những nguyên nhân từ NLĐ cóthể kể đến đó là do trình độ hiểu biết pháp luật bị hạn chế nên có những yêucầu vượt quá khả năng cho phép của NSDLĐ hoặc có những yêu sách khôngchính đáng gây thiệt hại cho MSDLĐ nhưng họ lại không chấp hành quyếtđịnh đền bù, gây trở ngại cho NSDLĐ rất nhiều Hoặc khi những yêu sáchthuộc về nghề nghiệp thì NLĐ lại không đặt ra nhưng có thể lại đòi hỏi phảigiải quyết những vấn đề thuộc phạm vi của luật khác điều chỉnh Tuy nhiên,vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ trong giai đoạn nàycũng chưa phải được quan tâm đúng mức Quan niệm NLĐ là kẻ yếu đã ănsâu bám rễ từ bao đời nay trong xã hội Người ta vẫn chỉ chú trọng vào việcxây dựng một “hệ thống” bảo đảm an toàn cho NLĐ trong mọi trường hợp Vìthế, đã dẫn đến trường hợp NSDLĐ rất bất bình trước thái độ coi thường củaNLĐ đối với việc xử lý kỷ luật trong “ bộ máy” của mình Như vậy ở thờiđiểm này, vấn đề bảo vệ quyền và lợi hợp pháp của NSDLĐ mới tồn tại dướidạng một số chế định riêng lẻ chứ chưa tạo thành một hệ thống Phải đến khiBLLĐ ra đời, Nhà nước Campuchia mới có cái nhìn biện chứng và xuyênsuốt về vấn đề này

1.3.2 Từ năm 1997 đến nay

Ngày 13 tháng 3 năm 1997, BLLĐ được Quốc hội nước Vương quốcCampuchia đã thông qua có Bộ luật lao động Ngay trong lời nói đầu của Bộluật đã ghi rõ: “BLLĐ bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác củaNLĐ đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ, tạo điều kiện

Trang 28

cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định, góp phần phát huy sángtạo và tài năng của NLĐ trí óc và lao động chân tay, của người quản lý laođộng…”

Như vậy, vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của NSDLĐ được đặt ngangtầm với quyền và lợi ích của NLĐ Tất nhiên, về mặt lý thuyết thì hai vấn đềnày là hai vế của một phương trình nhưng việc thực sự thừa nhận vào Bộ luậtđầu tiên của cả nước sau ngày giải phóng tạo cho NSDLĐ có được một vị trípháp lý cao hơn, tự chủ hơn trong cơ chế thị trường và phù hợp nhu cầu pháttriển của xã hội

So với việc bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ thì bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của NSDLĐ có phạm vi hẹp hơn Bởi bảo vệ NLĐ, chúng ta khôngnhững bảo vệ sức lao động, quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ mà cònphải bảo vệ trên nhiều phương diện như việc làm, thu nhập, danh dự, nhânphẩm.v.v… còn bảo vệ NSDLĐ là bảo vệ những quyền và lợi ích hợp phápcủa họ đã được pháp luật quy định, không bị xâm hại bởi các chủ thể khác.Song nói xem nhẹ việc bảo vệ “kẻ mạnh – NSDLĐ” Nếu coi trọng cả hai loạichủ thể trên, cùng mong muốn cho cả hai bên cùng phát triển thì đã đạt đượcmục đích ở Lời nói đầu của BLLĐ quy định, đó là “tạo điều kiện cho mốiQHLĐ được hài hòa và ổn định”

Chính vì vậy, các chế định trong Bộ luật đã quy định rất cụ thể nhữngtrường hợp NSDLĐ phải được bảo vệ, cũng như giúp cho NLĐ có ý thức hơnđối với hành vi của mình Sự xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp củaNSDLĐ chủ yếu nằm trong lĩnh vực kỷ luật lao động So với nhiều quốc giatrong khu vực và thế giới thì lao động Campuchia có tính kỷ luật kém hơn.Điều đó bắt nguồn từ xuất phát điểm Campuchia là một nước nông nghiệp,làm ăn theo kiểu tự cung tự cấp… Cái ý thức hệ đó đã ăn sâu vào máu thịt baođời nay của người dân Campuchia đã quen với sự tự do, làm việc theo ý thích

Trang 29

nên khó có thể hòa nhập được tác phong công nghiệp của thời hiện đại Đâythực sự là một thách thức lớn đối với NSDLĐ, đặc biệt là NSDLĐ nước ngoàiđang làm việc ở Campuchia BLLĐ năm 1997 ra đời đã góp phần tạo sự cânđối cho hai bên chủ thể trong việc làm hài hòa mối quan hệ lao động, tạo điềukiện cho NSDLĐ trong việc điều hành và phát triển doanh nghiệp.

