Quy định của pháp luật lao động Campuchia về các phương thức bảo vệ NSDLĐ và thực tiễn áp dụng.

Một phần của tài liệu pháp luật lao động campuchia với vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp của người sử dụng lao động (Trang 52)

- Quyền ban hành nội quy và thực hiện các chế độ khen thưởng, kỉ luật lao động.

2.4. Quy định của pháp luật lao động Campuchia về các phương thức bảo vệ NSDLĐ và thực tiễn áp dụng.

vệ NSDLĐ và thực tiễn áp dụng.

NSDLĐ tự bảo vệ bằng việc tham gia các tổ chức của NSDLĐ

Đây là một quyền năng rất cơ bản của NSDLĐ bên cạnh các quyền năng khác trong quá trình duy trì quan hệ như: quyền bảo vệ tài sản, quyền tham gia tổ chức đại diện cho NSDLĐ. NSDLĐ là người có tài sản, có quyền tổ chức và quản lý doanh nghiệp nhưng không phải lúc nào họ cũng ở vào thế chủ động. Khi có tranh chấp xảy ra, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải tuân theo tục nghiêm ngặt của pháp luật bởi nó liên quan đến sự tồn tại của doanh nghiệp, tất nhiên sẽ có những hệ lụy không nhỏ tới NLĐ.

Trong nền kinh tế thị trường NLĐ thường liên kết lại để đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước NSDLĐ. Tuy nhiên, NLĐ không chỉ chống lại NSDLĐ trong phạm vi doanh nghiệp mà họ còn có thể liên kết đấu tranh trong phạm vi toàn ngành hoặc toàn khu vực. Chính vì thế NSDLĐ khó có thể đơn phương, tự mình bảo vệ quyền lợi cho mình mà cũng cần phải liên kết với những người SDLD khác để tránh khỏi việc tranh chấp xảy ra. Do đó họ cần tham gia vào tổ chức của mình. Khi trở thành thành viên của các tổ chức đó, NSDLD sẽ được tổ chức của mình bảo vệ, có thể liên kết với NSDLĐ khác khi đình công xảy ra.

Tổ chức giới sử dụng lao động có thể đại diện cho NSDLĐ tham gia cơ chế ba bên, bảo vệ và thay mặt cho NSDLĐ làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ra các chính sách mới về lao động, sao cho hợp lý nhất cho cả NLĐ và NSDLĐ. Mặt khác, giới sử dụng lao động cũng là tổ chức đại diện cho NSDLĐ tham gia đòi quyền lợi cho NSDLĐ khi bị xâm phạm. Vì vậy, việc tham gia vào tổ chức của mình cũng là một trong những biện pháp để NSDLĐ tự bảo vệ mình.

Hiện nay, pháp luật lao động Campuchia có quy định phòng thương mại và công nghiệp Campuchia là đại diện chính thức cho NSDLĐ ở Campuchia. Tuy nhiên, thực tế tổ chức này chưa phải là tổ chức đại diện cho tất cả NSDLĐ Campchia, mà chủ yếu mới chỉ là tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp trong nước của Campuchia. Những doanh nghiệp nhỏ của Campuchia hầu như chưa tham gia tổ chức này.

Yêu cầu Nhà nước bảo vệ thông qua việc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động.

Khi quyền và lợi ích của NSDLĐ bị xâm phạm, NSDLĐ có quyền yêu cầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho mình. Khi yêu cầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp NSDLĐ có quyền lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau.

Thương lượng là cơ chế mà NSDLĐ hướng tới khi có tranh chấp lao động xảy ra. Khi có tranh chấp, NSDLĐ sẽ lựa chọn phương thức này bởi tính đơn giản, gọn nhẹ, sự giản lược những thủ tục hành chính phức tạp. Nhà nước Campuchia rất quan tâm đến quyền năng này. Theo Điều 300 của Bộ luật lao động Campuchia về thương lượng: “NSDLĐ và người lao động có thể tự sắp xếp thỏa thuận với nhau mọi vấn đề. Nó giúp cho hai bên tránh được những va chạm không cần thiết, những sự xung đột về lợi ích trong quan hệ lao động mà không cần sự can thiệp của các cơ quan công quyền”.

Vấn đề cốt lõi của tranh chấp là khi một bên cho rằng quyền và lợi ích của họ đã bị bên kia xâm phạm, vì thế họ muốn bảo vệ lý lẽ của mình. Lúc đó, việc thương lượng giữa đôi bên không có kết quả cũng là điều đương nhiên. Vì vậy, cơ chế hòa giải sẽ được sử dụng khi thương lượng không thành. Hoạt động hòa giải giờ đây thực sự là cần thiết bởi họ đã không thể tự đối thoại trực tiếp với nhau được nữa thì cần phải có tiếng nói của cấp trung gian. Hòa giải là một biện pháp hòa bình hữu nghị bởi NSDLĐ lựa chọn hình thức này

chứng tỏ rằng, họ rất tôn trọng người hòa giải, họ cần sự khách quan công bằng khi nhìn nhận vấn đề. Khác với trọng tài, người hòa giải không có quyền đưa ra những phán quyết nhưng có khi lời thương thuyết của họ lại rất có giá trị. Trong thực tế hiện nay, vai trò của hòa giải viên cơ sở và hội đồng hòa giải là rất lớn.

