Từ 1953 đến năm

Một phần của tài liệu pháp luật lao động campuchia với vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp của người sử dụng lao động (Trang 27)

Ngày từ khi Nhà nước Campuchia giành được độc lập từ Pháp năm 1953, Nhà nước Campuchia đã có luật lao động đầu tiên và một số luật khác, nhưng luật lao động của Campuchia vẫn đi theo luật pháp của Pháp. Trong thời kỳ đó, luật lao động chưa phát triển và gặp rất nhiều khó khăn trong viêc áp dụng. Còn nhân dân chưa hiểu biết luật lao động nhiều. Sau khi ký kết Hiệp ước Pháp-Campuchia vào ngày 08 tháng 11 1949, Thanh tra lao động Pháp đã chính thức được chuyển giao cho Chính phủ Campuchia, Bộ lao động và xã hội được thành lập năm 1951 bởi một sắc lệnh số 651/1951/ QH, Ngày 26 tháng 12 năm 1951. Từ năm 1953 đã có sự kiện rất quan trọng trong việc chuyển giao quản lý của các tòa án Campuchia từ chính quyền Pháp cho Chính phủ Campuchia ngày 29 tháng tám, 1953 và tổ chức dịch vụ lao động được thành lập và sau đó được tăng cường. Các Bộ và một số vấn đề lao động và xã hội cũng dần dần tổ chức lại. Nhiều văn bản pháp luật khác cũng được sử dụng để mở rộng phạm vi của pháp luật lao động. Trong lĩnh vực lao động, NLD và NSDLĐ được tự do thỏa thuận để xác lập, duy trì quan hệ phù hợp với quy định của Nhà nước, quyền và lợi ích của hai bên chủ thể trong lao động đã được nhìn nhận rõ hơn. Một số văn bản pháp luật lao động trong giai đoạn này thể hiện sự đổi mới trong lĩnh vực lao động ở Campuchia, như Nghị định số 0196, 17/1996/CP, ngày 24 tháng 1 năm 1996 ban hành Quy chế lao

động đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Pháp lệnh hợp đồng lao động ngày 19/01/1994, Pháp lệnh số 317/CP, ngày 21 tháng 11 năm 1996 trong việc giải quyết tranh chấp lao động.v.v…

Xem xét một số tranh chấp lao động thường gặp, bên cạnh những vụ việc có nguyên nhân phát sinh từ NSDLĐ thì cũng còn có những vụ việc dẫn đến tranh chấp mà hoàn toàn do lỗi của NLĐ. Những nguyên nhân từ NLĐ có thể kể đến đó là do trình độ hiểu biết pháp luật bị hạn chế nên có những yêu cầu vượt quá khả năng cho phép của NSDLĐ hoặc có những yêu sách không chính đáng gây thiệt hại cho MSDLĐ nhưng họ lại không chấp hành quyết định đền bù, gây trở ngại cho NSDLĐ rất nhiều. Hoặc khi những yêu sách thuộc về nghề nghiệp thì NLĐ lại không đặt ra nhưng có thể lại đòi hỏi phải giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi của luật khác điều chỉnh. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ trong giai đoạn này cũng chưa phải được quan tâm đúng mức. Quan niệm NLĐ là kẻ yếu đã ăn sâu bám rễ từ bao đời nay trong xã hội. Người ta vẫn chỉ chú trọng vào việc xây dựng một “hệ thống” bảo đảm an toàn cho NLĐ trong mọi trường hợp. Vì thế, đã dẫn đến trường hợp NSDLĐ rất bất bình trước thái độ coi thường của NLĐ đối với việc xử lý kỷ luật trong “ bộ máy” của mình. Như vậy ở thời điểm này, vấn đề bảo vệ quyền và lợi hợp pháp của NSDLĐ mới tồn tại dưới dạng một số chế định riêng lẻ chứ chưa tạo thành một hệ thống. Phải đến khi BLLĐ ra đời, Nhà nước Campuchia mới có cái nhìn biện chứng và xuyên suốt về vấn đề này.

Một phần của tài liệu pháp luật lao động campuchia với vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp của người sử dụng lao động (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w