Sau khi BLLĐ ra đời đã có nhiều Nghị định hướng dẫn thi hành, như:Nghị định số 01/CP ngày 08/1/1997 về An toàn lao động và vệ sinh lao động,Nghị định số 024/QH ngày 19/10/1999 về Tiền lương làm việc buổi tối, Nghịđịnh số 12/QH ngày 05/7/2002 về Tranh chấp lao động, Nghị định số 142/QHngày 10/6/2002 về Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, Nghị định số 144/

QH ngày 10/6/2002 về Nghiêm cấm trẻ em làm việc buổi tối.v.v…

Những Nghị định trên đã cụ thể hóa các điều luật trong BLLĐ, đồng thờithông qua đó, vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ cũng đãđược đề cập rõ ràng Trước đây, trong nền hành chính quan liêu bao cấp, Nhànước chính là NSDLĐ Còn Nhà nước là người chủ sở hữu tuyệt đối với mọitài sản trong doanh nghiệp Người đại diện trong các xí nghiệp là người nhândanh Nhà nước quản lý tài sản nhưng không có quyền quyết định về vấn đề tổchức, quản lý xí nghiệp Ở thời điểm này, Nhà nước quyết định phân bổ chỉtiêu cho doanh nghiệp được sản xuất bao nhiêu, số lượng bao nhiêu, tuyểnbao nhiêu lao động

Như vậy, cùng với sự phát triển của thời gian, sự phát triển của xã hội, sựphát triển của các quan hệ lao động, vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa NSDLĐ đã ngày càng được chú trọng và cụ thể hóa trong nhiều chế định.Người lao động cần nhận ra rằng: nếu quyền và lợi ích của NSDLĐ khôngđược pháp luật bảo vệ bằng một môi trường pháp lý thông thoáng của Nhànước thì NLĐ cũng không thể nào có được một công việc ổn định, có thunhập cao.Tuy nhiên, ở thời điểm này, vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp

Trang 30

pháp của NSDLĐ chưa hẳn đã được quy định trọn vẹn, hoàn thiện mà nóđang được điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của xã hội Vì vậy, bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ thực chất là bảo đảm sư phát triển củadoanh nghiệp, tạo sự cân bằng của nền kinh tế và thông qua đó đã tạo điềukiện cho NSDLĐ phát huy quyền làm chỉ của mình thì họ sẽ rất yên tâm trongviệc đầu tư vào sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, đem lại hiệuquả kinh tế cao cho doanh nghiệp.

Trang 31

Chương 2 PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG HIỆN HÀNH CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA VỚI VIỆC BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

2.1 Quy định của pháp luật lao động Campuchia về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong tuyển dụng lao động và thực tiễn áp dụng.

Hiện nay, khi nền kinh tế của Campuchia mở cửa, tham gia chung vàoquá trình toàn cầu hóa, hội nhập thì NSDLĐ đang phải đứng trước sự cạnhtranh gay gắt Vì vậy, NSDLĐ cần phải cải tổ cách thức quản lý, áp dụng cáccông nghệ kỹ thuật cao vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, phongphú về mẫu mã, chủng loại để hạ giá thành nhằm tăng lợi nhuận Trong đókhông thể không kể đến việc sử dụng bàn tay, trí óc của NLĐ đóng góp vào.Mặt khác, người lao động cũng có nhu cầu lao động để có thể kiếm được thunhập, nhằm từng bước cải thiện cuộc sống và nâng cao giá trị tinh thần…Chính những điều này đã làm cho NSDLĐ và NLĐ tìm đến nhau và thiết lậplên quan hệ lao động Tuy nhiên, NSDLĐ là người phải chịu trách nhiệm toàn

bộ về hiệu quả của sản xuất kinh doanh, do đó họ phải có quyền được tuyểnchọn, sử dụng, tăng giảm lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh Theo

Điều 68 của bộ luật lao động nước Campuchia thì: “Người sử dụng lao động

có quyền tuyển chọn lao động vào làm việc, thử việc tại doanh nghiệp của mình hoặc NSDLĐ quyền trực tiếp tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp của mình Thời gian thử việc của lao động quy định cụ thể là chín mươi ngày Thời gian này có thể được gia hạn từ ba mươi ngày đến sáu mươi ngày tùy vào vị trí của NLĐ nếu trong thời gian thử việc NLĐ vẫn chưa đạt yêu cầu” Tại Điều 17 luật

Trang 32

Đầu tư Campuchia cũng quy định: Các nhà đầu tư có quyền tự do tuyển, thuê và

sử dụng lao động theo yêu cầu của mình do pháp luật quy định.