Trong hòa giải cũng rất đơn giản, nhanh gọn – điều đó làm cho NSDLĐ rất đồng tình vì thực tế họ không muốn kéo dài thời gian tranh chấp lao động. Đối với cả tranh chấp lao động cá nhân hay tập thể thì Hội đồng hòa giải cơ sở đều tiến hành hòa giải chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải ( Điều 305 của Bộ luật lao động Campuchia). Thời gian đó đã thật sự phù hợp cho cả hai bên và người hòa giải? Đối với NSDLĐ thì họ rất muốn mọi khúc mắc được giải quyết sớm để ổn định hoạt động của doanh nghiệp. Khi có tranh chấp lao động xảy ra, NSDLĐ cũng mong muốn áp dụng cơ chế này bởi họ rất tin tưởng vào sự công bằng của chủ thể trung gian. Trong trường hợp hòa giải thành, hai bên nhất trí với phương án hòa giải của Hội đồng hòa giải thì sẽ cùng ký vào Biên bản hòa giải thành và sẽ có nghĩa vụ thực hiện những cam kết đã ghi trong biên bản (Điều 307 của Bộ luật lao động Campuchia). Từ đây, những mâu thuẫn về quyền lợi và lợi ích đã được giải quyết một cách cơ bản, tất nhiên cần phải loại trừ những mâu thuẫn mới phát sinh. Đối với những tranh chấp được giải quyết tại hòa giải cơ sở, trong trường hợp hòa giải không thành, hòa giải viên sẽ ghi nhận và chỉ ra những điểm chính mà các hoà giải không thành công và sẽ chuẩn bị một báo cáo về tranh chấp. Hòa giải viên phải gửi biên bản và báo cáo Bộ Trưởng phụ trách lao động chậm nhất trong vòng 48 giờ sau khi kết thúc hòa giải. Sau đó Bộ trưởng phụ trách lao động sẽ đưa vụ án ra Hội đồng trọng tài trong vòng ba ngày (Điều 310 của Bộ luật lao động Campuchia). Thực chất thì trọng tài cũng là một cấp trung gian như hòa giải nhưng điều khác biệt của trọng tài là

ở chỗ: trọng tài có quyền đưa ra phán quyết đối với cả hai bên. Trong trường hợp NSDLĐ không đồng ý với phương án hòa giải thì họ có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết và trong 8 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu (Điều 313 của Bộ luật lao động Campuchia).

Đây là một quyền rất cơ bản của NSDLĐ bên cạnh các quyền năng khác. NSDLĐ là người có tài sản, có quyền tổ chức, quản lý doanh nghiệp, nhưng không phải lúc nào họ cũng ở thế chủ động, nên cần phải được NLĐ và các đối tác khác tôn trọng, khi NSDLĐ bị xâm hại, thì có thể yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền can thiệp và bảo đảm, vì nó liên quan đến sự tồn tại của các doanh nghiệp. Theo điều 266 Bộ luật lao động Campuchia quy định:

Các công đoàn có vai trò như là đại diện của người lao động và có các nhiệm vụ để thúc đẩy đoàn kết, giáo dục, đào tạo và khuyến khích người lao động phải có kỷ luật lao động, và thành tích trong việc thực hiện công việc theo kế hoạch sản xuất; để bảo vệ và thúc đẩy lợi ích hợp pháp của người lao động; để khuyến khích việc sử dụng lao động và người lao động thực hiện Luật Lao động và hợp đồng lao động đúng cách và tham gia vào việc giải quyết tranh chấp lao động…”.

Điều này có ý nghĩa vô cùng lớn đối với NSDLĐ, vì NSDLĐ là người đang sở hữu một khối lượng tài sản lớn, đang ở trong guồng quay của sự phát triển của doanh nghiệp và uy tín trên thị trường. Khi lợi ích của NSDLĐ bị xâm phạm thì các cơ quan phải có sự tôn trọng và can thiệp, bảo đảm, nếu tranh chấp xảy ra và không có thời hạn, cứ kéo dài thì hậu quả xảy ra sẽ rất lớn, có thể bị tổn hại cả danh dự, tiền bạc. Do vậy, pháp luật phải quy định chặt chẽ về thời gian yêu cầu giải quyết các tránh chấp có thể xảy ra. Sở dĩ phải giải quyết nhanh chóng kịp thời như vậy vì khi quyền và lợi ích của NSDLĐ bị xâm phạm, khi đó sẽ xảy ra mâu thuẫn trong quan hệ lao động và mâu thuẫn này sẽ ngày một lên cao. Do đó nếu không có sự can thiệp, giải quyết ổn thỏa

thì tâm lý làm việc của NLĐ sẽ bị ảnh hưởng, và sự điều hành của NSDLĐ sẽ không trôi chảy. Trong cơ chế thị trường hiện nay thì việc đình trệ sản xuất trong doanh nghiệp sẽ kéo theo nguy cơ tự chôn vùi hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường và sẽ làm cho doanh nghiệp đi đến con đường bị phá sản.

