Pháp luật Campuchia cần quy định cụ thể về số NSDLĐ phải lần thông báo bằng văn bản đối với NLĐ vắng mặt trong phiên họp xử lý kỷ luật để tránh sự kéo dài không cần thiết cho NSDLĐ khi xử lý kỷ luật NLĐ và việc vắng mặt của NLĐ cũng được phân biệt là: vắng mặt có lý do và vắng mặt không có lý do.
Việc chỉ cho phép NSDLĐ ủy quyền cho người cho người khác khi xử lý kỷ luật khiển trách với NLĐ, các hình thức khác chỉ được ủy quyền khi NSDLĐ đi vắng và phải bằng văn bản là chưa phù hợp. Mô hình doanh nghiệp ở Campuchia có rất nhiều chi nhánh, đơn vị phụ thuộc, không phải lúc nào
NSDLĐ cũng có mặt ở các chi nhánh đó. Nên cho họ quyền được ủy quyền cho các Giảm đốc chi nhánh trong những trường hợp họ thấy là cần thiết.
Pháp luật lao động cần xác định các chế tài cụ thể đối với người lao động khi họ có những hành vi vi phạm hợp đồng lao động cũng như vi phạm pháp luật. Pháp luật Campuchia cần quy định những người có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật của công nghệ, kinh doanh hoặc hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp sẽ bị xử lý kỷ luật sa thải. Có như vậy mới bảo vệ được lợi ích hợp pháp của NSDLĐ và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật lao động.
Ngoài ra về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi cần đảm bảo thời làm việc đủ để sản xuất ra sản phẩn lao động mà vẫn đảm bảo yếu tố sức khỏe cho NLĐ. Tuy nhiên, cần lưu ý trong cơ chế thị trường, thời giờ là vàng bạc vì thế nên để cho NSDLĐ có được quyền huy động NLĐ làm thêm giờ trên 300 giờ trong 1 năm. Tất nhiên, pháp luật cũng cần kiểm soát để tránh trường hợp NSDLĐ ép buộc NLĐ làm thêm quá tiếng.