Như vậy, việc được tuyển dụng lao động một cách hợp pháp là hoạt độngđang được diễn ra rất phổ biến trong cơ chế thị trường hiện nay và nó đượcpháp luật nước Campuchia chú trọng và quan tâm Vì vậy, có thể thấy việctuyển dụng lao động trên cơ sở các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước

có thẩm quyền ban hành và phê duyệt, nhằm tạo điều kiện cho NSDLĐ đượctiến hành tuyển dụng và sử dụng lao động nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhânlực cho quá trình thực hiện sản xuất, kinh doanh đã định

Việc tuyển dụng cần phải có sự điều chỉnh của pháp luật bởi nó tác độngtrực tiếp đến quyền và lợi ích của NLĐ Sự can thiệp của Nhà nước vào tuyểndụng không làm bó hẹp về quyền hạn của NSDLĐ mà làm tăng thêm sự chặtchẽ trong quy định, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa hai bên NSDLĐ rất tự chútrọng việc tuyển chọn lao động cho mình, nhưng phải tuân theo sự quy định củapháp luật, được phép tuyển dụng mà pháp luật không cấm

Khi khởi sự doanh nghiệp hoặc trong quá trình sản xuất, kinh doanh,NSDLĐ cần phải chọn được những người lao động có khả năng hiểu biết vàlàm tốt công việc mà NSDLĐ giao cho Để khắc phục việc tuyển nhận laođộng không có năng lực, NSDLĐ phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinhdoanh, cần xác định đúng tiêu chí NLĐ để tuyển chọn cho phù hợp, có đủ sốlượng và chất lượng NLĐ đúng tiêu chuẩn Trong mọi hoạt động nói chung,con người là nhân tố quan trọng nhất, quyết định đến sự thành, bại của doanhnghiệp Thực trạng hiện nay cho thấy pháp luật lao động Campuchia đã chophép NSDLĐ có toàn quyền trong việc tuyển dụng lao động, tuyển chọn nhân

sự cho bộ máy của mình, và NSDLĐ đang vận dụng một cách rất khoa học vàđúng pháp luật để tuyển chọn được những lao động giỏi cho đơn vị của họ

- Quyền tuyển chọn lao động, theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh:

Trang 33

Quan hệ lao động là quan hệ mua bán sức lao động, NSDLĐ (ngườimua) có quyền quyết định mua vào thời điểm nào, mua loại hình sức lao độngnào phù hợp với bộ máy của mình Khi mở rộng nhu cầu phát triển doanhnghiệp, NSDLĐ được phép tuyển dụng thêm lao động lao động vào để đủ choquá trình sản xuất, kinh doanh Mặt khác, khi doanh nghiệp thu hẹp quy môsản xuất kinh doanh, gặp những thời điểm khó khăn, pháp luật cũng cho phépNSDLĐ được giảm lao động sao cho phù hợp với hiện tại của doanh nghiệp

để vượt qua khó khăn Đặc biệt trong thời kỳ mở của, hội nhập quốc tế việc dichuyển lao động không chỉ dừng lại trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà cònvượt ra ngoài biên giới Chính vì vậy, mà pháp luật còn cho phép NSDLĐđược quyền tuyển dụng lao động là người nước ngoài Điều 263 luật lao động