Khi quyền lợi và lợi ích của NSDLĐ bị xâm phạm và sẽ xảy ra tranh chấp, khi đó thiệt hại về vật chất luôn thuộc về NSDLĐ bởi họ sở hữu nhiều tài sản lớn, còn NLĐ hầu hết chỉ có sức lao động, mà thứ tài sản này lại ở chính trong người của họ. Do vậy, pháp luật cần có sự quan tâm đúng mức hơn nữa đến quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ, có như vậy mới làm kích thích được NSDLĐ, khi đó họ mới mở rộng được sản xuất kinh doanh và tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho người lao động và làm cho cuộc sống NLĐ được nâng lên.

Như vậy có thể thấy, việc bảo đảm quyền lợi cho NSDLĐ mặc dù đã được quy định cụ thể trong các định chế của pháp luật lao động nước Campuchia. Song pháp luật cũng có rất quy định mở cho NSDLĐ để họ biết tự bảo đảm quyền lợi của mình thông qua hợp đồng lao động, ký kết thỏa ước, hay phối kết hợp với giới đại diện của NLĐ. Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của đơn vị mà NSDLĐ có thể thỏa thuận với NLĐ những điều kiện có lợi cho mình, tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất, kinh doanh mà không ảnh hưởng đến lợi ích của người lao động mà không trái với pháp luật và các quy định hiện hành.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, NSDLĐ có thể yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết.

Thực tế đã chứng minh rằng, việc giải quyết tranh chấp tại tòa án nhân dân của các nước trong khu vực và trên thế giới rất hiệu quả. Tranh chấp lao động xảy ra sau khi đã sử dụng hết các biện pháp thương lượng, hòa giải, trọng tài mà không thể giải quyết được thì vấn đề dùng biện pháp tòa án là biện pháp cuối cùng. Tòa án là cơ quan đại diện của Nhà nước và dùng quyền lực của

mình để buộc các đối tượng tham gia phải thực hiện sau khi tòa án ra phán quyết. Nhận thức được tầm quan trọng của tòa án, nên trong bộ Luật lao động của nước Campuchia cũng đã đề cập đến vấn đề giải quyết tranh chấp lao động thông qua biện pháp tài phán tại tòa án nhân dân, cụ thể là: Theo điều 387 của bộ luật lao động nước Campuchia thì: “Các tổ chức chịu trách nhiệm chính giải quyết các tranh chấp lao động liên quan đến Luật pháp và Quy chế. Nếu, sau mười lăm ngày kể từ khi nộp đơn kiện NSDLĐ và NLĐ và Công đoàn không giải quyết được tranh chấp hoặc một thỏa thuận đã đạt được nhưng không thực hiện, NLĐ hoặc NSDLĐ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý lao động để giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp các cơ quan quản lý lao động không thể giải quyết hoặc chỉ có thể giải quyết một phần của tranh chấp thì trong vòng mười lăm ngày, một trong các bên không hài lòng với phương án hòa giải có quyền nộp đơn khiếu nại với tòa án của nhân dân để xét xử”. Điều 388 của bộ luật lao động nước Campuchia cũng quy định: “Trong trường hợp các cơ quan quản lý lao động không thể giải quyết các tranh chấp thì trong vòng mười lăm ngày kể từ ngày nhận được giải quyết tranh chấp như vậy, tranh chấp sẽ được trình lên Ủy ban giải quyết tranh chấp lao động để xem xét một giải pháp. Ủy ban giải quyết tranh chấp lao động bao gồm đại diện các cơ quan quản lý lao động, công đoàn hoặc đại diện của nhân viên, đại diện các nhà tuyển dụng và các ngành có liên quan khác”.

Qua quá trình tìm hiểu, điều tra cho thấy, hiện nay ở Campuchia hiện tượng tranh chấp lao động xảy ra chủ yếu chỉ dừng lại ở mức độ hòa giải hoặc nhờ trọng tài lao động can thiệp, số lượng các vụ tranh chấp lao động được sử dụng biện pháp tài phán tại tòa án nhân dân là không nhiều. Tuy nhiên, để đảm bảo sự thông suốt của luật, cũng như nâng cao quyền và trách nhiệm của tòa án nhân dân, trong thời gian tới, Luật lao động của nước Campuchia cần phải cụ thể hóa hơn biện pháp tài phán tại tòa án nhân.

Chương 3

Một phần của tài liệu pháp luật lao động campuchia với vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp của người sử dụng lao động (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w