Campuchia quy định: “NSDLĐ khi có nhu cầu sử dụng lao động phải ưu tiên

lao động là công dân Vương Quốc Campuchia Trong trường hợp thấy cần thiết phải sử dụng lao động nước ngoài thì xin cơ quan quản lý lao động cấp phép”. Như vậy, có thể thấy Luật lao động Campuchia đã cho phép NSDLĐkhông chỉ được phép tuyển dụng lao động trong nước mà còn tuyển dụng cảlao động nước ngoài Trước đây, trong cơ chế bao cấp, số lượng NLĐ trongcác đơn vị do nhà nước quyết định, điều đó làm cho NLĐ có tâm lý an phậnbởi họ nghĩ họ sẽ yên tâm làm việc cho đến khi về hưu Còn ngày nay, NSDLĐ

có quyền quyết định số lượng NLĐ tại doanh nghiệp, NSDLĐ chỉ giữ lạinhững lao động có ý thức làm việc tốt, có sự cầu tiến, chăm chỉ và luôn nghĩđến lợi ích của công ty gắn liền với lợi ích của chính họ Chính vì vậy, đòi hỏiNLĐ luôn phải tìm cách nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để có thểđáp ứng nhu cầu của NSDLĐ, đây là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thịtrường Việc tuyển dụng phải được theo một quy trình sao cho đúng với quyđịnh của pháp luật, doanh nghiệp phải lựa chọn đúng người cần tuyển thì mớiđáp ứng được nhu cẩu hoạt động của doanh nghiệp Nếu NSDLĐ tuyển dụng

Trang 34

không có chọn lọc, tràn lan thì hậu quả sẽ có một bộ máy cồng kềnh…, vì vậyNSDLĐ có quyền tuyển dụng lao động sao cho phù hợp với thực tế của doanhnghiệp mà không phụ thuộc vào sự cản trở của bất kỳ thế lực nào khi mà quátrình tuyển dụng nằm trong khung pháp lý của pháp luật hiện hành Hiện nay,việc tuyển dụng lao động của NSDLĐ ở Campuchia được tiến hành một cáchthuận lợi và rất thuận tiện cho NSDLĐ khi cần thiết lập quan hệ lao động.Đối với quyền năng của NSDLĐ khi thực hiện việc tuyển chọn lao động

là người Campuchia Còn NLĐ là người nước ngoài đến làm việc ởCampuchia trong giải đoạn hội nhập hiện nay thì sao?

Pháp luật của Campuchia không phân biệt địa vị pháp lý của NLĐ làngười Campuchia hay người nước ngoài nhưng đối với NSLĐ sẽ có nhữngquy định chặt chẽ hơn so với NSDLĐ đang sử dụng lao động là ngườiCampuchia Theo Điều 264 nghị định số 161/2001/BLĐĐTNN ngày16/07/2001 về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tạiCampuchia Theo nghị định nêu trên, chỉ một doanh nghiệp, cơ quan, tổ chứctại Campuchia được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luậtCampuchia được tuyển lao động nước ngoài Đó là các doanh nghiệp thuộccác thành phần kinh tế hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nướcngoài tại Campuchia, các tổ chức kinh doanh dịch vụ, văn phòng dự án đầu

tư, các cơ sở văn hóa giáo dục, y tế tại Campuchia Tất cả các hoanh nghiệp,

cơ quan tổ chức nói trên đều được gọi là NSDLĐ Như vậy có thể thấy, so vớiNSDLĐ tuyển chọn lao động là người Campuchia thì NSDLĐ sử dụng laođộng là người nước ngoài có phạm vi hẹp hơn Họ phải là những cơ quan, tổchức được pháp luật lao động cho phép tuyển dụng Ngay cả quy định vềNLĐ là người nước ngoài cũng bị bó hẹp hơn so với lao động trong nước như

về độ tuổi hay phải có giấy phép lao động đối với người đã làm việc ởCampuchia từ 3 tháng đến 6 tháng trở lên Như vậy, có thể thấy đối với lao

Trang 35

động là người nước ngoài, pháp luật lao động Campuchia cũng có những quyđịnh chặt chẽ hơn Điều này cũng là hợp lý bởi trước hết cần phải sử dụng tối

đa nguồn nhân lực trong nước để góp phần giải quyết nhu cầu việc làm cholao động Campuchia Chính vì thế taị Điều 265 Nghị định số161/2001/BLĐĐTNN ngày 16/07/2001 cũng quy định về các doanh nghiệpđược tuyển lao động nước ngoài với tỉ lệ không quá 10% so với số lao độnghiện có của doanh nghiệp Việc khống chế số lượng lao đông là người nướcngoài không làm hạn chế nguồn nhân lực cần thiết cho doanh nghiệp mà nóchỉ góp phần làm cân đối tỷ lệ lao động trong nước và nước ngoài Thực tế thìchính sách pháp luật lao động của Campuchia cũng đã rất thông thoáng và cởi

mở cho việc tuyển chọn lao động là người nước ngoài

Như vậy, đối với trường hợp NSDLĐ tuyển dụng lao động là ngườinước ngoài có những hạn chế hơn so với việc tuyển dụng lao động trong nướcnhưng cũng đã được pháp luật trao cho những quyền năng nhất định trongviệc tự chủ tuyển chọn, tất nhiên có kèm theo những điều kiện nhất định.Những điều kiện đó góp phần làm bình ổn quan hệ lao động trong nước đồngthời có thể giúp Nhà nước Campuchia quản lý được ở tầm vĩ mô lĩnh vực laođộng mà cụ thể hơn là quản lý nguồn nhân lực

- Quyền lựa chọn phương thức tuyển dụng lao động:

Hiện nay, NSDLĐ đã áp dụng nhiều phương thức tuyển dụng khácnhau, điều đó làm cho phương thức tuyển dụng trở lên phong phú Trước đâyviệc tuyển dụng chỉ theo phương thức chỉ tiêu biên chế, nhưng giờ đâyNSDLĐ đã được pháp luật có phép có quyền trực tiếp tuyển dụng, bằng nhiềuhình thức khác nhau như: tuyển dụng trực tiếp, tuyển dụng qua trung tâm môigiới Nhưng dù có được tuyển dụng bằng hình thức nào thì nó cũng thể hiệnquyền tuyển dụng của NSDLĐ Tại Điều 17 luật Đầu tư Campuchia năm

1994 cũng quy định: Các nhà đầu tư có quyền tự do tuyển và sử dụng lao

Trang 36

động theo yêu cầu của mình do pháp luật quy định Trong một số trường hợp,

NSDLĐ có thể nhận NLĐ vào học việc rồi sau một thời gian, NSDLĐ sẽ thikiểm tra sát hạch, nếu ai đạt được yêu cầu của NSDLĐ thì người đó sẽ đượctuyển chọn và ngược lại Nghị định số 26/2000/BLĐĐTNN ngày 27/12/2000

của nước Campuchia có quy định “Trường hợp người lao động đang trong

thời gian thử việc và học việc mà họ có khả năng làm việc tốt đủ đáp ứng theo yêu cầu của NSDLĐ,thì khoảng thời gian tập sự có thể được tuyển vào hoặc giữ lại vào làm việc” Qua thực tế cho thấy, nhờ quy định của pháp luật

mà NSDLĐ đã loại bỏ được nhiều người lao động không có năng lực sau khiNSDLĐ đã cho NLĐ thời gian thử việc tối đa, điều đó đã tạo ra động lực chongười lao động cố gắng trong quá trình làm việc, đem lại năng suất lao độngcao cho người lao động

- Quyền quy định cụ thể về điều kiện tuyển dụng người lao động

Mỗi một doanh nghiệp khác nhau sẽ có những đặc trưng riêng trongquá trình sản xuất, kinh doanh Do vậy, NSDLĐ cần phải cân nhắc và đưa ranhững điều kiện cụ thể để tuyển dụng lao động sao cho lao động vào làm việc

có thể nắm bắt được các công việc Do vậy, NSDLĐ được quyền quyết địnhxác định tiêu chuẩn để chọn lựa lao động sao cho phù hợp, thông thườngngười ta sẽ có các tiêu chuẩn như: Học vấn và thời hạn sử dụng lao động socho phù hợp với công việc, giới tính, sức khỏe… Pháp luật lao động củaCampuchia cho phép họ toàn quyền trong vấn đề này miễn sao nó phù hợpvới quy định chung của pháp luật Theo Điều 264 nghị định số161/2001/BLĐĐTNN ngày 16/07/2001 về tuyển dụng và quản lý lao động

nước ngoài làm việc tại Campuchia có quy định: “Chỉ một doanh nghiệp, cơ

quan, tổ chức tại Campuchia được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Campuchia được tuyển lao động nước ngoài”.

Trang 37

Ví dụ: Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao độngđang có nhu cầu tuyển dụng nhân viên phòng Tổ chức nhân sự thì bên cạnhnhững yêu cầu chung về văn bằng, chứng chỉ như tốt nghiệp Đại học luật, cóchứng chỉ Tiếng Anh, thành thạo vi tính thì doanh nghiệp còn yêu cầu ứngviên phải biết tiếng Nhật vì yêu cầu công việc Với quy định đó thì vô hìnhchung NSDLĐ đã loại bỏ được một số ứng viên không đáp ứng đủ nhu cầu.Trong trường hợp này, nếu NLĐ không biết tiếng Nhật thì sẽ rất bất lợi choviệc giao tiếp và giải quyết công việc với các chuyên gia trong lĩnh vực đưalao động Campuchia sang Nhật Bản Như vậy, mục đích của việc tuyển dụngkhông đạt được, nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của doanh nghiệp.NSDLĐ được phép tuyển cho bộ máy của mình những NLĐ đáp ứng đượcyêu cầu của công việc và việc tuyển dụng được thông báo công khai bằngnhiều cách như niêm yết tại doanh nghiệp, thông báo trên các phương tiệnthông tin đại chúng hoặc thông qua các tổ chức giới thiệu việc làm, cáctrường Dạy nghề, trường Đại học, Cao đẳng, các cơ quan đoàn thể hoặc quacác hình thức khác Một ví dụ khác, một ngân hàng cần tuyển lao động vào vịtrí cán bộ tín dụng, như vậy tiêu chuẩn mà NSDLĐ quan tâm là: NLĐ phải tốtnghiệp đúng chuyên ngành tài chính ngân hàng, sau đó là kinh nghiệm thực

tế, sự hiểu biết về công việc, kỹ năng giao tiếp, đàm phán, kỹ năng sử dụng vitính, trình độ ngoại ngữ, giới tính và sức khỏe… Như vậy, thông qua các tiêuchuẩn này, NSDLĐ sẽ loại bỏ được bớt NLĐ không phù hợp với công việc

mà NSDLĐ yêu cầu Điều đó sẽ giúp cho NSDLĐ tiết kiệm được chi phítrong quá trình tuyển dụng, hơn thế nữa NSDLĐ có thể lựa chọn được đúngđối tượng lao động mà ngân hàng đang mong muốn Trong thực tế hiện nay,hầu hết NSDLĐ sẽ cân nhắc tiêu chuẩn cho từng vị trí cần tuyển để có thểđưa ra được những tiêu chuẩn nhất định khi tuyển dụng, điều đó đã giúp choNSDLĐ giảm bớt được thời gian và chi phí để có được lao động tốt

Trang 38

Ngoài ra, khi tuyển dụng, tùy theo điều kiện hoàn cảnh của doanhnghiệp cũng như sự phù hợp với vị trí cần tuyển mà NSDLĐ có thể áp dụngcác hình thức tuyển dụng khác nhau Đó có thể là hình thức tuyển dụng thôngqua thi viết, phỏng vấn, thi trắc nghiệm, thực hành Mỗi loại đó đều thể hiệnđược những ưu điểm của mình và giúp cho NSDLĐ biết thêm về trình độ,chuyên môn nghiệp vụ và cả tính cách, thói quen của người được tuyển dụng.Thông qua các hình thức trên, NSDLĐ có thể biết nhiều thông tin cần thiết vềNLĐ giúp cho NSDLĐ có một quyết định đúng đắn.

2.2 Quy định của pháp luật lao động Campuchia về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong quản lý lao động và thực tiễn áp dụng.

Sau khi tuyển dụng lao động, quan hệ lao động giữa hai bên được xáclập Tuy nhiên, để duy trì và phát triển bộ máy làm việc phù hợp với quá trìnhsản xuất, kinh doanh của NSDLĐ, thì NSDLĐ phải nhanh chóng ổn định việc

tổ chức cơ cấu, sắp xếp NLĐ vào những vị trí thích hợp để hoạt động sảnxuất, kinh doanh của đơn vị được trôi chảy và hiệu quả Điều 258 của bộ luật

lao động nước Campuchia quy định: “NSDLĐ được quyền tuyển hoặc thuê

lao động để bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh thực của họ” Việc tuyển lao động đã khó song việc bố trí điều hành NLĐ

còn khó hơn Nó đòi hỏi pháp luật lao động, ngoài việc cho NSDLĐ quyềnđược tự chủ trong việc điều hành bộ máy nhân sự của mình thì bản thânNSDLĐ cũng cần có một năng lực lãnh đạo thật sự Việc sắp xếp bố trí NLĐvào những vị trí nào cho thích hợp với khả năng, sở trường của họ sẽ góp phầnvào sự phát triển của doanh nghiệp Khi duy trì quan hệ lao động, NSDLĐ cóthể thực hiện những quyền năng của mình trên những bình diện sau:

Ngày đăng: 31/08/2014, 21:10

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w